25/07/2018
Trong những năm gần đây, Nhật Bản đã tích cực can dự vào vấn đề Biển Đông cũng như thường xuyên triển khai các hoạt động hỗ trợ năng lực cho các nước ven biển, trong đó có Việt Nam. Triển vọng hợp tác hai nước trong tương lai sẽ càng được mở rộng khi cả hai nước cùng hiểu rõ chính sách và nhu cầu của nhau.
Tóm tắt
Trong những năm gần đây, Nhật Bản đã tích cực nêu các vấn đề liên quan đến tranh chấp tại Biển Đông trong các hoạt động đối ngoại của mình cũng như thường xuyên triển khai các hoạt động hỗ trợ năng lực cho các nước ven biển. Nhật Bản cho rằng nước này cần phải can dự vào tranh chấp tại Biển Đông do các tranh chấp này có tác động đến các tranh chấp tại Biển Hoa Đông và ảnh hưởng đến trật tự biển toàn cầu. Để triển khai chính sách của mình, Nhật Bản đã hợp tác với các đồng minh và đối tác trong khu vực để có chung hoạt động ngoại giao tại các diễn đàn quốc tế và Nhật cũng tìm cách hỗ trợ năng lực chấp pháp biển cho các nước ven biển. Việt Nam là một quốc gia yêu sách chủ chốt tại Biển Đông nên đã nhận được nhiều hỗ trợ từ Nhật. Triển vọng hợp tác hai nước trong tương lai sẽ càng được mở rộng khi cả hai nước cùng hiểu rõ chính sách và nhu cầu của nhau.
Từ khóa: Chính sách, Nhật Bản, Biển Đông, hợp tác, Việt Nam.
Mở đầu
Có thể thấy trong những năm gần đây trên tất cả các khía cạnh từ chính trị, pháp lý, ngoại giao song phương, đa phương, hoạt động quân sự trên thực địa... Nhật Bản đều thể hiện mạnh mẽ sự can dự vào khu vực Biển Đông và gắn kết chặt chẽ khu vực này với Biển Hoa Đông và toàn khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Nhật Bản có lợi ích trong việc bảo vệ tự do hàng hải; sự ổn định an ninh chính trị trong khu vực gần Nhật; và thúc đẩy sự tôn trọng trật tự toàn cầu dựa trên luật lệ nhất là tại hai khu vực Biển Đông và Biển Hoa Đông. Nhật đã triển khai nhiều hoạt động tại khu vực Biển Đông như duy trì sự hiện diện quân sự của Nhật trong khu vực thông qua tập trận, thăm viếng cảng biển các nước và hỗ trợ năng lực chấp pháp cho các nước ven biển.
Cơ sở chính sách của Nhật Bản đối với Biển Đông
Về mặt địa lý, là quốc gia quần đảo thuộc khu vực Đông Bắc Á nằm sát Biển Đông và cũng nằm trong châu Á - Thái Bình Dương nên Nhật Bản có lợi ích gắn chặt với khu vực này trên nhiều mặt như kinh tế, thương mại, sự thịnh vượng, ổn định về chính trị, an ninh và sự tôn trọng trật tự toàn cầu dựa trên luật pháp quốc tế.
Biển Đông là tuyến đường biển vận tải hàng hóa quan trọng bậc nhất đối với Nhật Bản. Khoảng 42% hàng hóa của Nhật Bản đi qua Biển Đông.1 Các hàng hóa của Nhật đi qua Biển Đông chủ yếu là nguyên liệu, đặc biệt các loại nhiêu liệu hóa thạch (fosil fuel) mà Nhật nhập khẩu để đảm bảo ổn định năng lượng.2 Nếu tuyến hàng hải ở Biển Đông bị cản trở, các tàu thuyền của Nhật Bản sẽ phải chuyển lộ trình sang eo biển Lombok và Đông Philíppin khiến Nhật Bản mất thêm khoảng 600 triệu đô la mỗi năm cho chi phí vận tải.3 Theo nghiên cứu khác của một nhóm chuyên gia Nhật Bản, nếu như có xung đột xảy ra tại Biển Đông khiến tất cả các tuyến hàng hải đi qua đây bị đình trệ, Nhật Bản sẽ phải bỏ ra thêm 50% chi phí vận tải để đi các tuyến đường thay thế khác.4
Lợi ích với đồng minh Mỹ - tự do hàng hải và hàng không: Lợi ích chính trị của Nhật Bản đối với đồng minh Mỹ cũng không kém phần quan trọng so với lợi ích về kinh tế thương mại của Nhật Bản trong khu vực Biển Đông. Mỹ là đồng minh số 1 của Nhật Bản tại châu Á - Thái Bình Dương; các lợi ích về an ninh của Nhật Bản và Mỹ có nhiều điểm tương đồng. Về tranh chấp lãnh thổ tại Biển Hoa Đông, Mỹ đã nhiều lần cam kết sẽ áp dụng Điều 5 của Hiệp ước đồng minh giữa hai nước đối với cả quần đảo Senkaku mà Nhật Bản đang có tranh chấp với Trung Quốc.5 Do đó, Nhật cũng cần ủng hộ Mỹ đối với các hoạt động chung ở khu vực Biển Đông, do hai vùng biển này cùng liên thông với nhau. Nhật Bản đã diễn giải lại Hiến pháp cho phép hỗ trợ đồng minh Mỹ trong các vấn đề liên quan đến lợi ích an ninh của Nhật Bản.6 Hơn nữa, lợi ích của Mỹ liên quan đến tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông cũng tương đồng với Nhật Bản. Mỹ cần đảm bảo tự do thương mại trên biển và tự do trong việc di chuyển hải quân ở các vùng biển và Nhật thấy cần đảm bảo con đường tự do thương mại không bị cản trở bởi bất cứ nước nào. Nhật nhìn nhận rằng nếu để trật tự trên biển tại khu vực Biển Đông và Biển Hoa Đông bị tác động bởi các hành động có tính “cưỡng chế”, sẽ có những tác động bất lợi không chỉ ảnh hưởng tại Tây Thái Bình Dương mà cả trên phạm vi toàn cầu. Do đó, Nhật Bản ủng hộ mạnh mẽ các hoạt động tự do hàng hải của đồng minh Mỹ tại khu vực Biển Đông.7
Về an ninh chính trị và chuẩn mực hành vi
Là một nước trong khu vực, Nhật Bản cần sự ổn định vì bất cứ sự bất ổn định nào trong khu vực Biển Đông đều có thể tác động đến sự ổn định và phát triển kinh tế của Nhật Bản. Lãnh đạo Nhật đã nhiều lần nhấn mạnh quyết tâm đảm bảo trật tự hòa bình không để xảy ra xung đột leo thang toàn khu vực. Một khi xung đột xảy ra ở Biển Đông, nhiều khả năng nhiều nước sẽ bị kéo vào cuộc chiến gây bất ổn toàn bộ khu vực, làm tắc nghẽn tuyến giao thông hàng hải ảnh hưởng đến môi trường an ninh và phát triển kinh tế của Nhật Bản. Nhật cho rằng tranh chấp Biển Đông hiện nay đã không còn đơn thuần là tranh chấp lãnh thổ giữa ASEAN và Trung Quốc mà đã chuyển thành vấn đề an ninh cho toàn khu vực mà Nhật Bản và Mỹ cũng như các nước khác đều phải can dự.8
Nhật Bản cũng luôn cho rằng trong quá trình giải quyết các tranh chấp tại Biển Đông, các nước phải hành xử trong khuôn khổ luật pháp (normative). Nhật Bản cho rằng cách hành xử của Trung Quốc tại Biển Đông sẽ lại diễn ra ở Biển Hoa Đông, do đó, Nhật cần phải gây sức ép để Trung Quốc phải có hành động chuẩn mực tại đây.9 Như vậy, để bảo vệ lợi ích của mình tại Biển Hoa Đông, Nhật Bản không thể tách rời các sự kiện đang diễn ra ở Biển Đông. Việc thúc đẩy các bên phải tuân thủ luật pháp quốc tế, giải quyết tranh chấp một cách hòa bình tại Biển Đông sẽ giúp Nhật Bản chặn các hoạt động tương tự của Trung Quốc ở Biển Hoa Đông. Thêm nữa, ngoài việc ép Trung Quốc hành xử theo luật lệ thì việc Nhật can dự thông qua việc phê phán các hành động chưa chuẩn mực tại Biển Đông cũng sẽ giúp tăng thêm ảnh hưởng và tiếng nói chính trị của Nhật khi có các sự kiện diễn ra tại Biển Hoa Đông. ASEAN và cộng đồng quốc tế cũng sẽ quan tâm và ủng hộ Nhật Bản hơn.
