Tên

Câu chuyện về chủ quyền và vai trò cá nhân lãnh đạo trong xác lập vị thế của Trung Quốc

Mô tả
Trung Quốc đang củng cố các yêu sách lãnh thổ trên biển và ngăn cản các quốc gia khác tăng cường ảnh hưởng trên Biển Hoa Đông và Biển Đông. Sự bành trướng không bị kiểm soát thông qua ngoại giao pháo hạm, các hành động đe dọa tại các đảo, kiểm soát các tuyến đường biển chiến lược, ngư trường và các mỏ dầu/khí đốt của Trung Quốc đã khiến cả Châu Á giận dữ và phản ứng gay gắt từ phía Mỹ. Cuốn sách “Ảnh hưởng của sức mạnh trên biển đối với lịch sử” của tác giả Alfred Thayer Mahan là một trong những tác phẩm kinh điển cho rằng sức mạnh biển và sự thịnh vượng quốc gia đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên chính sách đế quốc của các cường quốc, đồng thời cũng được coi như kim chỉ nam cho các trận hải chiến. Lý thuyết của Mahan về chiến tranh trên biển, vị thế của hải quân và các sĩ quan không chỉ ảnh hưởng đến phương Tây mà còn mang lại lợi ích cho Trung Quốc, do ý nghĩa lý thuyết và thực tiễn của quân sự trên biển đã quá rõ ràng. Ý tưởng của bài viết này là tiến hành khảo sát lại các tác phẩm về lịch sử bí ẩn của thủy thủ và ngành đóng tàu từ thời nhà Minh dưới sự lãnh đạo của đô đốc Trịnh Hòa đến những năm lãnh đạo của Ngô Thắng Lợi, cựu Tư lệnh Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLAN). Nhận định chung của các tác giả Louise Levathe trong cuốn “Khi Trung Quốc thống trị đại dương”, Saunders and Yung”s trong cuốn “Hải quân Trung Quốc: khuếch trương năng lực, nâng cao vai trò”, hay tác giả Denny Roy trong “Sự trở lại của rồng: Sự trỗi dậy của Trung Quốc và an ninh khu vực” đều chỉ ra một lịch sử trên biển đầy năng động và bí ẩn của Trung Quốc, trong đó đều tập trung vào sự trỗi dậy của Trung Quốc với tư cách là một cường quốc hải quân, như từ thời nhà Minh đã khiến gần như một nửa thế giới nằm dưới quyền lực danh nghĩa của mình, để từ đó áp dụng vào chính sách ngăn chặn trên biển hiện nay. Những ghi chép và giải thích đã vạch rõ đường lối hoạt động của Trung Quốc từ việc không muốn sớm trở thành một đế chế thực dân vĩ đại (rất lâu trước khi Châu Âu mở rộng) đến việc thăm dò mạnh mẽ ở Biển Đông và Ấn Độ Dương. Nghiên cứu so sánh tư tưởng và ngoại giao sẽ giúp hiểu được viễn cảnh hình thành khát vọng bá quyền trên biển của Trung Quốc và ảnh hưởng của các chính sách hải quân của nước này đến các quốc gia khác trong việc sửa đổi hoặc hình thành các chiến lược biển mới. Anna Nath Ganguly, Phó giáo sư, Ngành chính trị học, Trường Luật, Đại học Galgotias. Bài viết được đăng trên Review of Management.
Kích thước
813.84 KB
Ngày tạo:
15-08-2019
Lượt xem
465