Nhằm cung cấp cho độc giả những thông tin cập nhật và chính xác hơn thực trạng của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường, Ban biên tập Nghiên cứu Biển Đông đã khởi động một dự án rà soát các đặc điểm địa lý, tự nhiên và tình trạng quản lý của hai quần đảo nói trên. Phần I của dự án tập trung vào việc biên soạn một bảng mô tả các tên gọi, tọa độ và đặc điểm địa lý của các thực thể thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, dựa trên các nguồn tài liệu công khai, đã được kiểm chứng. Phần II của dự án sẽ đi vào khảo sát thực trạng quản lý các đảo, đá ở Hoàng Sa và Trường Sa, kèm những hình ảnh minh họa mới nhất về hoạt động xây dựng và cải tạo của các bên quản lý. BBT Nghiên cứu Biển Đông xin giới thiệu với quý vị độc giả các sản phẩm thuộc Phần I của dự án, danh sách mô tả đặc điểm địa lý của các thực thể thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Bản danh sách được thực hiện dựa trên tài liệu “Sailing Directions Enroute - South China Sea and the Gulf of Thailand” do Cục Tình báo Địa vệ tinh Quốc gia (National Geospatial-Intelligence Agency), Quân đội Mỹ, xuất bản năm 2011. Các đặc điểm mô tả  địa lý được trích từ  bản dịch tiếng Việt của tài liệu trên, trong cuốn sách nhan đề  "Để  đảo xa thành gần" do nhóm Trúc Nam Sơn thực hiện. Đối với các thực thể  không có tọa độ địa lý từ hai tài liệu trên, nhóm thực hiện đã tham khảo thông tin từ danh sách thực thể do Bộ Nội vụ Đài Loan thống kê (xem thêm tại địa chỉ http://sowf.moi.gov.tw/stat/year/y05-19.xls).

Danh sách, tọa độ và đặc điểm địa lý các thực thể thuộc quần đảo Trường Sa

Tên tiếng Việt

Tên địa lý (Tên tiếng Anh)

Tên tiếng Trung

Tên tiếng Trung (Hán Việt)

Tên tiếng Philippin

Tên tiếng Malaysia

Tọa độ

Đặc điểm địa lý

Bãi Huyền Trân

Alexandra Bank

Renjun Tan

 

 

 

7°58′

8°02′B,

110°35′

110°38Đ

Có hải đăng, nằm cách Bãi Phúc Tần 2 hải lý về hướng Đông Nam, có độ sâu tối thiểu 5.5 m trên một đáy san hô có thể nhìn rất rõ.

Đá Suối Ngọc

Alicia Annie Reef

Xiane Jiao

Tiên Nga tiêu

Arellano

 

9°24'B,

115°26'Đ

Nằm cách bãi cạn Thomas 26 hải lý về phía tây, có trục nằm theo hướng bắc–nam. Rạn đá này lúc chìm lúc nổi, bao kín hoàn toàn một phá không có lối vào. Lúc triều thấp, đầu bắc và đầu nam đảo san hô nằm cao trên mặt nước và toàn bộ các cạnh của các rạn đá nằm trên mặt nước khoảng 0,3m. Ở đầu bắc, có một mũi đất có vẻ là cát trắng, cao 1.2 m khi triều thấp. Có nhiều mỏm đá lớn và một vài mỏm đá nhỏ nổi rõ ở góc Đông Nam của đá Suối Ngọc. Rìa ngoài của vành rạn đá dốc đứng.

Đá Tốc Tan/Bãi Tốc Tan

Allison Reef

Liumen Jiao

Lục Môn tiêu

De Jesus

 

8°50'B,

114°00'Đ

Một rạn-đảo san hô vòng lúc chìm lúc nổi, dài khoảng 11 hải lý theo một hướng chung Tây Bắc–Đông Nam, tạo thành một phá có vẻ cạn và có nhiều chướng ngại. Cực tây của nó cách đá Phan Vinh (Pearson) khoảng 13 hải lý về phía Đông Nam. Trên cạnh bắc ở vị trí khoảng 2,5 hải lý về phía tây của cực tây một có lối vào rộng 0,35 hải lý với độ sâu 9 m. Cạnh này có các mỏm đá nhỏ rải rác, một vài mỏm đá trong số này lộ lên khoảng 0,9 m lúc triều thấp. Cạnh phía nam bao gồm một số mảng san hô cô lập lúc chìm lúc nổi, giữa các mảng này có các kênh hẹp với độ sâu khoảng 9 m. Lúc triều cao, đá Tốc Tan nằm dưới mặt nước nhưng có thể định vị được nhờ sóng tràn. Có thể nhìn thấy sóng tràn ở khoảng cách 5 hay 6 hải lý vào ngày trời trong. Có thể thả neo ở đầu Đông Nam và đầu Tây của Đá Tốc Tan, nơi có độ sâu 60 m, hoặc dọc theo bờ Nam và bên ngoài cửa Bắc của phá, nơi có độ sâu 9 m.