Chính sách và hành động của Nhật Bản đối với Biển Đông
Qua các phát biểu của lãnh đạo Nhật cũng như các văn bản chính sách, tuyên bố của Nhật về Biển Đông cho thấy chính sách của Nhật Bản có các điểm lớn sau: (1) Nhật Bản không đứng về bên nào trong tranh chấp lãnh thổ và vùng biển; (2) Nhật chủ trương các tranh chấp phải giải quyết một cách hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng trật tự toàn cầu dựa trên luật pháp; (3) Nhật cũng lo việc đảm bảo một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương (trong đó bao gồm Biển Đông) tự do và mở, các nước tôn trọng tự do hàng hải và hàng không, thương mại biển không bị cản trở ảnh hưởng đến thịnh vượng của Nhật Bản; (4) Nhật Bản giúp nâng cao năng lực cho các nước là các bên tranh chấp ở Biển Đông.10
Các hoạt động về ngoại giao và pháp lý
Ngày 13/7/2016, sau khi Tòa Trọng tài ra phán quyết về tranh chấp trên biển giữa Philíppin và Trung Quốc, Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã ra tuyên bố theo đó Nhật Bản: ủng hộ phán quyết của Tòa là cuối cùng và ràng buộc các bên trong tranh chấp; lập trường xuyên suốt của Nhật Bản là “ủng hộ luật pháp quốc tế và các biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hay sử dụng các biện pháp cưỡng chế để giải quyết các tranh chấp trên biển”.11
Đưa các khái niệm thể chế mới hoặc nhấn mạnh các nguyên tắc của luật pháp quốc tế nhằm quản lý các vấn đề trên biển, trong đó có vấn đề Biển Đông.
Năm 2012, tại Đối thoại Shangrila, Thứ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Shu Watanabe đã nhấn mạnh khái niệm “good seamanship” về việc ứng xử đối với các hành động của các thuyền bè đi lại trên biển của các thuyền quân sự... trong đó có viện dẫn đến Bộ Quy tắc Tránh Va chạm Trên biển (CUES) được đưa ra tại Diễn đàn Hải quân Tây Thái Bình Dương (WPS) năm 2003.12
Tại Đối thoại Shangrila 13 năm 2014, Thủ tướng Nhật Bản Abe đã nhấn mạnh đến ba nguyên tắc của luật biển: (i) các quốc gia giải thích yêu sách dựa trên luật pháp quốc tế; (ii) các quốc gia không sử dụng vũ lực hay biện pháp cưỡng bức nhằm đạt được yêu sách; (iii) các quốc gia sẽ giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình.
Gần đây, trong Tuyên bố Chung sau cuộc đối thoại giữa hai Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng Ngoại giao của Nhật Bản và Mỹ (2+2) vào tháng 7/2017, Nhật Bản đã đưa ra sáng kiến “Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở” bao gồm cả khu vực Biển Đông lẫn khu vực Ấn Độ Dương.13 Sáng kiến này của Nhật thể hiện việc Nhật muốn các nước lớn khác đều phải có trách nhiệm về sự tự do, rộng mở tại các vùng biển khu vực tuân theo luật pháp quốc tế.
