THÔNG BÁO LẦN 1

HỘI THẢO QUỐC TẾ BIỂN ĐÔNG LẦN THỨ 11 “HỢP TÁC VÌ AN NINH VÀ PHÁT TRIỂN KHU VỰC”

Nội, ngày 6-7 tháng 11 năm 2019

 

Giới thiệu: Học viện Ngoại giao (DAV), Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông (FESS) và Hội Luật gia Việt Nam (VLA)xin trân trọng thông báo Hội thảo Quốc tế Biển Đông lần thứ 11 với chủ đề “Hợp tác vì An ninh và Phát triển Khu vực” sẽ được tổ chức trong hai ngày 6-7 tháng 11 năm 2019, tại Thủ đô Hà Nội, Việt Nam. Hội thảo năm nay gồm 6 phiên toàn thể, 6 phiên chuyênngành với nhiều phát biểu quan trọng của các quan chức cấp cao, các luật sư và chuyên gia uy tín.

Mục tiêu: Hội thảo Biển Đông được tổ chức hàng nămnhằm đánh giá những diễn biến mới nhất, nhận diện các động lực chi phối, và tìm kiếm biện pháp hiệu quả để quản lý, giải quyết tranh chấp, cũng như thúc đẩy hợp tác trên Biển Đông và các khu vực liên quan. Tiếp nối truyền thống trao đổi thẳng thắn và cởi mở trong suốt 10 năm qua, Hội thảo Quốc tế Biển Đông lần thứ 11 hướng tới mục tiêu trở thành kênh trao đổi ý kiến, ý tưởng hàng đầu, và một diễn đàn an ninh bán chính thức quan trọng ở khu vực.

Thành phần tham dự: Hơn 50 diễn giả là các chuyên gia, học giả uy tín quốc tế sẽ trình bày các bài tham luận. Khoảng 200 - 250 đại biểu là quan chức caocấp, nhà quản lý kinh doanh, chuyên gia, học giả và các nhà ngoại giao sẽ tham dự và tham gia thảo luận.

Phí tham dự: 200 đô la Mỹ. Khoản tiền này dùng để chi trả chi phí cho tiệc chào mừng, các bữa trưa, tiệc trà giữa giờ và tài liệu phục vụ hội thảo. Các đại biểu sẽ tự lo chi phí đi lại và ăn ở trong thời gian của Hội thảo.

Thông tin đăng ký: Nếu quý vị quan tâm và mong muốn tham gia hội thảo, vui lòng điền vào Đơn đăng ký.Hạn cuối để đăng ký là Thứ Sáu, ngày 18/10/2019. Bản đăng ký của quý vị sẽ được xác nhận bằng thư mời gửi qua email.

Liên hệ:Để nhận thông tin cập nhật và hỗ trợ hậu cần, xin liên hệ với đầu mối của Ban Tổ chức:

·        Chị Hoàng Thị Ngọc Anh, email: hoangngocanh@dav.edu.vn hoangngocanh@dav.edu.vn Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. ; SĐT: 024.627.631.32, Di động: 0979.062.662;

·        Chị Quách Thị Huyền, email: quachhuyen@dav.edu.vn quachhuyen@dav.edu.vn Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. ; SĐT: 024.627.631.34; Di động: 0977.769.6269.

 

Chương trình Dự kiến

  

NGÀY 5 THÁNG 11 NĂM 2019

Cả ngày

Các đại biểu từ xa đến Hà Nội

18:30-20:30

Tiệc tối chào mừng

Chủ trì: TS.Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam

 

Phát biểu dẫn đề: Ông Vũ Khoan, Nguyên Phó Thủ tướng Việt Nam (dự kiến)

 

NGÀY 6 THÁNG 11 NĂM 2019

8:00-8.30

Đăng ký đại biểu

8.30-9.15

Phiên khai mạc

- Chủ trì: TS. Nguyễn Văn Quyền (VLA)

- Phát biểu chào mừng: PGS. Nguyễn Vũ Tùng, Giám đốc Học viện

- Phát biểu dẫn đề: TS Lê Hoài Trung, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao (dự kiến)

9.15-9.25

Chụp ảnh lưu niệm

9.25-10.45

Phiên 1 (Toàn thể): Cục diện Biển Đông: Thách thức, Nguy cơ và Cơ hội

Phiên toàn thể 1 xác định các thách thức, nguy cơ và cơ hội trên Biển Đông, những mối de dọa trực tiếp tác động trực tiếp đến hòa bình và ổn định khu vực. Đặc biệt, phiên này sẽ đánh giá hành vi và hành động của tất cả các bên liên quan trong năm qua, đồng thời xem xét tác động của các hành vi này tới mối quan hệ giữa các quốc gia và cục diện tại khu vực. Câu hỏi chính được thảo luận là liệu tình hình trên Biển Đông đang được cải thiện hay xấu đi? Trên cơ sở đó, các học giả sẽ thảo luận về các nhân tố chủ chốt ảnh hưởng tới diễn biến trên thực địa.

