08/03/2016
Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông thông báo về kết quả chấm vòng I các bài viết tham dự Giải thưởng Nghiên cứu Biển Đông 2015 nhằm chọn các bài viết chất lượng vào vòng thuyết trình bảo vệ kết quả nghiên cứu sẽ được tổ chức vào ngày 21/03/2016 tại Học viện Ngoại giao.
Thực hiện kế hoạch hoạt động của Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông, từ ngày 18/08/2015 đến ngày 31/12/2015, Quỹ đã phát động các Giải thưởng Nghiên cứu Biển Đông nhằm hỗ trợ việc nghiên cứu và viết bài về Biển Đông của các tác giả/nhóm tác giả trong và ngoài nước.
Các giải thưởng và tài trợ bao gồm Giải Bài nghiên cứu về Biển Đông năm 2015 giành cho nghiên cứu sinh, sinh viên, học viên đang học tập trong các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu trong và ngoài nước có bài nghiên cứu về Biển Đông thuộc thể loại: chuyên đề nghiên cứu, khóa luận tốt nghiệp, v.v. Giải báo chí về Biển Đông năm 2015 dành cho các phóng viên, nhà báo, nhà bình luận, v.v, có bài báo về Biển Đông và Giải Công trình nghiên cứu Biển Đông năm 2015 dành cho giới nghiên cứu chuyên sâu về Biển Đông là các học giả, nhà nghiên cứu về Biển Đông trong và ngoài nước.
Sau hơn 05 tháng kể từ ngày phát động giải thưởng, Quỹ đã nhận được tổng cộng 116 bài tham dự của hơn 100 các tác giả từ các cơ quan, tổ chức, trường, viện, cơ quan báo chí trong nước và nước ngoài như Anh, Mỹ, Canada, Hà Lan, Brunei. Trong lĩnh vực báo chí, Quỹ đã nhận được 82 tác phẩm từ cơ quan thông tấn báo chí với các loại hình tham dự như báo viết, báo hình và báo phát thanh, từ nhiều tỉnh thành trong nước và nước ngoài.
Các bài viết gửi đến chương trình dưới góc độ cá nhân hoặc nhóm nghiên cứu có nội dung đa dạng và phong phú. Chủ đề Biển Đông được nghiên cứu trên nhiều khía cạnh khác nhau như: Lịch sử, Luật pháp Quốc tế, Quan hệ Quốc tế, Kinh tế biển, An ninh Quốc phòng, Hàng hải, Môi trường biển, Kỹ thuật, Giáo dục, Truyền thông, du lịch, v.v,..
Với mục tiêu nhằm lựa được các bài viết có xuất sắc nhất, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông đã thành lập Hội đồng xét duyệt bao gồm các các nhà nghiên cứu, các chuyên gia có kinh nghiệm chuyên sâu trong các lĩnh vực nghiên cứu về Biển Đông.
Thành viên hội đồng gồm có:
1. PGS.TS. Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược - Bộ Công An, Chủ tịch Hội đồng.
2. Ông Nguyễn Đức Hùng, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Canada, Singapore, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; Ủy viên Hội đồng Quản lý Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông.
3. PGS.TS. Vũ Thanh Ca, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và Khoa học Công nghệ, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam.
4. TS. Phạm Lan Dung, Giám đốc Trung tâm Đào tạo Cán bộ Đối ngoại - Học viện Ngoại giao.
5. TS. Trần Trường Thủy, Giám đốc Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông.
Sau thời gian chấm và bình chọn các bài nghiên cứu, cho đến ngày 07/03/2016 Hội đồng đã lựa chọn ra được 05 tác phẩm báo chí để trao giải; cùng với 12 bài nghiên cứu và 02 công trình nghiên cứu về Biển Đông vào vòng trong để thuyết trình bảo vệ kết quả nghiên cứu trước Hội đồng xét duyệt Quỹ, diễn ra vào ngày 21/03/2016 tại Học viện Ngoại giao.
