26/10/2017
Trên thế giới hiện nay vẫn có rất nhiều tranh luận khác nhau về chiến lược này, chẳng hạn như chiến lược này liên quan tới chủ nghĩa thực dân mới, thuyết về mối đe dọa Trung Quốc, kế hoạch Marshall mới... Do vậy, việc phân tích và thảo luận có hệ thống về 10 mối quan hệ lớn Trung Quốc phải xử lý có ý nghĩa thực tiễn quan trọng.
Chiến lược “Vành đai và Con đường” là chiến lược ngoại giao quan trọng do tập thể Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc với hạt nhân là Tổng Bí thư Tập Cận Bình chủ đạo thực hiện. Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay vẫn có rất nhiều tranh luận khác nhau về chiến lược này, chẳng hạn như chiến lược này liên quan tới chủ nghĩa thực dân mới, thuyết về mối đe dọa Trung Quốc, kế hoạch Marshall mới... Do vậy, việc phân tích và thảo luận có hệ thống về 10 mối quan hệ lớn Trung Quốc phải xử lý trong tiến trình thực hiện chiến lược “Vành đai và Con đường” có ý nghĩa thực tiễn quan trọng.
1. Xử lý ổn thỏa quan hệ chính trị giữa Trung Quốc với các nước láng giềng và các nước lớn.
Chiến lược “Vành đai và Con đường” có liên quan đến 5 tuyến đường, liên quan đến nhiều nước Đông Nam Á, Trung Á ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong khi thái độ của Ấn Độ và Nhật Bản đối với chiến lược này rất mập mờ.
Trong quan hệ giữa các nước lớn, Trung Quốc lại cần xử lý tốt các mối quan hệ Trung-Nga, Trung-Mỹ, Trung-Nhật, Trung-Đức. Còn ở Đông Nam Á và Đông Á, do vấp phải một số vấn đề như vấn đề hạt nhân Triều Tiên, vấn đề Đài Loan và vấn đề Biển Đông, Trung Quốc vẫn còn tranh chấp, mâu thuẫn và xung đột với một số quốc gia, những tranh chấp và mâu thuẫn này đều cần phải được giải quyết ổn thỏa. Trung Quốc nên tranh thủ các diễn đàn quốc tế để tuyên truyền về chủ trương cơ bản của chiến lược “Vành đai và Con đường”, để thay đổi tư duy thù địch với Trung Quốc của các nước láng giềng, biến đối đầu thành hợp tác.
2. Xử lý tốt mối quan hệ giữa ý thức hệ và lợi ích quốc gia.
Trong quá trình thực hiện chiến lược “Vành đai và Con đường”, Trung Quốc phải rút ra những bài học lịch sử, không thể đơn giản chỉ dựa vào ý thức hệ để vạch ra chiến lược, mà cần phải chú trọng và bảo vệ lợi ích quốc gia của mình. Trung Quốc không thể một mực nhấn mạnh viện trợ đối ngoại về kinh tế, mà cần phải lượng sức mà làm. Chẳng hạn, Liên Xô trong lịch sử từng viện trợ một số nước, thực hiện công cuộc “xuất khẩu cách mạng”, kết quả là sau khi Liên Xô tan rã, Nga đã phải mắc nợ lên đến vài trăm tỷ USD. Trong tiến trình thực hiện chiến lược “Vành đai và Con đường” hiện nay, Trung Quốc buộc phải đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu.
3. Xử lý tốt mối quan hệ giữa các doanh nghiệp nhà nước (SOE) với đầu tư tư nhân.
Việc thực hiện chiến lược “Vành đai và Con đường” có liên quan đến rất nhiều nước đang phát triển; trong lĩnh vực xây dựng cơ bản quy mô lớn như xây dựng đường sắt, cầu cống, đường giao thông, các dự án đầu tư có quy mô rất lớn, mất nhiều thời gian, hao tốn rất nhiều kinh phí. Hiện nay các doanh nghiệp nhà nước đang chiếm ưu thế, nhưng ở một khía cạnh khác, Trung Quốc lại cần phải phát huy tối đa vốn tư nhân, vai trò của các tổ chức xã hội dân sự và doanh nghiệp tư nhân, bao gồm công tác khảo sát sơ bộ, trao đổi học thuật, giao lưu văn hóa, đào tạo ngôn ngữ, khảo sát về phong tục tập quán... giữa 2 nước hoặc giữa các nước láng giềng.