 

Chủ tọa: PGS. Nguyễn Vũ Tùng (DAV)

-                Ông Greg Poling, Giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á, Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS), Mỹ

-                Bà Marites Danguilan Vitug, Rappler, Philippines

-                Bà Sumathy Permal, Nghiên cứu viên cao cấp, Viện Biển Malaysia, Malaysia

-                GS. Zhiyong Hu, Giám đốcViện Quan hệ Quốc tế, Học viện Khoa học Xã hội Thượng Hải, Trung Quốc

-                Phản biện: TS. Bill Hayton, Chương trình châu Á – Thái Bình Dương, Viện Chatham House, Anh

10.45-11.00

Giải lao

11.00-12.20

Phiên 2 (Toàn thể): Biển Đông trong chiến lược của các cường quốc

Phiên toàn thể 2 sẽ đánh giá tầm quan trọng của Biển Đông trong chiến lược và tầm nhìn khu vực của các nước lớn. Các chuyên gia sẽ đánh giá mối liên hệ giữa tình hình Biển Đông với kinh tế và an ninh của các nước này. Bên cạnh đó, Phiên 2 sẽ xem xét các điểm tương đồng và khác biệt về lợi ích và tìm hiểu cách tiếp cận của các chủ thể này với vấn đề Biển Đông, qua đó hiểu rõ hơn bản chất của quan hệ hợp tác và cạnh tranh trong các vấn đề liên quan giữa họ. Các diễn giả sẽ định vị Biển Đông trong chính sách và chiến lược của nước họ, cụ thể là Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc hoặc Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở của Mỹ, Nhật, hoặc chính sách khu vực của các cường quốc tầm trung khác.

 

Chủ tọa (Thông báo sau)

-           GS. Hu Bo, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Biển, Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc

-           Cựu Đô đốc Yoji Koda, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản, Nhật Bản

-           TS. Nicola Casarini, Giám đốc chương trình châu Á, Viện AffariInternazionali, Italia

-           TS. Ekaterina Koldunova, Đại học MGIMO, Nga

Phản biện: TS. Lê Đình Tĩnh, Quyền Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Chiến lược, Học viện Ngoại giao

12.20-13.30

Ăn trưa

13.20-15.00

Phiên Đặc biệt:Kỷ niệm 25 năm Hiến chương của Đại dương

Phiên đặc biệt này được thiết kế để kỷ niệm 25 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) có hiệu lực. UNCLOS là văn kiện pháp lý quan trọng đóng vai trò là nền tảng cho qua trật tự dựa trên luật lệ trên biển trong suốt một phần tư thế kỷ. Ban tổ chức dự kiến sẽ mời các nhân chứng lịch sử để xem xét quá trình hình thành và tầm quan trọng của khung pháp lý này vốn được coi là Hiến chương của Đại dương. Các diễn giả sẽ kiểm điểm quá trình đàm phán và các thoả thuận trong UNCLOS, đánh giá tính hiệu quả của UNCLOS trên thực tiễn. Câu hỏi chính của phiên là liệu UNCLOS có còn phù hợp với thực trạng tranh chấp biển hiện nay và liệu có nên đàm phán một phần hoặc toàn bộ Công ước để thí chứng với cục diện chiến lược mới trên biển?

 

Chủ tọa: Thông báo sau

-           ĐS. Tommy Koh, Đại học Quốc gia Singapore, Singapore

-           GS. Jean Pierre Queneudec, Đại học Paris I, Pháp

-           ĐS. Satya N. Nandan, Nghiên cứu viên cao cấp, Trung tâm Chính sách và Luật Biển, Đại họcVirginia, Fiji

-           GS. Bernard Oxman, Đại học Miami, Mỹ

-           GS. RüdigerWolfrum, Khoa Luật, Đại học Heidelberg, Cựu Thẩm phán ITLOS, Đức

Phản biện: GS. Robert Beckman, Giám đốc Trung tâm Luật Quốc tế (CIL), Đại học Quốc gia Singapore, Singapore

15.00-15.30

Giải lao

15.30-16.30

Diễn văn: Chủ tịch Tòa án Luật biển Quốc tế Jin Hyun Paik (Hàn Quốc)

16.30-18.00

Phiên 4 (Toàn thể): Biển Đông trong các Diễn đàn đa phương

Phiên toàn thể 4 sẽ phân tích cách thức vấn đề Biển Đông được đề cập và thảo luận trong các diễn đàn quốc tế như UN, ASEAN, ASEAN+1, ADMM+, Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS), Phong trào Không liên kết (NAM)… Trên cơ sở đó, các diễn giả sẽ thảo luận về cách thức các diễn đàn đa phương ảnh hưởng đến hành vi của các bên, góp phần tạo ra bầu không khí tích cực và thúc đẩy các cơ chế mang tính xây dựng để quản lý và giải quyết tranh chấp. Phiên này cũng rà soát và đánh giá đàm phán ASEAN – Trung Quốc về COC và quá trình triển khai DOC hiện nay, và phân tích các thách thức, khó khăn.