Các hoạt động ngoại giao song phương và đa phương
Tuyên bố song phương: Nhật Bản tích cực cùng các nước nêu quan ngại về tình hình Biển Đông. Trong chuyến thăm Nhật Bản của Tổng thống Đông Ti Mo tháng 3/2015, Nhật Bản và Đông Ti Mo đã ra tuyên bố chung khẳng định các vùng biển mở, tự do và ổn định có vai trò quan trọng cho hòa bình, ổn định và sự thịnh vượng của khu vực và quốc tế. Tuyên bố hai nước cũng nêu “quan ngại sâu sắc về tình hình Biển Đông” và “phản đối các hành động đơn phương thay đổi nguyên trạng làm gia tăng căng thẳng”.14 Tuyên bố hai nước cũng nêu phán quyết của Toà Trọng tài trong vụ tranh chấp giữa Philíppin và Trung Quốc (lúc đó chưa diễn ra) sẽ là cuối cùng và “ràng buộc về mặt pháp lý đối với các bên trong tranh chấp”.15
Tháng 5/2017, trong chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Niu Dilân, hai nước Nhật Bản và Niu Dilân cũng ra tuyên bố chung theo đó hai nước đã kêu gọi các bên có tranh chấp tại Biển Đông giải quyết tranh chấp dựa trên phán quyết của Toà Trọng tài ngày 12/7/2016.16 Tuyên bố chung cấp cao hai nước cũng nói chia sẻ quan tâm về các vấn đề khu vực trong đó có vấn đề Biển Đông và Biển Hoa Đông; chia sẻ về Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở của Nhật; Niu Dilân sẽ hợp tác với Nhật Bản trong hoạt động khu vực, hợp tác để duy trì và củng cố trật tự quốc tế tự do và mở dựa trên luật lệ. 17
Gần đây, ngày 17/8/2017, trong đối thoại của Hội đồng Tham vấn An ninh Mỹ - Nhật Bản giữa hai Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao (2+2), hai bên đã ra tuyên bố chung. Theo đó, Nhật Bản và Mỹ nêu “quan ngại sâu sắc” về tình hình Biển Đông, phản đối hành động đơn phương sử dụng “các biện pháp cưỡng bức nhằm thay đổi nguyên trạng” ở trên biển và nêu việc, bao gồm cải tạo và quân sự hóa các đảo nhằm thay đổi nguyên trạng và gây căng thẳng, ủng hộ giải quyết tranh chấp một cách hòa bình bao gồm “tiến trình ngoại giao và pháp lý”, nhấn mạnh tầm quan trọng của tôn trọng tự do hàng hải và hàng không và mong muốn các nước ASEAN - Trung Quốc ký kết một “COC hiệu quả, có ý nghĩa và ràng buộc về pháp lý”.18 Trong Tuyên bố Chung, Nhật Bản cũng chính thức đưa ra khái niệm “Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở”.19 Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Taro Kono ngay trong ngày cũng đã thông báo gói hỗ trợ 500 triệu đô la Mỹ nhằm giúp xây dựng năng lực cho các nước khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Ở Đông Nam Á, hai nước ven biển được nêu tên là Việt Nam và Philíppin.20
Tuyên bố 3 bên (trillateral statments): Ở cấp Bộ trưởng Quốc phòng, tháng 6/2017, tại đối thoại Shangrila, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật cùng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Ôxtrâylia đã ra tuyên bố chung theo đó, nêu cùng chia sẻ sự tôn trọng luật pháp quốc tế, cam kết ủng hộ tự do hàng hải và hàng không, phản đối mạnh mẽ hành động đe doạ, đơn phương thay đổi nguyên trạng tại Biển Đông bằng các biện pháp cưỡng chế, sử dụng các thực thể có tranh chấp làm căn cứ quân sự, phi quân sự hóa các đảo, cho rằng phán quyết của Toà Trọng tài ngày 12/7/2016 là cơ sở giải quyết tranh chấp ở Biển Đông một cách hòa bình, khuyến khích ASEAN và Trung Quốc ký kết COC có hiệu quả và ràng buộc về pháp lý.21
Ở cấp Bộ trưởng Ngoại giao, tháng 7/2017, tại Viên Chăn, Lào, các Bộ trưởng Ngoại giao của ba nước Ôxtrâylia - Mỹ - Nhật đã ra Tuyên bố 3 bên lần thứ 6, theo đó, các Bộ trưởng bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình biển Đông, phản đối mạnh mẽ bất cứ hành động đơn phương có tính chất “cưỡng chế” nào nhằm thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông, các bên nên kiềm chế không có hành động đơn phương làm thay đổi môi trường biển trong thời gian chờ đợi phân định, như cải tạo đảo quy mô lớn, xây dựng tiền đồn quy mô lớn phục vụ cho mục đích quân sự, ủng hộ các bên tuân thủ phán quyết của Toà Trọng tài ngày 12/7/2016.22
Gần đây, ngày 7/8/2017, bên lề cuộc họp ARF tại Manila, Philíppin, ba Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ - Nhật - Ôxtrâylia đã ra Tuyên bố ba bên lần thứ 7, theo đó, nêu quan ngại sâu sắc về các tranh chấp trên Biển Đông, phản đối các hành động đơn phương có tính chất cưỡng chế nhằm thay đổi nguyên trạng và leo thang căng thẳng, kêu gọi ngừng cải tạo và quân sự hóa các đảo, kêu gọi Philíppin và Trung Quốc tuân theo phán quyết của Toà Trọng tài ngày 12/7/2016. Về COC, các Bộ trưởng kêu gọi COC cần “hiệu quả, thực chất, ràng buộc về pháp lý và tuân thủ theo luật pháp quốc tế”.23
Tuyên bố tại các diễn đàn đa phương trong và ngoài ASEAN: Nhật Bản đã nhìn nhận các tổ chức, diễn đàn đa phương là nơi hiệu quả để thực hiện các hoạt động các hoạt động ngoại giao về tranh chấp tại Biển Đông. Nhật Bản đã tích cực đưa vấn đề Biển Đông ra các diễn đàn đa phương mà ASEAN là trung tâm như ARF, ADMM+, Diễn đàn Đông Á (EAS). Cơ sở để Nhật Bản đưa vào chương trình thảo luận tại các diễn đàn đa phương này là khái niệm an ninh biển, nhấn mạnh tầm quan trọng của giải quyết tranh chấp trên biển một cách hòa bình và đảm bảo tự do hàng hải hàng không dựa trên cơ sở của luật pháp quốc tế.[1] Đây là cách Nhật Bản muốn kiểm soát hành động của Trung Quốc ở Biển Đông từ đó để kiềm chế Trung Quốc không có hành động tương tự trên Biển Hoa Đông.[2]
Không chỉ nêu vấn đề Biển Đông tại các diễn đàn mà ASEAN là trung tâm, Nhật Bản còn tích cực đưa vấn đề Biển Đông vào các chương trình nghị sự của các hội nghị quốc tế khác khi nước này đóng vai trò chủ trì. Năm 2016, khi Nhật Bản là chủ nhà của Hội nghị nhóm các nước công nghiệp phát triển G7, Nhật Bản đã tìm cách đưa vấn đề tranh chấp tại Biển Đông và Biển Hoa Đông vào chương trình của cuộc họp.[3] Theo báo Japan Times, thậm chí Thủ tướng Nhật Bản trước Hội nghị G7 còn vận động các nước ra tuyên bố về Biển Đông.[4] Hội nghị G7 sau đó đã ra Tuyên bố Thượng đỉnh nêu “quan ngại về tình hình tại Biển Đông và Biển Hoa Đông” và nhấn mạnh nguyên tắc “quản lý và giải quyết một cách hòa bình các tranh chấp”.[5]
Duy trì sự hiện diện quân sự trong khu vực và xây dựng năng lực cho các nước ven biển
Nhật Bản duy trì sự hiện diện trong khu vực thông qua hoạt động thăm viếng quân sự của tàu hải quân đến các nước kết hợp diễn tập chung nâng cao năng lực; và hỗ trợ ODA mua sắm trang thiết bị cho lực lượng chấp pháp biển của các nước ven Biển Đông. Nhật coi việc hỗ trợ năng lực cho các nước ven biển là cần thiết đối với việc đảm bảo an toàn tự do hàng hải dựa trên các nguyên tắc của luật pháp quốc tế. Hỗ trợ ODA phần cứng tập trung vào các thiết bị chính như như tàu tuần tra, máy bay tuần tra và các trang thiết bị khác. Hỗ trợ ODA phần mềm được thực hiện thông qua hình thức kết hợp đào tạo, huấn luyện và tập trận chung khi tàu hải quân Nhật thăm viếng các nước hoặc chương trình trao đổi đoàn và đào tạo, huấn luyện riêng.[6] Hoạt động hỗ trợ năng lực quốc phòng thông qua đào tạo huấn luyện, tập trận chung đã được Nhật Bản chỉ ra tại văn bản về Bản Hướng dẫn Phòng vệ Quốc gia Nhật Bản năm 2013 đưa các hoạt động đào tạo, huấn luyện, tập trận chung này cùng song song với các hỗ trợ về ODA và các sáng kiến ngoại giao của Nhật Bản.[7] Trong các nước ven biển được hỗ trợ xây dựng năng lực, Nhật Bản tập trung vào Việt Nam và Philíppin do cả hai nước đều là những nước có yêu sách chủ chốt tại khu vực Biển Đông.