4. Xử lý tốt mối quan hệ giữa thái độ lạc quan mù quáng và khách quan thận trọng.
Trong công tác tuyên truyền về chiến lược “Vành đai và Con đường” hiện nay, một số báo cáo có nội dung không thực tế, chỉ nói tốt, không nói xấu, lạc quan mù quáng, xem nhẹ những nguy cơ, rủi ro lớn đối với chiến lược “Vành đai và Con đường”, bao gồm rủi ro chính trị và kinh tế, trong khi lại có rất ít nghiên cứu với thái độ thực sự khách quan, thận trọng. Trong số các doanh nghiệp của Trung Quốc ở bên ngoài đầu tư vào dự án “Vành đai và Con đường”, có rất nhiều trường hợp thành công, nhưng cũng có không ít trường hợp thất bại và gây thiệt hại nặng nề, chỉ khi nào giữ thái độ thận trọng khách quan, mới có thể thúc đẩy tốt hơn những nghiên cứu về “Vành đai và Con đường”.
5. Xử lý tốt mối quan hệ giữa lịch sử và hiện tại.
Trung Quốc, các nước Trung Á và Đông Nam Á luôn có sự giao lưu về văn hóa và kinh tế lâu dài trong lịch sử, chẳng hạn như Trương Khiên đi sứ Tây Vực, Trịnh Hòa 7 lần đi Tây Dương. Khi nghiên cứu chiến lược “Vành đai và Con đường”, cần phải coi trọng những kinh nghiệm thành công trong lịch sử. Xét từ văn hóa chính trị truyền thống Trung Quốc, Trung Quốc vẫn chưa rơi vào logic “cường quốc tất xưng bá” của phương Tây, ngoại giao trong lịch sử Trung Quốc về thực chất là một hệ thống triều cống. Chừng nào các nước láng giềng cam kết, chấp nhận các phong hiệu về mặt danh nghĩa, phục tùng sự thống trị của “thiên triều” sẽ được “thiên triều” ban thưởng.
Xét từ thực tiễn, về tuyên truyền đối ngoại, việc thực hiện chiến lược “Vành đai và Con đường” nên kết hợp giữa lịch sử và thực tại, nhằm loại bỏ tất cả những tư duy sai lầm và thù địch của bên ngoài.
6. Xử lý tốt mối quan hệ giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài.
Khu vực có cạnh tranh gay gắt nhất trong thế kỷ 21 là châu Á-Thái Bình Dương, trong khi Trung Quốc đóng vai trò ngày càng quan trọng tại khu vực này. “Vành đai và Con đường” là chiến lược quan trọng đang được thực hiện, nhằm cung cấp cho thế giới những sản phẩm công của Trung Quốc, do đó cần phải xuất phát từ chiến lược vĩ mô, xử lý tốt mối quan hệ giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài. Trong các vấn đề như quan hệ giữa các nước lớn, ngoại giao láng giềng, tranh chấp lãnh thổ, kiên trì có sự thống nhất giữa tính nguyên tắc và tính linh hoạt, tranh thủ mọi cơ hội để nỗ lực tự phát triển.
7. Xử lý tốt mối quan hệ giữa tuyên truyền phát biểu của Trung Quốc và hoán vị tư duy (đặt vào suy nghĩ của nước khác).
Bởi vì việc Trung Quốc tự tuyên truyền phát biểu đôi khi tạo ra sức ép đối với những nước láng giềng nhỏ hơn, khiến các nước này có cảm giác bất an, thêm vào đó việc tuyên truyền phát biểu của Trung Quốc dễ gây mất lòng tin và phản cảm. Trung Quốc nên tôn trọng hoàn toàn mối quan hệ quốc gia bình đẳng, trong hệ thống phát biểu của mình, không chủ động nhấn mạnh Trung Quốc, mà cần nhấn mạnh việc thúc đẩy và hỗ trợ phát triển kinh tế khu vực, khuyến khích các nước này bắt được chuyến xe tiện lợi để tham gia chiến lược “Vành đai và Con đường”.
8. Xử lý tốt mối quan hệ giữa rủi ro và lợi ích, giữa đầu tư và lợi nhuận.
Việc thực hiện chiến lược “Vành đai và Con đường” liên quan đến nhiều nước, liên quan đến rất nhiều cơ sở hạ tầng và dự án quan trọng như giao thông đường bộ, đường sắt, cầu cống…, vì vậy cần chú trọng nghiên cứu các loại rủi ro, như rủi ro chính trị (bao gồm xung đột sắc tộc, đảo chính quân sự, xung đột tôn giáo, khủng bố, thay đổi chính quyền nhà nước…), rủi ro kinh tế (chi phí vận chuyển, chi phí tiền lương, khủng hoảng tài chính…), rủi ro sinh thái và xã hội (như việc xây dựng công trình dự án có được chính quyền và người dân địa phương ủng hộ và công nhận hay không, an toàn tính mạng và quyền lợi hợp pháp của người lao động Trung Quốc ở nước ngoài có được đảm bảo hữu hiệu hay không…).
