20/05/2016
ASEAN có những lý do chiến lược để tham gia tích cực vào việc quản lý mâu thuẫn và xung đột ở Biển Đông. Để tăng cường vị thế và vai trò của minh ở Biển Đông một cách hiệu quả, ASEAN cần thực hiện những bước đi như thế nào?
Giới thiệu
Căng thẳng leo thang ở Biển Đông những năm gần đây trở thành một trong những quan ngại hàng đầu đối với an ninh khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Trong bối cảnh đó, ASEAN, vốn được xem là một tổ chức khu vực thành công bậc nhất, đã tích cực can dự vào quá trình quản lý xung đột, xong chưa đem lại các kết quả thực chất trong việc làm giảm tranh cãi giữa các bên tranh chấp. Những nổ lực của ASEAN đã đem lại một số kết quả cụ thể gần đây như bản Hướng dẫn thực thi DOC giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2011, và ít nhiều gây sức ép khiến Trung Quốc đồng ý ngồi vào bàn đàm phán COC, song những thành tích đó vẫn chưa tương xứng với mục tiêu và quyết tâm mà ASEAN đang theo đuổi: Cộng đồng ASEAN. Là một Cộng đồng khu yực, ASEAN có trách nhiệm tham gia tích cực vào công việc quản lý xung đột ở Biển Đông, không để căng thẳng trên biển làm mất ổn định ở Đông Nam Á cũng như đe dọa sự thống nhất và đoàn kết nội khối.
Leo thang căng thẳng ờ Biển Đông
Việc ký Tuyên bố về ứng xử của Các bên ở Biển Đông (DOC) giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002 được kỷ vọng sẽ mở ra chương mới trong hợp tác hòa bình ở vùng biển có nhiều tranh chấp này. Tuy nhiên, thực tế đáng buồn là DOC chỉ giúp mâu thuẫn tương đối lắng dịu trong khoảng nửa thập kỷ. Kể từ năm 2007, căng thẳng giữa các bên tranh chấp xuất hiện trở lại và có xu hướng leo thang phức tạp.
Trung Quốc, cường quốc vượt trội trong nhóm các nước và vùng lãnh thổ có tranh chấp ở Biển Đông, là trung tâm trong hầu hết các vụ việc gây tranh cãi. Trung Quốc đã quyết đoán hơn trong cả phát ngôn và hành động, từ chính trị, quân sự, đến kinh tế nhằm xác lập chủ quyền ở Biển Đông. Các lực lượng bán quân sự hoạt động trên biển như Hải giám (CMS) và Kiểm ngư (FLEC) được nâng cấp và mở rộng với quy mô lớn. Hàng ngàn nhân viên được tuyển mới và hàng trăm tàu hiện đại được phân bổ về các lực lượng này. Cụ thể, trong năm 2011, CMS đã tuyển mới hơn 1.000 nhân viên, nâng tổng số nhân lực của tổ chức này lên trên 10.000 người. Số nhân lực này được trang bị hơn 300 tàu tuần duyên và 10 máy bay, trong đó có 4 máy bay trực thăng.[1] Kể cả khi Trung Quốc lên kế hoạch không tăng ngân sách cho hầu hết các bộ trong năm 2010, quá trình mở rộng và hiện đại hóa của CMS và FLEC vẫn được tiếp diễn và nhiều tàu tuần tra hiện đại bậc nhất được điều đến Biển Đông. Hệ quả là số lượng tàu cá Đông Nam Á bị chính quyền Trung Quốc bắt giữ hoặc tấn công ngay trên ngư trường truyền thống của họ gia tăng trong suốt những năm gần đây.[2]
