11/06/2018
Ngày 11/06/2018, tại Hà Nội, Học viện Ngoại giao, Quỹ Konrad-Adenauer-Stiftung (Đức) và Đại sứ quán Australia tại Hà Nội đã đồng tổ chức buổi Đối thoại Biển lần thứ ba với chủ đề “Luật quốc tế và Biển Đông”. Đối thoại lần này tập trung thảo luận về tình hình Biển Đông từ góc độ pháp lý và tìm kiếm ý tưởng hợp tác quản lý tranh chấp tại khu vực.
Tham dự Đối thoại có ba diễn giả quốc tế và Việt Nam: PGS.TS. Nguyễn Hồng Thao (Phó Chủ tịch Uỷ ban Luật quốc tế của Liên hợp quốc), PGS.TS. Herman J. Kraft (Đại học Philippines) và TS. Yan Yan (Viện Nghiên cứu Nam Hải Trung Quốc). PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Anh (Học viện Ngoại giao) điều phối buổi đối thoại.
Đối thoại Biển lần thứ ba diễn ra trong bối cảnh những diễn biến mới trên Biển Đông đặt ra nhiều vấn đề an ninh và pháp lý đối với các nước trong khu vực. Hiện nay, Trung Quốc và các nước ASEAN đang đàm phán về nội dung của Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia và học giả trong lĩnh vực pháp lý. Tuy nhiên, hai năm sau Phán quyết của Toà Trọng tài trong vụ kiện Biển Đông, khu vực chưa đạt được các kết quả hợp tác đáng kể để giảm căng thẳng và tranh chấp trong khu vực.
Phát biểu khai mạc, TS. Lê Hải Bình, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao nhấn mạnh vai trò của luật quốc tế trong việc duy trì trật tự và an ninh quốc tế dựa trên nguyên tắc thượng tôn pháp luật. TS. Bình cho rằng luật quốc tế là cơ sở đảm bảo an ninh và ổn định quốc tế và khu vực. Tại Biển Đông, các bên liên quan đều tuyên bố tuân thủ luật pháp quốc tế, song cách diễn giải luật khác nhau thực sự tạo ra thách thức lớn đối với hợp tác khu vực. Do đó, TS.Bình bày tỏ hi vọng Đối thoại lần này là cơ hội thúc đẩy sự hiểu biết chung giữa các chuyên gia, giới hoạch định chính sách và công chúng nói chung, từ đó góp phần rút ngắn những khoảng cách về nhận thức và thúc đẩy hợp tác trên Biển Đông.
Ông Peter Girke, Đại diện Quỹ KAS, nhấn mạnh luật pháp và hoà bình là giá trị cốt lõi của Quỹ. “Biển Đông cần có những giải pháp chung và hoà bình, tuân thủ luật quốc tế để giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ. Chúng tôi hi vọng Đối thoại lần thứ ba là cơ hội để các chuyên gia luật và giới hoạch định chính sách có thể suy nghĩ và hợp tác về các nguyên tắc luật quốc tế để giải quyết tranh chấp.”
Bà Stacey Nation, Tham tán Đại sứ quán Australia chia sẻ, “Đại sứ quán Australia ủng hộ và đồng tổ chức Đối thoại Biển lần thứ ba nhằm khẳng định cam kết trong Sách Trắng Chính sách Đối ngoại của Australia, thúc đẩy một khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương mở, an ninh và thịnh vượng; trong đó quyền lợi của mọi quốc gia được tôn trọng và tranh chấp được giải quyết một cách hoà bình, phù hợp với luật pháp quốc tế”.
Các diễn giả tại đối thoại đã thảo luận nhiều vấn đề pháp lý ở Biển Đông, trong đó có nguyên tắc thượng tôn pháp luật, địa vị pháp lý của các thực thể, phán quyết của Toà trọng tài trong vụ kiện của Philippines ở Biển Đông, khía cạnh pháp lý của ý tưởng hợp tác cùng phát triển trong khu vực, Bộ Quy tắc ứng xử của các bên tại Biển Đông và các biện pháp thúc đẩy quan điểm chung về luật pháp quốc tế ở Biển Đông.
Với sự tham dự của 80 đại biểu từ các cơ quan đại diện nước ngoài, các cơ quan và giới học giả Việt Nam, Đối thoại diễn ra trong không khí trao đổi sôi nổi, thẳng thắn và thực chất./.
Nghiên cứu Biển Đông
Năm 2023, dù chiến sự tại Ukraine diễn biến căng thẳng và xung đột tại Trung Đông leo thang, tình hình Biển Đông tiếp tục thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Biển Đông cũng ngày càng được coi là chỉ dấu về trật tự dựa trên luật lệ từ phía Mỹ và đồng minh – đối tác thông qua các tuyên bố và văn bản...
Trả lời câu hỏi của phóng viên chiều ngày 25/5/2023, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng cho biết, tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 (XYH-10) của Trung Quốc cùng một số tàu hải cảnh, tàu cá bảo vệ đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam được xác lập phù hợp với các quy định của...
Trong gần hai năm trở lại cầm quyền tại Malaysia từ tháng 5/2018 - 3/2020, Thủ tướng Mahathir Mohamad (sau đây gọi là Chính quyền Mahathir 2.0) đã thổi luồng gió mới vào chính sách Biển Đông của Malaysia. Khác với cách tiếp cận “thầm lặng” của chính quyền tiền nhiệm, Thủ tướng Mahathir và chính quyền...
Qua phân tích ảnh vệ tinh Đá Ba Đầu từ 2016 đến nay cho thấy, việc Trung Quốc tập kết lượng lớn tàu, dài ngày tại Đá Ba Đầu không phải để tránh thời tiết xấu mà nhiều khả năng là chiến thuật "cắt lát Salami" mới ở Biển Đông, bắt đầu triển khai từ tháng 2 năm 2020.
Bài viết phân tích Hải chiến Hoàng Sa (1974), cuộc tấn công ở Trường Sa (1988), sự kiện Đá Vành Khăn (1995) và sự kiện Bãi cạn Scarborough (2012) để tìm ra những quy luật nhất định. Đây sẽ là cơ sở để phán đoán thời điểm Trung Quốc hành động chiếm mới các thực thể ở Biển Đông để từ đó Việt Nam ra...
Nội dung bài viết bao quát lịch sử quá trình từ khi Trung Quốc manh nha thúc đẩy ý tưởng nghiên cứu băng cháy trên Biển Đông; cho đến hiện trạng khai thác hiện nay để làm rõ thực chất Trung Quốc đã đi đến bước nào trong tiến trình khai thác một loại năng lượng mới ở trên Biển Đông.