27/03/2018
Trung Quốc trong thế kỷ 21 có thể sở hữu cỗ máy quân sự mạnh mẽ với kho vũ khí tên lửa có khả năng bắn tới lục địa Mỹ, tuy nhiên, Vạn lý trường thành trên bộ và Vạn lý trường thành trên biển, là những đảo đá được gia cố và cải tạo ở Biển Đông, vẫn có thể khiến Trung Quốc dễ bị tổn thương.
Trung Quốc có thể có một Tập Cận Bình chỉ huy bộ máy quân sự đáng gờm này và kể từ năm 2013 đã tiến hành chủ nghĩa phiêu lưu quân sự, song con đường theo đuổi “Giấc mộng Trung Hoa” của Tập đang ngày càng làm tính dễ bị tấn công chiến lược của Bắc Kinh gia tăng. Vì vậy, cơ quan chính sách của Ấn Độ và các cơ quan tình báo liên quan cần tập trung nghiên cứu tính chất dễ bị tấn công mang tính chiến lược này của Trung Quốc và thường xuyên có những đánh giá về cách thức lợi dụng tính chất này để đối phó với sức mạnh quân sự vượt trội của Bắc Kinh. Phải thừa nhận rằng trong vòng 10 năm trở lại đây, Trung Quốc có tiềm lực quân sự có khả năng đe dọa về mặt quân sự và chính trị trong phạm vi các nước láng giềng. Mặc dù vậy, Bắc Kinh vẫn thiếu cả khả năng viễn chinh và khả năng tập hợp lực lượng để triển khai các chiến dịch ở tận Vùng Vịnh hoặc ở quy mô mà Mỹ và Nga có thể làm được.
Vì vậy, những nước đối địch của Trung Quốc cần nghiên cứu tính chất dễ bị tấn công về mặt chiến lược và địa chính trị của Trung Quốc khi đánh giá sức mạnh quân sự của Trung Quốc, nhất là trong bối cảnh môi trường an ninh khu vực hiện nay. Việc đánh giá này không đơn thuần dựa trên những năng lực quân sự cũng như những hành động gây hấn của Bắc Kinh, mà dựa vào tính khách quan và các thuật ngữ quân sự đơn giản.
Đối với khía cạnh dễ bị tổn thương hay dễ bị tấn công về mặt địa chính trị, Trung Quốc nằm giữa hai cường quốc Mỹ và Nga. Ngoài ra, khu tự trị Tây Tạng, một điểm yếu khác của Trung Quốc, lại sát với Ấn Độ. Bắc Kinh và Washington trong năm 2018 này vẫn trong tình trạng đối đầu và mối quan hệ giữa Bắc Kinh và New Delhi cũng trong tình trạng tương tự. Moskva có thể duy trì quan hệ chiến lược với Bắc Kinh song đây chỉ là một kiểu quan hệ mang tính chiến thuật. Trong khi đó, sườn phía Thái Bình Dương của Trung Quốc là các quốc gia có mối quan hệ liên minh quân sự với Mỹ ở các cấp độ khác nhau. Trong đó, Nhật Bản là một cường quốc có quan hệ liên minh quân sự mạnh mẽ với Washington và vai trò của Tokyo cũng nổi lên trong cấu trúc an ninh khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Sự phân cực cạnh tranh hàng hải với Trung Quốc cũng nổi lên mạnh mẽ sau những hành động quyết đoán của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Xét ở khu vực địa chính trị châu Á hẹp hơn, Trung Quốc không có bạn bè. Tại Đông Á, ngoài Triều Tiên thì các nước khác không ưa gì Bắc Kinh. Ở khu vực Đông Nam Á, mặc dù Trung Quốc có thể thành công trong việc chia rẽ ASEAN song nhìn chung, ngoài Campuchia và và ở mức độ nào đó là Thái Lan, thì Trung Quốc không thể dựa vào bất kỳ nước nào sau những hung hăng quân sự của họ ở Biển Đông. Khu vực Nam Á lại đặt ra thách thức địa chính trị nghiêm trọng cho Bắc Kinh bất chấp sự nổi lên của trục Trung Quốc-Pakistan. Còn ở Trung Đông, Bắc Kinh không phải là nhân tố làm thay đổi cuộc chơi trong khu vực đang chứng kiến sự cạnh tranh giữa các cường quốc như Mỹ và Nga. Tóm lại, ở châu Á, mặc dù Trung Quốc gia tăng mở rộng quân sự nhưng cán cân quyền lực về mặt địa chính trị vẫn là những thách thức mà Bắc Kinh phải đối mặt trước mạng lưới liên minh quân sự và đối tác chiến lược của Mỹ với các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Úc.
