Tháng 11/2002 tại Phnom Penh, các nước thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc kỷ kết Tuyên bố về ứng xử của các Bên ở Biển Đông (DOC), mở ra hy vọng mới về khả năng quản lý xung đột, thúc đẩy hợp tác và về sự hình thành cơ sở chính trị pháp lý mới nhằm đảm bảo hòa bình và ổn định ở Biển Đông nói riêng và khu yực Đông Nam Á nói chung. Tuyên bố này về cơ bản giúp xoa dịu căng thẳng giữa các quốc gia liên quan sau tranh chấp Đá Vành Khăn (Mischief Reef), góp phần ổn định tình hình Biển Đông trong suốt bốn năm sau đó. Tuy nhiên, kể từ giữa năm 2007 đến nay, tranh chấp ở Biển Đông trở nên căng thẳng và nóng bỏng hơn với một số va chạm xảy ra liên quan đến xác lập và bảo yệ chủ quyển, khai thác và bảo tổn tài nguyên biển. Biển Đông trở thành chủ đề tranh cãi gay gắt trên các diễn đàn khu vực, mà một trong những đỉnh cao là Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) 17 tại Hà Nội, trong đó 11 trong tổng số 28 nước tham dự hội nghị thể hiện quan ngại vể những diễn biến mới ở Biển Đông, đặc biệt là thái độ cứng rắn và hành động quyết liệt từ phía Trung Quốc. Việc tranh chấp Biển Đông được đưa ra thảo luận tại ARF là một sự kiện mang tính lịch sử của Diễn đàn này.

Bài viết này tìm cách giải mã những căng thẳng ở khu vực Biển Đông từ khía cạnh chính sách và động thái của Trung Quốc. Là quốc gia mạnh nhất trong số các bên tranh chấp, hành vi của Trung Quốc là yếu tố quan trọng nhất quyết định “nhiệt độ” của tranh chấp này và từ giai đoạn 2007-2008 các động thái của Trung Quốc trở nên cứng rắn hơn. Bài viết sẽ tìm cách trả lời các câu hỏi sau: Một là, Trung Quốc đã có những điểu chỉnh gì trong xử lý tranh chấp Biển Đông trong thời gian qua và liệu đó có phải là nguyên nhân chính tạo ra những căng thẳng ở vùng biển này? Hai là, hành động của Trung Quốc bắt nguồn từ những thay đổi trong tư duy chiến lược và chính sách hay chỉ là những phản ứng nhất thời đối với hành động của các quốc gia khác và những chuyển biến trong môi trường chiến lược? Ba là, các quốc gia khác nhìn nhận và phản ứng thế nào với hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông trong thời gian vừa qua?

Nhìn lại hành động của Trung Quốc tại Biển Đông từ 2007 đến nay

Từ đầu năm 2007 đến giữa 2010Trung Quốc triển khai nhiều biện pháp để củng cố cơ sở pháp lý của các yêu sách và đẩy mạnh hoạt động tuyên ưuyển về chủ quyền ở Biển Đông, phê phán hành vi của các quốc gia khác cùng với việc nhấn mạnh thái độ kiềm chế và hành vi tự vệ của Trung Quốc. Tiếp theo Luật Lãnh hải và Vùng tiếp giáp (1992)[1]Luật về Vùng đặc quyền kinh tế và Thềm lục địa (1998)[2]Trung Quốc đi thêm một bước nhằm thiết lập cơ quan quản lý hành chính đối với các quần đảo tranh chấp. Ngày 3/7/2007Quốc Vụ Viện Trung Quốc phê chuẩn việc thành lập thành phố hành chính cấp huyện Tam Sa thuộc tình Hải Nam để trực tiếp quản lý ba quẩn đảo: Hoàng Sa, Trung Sa và Trường Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa).[3] Hành động này dẫn đến nhiều cuộc biểu tình phản đối chống Trung Quốc ở Việt Nam. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng thông qua hàng loạt văn bản pháp lý nhằm kiện toàn bộ máy nhà nước quản lý về biển, hải đảo như Cương yếu phát triển hải dương với Tầm nhìn 2020 (tháng 6/2010)Kế hoạch xây dựng khu kinh tế Quảng Tây, Chương trình hỗ trợ công dân sử dụng các đảo không người nhằm vào Trường Sa và Hoàng Sa. Tháng 11/2012, Trung Quốc cho in đường lưỡi bò lên mẫu hộ chiếu phổ thông điện tử mới cấp cho công dân nước này.[4] Động thái trên cho thấy Trung Quốc từng bước nội luật hóa, tăng cường ý thức của người dần về yêu sách đường lưỡi bò không có cơ sở pháp lý.