Về mặt lợi ích, đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc trong ngắn hạn về cơ bản chưa thu được lợi nhuận, nhưng thu được lợi ích về lâu dài, có thể cố gắng kết nối, giao lưu, hợp tác, thiết lập lòng tin với chính quyền địa phương hoặc nhà nước sở tại, nỗ lực hình thành cộng đồng lợi ích, thu hút sự tham gia và hợp tác của chính quyền và nhân dân trong các lĩnh vực, huy động chính trị, thi công công trình… hình thành đồng minh lợi ích, giải quyết vấn đề một cách hiệu quả và chia sẻ rủi ro.
9. Xử lý tốt mối quan hệ giữa giao lưu kinh tế, chính trị và văn hóa.
Việc thực hiện chiến lược “Vành đai và Con đường” là một bàn cờ lớn, có liên quan đến công cuộc “phục hưng vĩ đại” của dân tộc Trung Hoa, có liên quan đến sự phát triển của Trung Quốc trong vài thập kỷ tới và có thể ảnh hưởng đến cục diện của thế giới trong tương lai, tuy nhiên đây là một ván cờ lớn, chỉ cần một chút bất cẩn có thể dẫn đến thua cả ván cờ. Trong việc thực hiện chiến lược “Vành đai và Con đường”, cần kiên trì phối hợp, thúc đẩy toàn diện về giao lưu kinh tế, chính trị và văn hóa. Triển khai giao lưu, hợp tác toàn diện trên nhiều tầng cấp, nhiều kênh như doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức phi chính phủ (NGO), giao lưu nhân dân, doanh nghiệp tư nhân…
10. Xử lý tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế trong nước với đầu tư ra nước ngoài theo chiến lược “Vành đai và Con đường”.
Trung Quốc phải duy trì một môi trường chính trị ổn định ở trong nước, chú trọng đến mối quan hệ giữa nâng cấp cơ cấu ngành nghề kinh tế và tự đổi mới trong trạng thái mới về kinh tế, chú trọng và giải quyết tốt các vấn đề dân sinh và xã hội, chú trọng mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và văn minh sinh thái. Chỉ khi nào kinh tế trong nước phát triển tốt mới có thể có được sự thuận lợi trong việc thực hiện chiến lược “Vành đai và Con đường”. Ở chiều ngược lại, nhờ vào Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) và Chiến lược “Vành đai và Con đường”, Trung Quốc có thể tìm thấy một điểm tăng trưởng kinh tế mới, nhằm thúc đẩy xuất khẩu, đầu tư, thương mại và duy trì tăng trưởng kinh tế ổn định.
Bài viết của Đào Lâm, Phó Giáo sư Học viện Quản lý công thuộc Đại học Hà Hải (Giang Tô, Trung Quốc) đăng trên báo “Liên hợp buổi sáng” của Singapore có chi nhánh tại Hong Kong.
Lan Hoàng (gt)
Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo mọi thứ và có mặt ở khắp mọi nơi. Một trong những phi hành gia của Trung Quốc đã kêu gọi thành lập một nhánh của ĐCSTQ ngoài không gian - sẽ là “một bước tiến nhỏ của con người, một bước tiến vĩ đại cho nhân loại”.
Để phục vụ công tác nghiên cứu và tra tìm tư liệu, website Nghiên cứu Biển Đông trân trọng giới thiệu bạn đọc toàn văn bài nghiên cứu có tựa đề “Chuyến thăm của Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Sherman và việc bổ nhiệm đại sứ mới Tần Cương liệu có mở ra bước ngoặt cho quan hệ Trung – Mỹ?” của tác giả Zhou Yuan,...
Liệu họ có thể tin tưởng vào một quốc gia ban đầu đã tìm cách che giấu dịch COVID-19 để rồi khiến nó lan ra toàn cầu hay không?
Bài viết này xem xét chính sách đối ngoại và ngoại giao của Trung Quốc trong khuôn khổ lý thuyết địa tâm lý học, một loại lý thuyết có thể được định nghĩa là lăng kính địa lý về mô hình hành vi và thái độ của một dân tộc đối với các dân tộc khác, bắt nguồn từ những kinh nghiệm trong quá khứ, quá trình...
Luận điệu của Trung Quốc về cuộc chiến chống COVID-19 đã thay đổi rõ rệt theo sự chuyển biến của tiến trình chống dịch trong nước: từ thận trọng và phòng vệ sang bất mãn với những nhận định về nguồn gốc của virus.
Tham vọng của Bắc Kinh xây dựng PLA thành một lực lượng quân đội hàng đầu thế giới sẽ đặt ra những thách thức đối với các lợi ích của Mỹ cũng như các đồng minh và đối tác của nước này trong và ngoài khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.