Về quân sự, Trung Quốc đã phát triển các vũ khí tối tân giúp kiểm soát tốt hơn vùng biển xung quanh. Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, tàu Liêu Ninh, hoàn thành năm 2011 và đã thực hiện nhiều chuyến chạy thử nghiệm, trong đó có cả hoạt động cất/hạ cánh của máy bay chiến đấu trên tàu. Bắc Kinh đang tiếp tục kế hoạch đóng thêm một đến hai tàu sân bay để đảm bảo trong bất kỳ thời gian nào cũng có một tàu sẵn sàng chiến đấu. Ngoài tàu sân bay, Trung Quốc cũng phát triển mạnh các tàu ngầm tấn công và tàu ngầm chiến lược thế hệ mới nhằm đáp ứng chiến lược hiện đại hóa lực lượng tấn công và răn đe chiến lược và tăng cường hoạt khả năng hoạt động ở vùng biển xa như đã đề ra trong sách trắng quốc phòng 2010. Theo các nguồn tin khác nhau, hiện Bắc Kinh sở hữu từ 60 đến 70 tàu ngầm và đang tiếp tục đóng thêm ba tàu ngầm hạt nhân chiến lược.[3] Ngoài các loại tàu ngầm và tàu chiến, Bắc Kinh cũng công bố các loại vũ khí tối tân như máy bay tàng hình thế hệ thứ năm J-20, tên lửa tấn công tàu sân bay DF-21D, và phát triển hệ thống định vị toàn cẩu riêng Beidu, độc lập so với hệ thống của Mỹ và Châu Âu. Quá trình hiện đại hóa quốc phòng cho phép Bắc Kinh kiểm soát và thực hiện chiến lược chống xầm nhập (anti-access) tốt ở các vùng biển xung quanh Trung Quốc, trong đó có Biển Đông, phá vỡ thế cân bằng ổn định trong khu vực.
Tính theo mốc thời gian, kể từ 2007 đến nay, Trung Quốc ráo riết tăng cường kiểm soát Biển Đông. Ngoài việc bắt bớ, tấn công tàu cá các nước trên biển, Bắc Kinh trong các năm 2007, 2008 cũng gây sức ép buộc các công ty dầu khí lớn nước ngoài như BP hay ExxonMobil từ bỏ các hợp đổng thăm dò và khai thác dầu khí trên Biển Đông với các nước Đông Nam Á để tránh bị trả đũa trong hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc. Năm 2009, lần đầu tiên Bắc Kinh chính thức nộp Tuyên bố chủ quyền của họ, chiếm tới hơn 80% toàn bộ Biển Đông, lên Liên Hợp Quốc, kèm theo đó là bản đồ với đường tuyên bố chín đoạn (đường này do hình dạng của nó còn được gọi là đường lưỡi bò). Cũng trong năm này, các tàu cá và tàu hải giám Trung Quốc có hành động gây hấn với con tàu Impeccable của Mỹ hoạt động ở vùng Biển Đông, mà theo phía Mỹ, là hoàn toàn phù hợp luật pháp quốc tế.
Tiếp đó, năm 2010, trong cuộc gặp với các nhà ngoại giao cấp cao Mỹ, phía Trung Quốc đã gọi Biển Đông là “lợi ích cốt lõi” của họ và thể hiện thái độ kẻ cả khi Ngoại trưởng Dương Khiết Trì tuyên bố tại Diễn đàn An ninh Khu vực (ARF) lần thứ 17 diễn ra tại Hà Nội vào tháng 7/2010 rằng Trung Quốc là nước lớn, còn các nước khác là nước nhỏ. Đến năm 2011, Trung Quốc tiếp tục leo thang căng thẳng khi sử dụng tàu cá được trang bị thiết bị và có sự yểm hộ của tàu hải giám để thực hiện hai vụ cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam ngay trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Năm 2012, Trung Quốc đã va chạm với Philippines ở khu vực Bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là Đảo Hoàng Nham); vài chục tàu cá và nhiều tàu hải giám đã được phía Trung Quốc điều tới khu vực, gây sức ép buộc Philippines rút các tàu của minh, từ đó dựng lên hàng rào bằng dây, trên thực tế chiếm giữ luôn khu vực này.