Đảo An Bang

Amboyna Cay

Anbo Shazhou

An Ba sa châu

Kalantiyaw / Datu Kalantiaw

Pulau Kecil Amboyna

7°52’B,

112°55’Đ

Một cồn nằm gần rìa Tây Nam của Khu vực Nguy hiểm. Đảo cao khoảng 2 m và có một bờ biển cát có nhiều san hô và sỏi vụn. Có các gờ san hô một phần lúc nổi lúc chìm kéo dài 0.2 hải lý ra biển ở một số địa điểm. Khi biển động thì có sóng đổ trên các gờ san hô này.
Ở khu vực Tây Bắc của cồn có một đài tưởng niệm cao 3 m, ngoài ra còn có một hải đăng có đài hồi âm tín hiệu ra-đa (racon).
Các bãi san hô ngầm, nơi sóng đổ mạnh, kéo dài 0.5 hải lý về hướng Tây Bắc và 1 hải lý về hướng Đông Bắc của đảo, với độ sâu 7.3 m ở phạm vi 0.3 hải lý cách bãi ngầm san hô ở hướng Đông Bắc. Một rạn đá ngầm, với độ sâu từ 3.7 m tới 4.6 m được ghi nhận là nằm ở 0.8 hải lý hướng Tây Bắc của cồn.
Khu vực Tây và Tây Nam của Đảo An Bang được bao quanh bởi các rạn đá với sườn dốc đứng ra tới phạm vi 0.3 hải lý. Các rạn đá ngầm ở hướng Tây và Tây Nam giảm độ sâu từ 7.6 m ở phạm vi cách bờ 0.2 hải lý xuống còn 1.5 m ở phạm vi cách bờ 27 m. Cách đảo khoảng 0.1 hải lý về phía Nam, viền đá ngầm có độ sâu khoảng 7 m.

Bãi Trung Lễ

Amy Douglas Bank

Antang Tan

 

Mahiwagang Diwata

 

10°53′B,

116°26′Đ

 

Bãi Kiệu Ngựa / Bãi Ngựa

Ardasier Bank

Andu Tan

An Độ than

Antonio Luna

Permatang Ubi

 7°37′B, 

113°56′Đ

Bãi Kiệu Ngựa kéo dài 37 hải lý hướng Đông Đông Bắc từ Đá Kiệu Ngựa. Nó được bao quanh bởi một viền san hô với các chỗ sâu từ 3.7 m tới 18.3 m. Các độ sâu ở khu vực trung tâm của bãi được cho là sâu từ 37 m đến 55 m nhưng chưa được khảo sát.

Đá Thanh Kỳ

Ardasier Breakers

Xibo Jiao

Tức Ba tiêu

 

 

7°57′B,

114°02′Đ

 

Đá Kiệu Ngựa

Ardasier Reef

Guangxingzi Jiao

Quang Tinh Tử tiêu

 

Terumbu Ubi

7°38’B,

113°56’Đ

Cực tây của Bãi Kiệu Ngựa (Ardasier Bank), nằm 14 hải lý về hướng Bắc Đông Bắc của Đá Hoa Lau (Swallow Reef) .
Rạn đá này, lúc nổi lúc chìm, bao quanh thành một phá nông có lẽ đi vào được bằng thuyền lúc thủy triều cao. Rạn đá này có sườn dốc đứng, ngoại trừ bờ Đông, nơi nối tiếp với Bãi Kiệu Ngựa.

Bãi Bàn Than

Ban Than Reef / Zhongzhou Reef

Zhongzhou Jiao

Trung Châu tiêu

 

 

 

Đá này nằm cách đảo Ba Bình 2 hải lý về phía Đông và lộ khỏi mặt nước 0,6 m

Bãi Thuyền Chài / Đá Thuyền Chài

Barque Canada Reef / Lizzie Weber Reef

Bai Jiao

Bách tiêu

Masca(r)do / Magsaysay

Terumbu Perahu

 

Một rạn đá dài hẹp, gần như toàn bộ cao hơn mức thủy triều thấp. Nó kéo dài khoảng 15 hải lý Đông Bắc từ một mỏm đá cao 4.5 m ở vị trí 8°05'B, 113°14'Đ. Phá bên trong rạn đá có vẻ như khá sâu nhưng không thể vào được. Ở đầu Đông Bắc của bãi có một nhóm đá cao 2 m. Khu vực bờ phía Bắc dốc không đứng bằng khu vực phía nam bãi và có thể thả neo tạm thời trong thời tiết tốt.

Đá Ba Kè/ Hải đăng Ba Kè

Bombay Castle

Pengbo Bao

 

 

 

7°56′B,

111°44′ Đ

Bãi có độ sâu 3 m và luôn có sóng đổ, ngoại trừ những lúc thời tiết tốt nhất

Bãi Cái Mép

Bombay Shoal

Pengbo Ansha

Bồng Bột ám sa

Abad Santos

 

9°26'B,

116°55'Đ

Đá nằm cách bãi Rạch Lấp (Carnatic Shoal) 47 hải lý về phía Tây Nam, gồm một rạn đá dốc bao kín hoàn toàn một phá. Phá có đáy cát và các chỗ sâu từ 29 đến 33 m. Trên rạn đá có nhiều mỏm đá nổi khoảng 0,6 m khi triều thấp. Đá Madagascar, nổi 0,6 m khi triều thấp, nằm gần cực bắc của rạn đá này. Phía Đông Bắc của bãi Cái Mép có hai xác tàu bị mắc kẹt. Mức chênh lệch thủy triều khoảng 1,2 m trên bãi cạn.