 

Chủ tọa: Thông báo sau

-           GS. Carl Thayer, Đại học New South Wales, Australia

-           TS. Tô Anh Tuấn, Phó Viện trưởng, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao, Việt Nam

-           TS. Udai Bhanu Singh, Nghiên cứu viên cao cấp Trung tâm Biển và Đông Nam Á, Ấn Độ

-           Ông A. Ibrahim Almuttaqui, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu ASEAN, Trung tâm Habibie, Indonesia

Phản biện: GS. David Capie, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược, Đại học Victoria, Wellington, Niu Di-Lân

 

 

19:00

Ăn tối

Diễn văn (đang thu xếp)

 

 

NGÀY 7 THÁNG 11 NĂM 2019

8.30-10.15

Phiên03 diễn đàn thảo luận bàn tròn về thúc đẩy hợp tác biển

Ba diễn dàn thảo luận bàn tròn quy tụ các chuyên gia và quan chức liên quan để bàn về các biện pháp có tính thực tiễn góp phần tránh các sự cố, xây dựng lòng tin và thúc đẩy hợp tác chuyên ngành nhằm duy trì, phát triển nguồn cá, bảo vệ hệ sinh thái và môi trường biển. Cần lưu ý rằng, các vấn đề này đã được thảo luận tương đối kỹ ở cả Kênh I và Kênh II, nhưng kết quả còn hết sức hạn chế. Phần lớn các thành tựu đạt được chỉ giới hạn trong trao đổi, thảo luận, hội nghị và hội thảo, trong khi hợp tác thực chất giữa các bên trên thực địa chưa cụ thể và hiệu quả. Theo đó, các diễn giả được yêu cầu thảo luận về các rào cản kỹ thuật đối với hợp tác, những khó khăn về quy trình, cũng như đề xuất các cơ chế, hành động cần thiết để vượt qua các thách thức này.

 

 

Bàn tròn 1: Giảm thiểu “vùng xám” để tăng cường quản lý

Chủ tọa: Thông báo sau

-           GS. Stanley B. Weeks, Tập đoàn Ứng dụng Khoa học Quốc tế, Mỹ

-           GS. Shen Dingli, Viện Nghiên cứu Quốc tế, Đại học Fudan, TrungQuốc

-           Trung tướng Nguyễn Quang Đạm, Nguyên Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Việt Nam (dự kiến)

-           Nguyên Đại tá Martin Sebastian, Giám đốc Trung tâm Ngoại giao và An ninh Biển, Viện Biển Malaysia, Malaysia

 

 

 

Bàn tròn 2: Bảo tồn nguồn cá cho thế hệ tương lai

Chủ tọa: Thông báo sau

-           TS. Morley Knight, Giám đốc Khu vực, Quản lý Nghề cá và Nuôi trồng Thủy sản, Khoa Nghề Cá và Đại Dương, Canada

-           Bà. Li Jianwei,Giám đốc Viện Nghiên cứu Biển Đông, Trung Quốc

-           TS. Mudjekeewis D. Santos, Học viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia,

Philippines

-           Ông Nguyễn Khắc Bát, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hải sản,Việt Nam

 

 

 

Bàn tròn 3: Giải cứu đại dương khỏi ô nhiễm

Chủ tọa: Thông báo sau

-           TS. Meixia Zhao, Viện Hải dương học Biển Đông, Viện Khoa học,Trung Quốc

-           TS. SomboonSiriraksphon, Điều phối viên Chương trình và Chính sách, Trung tâm Phát triển Nghề cá Đông Nam Á, Thái Lan

-           Ông James Borton, Nghiên cứu viên Trung tâm Ngoại giao Khoa học, Đại học Tufts; Trợ lýViện Walker, Đại học South Carolina, Mỹ

-           GS. Nguyễn Chu Hồi, Đại học Quốc gia,Việt Nam

 

 

10.15-10.45

Giải lao

 

 

10.45-12.15

03 diễn đàn thảo luận bàn tròn: Các vùng biển lân cận

Các diễn đàn này sẽ thảo luận về khu vực địa chính trị rộng lớn hơn – khu vực Ấn Độ - châu Á – Thái Bình Dương để tìm ra những vấn đề mà các vùng biển này đang gặp phải, đặc biệt là ở Biển Hoa Đông, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và hai vùng địa cực. Các học giả cũng sẽ phân tích mối quan hệ tương tác, đan xen giữa các tiến trình địa kinh tế và địa chính trị ở những khu vực này, cũng như quá trình hình thành các quy tắc, luậtchơi. Các diễn giả cũng được yêu cầu thảo luận về cách thức các diễn biến trên thực địa ảnh hưởng tới chính trị nội bộ và tới tư duy chiến lược và ngoại giao của các nước.