Cùng trong năm 2012 còn có hai sự kiện khác thể hiện rõ ý đồ bành trướng ảnh hưởng ở Biển Đông của Bắc Kinh, bất chấp sự phản ứng của các nước tranh chấp. Thứ nhất, Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) đã mời các công ty nước ngoài đấu thấu thăm dò và khai thác dầu khí tại vùng Biển Đông, trong đó có chín lô nằm trọn trong EEZ của Việt Nam. Điều này vi phạm nghiêm trọng UNCLOS 1982 mà cả Trung Quốc và Việt Nam là thành viên. Không có bất kỳ một tiền lệ lịch sử hay cơ sở pháp lý quốc tế nào có thể giải thích được hoạt động nói trên. Bên cạnh đó, Bắc Kinh phê chuẩn việc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”, đặt trụ sở trên đảo Phú Lâm thuộc quẩn đảo Hoàng Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Sau đó, hàng loạt các hoạt động xây dựng và mở rộng cả về kinh tế, hành chính, và quân sự trên đảo Phú Lâm được thực hiện với quy mô lớn và tốc độ nhanh chóng, bất chấp phản ứng gay gắt từ phía Việt Nam. Những hành động của Trung Quốc đã gây ra mối lo ngại sâu sắc và ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh và hòa bình ở Biển Đông, và rộng ra là toàn bộ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Về phương hướng giải quyết xung đột, Bắc Kinh luôn khẳng định lập trường đàm phán song phương với từng nước tranh chấp và gạt bỏ hoặc hạn chế vai trò của các bên không tranh chấp, trong đó có ASEAN. Điều này được thể hiện rõ trong nhiều phát biểu của các chính khách Trung Hoa. Đại sứ Trung Quốc tại ASEAN, Tiết Hán Cần, năm 2009 đã phát biểu tại Singapore: “Vấn đề Biển Đông không phải là vấn đề giữa ASEAN - với tư cách một tổ chức - với Trung Quốc, mà là vấn đề giữa các nước liên quan.[4] Lập trường này được Ngoại trưởng Dương Khiết Trì tái khẳng định tại Hội nghị ARF 17 tại Hà Nội tháng 7/2010 rằng căng thẳng ở Biển Đông không phải là vấn đề giữa Trung Quốc và ASEAN, vì thế ý đồ “quốc tế hóa” vấn để này “sẽ chỉ làm tình hình xấu hơn và khó đạt được giải pháp hơn.”[5] Tất nhiên, với sức mạnh vượt trội và tầm ảnh hưởng lớn về kinh tế và quân sự, giải quyết vấn đề qua con đường song phương sẽ đem đến cho Bắc Kinh lợi thế đáng kể trên bàn đàm phán.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây.
Hà Anh Tuấn, là Tiến sĩ, Trung tâm Nghiên cứu chính sách, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao. Ông Tuấn lấy bằng Tiến sĩ về Chính trị học và Quan hệ Quốc tế tại Đại học New South Wales, Autralia. Nghiên cứu của ông Tuấn chủ yếu về quan hệ quốc tế tại Đông Nam Á, chính sách ngoại giao của Trung Quốc và quan hệ Trung-Mỹ. Ông là tác giả của một số nghiên cứu như: Chương III: “Cân bằng quyền lực tại các quốc gia Đông Nam Á: Nguồn gốc của Hòa bình và Quyền tự trị trong khu vực Kỷ nguyên Hậu Chiến tranh Lạnh” (Trong cuốn Duy trì một cộng đồng Châu Á -Thái Bình Dương bền vững, do Wilmar Salim và Kiran Sagoo biên tập, NXB Cambridge, 2008); Chương II “Bản chất đang thay đổi của những mâu thuẫn tại Đông Nam Á và Vai trò của các Tổ chức Quốc tế Phi chính phủ (INGOs) trong việc xây dựng hòa bình: Cách tiếp cận lý thuyết” (Cuốn sách Xây dựng Hòa bình tại Châu Á -Thái Bình Dương: Vai trò của Bên thứ ba, NXB Đại học Khonkaen, 2007), Bài báo “Bi kịch của Ngư dân Việt Nam: Mặt bị bỏ quên trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông”, đăng trên tạp chí Asia Journal of Global Studies, số 5(2), 2013; và bài báo (đồng tác giả) “Quản trị xung đột ở Biển Đông: DOC, COC và cấu trúc an ninh biển ở Châu Á-Thái Bình Dương”, đăng trên tạp chí The Indonesian Quarterly, số 43(2) năm 2015. Ngoài ra, ông Tuấn cũng là giảng viên giảng dạy chuyên ngành quan hệ quốc tế tại Học viện Ngoại giao Việt Nam và là tác giả của nhiều xuất bản khác thuộc lĩnh vực nghiên cứu trên.