Đá Long Điền

Boxall Reef

Niuchelun Jiao

Ngưu Xa Luân tiêu

Rajah Sulayman

 

9°36'B,

116°10'Đ

Một rạn đá cô lập lúc chìm lúc nổi nằm cách bãi Chóp Mao (Sabina Shoal) 18 hải lý về phía Tây Nam. Rạn đá này không chứa phá hay bất kỳ mỏm đá đáng chú ý nào.

Bãi Đồ Bàn / Bãi cạn Nâu

Brown Reef

Zong Tan

Tông than

Kayumanggi Bank

 

10°42′B,

117°23′Đ

 

Bãi Rạch Lấp

Carnatic Shoal

Hongshi Ansha

Hồng Thạch ám sa

Sikatuna

Beting Sikatuna

10°06′B,

117°21′Đ

Bãi có chỗ cạn nhất là 6,4m và nằm ngay trong cạnh Đông của Khu vực nguy hiểm. Vị trí của bãi cạn này cũng chưa được xác định rõ.

Đá Núi Cô

Cay Marino

Yunuo Jiao

Ngọc Nặc tiêu

 

 

8°30′B,

114°21′Đ

 

Đảo Trường Sa Đông

Central Reef

Zhong Jiao

Trung tiêu

Gitnang Quezon

Terumbu Gitna

8°55’B,

112°21’Đ

Nằm cách 14 hải lý về hướng Tây Bắc của Đá Đông. Mặc dù đảo này ngập nước, sóng tràn không luôn luôn xuất hiện. Ở khu vực Đông Nam của rạn đá, có cửa vào một phá nông và ở cực Đông và Tây Nam của đảo Trường Sa Đông có hai cồn cát trắng nhỏ.

Bãi Charlotte

Charlotte Bank

 

 

 

 

7°08’B,

107°36’Đ

Là vị trí nguy hiểm cực Nam của rìa Tây tuyến hải hành chính Hong Kong - Singapore. Bãi này dài khoảng 4 hải lý và có độ sâu tối thiểu từ 8.5 m đến 11 m. Có một chỗ sâu 33m nằm cách Bãi Charlotte 80 hải lý về phía Nam ở vị trí 5°47'B, 107°30'Đ

Đá Cô Lin

Collins Reef

Guihan Jiao

Quỷ Hám tiêu

Roxas

 

 

Là một rạn đá nhỏ với một cồn cát san hô ở phần đồng nam, nằm cách đá Gạc Ma 1,5 hải lý về phía tây bắc. Nó tách biệt với đá Gạc Ma bởi một kênh có đáy san hô tương đối sâu.

Đá Công Đo

Commodore Reef

Siling Jiao

Tư Lệnh tiêu

Rizal Reef

Terumbu Laksamane /Terumbu Laksamana

8°22’B,

115°14’Đ

Là một đảo san hô vòng khoảng 7 hải lý kéo dài từ Đông sang Tây, nằm cách khoảng 47 hải lý về hướng Đông Nam của Đá Tiên Nữ. Đá cao 1.5 m trên mức thủy triều thấp ở cực Tây, và có những mảng lúc nổi lúc chìm ở các vị trí khác dọc theo rạn đá. Đá này tạo thành 2 phá nối và ở cổ nối chúng với nhau có một cồn cát cao 0.5 m. Phá hướng Đông chưa được khảo sát kỹ, nhưng có vẻ nông và đầy đá. Rạn đá bao quanh bị ngập nước hoàn toàn lúc triều cao, ngoại trừ cồn cát ở giữa và một mỏm đá cao chừng 0.3m ở cực Đông.

Đá Núi Le

Cornwallis South Reef

Nanhua Jiao

Nam Hoa tiêu

Osmeña

 

8°45’B,

114°13’Đ

Cách Đá Tốc Tan 8 hải lý hướng Đông Đông Nam, bao gồm một rạn đá ngầm lúc nổi lúc chìm vây quanh một phá có cửa hướng Nam. Cửa phá rộng khoảng 0.2 hải lý và bao gồm vài mảng san hô nông. Độ sâu 9m được tìm thấy phía trong phá, nhưng chưa được khảo sát tỉ mỉ. Có vài mỏm đá nhỏ lúc nổi lúc chìm nhỏ dọc theo bờ Đông Nam của bãi đá, nơi có nhiều sóng tràn những lúc có gió Đông Bắc. Vẫn có thể nhận ra Đá Núi Le trong lúc triều cao.

