Góc nhìn Bình luận

Quan hệ Campuchia - Mỹ dưới thời chính quyền Trump: Đánh giá và triển vọng

Mối quan hệ giữa Campuchia và Mỹ đã trải qua nhiều biến động thăng trầm kể từ khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao vào năm 1993 và chịu nhiều tác động bởi các yếu tố lịch sử, khác biệt về tự do chính trị, dân chủ, nhân quyền và quan hệ với Trung Quốc. Trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Donald Trump (Trump 1.0), những nhân tố này tiếp tục tác động sâu sắc đến tình hình quan hệ hai nước. Ảnh hưởng mạnh mẽ của Trung Quốc ở Campuchia cũng đã làm gia tăng thêm những thách thức trong quan hệ song phương với Mỹ. Với việc Trump tái đắc cử tổng thống (Trump 2.0), câu hỏi đặt ra là liệu quan hệ Campuchia-Mỹ có triển vọng cải thiện hay không. Những cơ sở nào sẽ thúc đẩy quan hệ song phương này trong bối cảnh cạnh tranh địa chính trị ngày càng gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc. Bài viết này sẽ phân tích chiều hướng quan hệ Campuchia-Mỹ dưới thời Trump 1.0, đồng thời đánh giá triển vọng để thúc đẩy quan hệ trong nhiệm kỳ Trump 2.0.

24/03/2025

Trump 2.0 sau 50 ngày: Biển Đông trong chính sách đối ngoại Mỹ

Trong 50 ngày đầu nắm quyền, Chính quyền Trump 2.0 đã có nhiều điều chỉnh mạnh mẽ về chính sách đối ngoại, tạo ra nhiều “cú sốc” với cả đồng minh và đối thủ. Tuy nhiên, tại Biển Đông, chiều hướng can dự của Chính quyền Trump 2.0 (tạm gọi là “chính sách Biển Đông” của Trump 2.0) có phần ổn định hơn. Đâu là lý do cho sự ổn định này? Liệu chiều hướng đó có còn tiếp tục trong các năm còn lại của nhiệm kỳ Trump 2.0?

20/03/2025

Đường cơ sở của Việt Nam trong vịnh Bắc bộ: Ý nghĩa và sự phù hợp với luật pháp quốc tế

Ngày 21.2, Chính phủ Việt Nam đã ra Tuyên bố về đường cơ sở của Việt Nam trong vịnh Bắc bộ. Đây là hoạt động chính đáng, thực hiện quyền và nghĩa vụ của Việt Nam theo quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển năm (UNCLOS) 1982 và phù hợp với luật Biển Việt Nam năm 2012.

25/02/2025

Trump 2.0 và Biển Đông: Ổn định chiến lược, điều chỉnh chiến thuật?

Chính sách của Mỹ liên quan tới Biển Đông (BĐ) chịu tác động đa chiều từ nhiều nhân tố trong và ngoài nước, được đặt trong trong tổng thể chính sách với Trung Quốc (TQ) và với khu vực. Dưới thời Trump 2.0, chính sách này dự kiến có nhiều thay đổi, đặt ra nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ: Liệu Mỹ có duy trì quan tâm tại BĐ hay không? Nếu có, Mỹ sẽ hiện diện tại BĐ dưới hình thức nào hay tập trung vào lĩnh vực nào? NCBĐ xin đưa ra một vài đánh giá về vấn đề này dựa trên ba cơ sở: (i) các yếu tố ít thay đổi (lợi ích của Mỹ tại BĐ, xu hướng Mỹ - TQ cạnh tranh toàn diện); (ii) các yếu tố đã nhận diện (chính sách thời Trump 1.0, cựu Tổng thống Biden) và các yếu tố mới hình thành nhưng còn tiềm ẩn bất định (nội các mới của Trump 2.0, Project 2025 và một số hoạt động ngoại giao – quân sự sau nhậm chức).