Danh sách các tác phẩm báo chí được Hội đồng chấm trao giải gồm:
TÁC PHẨM ĐẠT GIẢI BÁO CHÍ 2015 | ||||||
STT | Tên tác phẩm | Tên tác giả | Loại hình | Cơ quan | Địa chỉ | |
1 | Biển Đông trong quan hệ nước lớn | Nguyễn Thị Mai | Báo Điện tử | Báo Thanh Niên Online | Hà Nội | |
2 | Loạt bài viết về vấn đề Biển Đông, thực hiện tại Mỹ, Trung Quốc, Philippines và Singapore | Hoàng Thị Thu Hường | Báo Điện tử | Báo VietNamNet | Hà Nội | |
3 | Loạt phóng sự về 9 đảo tại quần đảo Trường Sa | Đặng Thùy Linh | Truyền hình | Đài Truyền hình Việt Nam | Hà Nội | |
4 | Loạt tác phẩm: “Hồ sơ” Biển Đông 2015: Sóng gió vẫn chưa yên | Đinh Hữu Dư | Báo giấy | Báo Đất Việt | Đà Nẵng | |
5 | Trung Quốc đè xóa UNCLOS để độc chiếm Biển Đông | Việt Nga | Phát thanh | VOV1 - Đài Tiếng nói Việt Nam | Hà Nội | |
| ||||||
CÁC BÀI NGHIÊN CỨU VỀ BIỂN ĐÔNG ĐƯỢC CHỌN VÀO VÒNG II | ||||||
STT | Tên bài Nghiên cứu | Tên tác giả | Lĩnh vực nghiên cứu | Cơ quan | Địa chỉ | |
1 | Cơ Sở Pháp Lý Và Cuộc Đấu Tranh Bảo Vệ Chủ Quyền Của Việt Nam Ở Hoàng Sa Và Trường Sa | Bùi Thị Phương Loan | Luật pháp Quốc tế | Đại học Sài Gòn | TP. Hồ Chí Minh | |
2 | Phân tích so sánh về vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và Biển Hoa Đông trong thế kỷ 21 | Phan Thu Hiền | Chính trị Quốc tế | London School of Economics | Anh Quốc | |
3 | Giáo Dục Về Biển Đảo Cho Học Sinh Ở Trường Trung Học Phổ Thông Lý Sơn Tỉnh Quảng Ngãi | Võ Minh Phương | Giáo dục | Trường THPT Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi | Quảng Ngãi | |
4 | Hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông và Định hướng hành xử cho Việt Nam trong bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia | Trần Thị Họa My | Luật pháp Quốc tế | Đoàn Luật sư Hà Nội | Hà Nội | |
5 | Luật Quốc Tế Về Hợp Tác Cùng Phát Triển Trên Biển Và Thực Tiễn Ở Khu Vực Biển Đông | Lương Viết Huy | Luật pháp Quốc tế | Nghiên cứu độc lập | Hà Nội | |
6 | Phân tích tác động của báo mạng điện tử Trung Quốc với vấn đề xung đột Biển Đông từ tháng 05/2013 đến 2014 | Phạm Thị Nhung | Truyền thông | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn | Hà Nội | |
7 | Tác động của vấn đề Biển Đông đối với an ninh khu vực Châu Á - Thái Bình Dương | Phạm Huyền Trang | Quan hệ Quốc tế | Học viện Ngoại giao | Hà Nội | |
8 | Thẩm quyền của Trọng tài theo Phụ lục VII Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 – Quy định và thực tiễn áp dụng | Nguyễn Minh Anh | Luật pháp Quốc tế | Học viện Ngoại giao | Hà Nội | |
9 | Tranh chấp Biển Đông trong bối cảnh toàn cầu hóa: Cơ hội, thách thức và cách tiếp cận cần thiết cho Việt Nam | Nguyễn Minh Quang | Quan hệ Quốc tế | Đại học Hoàng gia Brunei | Brunei | |
10 | Vai Trò Của Pháp Luật Quốc Tế Và Hợp Tác Quốc Tế Về Chống Cướp Biển Trong Giải Quyết Tranh Chấp Trên Biển Đông | Khổng Minh Cường | Luật pháp Quốc tế | Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an | Hà Nội | |