Bãi Châu Viên/ Đá Châu Viên

Cuarteron Reef

Huayang Jiao

Hoa Dương tiêu

Calderon

Terumbu Calderon

8°54’B, 112°52’Đ

Nằm ở cực Đông của Cụm đảo Trường Sa. Có nhiều mỏm đá cao từ 1.2 m đến 1.5 m nằm ở bờ Bắc của rạn đá này. Phá nông bên trong rạn đá này không có ngõ vào. Thủy triều ở Bãi Châu Viên hình như là nhật triều, cao từ 1.8 m đến 2.1 m. Các dòng thủy triều chảy dọc theo bờ Bắc di chuyển về hướng Tây lúc triều lên và hướng Đông lúc triều xuống.

Đá Đa Lát / Đá Suối Cát

Dallas Reef

Guangxing Jiao

Quang Tinh tiêu

Rajah Matanda

Terumbu Laya

7°38’B,

113°48’Đ

Chiều dài khoảng 5 hải lý theo hướng Đông - Tây và hoàn toàn trên mặt nước khi triều thấp, bao quanh thành một phá nhỏ. Đoạn thẳng từ Đá Suối Cát đến Bãi Thuyền Chài (Barque Canada Reef) đánh dấu một phần đường giới hạn Tây Nam phỏng chừng của Khu vực Nguy hiểm.

 

Director Shoal / Reef

Zhixiang Jiao

 

Tamban

 

8°28′B,

115°55′Đ

 

Đá Lớn

Discovery Great Reef

Daxian Jiao

Đại Hiện tiêu

Paredes

Terumbu Paredes

10°01'B,

113°52'Đ

Một đảo san hô vòng dài và hẹp với đầu bắc nằm cách rạn đá Western khoảng 18 hải lý về phía Đông Nam. Trên vành của Đá Lớn có nhiều mỏm đá lúc chìm lúc nổi, trong đó có Đá Beacon, nằm ở đầu phía nam. Không có lối ra vào phá rõ ràng. Theo ghi nhận, đứng ở độ cao 21 m thì có thể trông thấy Đá Lớn từ khoảng cách 9,5 hải lý.

Đá Nhỏ

Discovery Small Reef

Xiaoxian Jiao

Tiểu Hiện tiêu

 

 

10°01'B,

114°01'Đ

Nằm cách đầu nam của Đá Lớn 10 hải lý về phía Đông. Đây là một mảng san hô tròn, dốc đứng, lúc chìm lúc nổi.

Đá Đông/ Cồn Đông

East Reef

Dong Jiao

Đông tiêu

Silangan

Terumbu Silangan

8°50’B,

112°35’Đ

Đá bao quanh thành một phá với độ sâu từ 7.3 m đến 14.6 m và nằm khoảng 16 hải lý hướng Tây Tây Nam của Đá Châu Viên. Có rất nhiều mỏm san hô lởm chởm ở trong phá. Một tảng đá sắc, cao khoảng 0.9 m, nằm gần đầu Tây của Đá Đông. Có nhiều mỏm đá khác hiện rõ ở các khu vực Đông và Nam của rạn đá. Có nhiều sóng tràn đánh dấu Đá Đông.

Đá Én Đất

Eldad Reef

Anda Jiao

An Đạt tiêu

Malvar

 

 10°21′B,

114°42′Đ

Đây là rạn đá lúc chìm lúc nổi và là cực Đông của nhóm. Rạn đá Én Đất dài 4,5 hải lý với phần giữa ở đầu Đông Bắc của nó có chỗ cạn khoảng 1,2 m.

Đá Én Ca

Erica Reef

Boji Jiao

Bá Ky tiêu

Gabriela Silang

Terumbu Siput

8°07’B,

114°08’Đ

Nằm ở hướng Tây Tây Bắc của đầu Bắc Bãi Kiệu Ngựa và là một rạn đá ngầm hình bầu dục lúc chìm lúc nổi bao quanh một phá cạn. Một vài mỏm đá lúc chìm lúc nổi nằm ở bờ Đông của Đá Én Ca và có thể vẫn nhìn thấy được ngay trong lúc triều lên. Chưa có cửa phá hay nơi thả neo nào được tìm thấy.

Bãi Ôn Thủy

Fairie Queen

Xianhou Tan

Tiên Hậu than

Diwata

Mahiwagang Diwata

10°38′B,

117°38′Đ

Một mảng san hô sâu 16,5m ở vị trí xấp xỉ 10°38'B, 117°38'Đ. Vị trí của nó chưa được xác minh rõ.