Với Việt Nam
Hỗ trợ tàu tuần tra: Tháng 3/2014, khi chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang thăm Nhật Bản, hai nước Việt Nam và Nhật Bản đã ký Hiệp định Quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng, trong đó có điều khoản Nhật Bản sẽ tăng cường hỗ trợ năng lực cho các cơ quan chấp pháp trên biển của Việt Nam.[8] Kể từ đó cho đến nay đã có nhiều hoạt động triển khai hỗ trợ năng lực trên biển của Nhật Bản cho Việt Nam. Ngay sau đó, trong chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Nhật Bản Kishida, Nhật Bản đã tuyên bố sẽ hỗ trợ ODA không hoàn lại 6 tàu tuần tra biển cho Việt Nam. Các tàu tuần tra này có trọng tải từ 600-800 tấn và sẽ được Việt Nam sử dụng cho mục đích tuần tra trên biển. Nhật Bản thậm chí cũng đề nghị hỗ trợ thêm các tàu tuần tra mới cho Việt Nam.[9]
Hỗ trợ đào tạo: Nhật Bản thực hiện nhiều hoạt động trao đổi hỗ trợ đào tạo cho cán bộ quốc phòng Việt Nam. Thông qua Quỹ hòa bình Sasakawa, kể từ năm 2014, quỹ này đã có chương trình trao đổi cán bộ quốc phòng với các nước Đông Nam Á trong đó hàng năm đều có các đoàn cán bộ quốc phòng của Việt Nam sang Nhật theo chương trình này.[10] Nhật Bản hiện đang đề nghị hợp tác đào tạo cho cán bộ Việt Nam về các hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ nhân đạo và các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc (PKO).[11]
Nhật Bản cũng thực hiện nhiều hoạt động diễn tập trung trên biển nhằm đào tạo năng lực cho lực lượng chấp pháp của Việt Nam. Tháng 2/2016, một phi đội của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản bao gồm hai máy bay tuần tra P-3C đã cùng Việt Nam thực hiện các hoạt động diễn tập trên biển. Một trong các nội dung diễn tập là máy bay P-3C của Nhật Bản sẽ cùng tàu của Việt Nam hỗ trợ cứu tàu dân sự gặp nạn trên biển.[12] Tháng 3/2016, lần đầu tiên 2 tàu khu trục Nhật Bản đã thăm cảng Cam Ranh Việt Nam.[13] Tháng 6/2017, hải quân của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản đã có hoạt động tập trận chung với Việt Nam tại Đà Nẵng. Tham gia tập trận là tàu Echigo của Nhật trọng tải 3100 tấn có khả năng trở trực thăng, còn Việt Nam sử dụng các tàu tuần tra đã được Nhật Bản cung cấp. Các hoạt động tập trận liên quan đến chống tàu đánh bắt cá trái phép trên biển.[14]
Với Philíppin
Hỗ trợ tầu và máy bay tuần tra: Từ năm 2011 dưới thời cầm quyền của Tổng thống Philíppin Aquino, Nhật Bản và Philíppin đã có các thoả thuận về hợp tác an ninh bảo vệ đường biển, trong đó có đường biển tại Biển Đông. Theo đó, hai bên tăng cường hợp tác về hải quân và cảnh sát biển.[15] Năm 2013, trong chuyến thăm Philíppin của Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida, Ngoại trưởng Kishida đã nhấn mạnh quan hệ đối tác chiến lược với Philíppin và cam kết hỗ trợ Philíppin trong việc đối phó với các tranh chấp ngày càng tăng lên với Trung Quốc ở Biển Đông xoay quanh sự kiện Trung Quốc chiếm bãi Scarborough năm 2012.[16]
Tháng 7/2013, trong chuyến thăm cấp cao Philíppin, Thủ tướng Nhật Abe đã cam kết hỗ trợ Philíppin 10 tàu tuần tra thông qua hình thức hỗ trợ ODA nhằm củng cố năng lực cho lực lượng cảnh sát biển của Philíppin.[17] Theo nguồn tin công khai, Philíppin đã nhận được chiếc tàu tuần tra đầu tiên trong 10 chiếc tàu này vào tháng 8/2016.[18]
Tháng 3/2016, tại Philíppin, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật đã ký hiệp định chuyển giao trang thiết bị quốc phòng với Philíppin. Theo đó, Nhật Bản sẽ chuyển giao cho Philíppin 05 máy bay tuần tra TC-90 đã hết hạn sử dụng ở Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản nhằm nâng cao năng lực tuần tra trên biển cho Philíppin. Tại thời điểm này, các máy bay tuần tra trên biển của Philíppin chỉ có bán kính hoạt động là 300km. Các máy bay tuần tra mới chuyển giao này của Nhật Bản cho Philíppin sẽ có tầm hoạt động sẽ bao trùm toàn bộ quần đảo Trường Sa và có khả năng giám sát các hoạt động bằng hình ảnh.[19] Trong cuộc gặp với Tổng thống Philíppin Duterte vào tháng 9/2016, Thủ tướng Nhật Abe đã đồng ý hỗ trợ thêm cho Philíppin hai tàu tuần tra cỡ lớn dài 90m, bên cạnh 10 tàu tuần tra cỡ nhỏ cam kết trước đó.[20]
Hỗ trợ đào tạo: Nhật triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đào tạo cho cán bộ chấp pháp/quốc phòng của Philíppin. Cuối năm 2014, Nhật Bản và Mỹ cũng đã tổ chức tập trận ba bên với hải quân Philíppin với sự tham gia của tàu tên lửa dẫn đường Ticonderoga của Mỹ và tàu khu trục JS Sazanami của Nhật Bản, thực hiện các hoạt động bắn đạn thật và trao đổi thông tin liên lạc.[21] Tháng 3/2016, tàu ngầm Oyashiyo cùng với các tàu khu trục Ariake và Setogiri đã thăm cảng Subic của Philíppin lần đầu tiên sau 15 năm.[22] Tháng 5/2015, sau khi thực hiện các nhiệm vụ ở Vịnh Aden, hai tàu khu trục của Nhật Bản đã tham gia tập trận hải quân cùng Phillippines ở Biển Đông.[23] Tháng 6/2016, Nhật Bản cùng Mỹ cũng tham gia tập trận ba bên với Philíppin ở khu vực quần đảo Palawan nhằm nâng cao khả năng tương tác và phối hợp hành động của hải quân ba nước.[24] Ngày 13/7/2016, ngay sau khi Toà Trọng tài ra phán quyết về tranh chấp trên biển giữa Philíppin và Trung Quốc, Nhật Bản và Philíppin đã tổ chức tập trận của cảnh sát biển hai nước ở gần Vịnh Manila.[25] Tháng 6/2017, tàu Echigo Nhật Bản cũng tham gia tập trận chống cướp biển với Philíppin bằng các tàu do Nhật Bản hỗ trợ cho Philíppin tại Davao.[26]
