3 thách thức đối với tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2025
12/12/2024 15:27:30
Ba thách thức đối với tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2025: (1) ổn định lĩnh vực bất động sản (2) cân đối tài chính của chính quyền địa phương: chi tiêu của chình quyền địa phương đang vượt quá doanh thu (3) thách thức thuế quan từ tổng thống mới đắc cử Donald Trump: Trump tuyên bố áp thuế 60% hàng hóa nhập khẩu từ TQ

Biện pháp ứng phó của Trung Quốc trước cuộc chiến tranh thương mại mới với Mỹ
11/12/2024 09:25:29
Theo Huang Jianqun, Giám đốc Văn phòng Đại lục của Liên đoàn Công Thương: trường hợp xấu nhất, cuộc chiến thương mại 2.0 sẽ khiến Trung Quốc mất đi động lực tăng trưởng kinh tế từ bên trong và bên ngoài. Đối với cuộc chiến thương mại 2.0 sắp xảy ra, TQ có thể ứng phó bằng cách: Thứ nhất,  áp đặt mức thuế từ 5% đến 25% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Kỳ. Thứ hai, mở rộng lưu thông nội bộ bằng chiến lược Vòng tuần hoàn kép. Thứ ba, đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường thông qua các hiệp định kinh tế đa phương và song phương. 

Một số bình luận của Giáo sư Lý Đạo Quỳ, keynote speaker China Talk 2024 trên các nền tảng mạng xã hội về triển vọng kinh tế Việt Nam và quan hệ kinh tế Trung-Việt
10/12/2024 22:39:22
Có một số nhận xét đáng chú ý của Giáo sư Lý Đạo Quỳ đăng trên các nền tảng mảng xã hội X Twitter, Douyin.com về triển vọng kinh tế Việt Nam, đầu tư của doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam trong nhiệm kỳ hai của Trump. GS. Lý Đạo Quỳ nguyên Ủy viên Chính hiệp Toàn quốc Trung Quốc, hiện là Viện trưởng Viện nghiên cứu tư tưởng và thực tiễn kinh tế Trung Quốc, Đại học Thanh Hoa

NY Times: Lệnh Cấm Vận Khoáng Sản Thiết Yếu của Trung Quốc làm gia tăng căng thẳng Trung-Mỹ
10/12/2024 18:14:26
Các công ty đa quốc gia đang kinh doanh với Trung Quốc ngày càng lo ngại về quyết định tuần trước của Bắc Kinh về việc ra lệnh cấm vận thương mại đối với việc xuất khẩu bốn loại khoáng sản quan trọng sang Hoa Kỳ. Vấn đề chính gây lo ngại là điều khoản mở rộng lệnh cấm đối với các công ty ở các quốc gia khác chuyển giao khoáng sản cho các công ty Mỹ sau khi mua từ Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc đưa vào một lệnh cấm rộng rãi về việc chuyển tải hàng hóa (transshipment) trong quy định của chính phủ về xuất khẩu. Điều này cũng nhấn mạnh sự sẵn sàng của Bắc Kinh trong việc leo thang đáp trả qua lại đối với các chính sách thương mại cứng rắn hơn mà Tổng thống đắc cử Donald J. Trump đã hứa hẹn.

Reuters: Trung Quốc triển khai hạm đội hải quân lớn nhất trong gần ba thập kỷ qua tại các vùng biển xung quanh Đài Loan, gây ra mối đe dọa nghiêm trọng hơn so với các cuộc tập trận trước đây.
10/12/2024 15:52:31
Ngày 10/12, Reuters đăng tải thông tin về việc Trung Quốc triển khai hạm đội hải quân lớn xung quanh Đài Loan. Cụ thể: Sun Li-fang (Người phát ngôn BQP Đài Loan): Quy mô triển khai lực lượng hải quân của Trung Quốc lần này kéo dài từ quần đảo phía nam Nhật Bản xuống Biển Đông, là lớn nhất kể từ khi Trung Quốc tổ chức các cuộc tập trận quân sự quanh Đài Loan trước cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan năm 1996. Việc triển khai của Trung Quốc tại Chuỗi đảo thứ nhất - kéo dài từ Nhật Bản qua Đài Loan, Philippines và đến Borneo, bao quanh vùng biển ven bờ Trung Quốc nhằm thực hiện chiến lược ngăn chặn khu vực để ngăn cản các lực lượng nước ngoài can thiệp. Hải quân Trung Quốc đang xây dựng hai "bức tường" trên Thái Bình Dương, một ở phía đông vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) của Đài Loan và một bức tường khác ở xa hơn trong Thái Bình Dương. Số lượng tàu hải quân và tàu cảnh sát biển của Trung Quốc trong khu vực "rất đáng báo động" (Khoảng 90). Trung Quốc không chỉ nhắm vào Đài Loan mà còn nhắm đến các quốc gia khác trong khu vực.