Bài viết thuộc bản quyền Nghiên cứu Biển Đông. Đề nghị chỉ được dẫn đường link bài viết, không đăng lại khi chưa có sự đồng ý của Ban Biên tập.
[1] Wang Qịan, “Maritime surveillance forces will expand to meet challenges,” China Daily, ngày 2/5/2011, tr. 2.
[2] Xem thêm: Ha Anh Tuan, “The Tragedy of Vietnamese Fishermen: The Forgotten Faces of Territorial Disputes in the South China Sea,Asia Journal of Global StudieSj Vol. 5(2), 2012.tr. 94-107.
[3] Kamlesh K. Agnihotri, “The Chinese Navys Submarine Arm: Lynchpin of (Active De- fence’,” Maritime Affairs 8, No. 2 (2012)” tr. 99, “Chapter Six: Asia,” The Military Balance 112, No. 1 (2012), tr. 234.
[4] Xue Hanqin, Wchina-ASEAN Cooperation: A model of Good Neighbourliness and Friendly Cooperation”, Singapore, ngày 19/11/2009; xem tại http://www.iseas.edu.sg/ aseanstudiescentre/Speech-Xue-Hanqin-19-9-09.pdf, tr. 25,truy cập ngày 10/8/2011.
[5] Bộ Ngoại giao Trung Qụốc, “Foreign Minister Yangjiechi Refutes Fallacies On the South China Sea Issue,; xem tại http://www.mfa.gov.cn/eng/zxxx/t719460.htm truy cập ngày 16/8/201L
Năm 2023, dù chiến sự tại Ukraine diễn biến căng thẳng và xung đột tại Trung Đông leo thang, tình hình Biển Đông tiếp tục thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Biển Đông cũng ngày càng được coi là chỉ dấu về trật tự dựa trên luật lệ từ phía Mỹ và đồng minh – đối tác thông qua các tuyên bố và văn bản...
Trả lời câu hỏi của phóng viên chiều ngày 25/5/2023, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng cho biết, tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 (XYH-10) của Trung Quốc cùng một số tàu hải cảnh, tàu cá bảo vệ đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam được xác lập phù hợp với các quy định của...
Trong gần hai năm trở lại cầm quyền tại Malaysia từ tháng 5/2018 - 3/2020, Thủ tướng Mahathir Mohamad (sau đây gọi là Chính quyền Mahathir 2.0) đã thổi luồng gió mới vào chính sách Biển Đông của Malaysia. Khác với cách tiếp cận “thầm lặng” của chính quyền tiền nhiệm, Thủ tướng Mahathir và chính quyền...
Qua phân tích ảnh vệ tinh Đá Ba Đầu từ 2016 đến nay cho thấy, việc Trung Quốc tập kết lượng lớn tàu, dài ngày tại Đá Ba Đầu không phải để tránh thời tiết xấu mà nhiều khả năng là chiến thuật "cắt lát Salami" mới ở Biển Đông, bắt đầu triển khai từ tháng 2 năm 2020.
Bài viết phân tích Hải chiến Hoàng Sa (1974), cuộc tấn công ở Trường Sa (1988), sự kiện Đá Vành Khăn (1995) và sự kiện Bãi cạn Scarborough (2012) để tìm ra những quy luật nhất định. Đây sẽ là cơ sở để phán đoán thời điểm Trung Quốc hành động chiếm mới các thực thể ở Biển Đông để từ đó Việt Nam ra...
Nội dung bài viết bao quát lịch sử quá trình từ khi Trung Quốc manh nha thúc đẩy ý tưởng nghiên cứu băng cháy trên Biển Đông; cho đến hiện trạng khai thác hiện nay để làm rõ thực chất Trung Quốc đã đi đến bước nào trong tiến trình khai thác một loại năng lượng mới ở trên Biển Đông.