 

 

Bàn tròn 4: Cạnh tranh ở Biển Hoa Đông

Chủ tọa: Thông báo sau

-           TS. Tomotaka Shoji, Viện Nghiên cứu Quốc phòng Quốc gia, Nhật Bản

-           Cựu Thuyền trưởng Sukjoon Yoon, Nghiên cứu viên cao cấp, Viện các vấn đề Quân sự, Hàn Quốc       

-           GS. Yann-Huei Song, Viện Nghiên cứu Mỹ và châu Âu, Academia Sinica, tại Đài Loan

-           TS. Cao Qun, Trung tâm Hợp tác và An ninh Biển, Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc, Trung Quốc

 

 

 

Bàn tròn 5: Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương: Sự Hội tụ của Hai Đại dương

Chủ tọa: Thông báo sau

-           TS. Jagannath P. Panda, Nghiên cứu viên, Giám đốc Trung tâm Đông Á, Viện

Phân tích và Nghiên cứu Quốc phòng (IDSA), Ấn Độ

-           GS. Leszek Buszynski, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng, Đại học Quốc gia, Australia

-           Cựu ĐS. Seyed Hossein Rezvani, Nghiên cứu viên, Viện Thông  tin Hòa bình Quốc tế (IPIS), Bộ Ngoại giao, Iran.

-           Dr. Gatot Hari Gunawan, Giám đốc, Quỹ Vành đai Ấn Độ Dương, Indonesia

 

 

 

Bàn tròn 6: Các vùng Địa cực: Những Biên giới mới

Chủ tọa: Thông báo sau

-           GS. Richard Herr, Đại học Tasmania, Australia

-           GS. Anne-Marie Brady, Nghiên cứu viên Toàn cầu, Viện nghiên cứu Kissinger về Trung Quốc và Mỹ, Viện Vùng cực, Niu Di-Lân

-           TS. Baozhi CHENG, Viện Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải, Trung Quốc

-           GS. Timo Koivurova, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bắc cực, Lapin Yliopisto,

-            Đại học Lapland, Phần Lan

 

 

12.15-13.30

Ăn trưa

Phát biểu dẫn đề: Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh (dự kiến)

 

 

13.30-15.00

Phiên 7 (Kết thúc Phiên toàn thể 1): Ngăn ngừa sự cố và xây dựng Lòng tin

Mục tiêu của phiên này là tóm tắt các kết quả từ ba diễn dàn bàn tròn song song trong Phiên 5 và thảo luận về mức độ khả thi của các ý tưởng và đề xuất khác nhau

Chủ tọa: Thông báo sau

-           GS. James Kraska, Trung tâm Luật Quốc tế Stockton, Học viện Hải chiến Mỹ

-           TS. Đỗ Thanh Hải, Tập sự Phó Viện trưởng, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao

-           GS. Zhao Qinghai, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hợp tác và An ninh Biển, CIIS

-           TS. Bill Hayton, Chương trình châu Á –Thái Bình Dương, Viện Chatham House

 

 

15.00-15.30

Giải lao

 

 

15.30-16.50

Phiên 8 (Kết thúc PhiênToàn thể 2): Củng cố nền tảng hòa bình và trật tự dựa trên luật lệ

Mục đích của phiên này là tóm tắt các kết quả từ ba phiên bàn tròn song song trong Phiên 5 và thảo luận về mức độ khả thi của các ý tưởng và dự án củng cố nền tảng hòa bình và ổn định lâu dài trên biển

 

Chủ tọa: Thông báo sau

-           GS. Robert Beckman, Giám đốc, Trung tâm Luật Quốc tế (CIL), Đại học Quốc gia Singapore (NUS)

-           GS. David Capie, Giám đốc, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược, Đại học Victoria, Wellington

-           GS. Zhiyong Hu, Giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải

-           TS. Nguyễn Hùng Sơn, Quyền Viện trưởng, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao

 

 

16.50-17.10

Bế mạc Hội thảo

·         Phát biểu bế mạc: PGS. Nguyễn Vũ Tùng, Giám đốc Học viện Ngoại giao

 

 

19.00

Tiệc tối chia tay