Với Inđônêxia
Mặc dù Inđônêxia không phải là một bên trong tranh chấp Biển Đông nhưng Nhật Bản nhìn nhận Inđônêxia là một nước lớn có tiếng nói quan trọng trong ASEAN đối với các vấn đề tranh chấp trên Biển Đông và bản thân vùng biển của Inđônêxia cũng bị ảnh hưởng do yêu sách Đường Lưỡi Bò của Trung Quốc. Tháng 12/2016, Nhật Bản và Inđônêxia đã thoả thuận thành lập Diễn đàn Biển Nhật Bản - Inđônêxia. Theo đó, hai bên sẽ củng cố hợp tác hải quân hai nước và Nhật Bản sẽ giúp Inđônêxia phát triển các đảo xa bờ nhằm củng cố năng lực bảo vệ vùng biển cho Inđônêxia.[27] Theo thông tin mới đây vào tháng 9/2017, sau cuộc gặp của cố vấn đặc biệt của Thủ tướng Nhật Abe với Bộ trưởng Nghề cá Inđônêxia, hai bên đã thảo luận cụ thể 6 khu vực hợp tác biển trong đó bao gồm quần đảo Natuna chồng lấn với đường lưỡi bò.[28] Các lĩnh vực Nhật Bản đồng ý trợ giúp cho Inđônêxia bao gồm xây dựng các cảng cá, đóng các tàu tuần tra biển, tàu đa chức năng và xây dựng hệ thống rada và vệ tinh biển nhằm phát hiện các tàu cá nước ngoài xâm phạm vùng biển của Inđônêxia.[29] Hai nước dự tính hiệp định cụ thể triển khai các hoạt động hỗ trợ của Nhật Bản đối với Inđônêxia có thể sẽ được ký kết vào tháng 11/2017 bên lề thượng đỉnh Cấp cao Đông Á (EAS) tại Philíppin.[30]
Nhật Bản hợp tác với khối ASEAN: Ngoài các nước chủ chốt trong khu vực, Nhật Bản có hoạt động hợp tác với cả khối như Nhật đã tham gia tập trận đa phương về an ninh biển do ADMM+ tổ chức gần vùng biển của Inđônêxia vào tháng 4/2016.[31] Tháng 6/2017, Nhật đã lần đầu tiên mời quan chức quốc phòng của các nước Đông Nam Á lên thăm tàu trực thăng Izumo lớn nhất của Nhật neo đậu tại Xingapo nhân dịp tàu này có hoạt động đi vào khu vực Biển Đông.[32]
Tác động chính sách Biển Đông của Nhật Bản đối với Việt Nam
Như vậy, có thể thấy Nhật Bản đã tích cực và có sự điều chỉnh về chính sách cũng như triển khai trên thực địa các hoạt động của mình tại khu vực Biển Đông. Sự điều chỉnh chính sách và việc triển khai tích cực hoạt động của Nhật Bản có những tác động như sau:
Góp phần quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, nêu và ủng hộ các lập trường của Việt Nam đối với tranh chấp ở Biển Đông tại các diễn đàn quốc tế
Nhật Bản đã nhiều lần lên tiếng phản đối các hành động như xây dựng và quân sự hóa các đảo trên biển ở quy mô lớn của Trung Quốc; ủng hộ phán quyết của Toà trọng tài; phản đối các hành động đơn phương của Trung Quốc trong giải quyết tranh chấp trên biển; đưa thông tin về vụ giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc vào vùng biển Việt Nam và các hoạt động đâm va có chủ ý của tàu Trung Quốc... Qua chính sách và các hành động trên thực tế như hiện nay của Nhật Bản, có thể dự đoán Nhật Bản sẽ tiếp tục có tiếng nói mạnh mẽ về vấn đề Biển Đông trên các diễn đàn song phương và đa phương trong thời gian tới. Nhật Bản là một nước có uy tín và vị thế lớn về kinh tế, chính trị, quân sự và ngoại giao ngoài khu vực. Việc Nhật phối hợp với các nước lớn khác như Mỹ, Ôxtrâylia, Ấn Độ lên tiếng về tình hình Biển Đông sẽ có lợi cho Việt Nam trong việc ngăn chặn các hành động đơn phương không tuân theo luật pháp quốc tế của Trung Quốc. Trung Quốc sẽ phải tính toán nhiều hơn đến phản ứng quốc tế khi muốn tiến hành các hành động gây hấn trên Biển Đông.
Xây dựng năng lực cho các lực lượng chấp pháp trên biển và phát triển khai thác biển.
Với trọng tâm triển khai xây dựng năng lực trên biển cho các nước tập trung vào hai mảng chính là hỗ trợ trang thiết bị phần cứng như tàu tuần tra, máy bay tuần tra; và hỗ trợ phần mềm như đào tạo, huấn luyện kỹ năng cho cán bộ chấp pháp biển thì Việt Nam sẽ tiếp tục có được sự hỗ trợ để nâng cao năng lực chấp pháp trên biển. Hiện nay Việt Nam đang còn thiếu kể cả về số lượng cũng như chất lượng các trang thiết bị phục vụ cho tuần tra bảo vệ an ninh biển. Nhu cầu nâng cao năng lực chấp pháp biển càng tăng lên do nhu cầu phát triển kinh tế biển và quản lý các hoạt động trên biển của Việt Nam; xu thế số lượng tàu cá nước ngoài hoạt động đánh bắt cá trái phép trong vùng biển của Việt Nam ngày càng tăng lên; Trung Quốc tiếp tục áp dụng lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương trên Biển Đông trong đó có vùng biển của Việt Nam; các tình huống về tranh chấp trên biển sẽ có nhiều phức tạp khó lường cần phải tăng cường năng lực chấp pháp biển.