 

Fancy Wreck Shoal

Fan’ai Ansha

 

 

 

9°43′B,

114°40′Đ

 

Đá Chữ Thập

Fiery Cross Reef

Yongshu Jiao

Vĩnh Thử tiêu

Kalingan / Kagilingan /Kagitingan

 

9°35’B,

112°54’Đ

Đá được đánh dấu bởi một hải đăng, dài khoảng 14 hải lý theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, có bờ dốc đứng, cấu thành bởi các mảng san hô trong đó có vài mảng lúc nổi lúc chìm. Mảng lúc nổi lúc chìm lớn nhất nằm ở đầu Tây Nam của đá và nằm chống một tảng đá to, cao 1 m. Ngoại trừ tảng đá này, toàn bộ Đá Chữ Thập ngập chìm khi triều lên. Sóng tràn xuất hiện ở Đá Chữ Thập ngay cả khi biển động rất nhẹ và làm cho Đá Chữ Thập có thể được nhìn thấy từ khoảng cách nhiều hải lý. Có một xác tàu mắc cạn nguy hiểm nằm cách 4 hải lý về hướng Tây Nam của cực Tây Bắc của đá.

Bãi Suối Ngà

First Thomas Shoal

Xinyi Jiao

Tín Nghĩa tiêu

Bulig

 

9°20'B,

115°57'Đ

Dài 5 hải lý theo hướng Đông-Tây. Bãi san hô này lúc chìm lúc nổi, bao kín hoàn toàn một phá cạn bên trong. Trên bãi có một vài mỏm đá cô lập cao khoảng 1 m.

Đảo Bình Nguyên

Flat Island

Feixin Dao

Phí Tín đảo

Patag

 

 10°49′B,

115°50′Đ

Nằm cách đảo Vĩnh Viễn 5 hải lý về phía bắc. Đó là một đảo cát nhỏ thấp với một rạn san hô viền từ đảo mở rộng ra khoảng 2 hải lý theo hướng Đông Bắc và Đông Nam. Một bãi ngầm lớn từ đảo Bình Nguyên và đảo Vĩnh Viễn kéo dài ra 8 hải lý theo hướng ĐN, với độ sâu được ghi nhận là 46 m nhưng chưa được xác thực.

 

Friendship Shoal

Mengyi Ansha

Minh Nghị ám sa

 

Beting Rentap

 5°57′B,

112°32′Đ

 

Đá Núi Trời

Ganges Reef

Heng Jiao

Hằng tiêu

Palma

 

10°20′B,

115°04′Đ

 

Đá Ga Ven

Gaven North Reef

Nanxun Jiao / Xinan Jiao

Nam Huân tiêu

Burgos

 

10°12'B,

114°13'Đ

Gồm hai rạn đá ngập nước khi triều cao, cách đảo Nam Yết 7 hải lý về phía tây và 8,5 hải lý phía Tây-Tây Bắc. Đá Ga Ven chính là khu vực nguy hiểm phía Tây Nam của cụm đảo Nam Yết. Phía bắc hai rạn đá này có một cồn cát trắng cao 2 m.

Bãi ngầm Tam Thanh

Glasgow Bank

Shuang Jiao

Nam Nhạc ám sa

Aguinaldo

 

8°29′B,

115°31′Đ

 

 

Gloucester Breakers

Polang Jiao

 

 

 

7°49′B,

114°14′Đ

 

Bãi Quế Đường

Grainger Bank

Lizhun Tan

 

 

 

7°46′

7°50′B,

110°26′

110°31′Đ

Bãi có độ sâu từ 11 đến 14.6m, nằm cách Bãi Huyền Trân khoảng 16 hải lý về hướng Tây Nam. Từ mọi vị trí trên bãi có thể nhìn rõ đáy san hô của bãi này. Bãi được đánh dấu bằng một hải đăng. Việt Nam đang đóng quân trên 2 điểm của bãi Quế Đường là các nhà giàn: DK1/8 (Quế Đường A), DK1/19 (Quế Đường B). Theo quan điểm của Việt Nam về quyền chủ quyền và quyền tài phán thì Bãi Vũng Mây là thuộc thềm lục địa của Việt Nam chứ không thuộc quần đảo Trường Sa.

Đảo Sinh Tồn Đông /Đá Nhám/ Đá Grisan

Grierson Reef

Ranqing Shazhou

Nhiễm Thanh sa châu

Julian Felipe

 

 

Một đảo cát nhỏ nằm cách Đá Ba Đầu 5 hải lý về hướng Tây Nam, được hình thành bởi những bãi biển cát với hai mỏm đá đen nằm trên mặt nước về phía nam. Ở phía tây có phá với độ sâu từ 5,5 đến 14,6m xen lẫn với đầu san hô, và chỉ có tàu thuyền nhỏ mới ra vào được.

Bãi Trăng Khuyết

Half Moon Shoal

Banyue Jiao

Bán Nguyệt tiêu

Hasa-hasa

 

8°52'B,

116°16'Đ

Nằm cách bãi Đồi Mồi (Royal Captain Shoal) 26 hải lý về phía tây–Tây Nam, bao gồm một rạn đá hẹp, ngập sóng một phần, có một phá ở giữa. Tuy trong phá có một số đầu san hô với độ sâu ít nhất là 0,3 m, nhưng với độ sâu trung bình khoảng 27 m, đây vẫn là nơi trú ẩn tốt cho các tàu nhỏ. Lối vào phá nằm ở cạnh Đông Nam của rạn đá, khoảng 0,4 hải lý phía Tây Nam của mỏm đá nghiêng cao 1 m nằm trên cạnh Đông của vành đai san hô. Lối vào rộng khoảng 200 m, sâu 12,8 m, giữa rạn đá chính phía nam và mỏm đá chìm phía bắc.