The Diplomat: PLA đang tận dụng tối đa năng lực hiện có để gây áp lực lên Đài Loan, đồng thời cố gắng duy trì chi phí hoạt động ở mức thấp
09/12/2024 16:47:00
Ngày 07/12, The Diplomat đăng tải phân tích của các học giả về các cuộc tuần tra sẵn sàng chiến đấu liên hợp của quân đội Trung Quốc (PLA) xung quanh Đài Loan. Cụ thể: Cheng-kun Ma (Đại học Quốc phòng, ROC) và K. Tristan Tang (RCDA): Xu hướng tuần tra sẵn sàng chiến đấu chung: Từ tháng 6-11/2024, tần suất các cuộc tuần tra này không tăng nhiều so với cùng kỳ năm 2023, dù Trung Quốc tăng ngân sách quân sự. PLA giảm số lượng tuần tra nhưng tăng cường độ. Tỷ lệ máy bay PLA vượt qua đường trung tuyến eo biển Đài Loan tăng từ 51,9% (2023) lên 73% (2024). PLA có thể đang bị hạn chế về hỗ trợ hậu cần và khả năng luân chuyển lực lượng. Về tuần tra ban đêm: PLA chưa có quy chuẩn cố định và lịch trình rõ ràng. Các cuộc tuần tra này bị tạm dừng trong thời gian PLA tiến hành các cuộc tập trận lớn, cho thấy khả năng tác chiến ban đêm của PLA vẫn còn trong giai đoạn phát triển.  Ý nghĩa: PLA tăng áp lực lên Đài Loan bằng cách gia tăng tỷ lệ máy bay vượt qua đường trung tuyến, dù không tăng số lượng máy bay hoặc chi phí hoạt động. PLA vẫn bị giới hạn bởi hỗ trợ hậu cần và khả năng huấn luyện ban đêm.Trung Quốc cho thấy ý định gây áp lực lớn hơn lên Đài Loan nhưng không vượt qua ngưỡng "leo thang nguy hiểm." Trong tương lai, nếu năng lực và quy mô lực lượng PLA xung quanh Đài Loan tăng thì tần suất tuần tra có thể vượt mức hiện tại.

Úc và New Zealand ra Tuyên bố chung về Quan hệ Quốc phòng Chặt chẽ hơn (CDR): Tái cam kết Hiệp ước quân sự ANZUS 1951; đặt ra 5 Mục tiêu Phòng thủ chung
09/12/2024 12:35:09
Ngày 06/12/2024, trong khuôn khổ Tham vấn Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng Úc-New Zealand (ANZMIN 2+2), Phó Thủ tướng kiêm BTQP Úc Richard Marles và BTQP New Zealand Judith Collins đã ký Tuyên bố chung về Quan hệ Quốc phòng Chặt chẽ hơn (CDR). Tuyên bố chung khẳng định Úc và New Zealand cần tăng cường hợp tác để bảo vệ lợi ích chung và ứng phó với các mối đe dọa hiện tại thông qua việc tái khởi động Khối Hiệp ước quân sự ANZUS năm 1951 và Năm Mục tiêu Phòng thủ chung.

Derek Grossman: Trump 2.0 có thể đưa Mỹ vào vị thế tốt hơn để cạnh tranh lâu dài với TQ, trong đó Philippines và Việt Nam là những nước hưởng lợi nhất
09/12/2024 11:31:29
Ngày 23/11, RAND đăng bình luận của Derek Grossman về dự báo chính sách khu vực Ấn - Thái của Trump 2.0 cho rằng: Trump 2.0 sẽ phục hồi chiến lược Ấn-Thái từ Trump 1.0 vốn tập trung vào việc đối đầu với TQ và bao gồm việc tăng cường các liên minh và quan hệ đối tác trong toàn khu vực. Philippines và Việt Nam sẽ hoan nghênh cách tiếp cận này trong khi Indonesia và Singapore sẽ cẩn trong hơn do quan ngại về khả năng xảy ra chiến tranh ở khu vực. Brunei và Malaysia, cũng có thể được hưởng lợi từ sự hỗ trợ của Mỹ để củng cố yêu sách ở BĐ. Nhưng Malaysia sẽ lo ngại về khả năng bị áp thuế thương mại mới và sự ủng hộ mạnh mẽ của Trump đối với Israel. 

Tham vấn Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng Úc-New Zealand (ANZMIN 2+2): Phản đối các hành vi nguy hiểm của Trung Quốc ở Biển Đông; Tăng cường xây dựng năng lực và khả năng tương tác, bao gồm các hoạt động MMCA
09/12/2024 10:33:50
Ngày 9/12/2024, Phó Thủ tướng kiêm BTNG New Zealand Winston Peters và BTQP New Zealand Judith Collins đã có cuộc gặp với Phó Thủ tướng kiêm BTQP Úc Richard Marles và BTNG Úc Penny Wong nhân Hội nghị Tham vấn Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng Úc-New Zealand (ANZMIN  2+2). Hai bên đã đưa ra tuyên bố chung, trong đó có một số nội dung liên quan gồm thúc đẩy liên minh Úc-New Zealand, hoan nghênh các cơ chế tiểu đa phương ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (AUKUS, Quad, Ngũ nhãn), thảo luận về tình hình Biển Đông.

Jose Ma. Ambrosio Ezpeleta (Tân Tư lệnh Hài quân Philippines): Philippines có thể áp dụng chiến lược “vùng xám” của riêng mình tại Biển Đông để đối phó với các chiến thuật mà Trung Quốc sử dụng.
06/12/2024 18:00:39
Ngày 06/12, SCMP đăng tải câu trả lời của tân Tư lệnh Hải quân Philippines trước câu hỏi về việc tạo ra đủ sức mạnh để đảm bảo không gian linh hoạt trong ngoại giao và phiên bản chiến thuật ‘vùng xám’ của riêng Philippines trong buổi điều trần Ủy ban Bổ nhiệm tại Thượng viện. Cụ thể: Jose Ma. Ambrosio Ezpeleta (Tân Tư lệnh Hài quân Philippines): Philippines cần tăng cường sự hiện diện hàng hải tại các vùng biển tranh chấp. Philippines cần hỗ trợ tốt hơn cho các tàu trắng (ví dụ lực lượng tuần duyên). Việc tăng cường năng lực nhận diện và giám sát trên biển cũng rất quan trọng Xây dựng mối quan hệ đồng minh với các quốc gia và lực lượng hải quân có chung tầm nhìn cũng là một cách để gia tăng sức mạnh. Hiện tại, Philippines đang nỗ lực hiện đại hóa, hướng tới mục tiêu tăng cường khả năng răn đe.