Các lực lượng chấp pháp biển Việt Nam cần thêm nhiều các phương tiện để giám sát quản lý các hoạt động đánh bắt cá của ngư dân Việt Nam như định vị, vệ tinh, hải đồ, thiết bị thông tin liên lạc, tàu thuyền giám sát nhằm khuyến cáo và quản lý ngư dân trên.
Nhật Bản là một quốc gia biển đã có những công nghệ vượt trội về khai thác và bảo vệ nguồn lợi từ biển nên việc hỗ trợ của Nhật Bản sẽ trong lĩnh vực này sẽ rất có ích cho phát triển kinh tế biển của Việt Nam, trong việc khai thác, nuôi trồng, chế biển thuỷ, hải sản cũng như lập các khu vực bảo tồn biển...nhằm tránh cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản. Các hoạt động này cũng giúp Việt Nam khai thác biển bền vững tại vùng biển của mình.
Kết luận
Có thể thấy chính sách Biển Đông của Nhật Bản là rõ ràng và nhất quán. Nhật có lợi ích, có chính sách hỗ trợ năng lực chấp pháp biển cho các nước trong khu vực. Nhật can dự vào khu vực Biển Đông là do có lợi ích trực tiếp đối với khu vực này. Để đảm bảo lợi ích của mình Nhật gắn lợi ích với nguyên tắc “duy trì trật tự toàn cầu dựa trên luật lệ”, duy trì một khu vực “Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở”. Các nước ven biển trong ASEAN đặc biệt là các nước có yêu sách như Việt Nam và Philíppin là đối tượng chính được Nhật đặt trọng tâm hỗ trợ xây dựng năng lực chấp pháp biển nhằm giúp các nước này tăng cường khả năng Chấp pháp trên biển. Trong khu vực, sự tôn trọng luật lệ trong việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông cũng có ý nghĩa liên thông đối với tranh chấp ở Biển Hoa Đông giữa Nhật và Trung Quốc. Nhật đã triển khai hoạt động can dự của mình đối với các tranh chấp trên Biển Đông trên các mặt như ngoại giao, pháp lý và sự hiện diện quân sự cũng như hỗ trợ năng lực cho các nước trong khu vực.
Việt Nam có lợi ích song trùng với Nhật Bản. Do đó, việc tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của Nhật là rất cần thiết cho việc bảo vệ chủ quyền và các lợi ích trên biển của Việt Nam.
Th.S Nguyễn Thái Giang, Học viện Ngoại giao. Bài viết được đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế Tiếng việt, Học viện Ngoại giao, số 4 (111).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tomotaka Shoji, The South China Sea: A view from Japan, 2014 tại: http://www.nids.mod.go.jp/english/publication/kiyo/pdf/2014/bulletin_e2014_7.pdf.
2. Bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Inada nói tại trung tâm CSIS của Mỹ năm 2017, https://csis-prod.s3.amazonaws.com/s3fs-public/event/160915_Tomomi_Inada_transcript.pdf
3. Tuyên bố chung các Bộ trưởng hai nước Nhật Mỹ, 8/2017 tại https://www.state.gov/r/pa/prs/ps/2017/08/273504.htm
4. Tuyên bố chung cấp cao hai nước Nhật Bản và Đông Timo ngày 15/3/2016, tại website Bộ Ngoại giao Nhật Bản, http://www.mofa.go.jp/s_sa/sea2/tp/page4e_000390.html
5. Các báo cáo trao đổi và tiếp xúc học thuật của các chuyên gia nghiên cứu, cán bộ Ngoại giao, Quốc phòng của Nhật Bản với cán bộ nghiên cứu của Học viện Ngoại giao năm 2017.
6. Báo cáo An ninh Chiến lược Đông Á, phần Biển Đông sau phán quyết của toà trọng tài, Viện Nghiên cứu Quốc phòng Nhật Bản (NIDS). http://www.nids.mod.go.jp/english/publication/east-asian/pdf/2017/east-asian_e2017_05.pdf
7. Xem tuyên bố chung Nhật Bản – New Zeland tại: http://www.mofa.go.jp/a_o/ocn/nz/page4e_000610.html
8. Tuyên bố chung của Mỹ và Nhật tháng 8/2017 tại webiste Bộ Ngoại giao Nhật Bản: http://www.mofa.go.jp/na/st/page4e_000649.html
9. Tuyên bố chung ba nước Mỹ, Nhật, Ôxtrâylia tháng 6/2017 tại: https://www.minister.defence.gov.au/minister/marise-payne/statements/joint-statement-australia-us-japan-defence-ministers-meeting
10. Tuyên bố Ba nước Mỹ, Nhật, Ôxtrâylia lần thứ 6 (TSD 6) tại http://www.mofa.go.jp/a_o/ocn/page3e_000514.html; https://seasresearch.wordpress.com/2016/07/26/joint-statement-of-japan-united-states-australia-on-the-south-china-sea/
11. Tuyên bố Ba nước Mỹ, Nhật, Ôxtrâylia lần thứ 7 (TSC7) tại https://foreignminister.gov.au/releases/Pages/2017/jb_mr_170807b.aspx
12. Báo cáo của Roberth Kaplan, 7/2016 tại: http://nationalinterest.org/blog/5-trillion-meltdown-what-if-china-shuts-down-the-south-china-16996
13. Báo cáo của CSIS 2017 tại https://chinapower.csis.org/much-trade-transits-south-china-sea/
14. Hướng dẫn Quốc phòng quốc gia năm 2013 của Nhật Bản tại http://www.mod.go.jp/j/approach/agenda/guideline/2014/pdf/20131217_e2.pdf
15. Thông tin báo chí của Bộ Ngoại giao Nhật Bản sau phán quyết của toà trọng tài ngày 12/7/2016 vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc về các tranh chấp trên Biển Đông, tại http://www.mofa.go.jp/press/release/press4e_001204.html
16. Tuyên bố chung Việt Nam-Nhật Bản về thiết lập quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á năm 2014, tại: http://www.vnembassy-jp.org/vi/tuyên-bố-chung-việt-nam-nhật-bản-về-thiết-lập-quan-hệ-đối-tác-chiến-lược-sâu-rộng-vì-hòa-bình-
1 Báo cáo của CSIS 2017 tại https://chinapower.csis.org/much-trade-transits-south-china-sea/
3 Theo báo cáo của Roberth Kaplan, 7/2016 tại: http://nationalinterest.org/blog/5-trillion-meltdown-what-if-china-shuts-down-the-south-china-16996