Đá Phật Tự

Hardy Reef

Banlu Jiao

Bán Lộ tiêu

Sakay

 

 

Nổi hoàn toàn khi triều thấp và có một dải cát hẹp ở giữa, nằm cách rạn đá Khúc Giác (Iroquois Reef) 31 hải lý về phía Nam.

 

Hayes Reef

Nanping Jiao

Nam Bình tiêu

 

Terumbu Lang Ngindang

 5°22′B,

112°38′Đ

 

 

Herald Reef

Haining Jiao

Hải Ninh tiêu

 

Terumbu Saji

 4°57′B,

112°37′Đ

 

Bãi Mỏ Vịt / Bãi Hồ Tràm

Hirane Shoal

Antang Jiao

An Đường tiêu

 

 

 

Nằm cách rạn đá Baker 18 hải lý về hướng Đông Bắc với độ sâu chưa đến 1,8 m. Giữa bãi Mỏ Vịt và rạn đá Baker có nhiều bãi cạn và rạn đá với chỗ sâu chưa đến 18 m.

Đá Hợp Kim

Hopkins Reef

Huoxing Jiao

Hoả Tinh tiêu

 

 

10°49'B,

116°05'Đ

Nằm cách đảo Bình Nguyên 15 hải lý về phía Đông, dốc đứng, có rất nhiều sóng tràn. Cách rạn đá Hopkins 7 hải lý về hướng Đông Nam là rạn đá Ba Cờ (Baker Reef), và 12 hải lý về hướng nam–Đông Nam là Đá Khúc Giác (Iroquois Reef).

Bãi Phù Mỹ

Investigator Northeast Shoal

Haikou Jiao

Hải Khẩu tiêu

Dalagang Bukid

 

9°10'B,

116°25'Đ

Một đảo san hô vòng bọc kín một phá bên trong. Tàu thuyền có thể ra vào phá lúc triều cao. Neo đậu có thể thực hiện ngoài khơi gần đầu tây của bãi ở độ sâu 46 m, cách rìa rạn đá khoảng 0,2 hải lý.

Bãi Thám Hiểm

Investigator Shoal

Yuya Ansha

Du Á ám sa

Pawikan

Terumbu Peninjau

8°10’B,

114°40’Đ

Một đảo san hô vòng không đồng đều có cực Đông cách đầu Tây của Đá Công Đo 25 hải lý hướng Tây Nam. Bãi này, dài 18 hải lý theo hướng Đông-Tây và rộng 8 hải lý, được bao quanh bởi một rạn san hô có một vài đoạn lúc nổi lúc chìm nhưng phần lớn bị chìm dưới nước với độ sâu từ 5.5 m đến 18.3 m. Bờ Nam của đảo có sườn dốc đứng với một cửa vào rõ ràng ở cực Tây Nam, cửa này có bề rộng 0.2 hải lý và sâu 37 m, trừ hai mảng có độ sâu 11m. Đầu Tây của rạn đá có nhiều sóng đổ và có vài mỏm đá rời rạc vẫn có thể thấy được lúc triều cao. Có hai mỏm đá lúc nổi lúc chìm trên bờ Nam của bãi cạn.

Đá Khúc Giác

Iroquois Reef

Houteng Jiao

Hấu Đằng tiêu

Del Pilar

 

 

Mảng san hô lúc chìm lúc nổi

Đảo Cá Nhám/ Đảo Đá Nhám

Irving Reef

Huo’ai Jiao

Hoả Ngải tiêu

Balagtas

 

10°52'B,

114°55'Đ

Nằm cách đảo Bến Lạc 12 hải lý về phía nam–Tây Nam, có một số mảng nổi khi triều thấp và bao quanh một phá cạn nhỏ. Gần đầu bắc của đảo Cá Nhám có một cồn cát. Đảo này cách biệt với một rạn đá nhỏ ở phía tây–Tây Nam bằng một con kênh hẹp, với chỗ cạn nhất là 12,8 m.

Đảo Ba Bình

Itu Aba Island

Taiping Dao

Thái Bình đảo

Ligaw

 

10°23'B,

114°22'Đ

Cao 2 m, nằm ở góc Tây Bắc của cụm đảo Nam Yết, có một rạn đá thường có sóng tràn bao quanh và bên trên có xác tàu nằm mắc kẹt. Đảo được bao phủ với lùm bụi và cây có ngọn cao khoảng 30 m. Đảo có một cột quan sát nằm gần đầu phía Đông, và một cầu tàu bê-tông với độ sâu 0,6 m ở đầu cầu ở gần đầu Tây Nam. Cách đảo Ba Bình 2 hải lý về phía Đông là một rạn đá  lộ khỏi mặt nước 0,6 m. Cách đó 4 hải lý về phía Đông là một cồn cát phủ đầy cỏ, cao 3 m, nằm trên vành rạn đá. Có một ít cây cao từ 5 tới 10 m trên cồn.