Xét ở góc độ chiến lược, Trung Quốc vẫn còn kém xa các liên minh quân sự và địa chính trị đối đầu với Bắc Kinh. Do không có sức mạnh nào bù đắp cho sự yếu kém này, Bắc Kinh khó có thể đem lại cái gọi là “cấp số nhân lực lượng” cho mình. Bên cạnh đó, không thể nói rằng môi trường chính trị và an ninh nội bộ lại giúp tăng cường sức mạnh tổng thể cho Bắc Kinh khi các khu vực biên giới như Tây Tạng và Tân Cương vẫn chìm trong bất ổn. Cùng với sự suy giảm tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu hàng chế tạo kèm theo đó là thu nhập giảm và tình trạng thất nghiệp, sự bất bình trong nước sẽ gia tăng. Thêm vào mối đe dọa này là sự che dấu tình trạng bất ổn (chính trị) có thể gây nên bởi giới chức cấp cao trong Đảng Cộng sản, trong quân đội và những quan chức bị xử với cáo buộc tham nhũng do họ chống lại quyền lực của Tập. Trung Quốc hoàn toàn không thể bị tổn thương như giới phân tích chiến lược lâu nay tuyên bố. Thực tế, Bắc Kinh cũng có những yếu tố dễ bị tổn thương mang tính chiến lược rõ ràng vốn có thể hủy hoại sức mạnh tổng thể của mình nếu đi sâu phân tích kỹ lưỡng.
Theo “Eurasia review”
Hương Trà (gt)
Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo mọi thứ và có mặt ở khắp mọi nơi. Một trong những phi hành gia của Trung Quốc đã kêu gọi thành lập một nhánh của ĐCSTQ ngoài không gian - sẽ là “một bước tiến nhỏ của con người, một bước tiến vĩ đại cho nhân loại”.
Để phục vụ công tác nghiên cứu và tra tìm tư liệu, website Nghiên cứu Biển Đông trân trọng giới thiệu bạn đọc toàn văn bài nghiên cứu có tựa đề “Chuyến thăm của Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Sherman và việc bổ nhiệm đại sứ mới Tần Cương liệu có mở ra bước ngoặt cho quan hệ Trung – Mỹ?” của tác giả Zhou Yuan,...
Liệu họ có thể tin tưởng vào một quốc gia ban đầu đã tìm cách che giấu dịch COVID-19 để rồi khiến nó lan ra toàn cầu hay không?
Bài viết này xem xét chính sách đối ngoại và ngoại giao của Trung Quốc trong khuôn khổ lý thuyết địa tâm lý học, một loại lý thuyết có thể được định nghĩa là lăng kính địa lý về mô hình hành vi và thái độ của một dân tộc đối với các dân tộc khác, bắt nguồn từ những kinh nghiệm trong quá khứ, quá trình...
Luận điệu của Trung Quốc về cuộc chiến chống COVID-19 đã thay đổi rõ rệt theo sự chuyển biến của tiến trình chống dịch trong nước: từ thận trọng và phòng vệ sang bất mãn với những nhận định về nguồn gốc của virus.
Tham vọng của Bắc Kinh xây dựng PLA thành một lực lượng quân đội hàng đầu thế giới sẽ đặt ra những thách thức đối với các lợi ích của Mỹ cũng như các đồng minh và đối tác của nước này trong và ngoài khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.