4 Trao đổi của Học viện với Nhóm chuyên gia Quỹ Hòa bình Sasakawa tại Học viện Ngoại giao, ngày 12/7/2017.
5 Năm 2014, Tổng thống Mỹ Obama khi trả lời báo chí đã nói Hiệp ước đồng minh Mỹ - Nhật bao gồm quần đảo Senkaku do Nhật quản lý, xem thêm tại https://thediplomat.com/2014/04/obama-senkakus-covered-under-us-japan-security-treaty/; năm 2017, trong một thông cáo báo chí chung giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jame Mattis với Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada, Bộ trưởng Jame Mattis đã đề cập cụ thể Điều 5 Hiệp ước Đồng minh Mỹ - Nhật bao gồm quần đảo Senkaku do Nhật đang quản lý. Xem thêm tại https://thediplomat.com/2017/02/mattis-senkakus-covered-under-us-japan-security-treaty/.
6Xem thêm tại Lionel Pierre Fatton, tạp chí the Diplomat, 2014, tại https://thediplomat.com/2014/07/japans-new-defense-posture/.
7 Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Inada nói tại trung tâm CSIS của Mỹ năm 2017 rằng Nhật ủng hộ mạnh mẽ các hoạt động tự do hàng hải của Mỹ nhằm bảo vệ trật tự pháp lý trên biển. Còn phía Nhật sẽ tăng cường can dự ở Biển Đông thông qua tập trận chung và hỗ trợ năng lực cho các nước ven biển. Xem thông tin tại: https://csis-prod.s3.amazonaws.com/s3fs-public/event/160915_Tomomi_Inada_transcript.pdf
8 Báo cáo An ninh Chiến lược Đông Á, phần Biển Đông sau phán quyết của toà trọng tài, Viện Nghiên cứu Quốc phòng Nhật Bản (NIDS). http://www.nids.mod.go.jp/english/publication/east-asian/pdf/2017/east-asian_e2017_05.pdf.
9 Năm 2013, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera đã từng công khai nói rằng “Nhật Bản rất quan ngại về tình hình diễn ra như thế nào ở Biển Đông cũng sẽ ảnh hưởng đến tranh chấp tại Biển Hoa Đông”. Xem thêm phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Inada tại http://nationalinterest.org/feature/japans-delicate-balancing-act-the-south-china-sea-21343. Gs. Carlyle Thayer (Ôxtrâylia) cũng nói rằng Nhật Bản không muốn tranh chấp tại Biển Hoa Đông là sự việc đơn lẻ, muốn đặt các tranh chấp trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng quyết đoán hơn và gia tăng sức mạnh ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Mục tiêu chính là duy trì ổn định và Trung Quốc phải bớt các hoạt động gây căng thẳng chủ quyền ở Biển Hoa Đông. Xem thêm tại https://www.voanews.com/a/japan-player-south-china-sea-sovereignty-dispute/3773376.html.
10 Tác giả tổng hợp từ các phát biểu, tài liệu chính thức của Nhật Bản cũng như các bài viết và trao đổi học thuật từ các đoàn quan chức và học giả Nhật Bản tại Học viện Ngoại giao trong thời gian gần đây. Trong năm 2017 có đến 8 đoàn Nhật Bản đến trao đổi với Học viện Ngoại giao cho thấy Nhật Bản muốn Việt Nam hiểu chính sách của Nhật Bản với khu vực cũng như tìm hiểu chính sách và nhu cầu của Việt Nam để hợp tác liên quan đến an ninh khu vực Biển Đông.
11 Thông tin báo chí của Bộ Ngoại giao Nhật Bản sau phán quyết của toà trọng tài ngày 12/7/2016 vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc về các tranh chấp trên Biển Đông, tại http://www.mofa.go.jp/press/release/press4e_001204.html.
12 Xem thêm tác giả Tomotaka Shoji, The South China Sea: A view from Japan, 2014 tại: http://www.nids.mod.go.jp/english/publication/kiyo/pdf/2014/bulletin_e2014_7.pdf
13 Xem thêm tuyên bố chung các Bộ trưởng hai nước Nhật Mỹ, 8/2017 tại https://www.state.gov/r/pa/prs/ps/2017/08/273504.htm.
14 Xem thêm tuyên bố chung cấp cao hai nước Nhật Bản và Đông Timo ngày 15/3/2016, tại website Bộ Ngoại giao Nhật Bản, http://www.mofa.go.jp/s_sa/sea2/tp/page4e_000390.html.
15 Nt.
16 Xem thêm bài viết của tác giả Ankit Panda, tạp chí The Diplomat, ngày 21/5/2017, tại http://thediplomat.com/2017/05/china-pushes-back-on-japan-new-zealand-statement-on-south-china-sea/.
17 Xem tuyên bố chung tại: http://www.mofa.go.jp/a_o/ocn/nz/page4e_000610.html
18 Xem tuyên bố chung của Mỹ và Nhật tháng 8/2017 tại webiste Bộ Ngoại giao Nhật Bản: http://www.mofa.go.jp/na/st/page4e_000649.html.
19 Nt.
20 Xem thông tin tại báo Mainichi của Nhật Bản tại: https://mainichi.jp/english/articles/20170818/p2g/00m/0dm/051000c.
21 Xem thêm tuyên bố chung ba nước Mỹ, Nhật, Ôxtrâylia tháng 6/2017 tại: https://www.minister.defence.gov.au/minister/marise-payne/statements/joint-statement-australia-us-japan-defence-ministers-meeting
22 Xem thêm Tuyên bố Ba nước Mỹ, Nhật, Ôxtrâylia lần thứ 6 (TSD 6) tại http://www.mofa.go.jp/a_o/ocn/page3e_000514.html; https://seasresearch.wordpress.com/2016/07/26/joint-statement-of-japan-united-states-australia-on-the-south-china-sea/
23 Xem thêm tuyên bố Ba nước Mỹ, Nhật, Ôxtrâylia lần thứ 7 (TSC7) tại https://foreignminister.gov.au/releases/Pages/2017/jb_mr_170807b.aspx
[1] Xem thêm tác giả Tomotaka Shoyi, The South China Sea: A view from Japan, NIDS, 2014 tại http://www.nids.mod.go.jp/english/publication/kiyo/pdf/2014/bulletin_e2014_7.pdf
[2] Xem thêm phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera năm 2013 tại http://www.tehrantimes.com/news/414621/Japan-s-delicate-balancing-act-in-the-South-China-Sea
[3] Xem thông tin tại http://anninhthudo.vn/binh-luan/bien-dong-lam-nong-g7/671897.antd.