Trên thực địa, trong các nỗ lực nhằm khẳng định chủ quyền và quyền kiểm soát, Trung Quốc liên tục ngăn cản các hoạt động khai thác tài nguyên của các nước khác bất chấp các hoạt động đó nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của họ. Thứ nhất, Trung Quổc tăng cường sức ép, buộc các công ty nước ngoài rút khỏi các dự án thăm dò và khai thác dầu khí mặc dù nằm trong vùng nước thuộc phạm vi quyền chủ quyển của Việt Nam. Từ giữa năm 2007, Trung Quốc đã nhiều lần phản đối và gây sức ép về dự án xây dựng đường ống khí đốt do tập đoàn BP của Anh thực hiện. Tháng 6/2007trước áp lực của Trung Quốc, BP đã phải quyết định ngừng một dự án thăm dò dầu khí trong vùng biển có tranh chấp ngoài khơi Việt Nam (lô 5.2 nằm giữa Việt Nam và quần đảo Trường Sa, cách bờ biển Việt Nam khoảng 370 km).[5] Tháng 7/2008, giới ngoại giao Trung Quốc tại Mỹ liên tiếp phản đối ExxonMobil và công khai đe dọa trả đũa công việc kinh doanh của công ty này ở Trung Quốc đại lục nếu công ty hợp tác với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) trong các dự án thăm dò và khai thác dầu khí ở khu vực ngoài khơi miền Trung và miền Nam Việt Nam.[6] Trong khi đó, ngày 24/11/2008theo hãng tin Bloomberg, Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNOOC) công bố dự án 30 tỷ USD để khoan tìm dầu khí trong các khu vực nước sâu ở Biển Đông. Từ cuối tháng 5/2010 đến nay, Trung Quốc đã sử dụng tàu khảo sát M/V Western Spirit cùng nhiều tàu bảo vệ tiến hành khảo sát địa chấn tại khu vực đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa và tại các lô dầu khí 141142 và 143 trên thềm lục địa Việt Nam, cách đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, khoảng 90-116 hải lý. Trung Quốc còn tiến hành san lấp, mở rộng đảo Tri Tôn với mục đích xây dựng công trình trên đảo này.[7]

Kể từ khi công bố đường lưỡi bò trong công hàm gửi Liên Hợp Quốc 5/2009, Trung Quốc tăng cường các hoạt động trấn áp các quốc gia khác, qua đó nhằm khẳng định yêu sách đường lưỡi bò. Một số vụ việc nghiêm trọng xảy ra như việc tàu Trung Quốc hai lần cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam trong phạm vi thềm lục địa của Việt Nam trong tháng 6 và tháng 11/2011. Cũng trong tháng 6/2011, tàu Trung Quốc buộc tàu thăm dò của Philippines phải rút ra khỏi Bãi cỏ Rong (Reed Bank).[8] Để trả đũa việc Việt Nam thông qua Luật Biển, ngày 23/6/2012, Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) công khai mời thấu 9 lô dầu khí có tổng diện tích là 160.129,38 km2. Các lô này nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, nơi gần nhất cách đảo Phú Quý của Việt Nam khoảng 13 hải lý, cách bờ biển Việt Nam khoảng 60 hải lý, chồng lên các lô từ 128 đến 132 và từ 145 đến 156 mà PetroVietnam đã và đang tiến hành các hoạt động dầu khí. PetroVietnam phản đối việc CNOOC mời thầu, cho rằng hành động này đi ngược với Công ước của Liên Hợp Quốc vể Luật Biển (UNCLOS) 1982 và không phù hợp vởi thông lệ dẩu khí quốc tế.[9]

