27/11/2009
Khi đề cập đến những đề xướng cùng khai thác chung ở khu vực Biển Đông được hơn 30 năm nay, tôi cho rằng chúng ta vẫn chưa đạt một tiến triển nào thực chất, và việc cùng khai thác chung. Tuy là các nước đều chấp nhận nguyên tắc đó, nhưng các nước đều tự tiến hành khai thác một mình. Ví dụ, Trung Quốc không hề có một giếng dầu nào ở khu vực Biển Đông. Vấn đề là do đâu?
Thứ nhất là không ngừng xây dựng lòng tin, kiên trì giữ vững 5 nguyên tắc hòa bình trên cơ sở bình đẳng, hợp tác cùng có lợi để đạt đến giải pháp công bằng, hợp lý.
Thứ hai, hiện nay khi tình trạng Biển Đông vẫn chưa được giải quyết cơ bản thì các bên liên quan cần phải tích cực tham khảo các giải pháp tạm thời mang tính quá độ để thúc đẩy hòa bình, hợp tác, ổn định trong khu vực.
Thứ ba, căn cứ vào Luật biển 1982 và các nguyên tắc trong chế độ luật biển, các bên cần tìm kiếm biện pháp giải quyết cơ bản, lâu dài để xây dựng Biển Đông trở thành biển hợp tác, biển hòa bình, hữu nghị.
Cuối cùng, tôi xin thay mặt 6 vị học giả đến từ Trung Quốc xin chân thành cám ơn tất cả các quý vị đã tổ chức hội thảo này!
Li Guoqiang[1] , Trung tâm Nghiên cứu Địa lý và Biên cương Trung Quốc, Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc
Sau đây là phần lời giới thiệu sách "Biển Đông: Hợp tác và An ninh và Phát triển trong Khu vực" do Nhà Xuất bản Thế giới ấn hành năm 2010, tập hợp các tham luận tại Hội thảo khoa học quốc tế do Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia tổ chức tháng 11 năm 2009...
Cuốn kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ nhất “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực” này tập hợp những tham luận của các học giả tham dự hội nghị. Bám sát vào nội dung của thảo luận, hầu hết tham luận của các nhà nghiên cứu được giới thiệu trong kỷ yếu tập trung phân tích: (1)...
Bài của Thiếu tướng Vinod Saighal (Ấn Độ): "Châu Á đang là một nền kinh tế khổng lồ của thế giới và tình hình này có vẻ như sẽ còn tiếp tục diễn ra trong thời điểm đỉnh cao nhất của thế kỷ 21. Ngoài ra, châu Á còn là sân chơi – chính xác hơn là chiến trường – cho những nước muốn chiếm ưu thế lớn...
Tóm tắt Bài viết này có hai mục tiêu: Thứ nhất là khái quát và xem xét cách tiếp cận quản lý tranh chấp biên giới của Việt Nam và Trung Quốc và thứ hai là đánh giá những bài học, liên hệ và tác động của cách tiếp cận của Trung Quốc và Việt Nam đối với tình hình ở Biển Đông. Bài viết trình bày tổng quan...
I. Giới thiệu về biển Đông Biển Đông là một biển nửa kín và là một trong những khu vực chiến lược quan trọng bậc nhất trên thế giới. Vùng biển này trải rộng từ khoảng vĩ tuyến 30 Nam tới vĩ tuyến 230 Bắc và được bờ biển của các nước Trung Quốc (bao gồm cả đảo Đài Loan), Việt Nam, Campuchia, Thái lan,...
I. Bất chấp hậu quả của khủng hoảng toàn cầu, các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang khẳng định dự báo của các nhà khoa học rằng trung tâm kinh tế và chính trị thế giới thế kỷ 21 cũng như trung tâm của những cạnh tranh, thậm chí trung tâm của cuộc đối đầu mới có thể xảy ra giữa các cường quốc...