10/02/2025

Các sáng kiến trong quản lý tranh chấp Biển Đông được các Lãnh đạo trẻ đưa ra Hội thảo quốc tế Biển Đông lần thứ 16

Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 16 được Học viện Ngoại giao tổ chức từ ngày 23 – 24 tháng 11 năm 2024 tại thành phố Hạ Long, Quảng Ninh với chủ đề “Định hướng tư duy, Phát huy chuẩn mực”. Chương trình Lãnh đạo trẻ là một hoạt động nằm trong khuôn khổ của Hội thảo Biển Đông được khởi động lần đầu tiên vào năm 2021 nhằm mục đích cung cấp nền tảng học thuật cởi mở và thẳng thắn cho những người trẻ quan tâm đến chính trị quốc tế được tham gia, đóng góp quan điểm và thảo luận trong Hội thảo. Các Lãnh đạo trẻ được lựa chọn từ khắp nơi trên thế giới, thông qua một quá trình tuyển chọn gắt gao, dựa trên các tiêu chí như kiến thức về các vấn đề liên quan đến Biển Đông, sự quan tâm và cam kết với chương trình.

19/12/2024

Hiệp định Tiếp cận Quân sự Tương hỗ (RAA) giữa Nhật Bản và Philippines và tác động đến an ninh khu vực

Ngày 08/7/2024, tại cuộc họp 2+2 giữa Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng giữa Nhật Bản và Philippines tại Manila, hai nước đã ký Hiệp định Tiếp cận quân sự tương hỗ (RAA). Đây là thỏa thuận RAA đầu tiên Philippines ký với nước khác và là RAA đầu tiên Nhật Bản ký với một nước Đông Nam Á cũng là RAA thứ ba của nước này.

08/08/2024

Vụ va chạm giữa Trung Quốc và Philippines tại Bãi Cỏ Mây: Diễn biến và Hệ lụy

Ngày 17/6, lực lượng tác chiến đặc biệt và lực lượng cứu hộ dân sự Philippines đã sử dụng một tàu vận tải, 5 xuồng cao su tốc độ cao để tiếp tế cho binh lính đồn trú trên tàu Sierra Madre nằm cạn tại Bãi Cỏ Mây. Trước diễn biến này, Trung Quốc cũng dùng các tàu, xuồng của lực lượng hải cảnh để ngăn chặn, đâm va, xịt vòi rồng, lên boong lục soát, kéo đi 2 xuồng cao su, thu 8 súng bộ binh, làm bị thương 8 người và bắt giữ 4 người khác của phía Philippines, sau đó thả ra. Đây là vụ va chạm nghiêm trọng nhất giữa Trung Quốc và Philippines kể từ khi hai bên bắt đầu triển khai “cuộc chơi mèo vờn chuột” quanh Bãi Cỏ Mây. Những diễn biến căng thẳng này đang để lại nhiều rủi ro khó lường với an ninh khu vực và tình hình Biển Đông.

08/07/2024

Tăng cường kết nối với Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương: đề xuất hướng phát triển cáp quang biển cho Việt Nam trong thời gian tới

Việt Nam có thể xem xét tham gia các tuyến cáp quang biển kết nối đầu từ xây dựng tuyến cáp quang mới kết nối với Sydney và Chennai, xây dựng một tuyến dây cáp quang ven biển nội bộ, và xây dựng liên doanh giữa các doanh nghiệp cáp quang biển Việt Nam.

21/06/2024

Quan hệ Mỹ-Campuchia: Động lực nào cho những bước chuyển mới?

Dự báo trong thời gian tới, Campuchia sẽ thúc đẩy quan hệ với Mỹ, đồng thời tiếp tục duy trì và đẩy mạnh quan hệ với Trung Quốc. Song, Campuchia sẽ cần khéo léo trong đường lối đối ngoại để có thể vừa tối đa hóa lợi ích quốc gia, vừa cân bằng được quan hệ với Mỹ-Trung.

08/06/2024

Góc Học giả

Hải Đăng

Học viện Ngoại giao

Lan Hương

Học viện Ngoại giao

Hoàng Đỗ

Học viện Ngoại giao

Thái Giang

Học viện Ngoại giao

Duy Thực

Học viện Ngoại giao

Thùy Anh

Học viện Ngoại giao