05/04/2018
Thực hiện kế hoạch hoạt động của Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông năm 2018, Quỹ phát động Giải thưởng nghiên cứu biển Đông 2018 nhằm hỗ trợ việc nghiên cứu và viết bài về Biển Đông của các tác giả/nhóm tác giả trong và ngoài nước.
Thực hiện kế hoạch hoạt động của Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông năm 2018, Quỹ phát động Giải thưởng nghiên cứu biển Đông 2018 nhằm hỗ trợ việc nghiên cứu và viết bài về Biển Đông của các tác giả/nhóm tác giả trong và ngoài nước thông qua các giải thưởng sau:
1. Giải thưởng "Công trình nghiên cứu Biển Đông năm 2018" dành cho các nghiên cứu sinh, nhà nghiên cứu về Biển Đông trong và ngoài nước.
- Cơ cấu giải thưởng: Giải thưởng có 03 giải, gồm chứng chỉ và tiền thưởng trị giá 50 triệu VNĐ/giải.
- Tiêu chí bình chọn: Công trình tham dự giải thưởng cần phải có mục tiêu nghiên cứu rõ ràng, phương pháp nghiên cứu phù hợp, có tính mới trong nội dung nghiên cứu; nghiên cứu có tính ứng dụng thực tiễn cao hoặc mở ra hướng nghiên cứu mới nhằm phục vụ lợi ích của Việt Nam ở Biển Đông. Công trình phải đảm bảo thực hiện đẩy đủ các quy định về bảo hộ quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí theo quy định chung của bài viết nghiên cứu khoa học (về hình thức trình bày, bố cục, mục tiêu nghiên cứu, nội dung và phương pháp nghiên cứu, nguồn trích dẫn…)
Thông báo Giải thưởng công trình nghiên cứu về Biển Đông 2018
2. Giải thưởng “Bài nghiên cứu về Biển Đông năm 2018” dành cho, sinh viên, học viên, nhà nghiên cứu trẻ đang học tập trong các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu trong và ngoài nước có bài nghiên cứu về Biển Đông thuộc thể loại: chuyên đề nghiên cứu, khóa luận tốt nghiệp, v.v.
- Cơ cấu giải thưởng: Giải thưởng có 13 giải, gồm chứng chỉ và tiền thưởng (trong đó 10 giải xuất sắc có giá trị 15 triệu VNĐ/giải và 03 giải đặc biệt xuất sắc có trị giá 20 triệu VNĐ/giải.)
- Tiêu chí bình chọn: Các bài viết phải đáp ứng được những yêu cầu về nghiên cứu khoa học, trình bày rõ ràng, mạch lạc. Nội dung nghiên cứu tập trung vào những vấn đề cấp thiết liên quan đến Biển Đông trong giai đoạn hiện nay, có những đánh giá, phân tích, và đưa ra những biện pháp giải quyết mang tính chuyên sâu.
Thông báo Giải thưởng bài nghiên cứu về Biển Đông 2018
3. Giải thưởng "Báo chí về Biển Đông năm 2018" dành cho các phóng viên, nhà báo, nhà bình luận có bài báo về Biển Đông đăng trên các báo, tạp chí (cả báo mạng, báo hình, báo phát thanh và báo giấy) trong năm 2019.
- Cơ cấu giải thưởng: Giải thưởng có 5 giải, gồm chứng chỉ và tiền thưởng trị giá 20 triệu VNĐ/giải.
- Tiêu chí bình chọn: Các bài báo tham dự cần có tính thời sự, đưa tin chính xác, có những bình luận sắc bén về các vấn đề liên quan đến Biển Đông được đông đảo người đọc quan tâm, góp phần tuyên truyền rộng rãi và nâng cao nhận thức về chủ quyền biển đảo quốc gia và lập trường của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông, đồng thời thúc đẩy các biện pháp nhằm duy trì hòa bình, ổn định tại Biển Đông.
Thông báo Giải thưởng Báo chí về Biển Đông 2018
Hạn chót để gửi bài tham dự là ngày 31/12/2018.
Thông tin thêm xin truy cập website www.fess.vn; hoặc liên hệ đồng chí Vũ Quang Tiệp, Điện thoại: 04.62763141; Di động: 0974 032200; Email: info@fess.vn; quangtiep.fess@gmail.com
Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông trân trọng thông báo./.
Năm 2023, dù chiến sự tại Ukraine diễn biến căng thẳng và xung đột tại Trung Đông leo thang, tình hình Biển Đông tiếp tục thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Biển Đông cũng ngày càng được coi là chỉ dấu về trật tự dựa trên luật lệ từ phía Mỹ và đồng minh – đối tác thông qua các tuyên bố và văn bản...
Trả lời câu hỏi của phóng viên chiều ngày 25/5/2023, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng cho biết, tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 (XYH-10) của Trung Quốc cùng một số tàu hải cảnh, tàu cá bảo vệ đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam được xác lập phù hợp với các quy định của...
Trong gần hai năm trở lại cầm quyền tại Malaysia từ tháng 5/2018 - 3/2020, Thủ tướng Mahathir Mohamad (sau đây gọi là Chính quyền Mahathir 2.0) đã thổi luồng gió mới vào chính sách Biển Đông của Malaysia. Khác với cách tiếp cận “thầm lặng” của chính quyền tiền nhiệm, Thủ tướng Mahathir và chính quyền...
Qua phân tích ảnh vệ tinh Đá Ba Đầu từ 2016 đến nay cho thấy, việc Trung Quốc tập kết lượng lớn tàu, dài ngày tại Đá Ba Đầu không phải để tránh thời tiết xấu mà nhiều khả năng là chiến thuật "cắt lát Salami" mới ở Biển Đông, bắt đầu triển khai từ tháng 2 năm 2020.
Bài viết phân tích Hải chiến Hoàng Sa (1974), cuộc tấn công ở Trường Sa (1988), sự kiện Đá Vành Khăn (1995) và sự kiện Bãi cạn Scarborough (2012) để tìm ra những quy luật nhất định. Đây sẽ là cơ sở để phán đoán thời điểm Trung Quốc hành động chiếm mới các thực thể ở Biển Đông để từ đó Việt Nam ra...
Nội dung bài viết bao quát lịch sử quá trình từ khi Trung Quốc manh nha thúc đẩy ý tưởng nghiên cứu băng cháy trên Biển Đông; cho đến hiện trạng khai thác hiện nay để làm rõ thực chất Trung Quốc đã đi đến bước nào trong tiến trình khai thác một loại năng lượng mới ở trên Biển Đông.