11 | Viết về Biển Đảo quê hương | Trần Trương Phi | Thông tin, Tuyên truyền | Đại học Thông tin liên lạc | Khánh Hòa | |
12 | Yêu sách "đường lưỡi bò của Trung Quốc dưới góc độ pháp lý quốc tế và giải pháp cho Việt Nam trong việc đấu tranh, phản bác yêu sách này | Nguyễn Thị Thu Phương | Luật pháp Quốc tế | Đại học Quốc gia Hà Nội | Hà Nội | |
| ||||||
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BIỂN ĐÔNG ĐƯỢC CHỌN VÀO VÒNG II | ||||||
STT | Tên bài Nghiên cứu | Tên tác giả | Lĩnh vực nghiên cứu | Cơ quan | Địa chỉ | |
1 | Tổ chức phòng thủ và hoạt động bảo vệ vùng biểnn miền Trung dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802 - 1885 | Lê Tiến Công | Lịch sử | Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Tỉnh Quảng Nam | Quảng Nam | |
2 | Xây Dựng Và Sử Dụng Học Liệu Trong Giáo Dục Biển Đảo Cho Học Sinh Tiểu Học | Phạm Ngọc Đức | Giáo dục | Học Viện Quản lý Giáo dục | Hà Nội |
(* Danh sách được xếp theo thứ tự Alphabet của tên bài nghiên cứu)
Hà nội, ngày 08/03/2016
Một số hình ảnh về hoạt động của Hội đồng Xét duyệt trong buổi làm việc ngày 07/03/2015.
QUỸ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG
Năm 2023, dù chiến sự tại Ukraine diễn biến căng thẳng và xung đột tại Trung Đông leo thang, tình hình Biển Đông tiếp tục thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Biển Đông cũng ngày càng được coi là chỉ dấu về trật tự dựa trên luật lệ từ phía Mỹ và đồng minh – đối tác thông qua các tuyên bố và văn bản...
Trả lời câu hỏi của phóng viên chiều ngày 25/5/2023, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng cho biết, tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 (XYH-10) của Trung Quốc cùng một số tàu hải cảnh, tàu cá bảo vệ đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam được xác lập phù hợp với các quy định của...
Trong gần hai năm trở lại cầm quyền tại Malaysia từ tháng 5/2018 - 3/2020, Thủ tướng Mahathir Mohamad (sau đây gọi là Chính quyền Mahathir 2.0) đã thổi luồng gió mới vào chính sách Biển Đông của Malaysia. Khác với cách tiếp cận “thầm lặng” của chính quyền tiền nhiệm, Thủ tướng Mahathir và chính quyền...
Qua phân tích ảnh vệ tinh Đá Ba Đầu từ 2016 đến nay cho thấy, việc Trung Quốc tập kết lượng lớn tàu, dài ngày tại Đá Ba Đầu không phải để tránh thời tiết xấu mà nhiều khả năng là chiến thuật "cắt lát Salami" mới ở Biển Đông, bắt đầu triển khai từ tháng 2 năm 2020.
Bài viết phân tích Hải chiến Hoàng Sa (1974), cuộc tấn công ở Trường Sa (1988), sự kiện Đá Vành Khăn (1995) và sự kiện Bãi cạn Scarborough (2012) để tìm ra những quy luật nhất định. Đây sẽ là cơ sở để phán đoán thời điểm Trung Quốc hành động chiếm mới các thực thể ở Biển Đông để từ đó Việt Nam ra...
Nội dung bài viết bao quát lịch sử quá trình từ khi Trung Quốc manh nha thúc đẩy ý tưởng nghiên cứu băng cháy trên Biển Đông; cho đến hiện trạng khai thác hiện nay để làm rõ thực chất Trung Quốc đã đi đến bước nào trong tiến trình khai thác một loại năng lượng mới ở trên Biển Đông.