26/06/2024
Ngày 25/6/2024, Học viện Ngoại giao phối hợp với Trung tâm Geneva về Quản trị An ninh Khu vực (DCAF), Thụy Sĩ tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Quản trị Trí tuệ Nhân tạo tại Đông Nam Á”.
Tọa đàm có sự tham gia của hơn 40 diễn giả và đại biểu từ các Bộ ngành, Viện nghiên cứu, doanh nghiệp và kênh truyền thông trong nước (dự trực tiếp), cũng như gần 15 đại biểu từ DCAF và các đối tác (dự trực tuyến).
Ảnh 1: Các đại biểu tham gia Tọa đàm (Ảnh: Đỗ Ngân).
Tọa đàm là dịp để các bên liên quan tìm hiểu cách tiếp cận trí tuệ nhân tạo (AI) của Liên minh châu Âu (EU)/Thụy Sĩ và thực tiễn phát triển AI tại Đông Nam Á/Việt Nam, từ đó rút ra các bài học về quản trị AI hiệu quả.
Trong bài phát biểu khai mạc, TS. Nguyễn Việt Lâm, Chuyên viên Cao cấp, Văn phòng Bộ Ngoại giao khẳng định các trao đổi tại Tọa đàm không chỉ có giá trị tham khảo trong lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật mà còn có ý nghĩa trong công tác đối ngoại. TS. Albrecht Schnabel, Giám đốc phòng châu Á – Thái Bình Dương, DCAF đồng tình với quan điểm này, đồng thời nhấn mạnh mục tiêu thúc đẩy hợp tác với các đối tác tại Thái Bình Dương trong các lĩnh vực mới nổi.
Ảnh 2: TS. Nguyễn Việt Lâm vs TS. Schnabel phát biểu khai mạc (Ảnh: Đỗ Ngân).
Tại Phiên thứ nhất, các diễn giả mô tả một số mô hình quản trị AI tại châu Âu, bao gồm Đạo luật về AI được EU mới ban hành năm 2024 (đạo luật đầu tiên trên thế giới trong lĩnh vực này) và các Văn phòng chuyên trách về AI tại cấp EU, cấp chính phủ và cấp địa phương của các nước thành viên EU. Các chuyên gia cũng so sánh khung pháp lý về quản trị AI của EU với Anh.
Trong Phiên thứ hai, các chuyên gia phân tích nội dung Định hướng về Quản trị AI của ASEAN ban hành năm 2024, khẳng định tầm quan trọng của văn bản trong viêc bước đầu xây dựng tiêu chuẩn chung về AI trong khu vực. Các đại biểu cũng đi sâu vào cơ hội và thách thức trong quá trình phát triển và quản trị AI tại Việt Nam từ góc độ chính phủ và doanh nghiệp, đồng thời đưa ra kiến nghị liên quan đến hợp tác công – tư và vận dụng kinh nghiệm từ một số nước có khung quản lý AI như Trung Quốc, Ấn Độ, EU, Nhật Bản hay Hàn Quốc… một cách có chọn lọc.
Ảnh 3: Các diễn giả tham gia trực tuyến (Ảnh: Đỗ Ngân).
Phát biểu bế mạc, đại diện Học viện Ngoại giao và DCAF cảm ơn sự quan tâm, ủng hộ và tham gia tích cực của các đại biểu tham gia trực tiếp và trực tuyến. Ban Tổ chức hy vọng các ý kiến trao đổi thẳng thắn và các đề xuất mang tính thực tiễn cao tại Tọa đàm sẽ góp phần nâng cao nhận thức về AI trong cộng đồng học thuật – hoạch định chính sách tại Việt Nam và quốc tế.
Ngân Hoàng
Ngày 11/7/2024, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tổ chức Hội thảo Thường niên lần thứ 14 về Biển Đông tại Washington, D.C., Mỹ. TS. Nguyễn Hùng Sơn, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao đã có bài phát biểu tại Phiên thứ nhất của Hội thảo về những diễn biến mới trong tình hình Biển Đông....
Từ ngày 24 đến ngày 29/05/2024, Học viện Ngoại giao phối hợp với Học viện Clingendael (Hà Lan) tổ chức Khóa học Luật biển quốc tế lần thứ 4 tại Hà Nội.
Ngày 13-15/9/2023, TS. Phạm Lan Dung, Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao, đã tham dự và phát biểu tại Đối thoại Thường niên về Hậu quả Chiến tranh và Hòa bình tại Việt Nam, Lào và Campuchia lần thứ hai tại Washington, DC, Mỹ do Viện Hòa bình Mỹ (USIP) tổ chức.
Ngày 28/6, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), Mỹ đã tổ chức Hội thảo Quốc tế Thường niên lần thứ 13 về Biển Đông tại Washington D.C., Mỹ. PGS. TS. Nguyễn Thị Lan Anh, Viện trưởng Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã có bài phát biểu tại Phiên thứ 2 của Hội thảo về những diễn biến pháp...
Ngày 11/7, Đối thoại Biển lần thứ 11 với chủ đề “Hoạt động phức hợp: Thúc đẩy hay cản trở trật tự trên biển” do Học viện Ngoại giao, Đại sứ quán Anh tại Việt Nam và Quỹ Konrad Adenauer Stiftung tại Việt Nam (KAS) đồng tổ chức đã diễn ra tại Hải Phòng.
Ngày 11/5/2023, Học viện Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Úc tại Hà Nội tổ chức Đối thoại Bàn tròn với Thứ trưởng Ngoại giao Úc Michelle Chan và Thứ trưởng Quốc phòng Úc Hugh Jeffrey về chính sách của Úc đối với khu vực Thái Bình Dương.