Thứ hai, Trung Quốc tiếp tục đơn phương áp đặt các lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông vào mùa đánh bắt cao điểm. Trong năm 2009 và 2010, Trung Quốc kéo dài lệnh cấm đánh bắt lên ba tháng, từ giữa tháng Năm đến giữa tháng Tám, mùa đánh bắt cao điểm của ngư dân Việt Nam. Trong một sự vụ nghiêm trọng, tàu hải quân Trung Quốc ngày 9/7/2007 đã nã súng vào một số thuyền đánh cá của ngư dân Việt Nam trong vùng biển gần Trường Sa, cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km. Trong nhiều trường hợp, tàu ngư chính và tuần duyên của Trung Quốc cố tình va chạm trực tiếp làm chìm các tàu cá của ngư dân Việt Nam, bắt giữ và đòi tiền chuộc nhiều tàu cá của Việt Nam.[10] Trong một số sự vụ khác, các lực lượng của Trung Quốc đã bắt giữ các tàu cá và ngư dân vào tránh bão trong quần đảo Hoàng Sa, bắt họ ký vào các biên bản thừa nhận vi phạm chủ quyển của Trung Quốc và buộc gia đình họ phải nộp tiền phạt.[11] Ngư dân Philippines và Malaysia cũng chịu chung các tình cảnh tương tự.[12] Đặc biệt, tháng 11/2012, Trung Quốc đã sửa đổi quyết định và cho phép tỉnh Hải Nam khám xét và trục xuất tàu thuyền trong vùng nước có yêu sách. Với bước đi trên, Trung Quốc đang âm mưu biến thành phố này thành tiền đồn quân sự mang ý nghĩa chiến lược. Vĩ thế, Nhật báo Phương Nam đã đánh giá đảo Phú Lâm sẽ đóng vai trò “trung tâm chính trị, quân sự” trong tham vọng thâu tóm Hoàng Sa và Trường Sa mà Trung Quốc đang theo đuổi.[13]

Mặc dù lệnh cấm đánh bắt cá được Trung Quốc đơn phương áp đặt từ năm 1999, nhưng từ 2007 đến nay hành động của Trung Quốc mang tính hăm dọa quyết liệt hơn với thời gian cấm biển ngày một dài hơn và các hoạt động tuần tra, bắt giữ và cản phá ngư dân của các nước liên quan với quy mô lớn hơn, thường xuyên hơn và mạnh bạo hơn. Gary Li, một chuyên gia về Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) cho rằng lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc thực sự nhằm tạo ra quyển cai quản trên thực tế [de facto jurisdiction] và tiền lệ lịch sử nhằm khẳng định chủ quyền.[14]

….

Đọc toàn bộ bài viết tại đây.

Đỗ Thanh Hải, đã hoàn tất chương trình Tiến sĩ tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược, Đại học Quốc gia Úc. Trước đó, ông là nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Chiến lược, Học viện Ngoại giao Việt Nam với lĩnh vực nghiên cứu chủ yếu về quan hệ nước lớn, an ninh biển, và hội nhập khu vực. Ông Hải là tác giả của một số xuất bản như: “Tôn giáo và Quan hệ quốc tế” (NXB Chính trị Quốc gia, 2012); “Biển Đông trên bàn cờ nước lớn của Trung Quốc (Tạp chí Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế - CSIS, 2014); “Quan hệ Việt-Trung: Lòng tin xói mòn” (Báo Eurasia Review, 2014); “Biển Đông: Thời Trung Quốc cai trị bắt đẩu” (Nhật báo Today, Singapore, 2015).

Nguyễn Thuỳ Linh, là Thạc sĩ, Học viện Ngoại giao. Bà Linh tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Hán ngữ Đối ngoại tại Đại học Nam Khai, Thành phố Thiên Tân, Trung Quốc. Những nghiên cứu của bà chủ yếu về Trung Quốc và chính sách Trung Quốc tại Biển Đông.