[4] Xem thêm tại http://www.japantimes.co.jp/news/2016/05/15/national/politics-diplomacy/abe-working-to-forge-united-front-on-south-china-sea-at-g-7-talks/#.Vzvrf0I1fdm
[5] Xem thông cáo tuyên bố G7 năm 2016 của tại website của Bộ Ngoại giao Nhật Bản, http://www.mofa.go.jp/files/000160266.pdf
[6] Xem thêm Hướng dẫn Quốc phòng quốc gia năm 2013 của Nhật Bản tại http://www.mod.go.jp/j/approach/agenda/guideline/2014/pdf/20131217_e2.pdf
[8] Xem Tuyên bố chung Việt Nam - Nhật Bản về thiết lập quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á năm 2014 tại: http://www.vnembassy-jp.org/vi/tuyên-bố-chung-việt-nam-nhật-bản-về-thiết-lập-quan-hệ-đối-tác-chiến-lược-sâu-rộng-vì-hòa-bình-và
[9] Xem thêm thông tin tại báo foxnews, 1/2017 tại: http://www.foxnews.com/world/2017/01/16/in-hanoi-abe-says-japan-will-provide-vietnam-patrol-vessels.html
[10] Theo thông tin trao đổi giữa các cán bộ nghiên cứu cao cấp của Quỹ với Học viện Ngoại giao ngày 12/7/2017; xem thêm thông tin trên trang web của Quỹ tại https://www.spf.org/e/profile/program.html
[11] Nt.
[12] Xem thêm tại Báo Lao Động, 2/2016 tại: https://laodong.vn/the-gioi/viet-nam-nhat-ban-dien-tap-hai-quan-tai-can-cu-ven-bien-dong-519038.bld
[13]Xem thêm thông tin tại: https://www.japantimes.co.jp/opinion/2016/08/30/commentary/japan-commentary/japans-defense-diplomacy-asean-member-states/#.Wb5JJkIxF8c
[14] Xem thêm tại http://tuoitre.vn/nhat-tap-tran-cung-viet-nam-philippines-trong-thang-sau-1314702.htm
[15] Xem tuyên bố chung Thúc đẩy toàn diện Đối tác chiến lược giữa các nước láng giềng vì hữu nghị, ngày 27/9/2011, www.kantei.go.jp/foreign/statement/201109/27philippines_e.html>
[16] Thời báo tài chính, ngày 9/12/2012.
[17] Xem thêm thông tin tại website Bộ Ngoại giao Nhật Bản, tại: http://www.mofa.go.jp/mofaj/kaidan/page3_000326.html
[18] Xem thêm thông tin tại the Diplomat http://thediplomat.com/2016/08/philippines-gets-first-japan-coast-guard-vessel/
[19] Xem thêm thông tin tại: http://www.philstar.com/headlines/2016/03/04/1559421/japan-lease-trainer-aircraft-philippine-navy ; và http://www.philstar.com/headlines/2016/03/01/1558232/philippines-japan-ink-deal-defense-equipment
[20] Xem thêm tác giả Prashanth Parameswaran, tạp chí the Diplomat, tại: http://thediplomat.com/2016/09/japan-to-give-philippines-two-large-patrol-vessels/
[21] Xem thêm tại http://navaltoday.com/2014/10/27/us-navy-strengthens-bonds-with-philippines-and-japan/
[22]Xem thêm tại: https://www.japantimes.co.jp/opinion/2016/08/30/commentary/japan-commentary/japans-defense-diplomacy-asean-member-states/#.Wb5JJkIxF8c
[23] Xem thêm tại: https://www.wsj.com/articles/japan-philippines-hold-joint-naval-drills-in-south-china-sea-1431492343
[24] Xem thêm tại: http://globalnation.inquirer.net/124986/ph-navy-start-naval-exercises-with-us-japan-navies-in-palawan-june-22
[25] Xem thông tin tại: https://thediplomat.com/2016/07/japan-philippines-to-launch-maritime-exercise-amid-south-china-sea-uncertainty/
[26] Xem thêm tại http://tuoitre.vn/nhat-tap-tran-cung-viet-nam-philippines-trong-thang-sau-1314702.htm
[27] Xem thêm tại http://www.thejakartapost.com/news/2016/12/20/japan-indonesia-to-set-up-maritime-forum.html
[28] Xem thêm tại https://asia.nikkei.com/Politics-Economy/International-Relations/Indonesia-Japan-deepen-talks-on-joint-development-in-South-China-Sea
[29] Nt.
[30] Nt.
[31] Xem thêm thông tin tại:
Năm 2023, dù chiến sự tại Ukraine diễn biến căng thẳng và xung đột tại Trung Đông leo thang, tình hình Biển Đông tiếp tục thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Biển Đông cũng ngày càng được coi là chỉ dấu về trật tự dựa trên luật lệ từ phía Mỹ và đồng minh – đối tác thông qua các tuyên bố và văn bản...
Trả lời câu hỏi của phóng viên chiều ngày 25/5/2023, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng cho biết, tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 (XYH-10) của Trung Quốc cùng một số tàu hải cảnh, tàu cá bảo vệ đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam được xác lập phù hợp với các quy định của...
Trong gần hai năm trở lại cầm quyền tại Malaysia từ tháng 5/2018 - 3/2020, Thủ tướng Mahathir Mohamad (sau đây gọi là Chính quyền Mahathir 2.0) đã thổi luồng gió mới vào chính sách Biển Đông của Malaysia. Khác với cách tiếp cận “thầm lặng” của chính quyền tiền nhiệm, Thủ tướng Mahathir và chính quyền...
Qua phân tích ảnh vệ tinh Đá Ba Đầu từ 2016 đến nay cho thấy, việc Trung Quốc tập kết lượng lớn tàu, dài ngày tại Đá Ba Đầu không phải để tránh thời tiết xấu mà nhiều khả năng là chiến thuật "cắt lát Salami" mới ở Biển Đông, bắt đầu triển khai từ tháng 2 năm 2020.
Bài viết phân tích Hải chiến Hoàng Sa (1974), cuộc tấn công ở Trường Sa (1988), sự kiện Đá Vành Khăn (1995) và sự kiện Bãi cạn Scarborough (2012) để tìm ra những quy luật nhất định. Đây sẽ là cơ sở để phán đoán thời điểm Trung Quốc hành động chiếm mới các thực thể ở Biển Đông để từ đó Việt Nam ra...
Nội dung bài viết bao quát lịch sử quá trình từ khi Trung Quốc manh nha thúc đẩy ý tưởng nghiên cứu băng cháy trên Biển Đông; cho đến hiện trạng khai thác hiện nay để làm rõ thực chất Trung Quốc đã đi đến bước nào trong tiến trình khai thác một loại năng lượng mới ở trên Biển Đông.