Bãi Hải Sâm

Jackson Atoll

Wufang Jiao

Ngũ Phương tiêu

 

 

10°30'B,

115°45'Đ

Gồm một đảo san hô vòng gần tròn với đường kính khoảng 6 hải lý, bao quanh một phá sâu thông thoáng. Trên rìa của đảo san hô vòng này có năm rạn đá, mỗi rạn có các mảng san hô lúc chìm lúc nổi. Có bốn lối chính vào phá. Các lối vào phía Đông Bắc và Đông là sâu nhất, mỗi lối có chiều rộng khoảng 1,2 hải lý và độ sâu tương ứng là 16,2 và 16,8m nằm giữa các bãi ngầm.

 

James Shoal

Zengmu Ansha

Tăng Mẫu ám sa

 

Beting Serupai

3°58′B,

 112°17′Đ

 

Bãi Vũng Mây nhỏ

Johnson Patch

Chang Jun Ansha

 

 

 

 

Bãi có độ sâu 7.3 m, nằm ở bờ Tây của Bãi Vũng Mây

Đá Gạc Ma

Johnson South Reef

Chigua Jiao

Xích Qua tiêu

Mabini

 

9°42'B,

114°17'Đ

Nằm ở đầu Tây Nam của cụm Sinh Tồn (Union Atoll), là đá núi lửa màu nâu với san hô trắng viền rìa bên trong. Đá Gạc Ma bao bọc không hoàn toàn một phá cạn có lối vào từ hướng Đông Bắc. Mỏm đá lớn nhất trên rạn đá cao 1.2 m. Một số mỏm đá khác lộ trên mặt nước trên phần Đông Nam của rạn đá; phần còn lại của rạn đá được ghi nhận là nằm dưới mặt nước.

Bãi Đinh

Kingston Shoal

Jindun Ansha

 

 

 

111°32′B,

7°32′Đ

 

Đá Lát/ Đảo Đa Lát

Ladd Reef

Riji Jiao

Nhật Tích tiêu

 

 

8°39′

8°40′B,

111°39′

111°42′Đ

 

Đá Len Đao

Lan(d)sdowne Reef

Qiong Jiao

Quỳnh tiêu

Pagkakaisa

 

9°48'B,

114°24'Đ

Một bãi cạn với một đụn cát trắng, nằm cách đá Gạc Ma 6 hải lý về hướng Đông Bắc.

Cồn An Nhơn/Đá An Nhơn/ Bãi An Nhơn/ Cồn San hô Lan Can/ Đá Loại Ta

Lankiam Cay

Yangxin Shazhou

Dương Tín sa châu

Panata

 

10°43'B,

114°32'Đ

Cách Đảo Loại Ta 4,5 hải lý về phía Đông Đông Bắc, nằm giữa một mảng san hô lúc chìm lúc nổi.

Đá Long Hải

Livock Reef

Sanjiao Jiao

Tam Giác tiêu

Jacinto / Bonifacio

 

10°11'B,

115°17'Đ

Rạn đá bao quanh một phá, trên đó có một vài mỏm đá cô lập có thể nhìn thấy được khi triều cao.

Cụm Loại Ta

Loaita Bank

Daoming Qundjiao

Đạo Minh quần tiêu

 

 

 

Gồm nhiều bãi ngầm, rạn đá, một đảo, và hai cồn cát nằm xung quanh một phá, dài khoảng 20 hải lý theo trục Đông Bắc–Tây Nam mở rộng về phía Tây Bắc Khu vực nguy hiểm .

Đảo Loại Ta

Loaita Island

Nanyue Dao

Nam Thược đảo

Dagahoy Dugao / Kota

 

10°41'B,

114°25'Đ

Cao 2m, nằm trên một rạn đá khi chìm khi nổi ở cạnh nam của bãi ngầm Loại Ta. Đảo này được bao phủ bởi rừng ngập mặn, lùm bụi, cây cao, và dừa. Có hai rạn đá nằm khoảng 5 hải lý về phía Tây Bắc đảo Loại Ta, với một cồn cát trên rạn đá lúc chìm lúc nổi ở phía bắc, còn có một xác tàu bị mắc cạn nổi rõ lên ở về phía Tây Nam rạn đá. Giữa những rạn đá và đảo này là nhiều bãi cát ngầm, một số bãi này có chỗ cạn nhất là 5,5m. Khoảng 2,3 hải lý về hướng Đông-Đông Bắc của đảo là một rạn đá, nổi một phần khi triều thấp, và xa hơn 4,5 hải lý về phía Đông Đông Bắc là Cồn An Nhơn (Lankiam Cay, cũng được gọi là Cồn Lan Can) , nằm giữa một mảng san hô lúc chìm lúc nổi. Có hai rạn đá lúc chìm lúc nổi tương ứng cách cồn Lan Can 3,2 hải lý về phía Đông-Đông Bắc và 4,5 hải lý về phía Đông Bắc. Rìa Tây Bắc của bãi ngầm Loại Ta, phần Tây Bắc của các rạn đá lúc chìm lúc nổi ở phía Tây Nam bãi Loại Ta có các chỗ cạn nhất chừng 7.3m. Tính từ điểm cách rạn đá nửa chìm nửa nổi ở cực Đông 1 dặm về phía bắc chạy dài khoảng 7,5 hải lý dọc theo cạnh Đông đến cực bắc của bãi ngầm không có chỗ cạn đã biết nào kém hơn 11m. Có thể neo đậu trên cụm đảo Loại Ta theo hướng 260°, cách 0,4 hải lý từ đảo Loại Ta. Từ vị trí này có thể nhìn thấy rạn đá.