Bài viết thuộc bản quyền Nghiên cứu Biển Đông. Đề nghị chỉ được dẫn đường link bài viết, không đăng lại khi chưa có sự đồng ý của Ban Biên tập.

 


[1]    Luật này quy định lãnh hải rộng 12 hải lý, áp dụng cho cả bốn quần đảo ở Biển Đông trong đó có quần đảo Tây Sâ (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa).
[2]    Luật này một lần nữa chính thức thể hiện quan điểm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều có vùng đặc quyển kinh tế và thềm lục địa riêng mà họ thường gọi là wvùng nước phụ cận,:

[3]  “Việt Nam lên tiếng vể Trường Sa”, BBC Tiếng Vịệt, ngày 7/12/2007, xem tại http//www.bbcxo.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/12/071203_viet_china_spratlys.shtml

[4] “Phàn đối Trung Quốc đưa ‘đường lưỡi bò’vào hộ chiếu”, Vnexpress, ngày 22/11 /2012, xem tại http//vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/phan-doi-trung-quoc-dua-duong-luoi-bo-vao- ho-chieu-2392751 .html

[5]  “BP ngừng thăm dò ở Trường Sa”, BBC Tiếng Việt, ngày 14/6/2007, xem tại http//www.bbcxo.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/06/070614_bp_china.shtml

[6]    Greg To ro de, “Tussle for Oil in the South China Sea”, South China Morning Post, ngày 20/7/2008.
[7]    “Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt khảo sát đảo Tri Tôn”, Báo Công an TP HCMị ngày 5/8/2010xem tại http//www.conganxom.vn/?mod=detnews&catid=681&id=127115
[8]    Ian Storey, “China and the Philippines Implications of the Reed Bank Incident”, China Brief, Vol. 11, No. 8, Jamestown Foundation, ngày 6/5/2011xem tại http//www.james- town.org/ single / ?no_cache= 1 &tx_ttnews% 5 Btt_news% 5D=37902#.VET B 6fl_sUU

[9]  “PetroVietnam phản đối CNOOC của Trung Quốc gọi thầu phi pháp”, PdrotimeSj ngày28/8/2013, xem tại https://www.ptscxom.vn/vie/layout/set/print/TTSK/DK/PVN/ PetroVietnam-ph-n-d-i-CNOOC-c-a-Trung-Qu-c-g-i-th-u-phi-phap

[10]  “Hanoi protests China fishing ban”, BBC, ngày 8/6/2009, xem tại http://news.bbc. co.uk/2/hi/asia-pacifìc/8089654.stm; “Controversial Chinese Ban affects more ^et- namese Fishing Vessels”, Thanh Nien News, ngày 5/6/2009, “Fishmen Intimidated and Harrassed by Chinese Patrol Boats”, Thanh Nien News, truy cập ngày 8/6/2009.

11 • “Phân đối Trung Quốc bẳt giữ ngư dân ^ệt Nam”, Tuổi Trẻ, ngày 15/12/2009, tại http// tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/353329/Phan-doi-Trung-Quoc-bat-giu-ngu-dan-VN.html, “Trung Quốc lại bât giữ ngư dân Việt Nam”, BBC tiếng Wìệt, ngày 28/3/2010, xem tại http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/03/100328_viet_fishermen.shtml và “Ngư dân \^ệt Nam lại bị Trung Qụốc bât giữ”, Vnexpress, ngày 7/5/2010, xem tại http// vnacpress.net/GL/Xa-hoi/2010/05/3BAlB97A/

[12] Greg Torode, “China ban on fishing as tension runs high”. South China Morning Post, ngày 16/5/2010 xem tại http://www.viet-studies.info/kinhte/china_ban_on_fìshing_ SCMP.htm

[13] “Âm mưu Tam Sa của Trung Qụốc^ Thanh Niên, ngày 28/8/2013, xem tại http//www. thanhnien.co m.vn / pages/20120703/am-muu-tam-sa-cua-trung-quoc.aspx

[14] Greg Torode, “China ban on fishing as tension runs high”. South China Morning Post, ngày 16/5/2010 xem tại http://www.viet-studies.info/kinhte/china_ban_on_fìshing_ SCMP.htm