Tóm tắt

Được ký kết năm 1982, sau 25 năm thực thi, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS 1982) đã khẳng định được vai trò của Hiến pháp của đại dương trong đảm bảo trật tự pháp lý trên biển, với một trong những thành tựu to lớn là quy chế đặc biệt của quốc gia quần đảo. Tuy nhiên, gần đây, nảy sinh một số ý tưởng “xét lại” cho rằng UNCLOS 1982 không phải là toàn bộ luật biển quốc tế và nhiều vấn đề không được điều chỉnh bởi UNCLOS đã được tập quán quốc tế và các nguyên tắc luật chung điều chỉnh. Lập luận cổ xúy “quần đảo ngoài khơi của quốc gia lục địa” là một ví dụ. Bài viết này sẽ nhằm đánh giá liệu có tồn tại một tập quán quốc tế điều chỉnh vấn đề quần đảo ngoài khơi của quốc gia lục địa hay không.

Từ khóa: Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển, quần đảo ngoài khơi, đường cơ sở, Biển Đông.

Lời mở đầu

Ngày 12/12/2019, Trung Quốc gửi Công hàm phản đối Đệ trình đơn phương về thềm lục địa mở rộng phía Bắc Biển Đông của Ma-lai-xi-a tới Tổng thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ). Theo đó, Trung Quốc nêu lập trường bốn điểm về Nam Hải chư đảo: khẳng định chủ quyền của nước này với Nam Hải chư đảo (gồm Trường Sa, Hoàng Sa, Đông Sa, Trung Sa); Trung Quốc có đầy đủ các vùng biển mở rộng từ Nam Hải chư đảo (nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa) và quyền lịch sử tại Biển Đông. Lập trường này đã được Trung Quốc công bố ngay sau khi có Phán quyết của Tòa Trọng tài trong vụ kiện Biển Đông (12/7/2016).[1] Tuy nhiên, Công hàm ngày 12/12/2019 là lần đầu tiên Trung Quốc tuyên truyền công khai và đầy đủ về lập trường Nam Hải chư đảo ở LHQ. Tháng 6/2018, Hội Luật quốc tế Trung Quốc (CSIL) đã xuất bản nghiên cứu The South China Sea Arbitration Award: A Critical Study dày hơn 500 trang và đưa ra hệ thống các lập luận phản bác kết luận của Tòa Trọng tài.[2] Trong Chương V về Quy chế của Trường Sa và Trung Sa, CSIL biện minh rằng Tòa đã sai lầm khi xem  xét riêng rẽ quy chế của từng thực thể đảo. Họ cho rằng “Trường Sa với tư cách là quần đảo ngoài khơi của quốc gia lục địa có cơ sở vững chắc trong luật pháp quốc tế chung” với lập luận rằng quy chế quần đảo ngoài khơi của quốc gia lục địa đã hình thành.[3]

Bài viết này xem xét lại khái niệm quần đảo, quốc gia quần đảo từ khía cạnh lịch sử, đặc biệt trong quá trình đàm phán tại Hội nghị Công ước Luật biển lần thứ III, tiếp đó đánh giá liệu thực sự đã có một tập quán quốc tế điều chỉnh vấn đề quần đảo ngoài khơi của quốc gia lục địa hay không trước khi liên hệ tới thực tiễn ở Biển Đông.

….

Đọc toàn bộ bài viết tại đây.

Nguyễn Thị Lan Hương, Nghiên cứu sinh, nghiên cứu viên Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao. Bài viết được đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, Học viện Ngoại giao, số 1 (120), tháng 3/2020.



[1] Tuyên bố ngày 12/7/2016 của Trung Quốc về Chủ quyền lãnh thổ và quyền và lợi ích trên Biển Đông, https://www.fmprc.gov.cn/nanhai/eng/snhwtlcwj_1/t1379493.htm; Lập trường ngày 13/7/2016 của Quốc vụ viện Trung Quốc về giải quyết các tranh chấp giữa Phi-líp-pin             Trung                Quốc      trên         Biển        Đông, https://www.fmprc.gov.cn/nanhai/eng/snhwtlcwj_1/t1380615.htm.

[2] Tài liệu này sẽ được gọi tắt là Critical Study.

[3] Lập luận này cũng đã được nêu lại trong nội dung Thư của Chủ tịch CSIL ngày 19/9/2019 phúc đáp Thư ngỏ của Hội Luật quốc tế Việt Nam trong vụ việc Trung Quốc cử tàu khảo sát địa chất Hải Dương 08 vi phạm tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam vào năm 2019. Tham khảo: Hội Luật quốc tế Việt Nam, “Trao đổi giữa chủ tịch Hội Luật Quốc tế Việt Nam và Trung Quốc về Biển Đông,” Nghiên cứu Quốc tế, ngày 7/11/2019, http://nghiencuuquocte.org/2019/11/17/trao-doi-chu-tich-hoi-luat-quoc-te-viet-nam-trung-quoc-bien-dong/.