 

Cụm Trường Sa

London Reefs

Yinqing Qunjiao

Doãn Khánh quần tiêu

 

 

08°50'B,

112°30'Đ

Bao gồm bốn bãi đá ngầm trên đường nối Đá Châu Viên (Cuarteron Reef) (8°54’B, 112°52’Đ) và Đá Tây (West Reef) (8°51’B,112°11’Đ). Cần phải cẩn trọng khi di chuyển trong phạm vi lân cận của các bãi đá này bởi vì chúng đều có bờ dốc đứng, làm cho phương pháp đo thủy âm không có tác dụng. Không nên tiếp cận các đảo này khi mũi tàu hướng về phía mặt trời vì rất khó nhận ra được sóng trên các bãi cạn và sóng tràn.

Bãi Na Khoai

Lord Auckland Shoal

Elan Ansha

Nga Lan ám sa

Lapu-Lapu

 

10°20'B,

117°19'Đ

Có chỗ cạn nhất là 14,6 m và nằm khoảng 15 hải lý về phía bắc của bãi Rạch Lấp (Carnatic Shoal), vị trí của nó vẫn chưa được xác định rõ.

Đá Lu-xi-a

Louisa Reef

Nantong Jiao

 

 

Terumbu Samarang Barat Kecil

 6°20′B,

113°14′ Đ

 

Bãi Núi Cầu

Lys Shoal

Lesi Ansha

Lạc Tư ám sa

Bisugo

 

11°19′

11°22′B,  114°35′

114°39′ Đ

Nơi cạn nhất là 4,9 m, có sườn dốc đứng và nằm ở phía Nam Tây Nam của bãi Đinh Ba.

Đá Núi Môn

Maralie Reef / Bittern Reef

Shipan Zai

Thạch Bàn Tử

 

 

9°14'B,

113°40'Đ

Có dạng tròn và có nguồn gốc núi lửa. Rạn đá này không có phá và hoàn toàn nằm dưới mặt nước. Đây được coi là rạn đá nguy hiểm vì không có sóng tràn đánh dấu và có các cạnh rất dốc. Đường kính lớn nhất của rạn đá này ước chừng nhỏ hơn 0,5 hải lý. Theo một khảo sát của Nhật Bản, chỗ cạn nhất trên bãi này là 0,9 m và sự đổi màu của rạn đá Núi Môn (Bittern) có thể nhìn thấy từ buồng lái tàu cách khoảng 3,5 hải lý, còn từ đầu cột buồm là khoảng 4,5 hải lý lúc mặt trời lên cao và thuận chiều nắng.

Đá Kỳ Vân

Mariveles Reef

Nanhai Jiao

Nam Hải tiêu

Mariveles

Terumbu Montanani / Terumbu Mantanani

8°00’B,

113°56’Đ

Dài khoảng 6 hải lý theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, nằm cách Đá Én Ca 7 hải lý về hướng Tây. Đá ngầm này lúc nổi lúc chìm, bao quanh thành hai phá và có một cồn cát cao 2 m ở cổ nối hai phá này. Có một vài mỏm đá nằm riêng lẻ và vẫn nhìn thấy được khi triều cao.

Đá An Lão/ Da Mon Di/ Da Men Di

Menzies Reef

Mengzi Jiao

Mông Tự tiêu

 

Rajah Lakandula

11°09'B,

114°48'Đ

Nằm ở đầu Đông Bắc một chỏm của khu vực có chướng ngại ngầm, khu vực này là phần mở rộng của Loại Ta Bank. Nó mấp mé mặt nước lúc triều thấp và độ sâu thấp nhất là 3,7 m trên rạn đá kéo dài 13 hải lý theo hướng Tây Nam.

... ... ... ... ... ... ... ...

 

 

Tải toàn bộ danh sách, tọa độ và đặc điểm địa lý các thực thể thuộc quần đảo Trường Sa tại đây.

Lưu ý: Một số  thực thể  tuy được ghi nhận trong các hải đồ  về  Trường Sa nhưng cho đến nay chưa được xác định cụ thể về tọa độ cũng như mô tả địa lý, vì vậy BBT không đính kèm trong danh sách này. Quý độc giả quan tâm có thể tham khảo thêm trong file đính kèm tại đây. Mọi ý kiến đóng góp để hoàn thiện danh sách này xin gửi về nghiencuubiendong@yahoo.com.

Nghiên cứu Biển Đông