Bản tin tuần Biển Đông (4/10-10/10/2024)
Tổng hợp tin tức nổi bật và đánh giá đa chiều về tình hình Biển Đông trong tuần.
Tổng hợp tin tức nổi bật và đánh giá đa chiều về tình hình Biển Đông trong tuần.
TIÊU ĐIỂM
TIN TỨC
Thực địa
Hải quân Trung Quốc và Nga tập trận chung ở Thái Bình Dương
Ngày 8/10, Hải quân Nga và Trung Quốc tập trận chống ngầm trong khuôn khổ tuần tra chung ở châu Á - Thái Bình Dương. Tập trận có sự tham gia của tàu chống ngầm cỡ lớn “Đô đốc Panteleyev” và “Đô đốc Tributs” của Nga, tàu khu trục Tây Ninh, Vô Tích, khinh hạm Lâm Nghi và tàu tiếp tế Thái Hồ của Trung Quốc. Các hoạt động huấn luyện chiến đấu bao gồm phòng thủ chống tàu ngầm và cứu hộ trên biển.
Tàu chiến của Hải quân Nga và Hải quân Trung Quốc bắt đầu tuần tra chung ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương sau khi tham gia cuộc tập trận hải quân chung Phương Bắc/Tương tác năm 2024. Tháng 7/2024, hai nước tổ chức tập trận chung trên biển và trên không xung quanh thành phố Trạm Giang, Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc.
Ấn Độ tổ chức tập trận Malabar với Mỹ, Nhật Bản và Úc, tập trung hoạt động hợp tác và tác chiến
Từ 8-18/10/2024, Ấn Độ tổ chức tập trận Malabar 2024, tập trung vào các hoạt động hợp tác và tác chiến, bao gồm: Hoạt động đặc biệt, Tác chiến trên biển, Tác chiến trên không, Chống tàu ngầm và Trao đổi chuyên gia theo chủ đề (SMEE). Tham gia tập trận có các tàu khu trục, tàu hộ tống, tàu hỗ trợ và nhiều máy bay tuần tra tầm xa, máy bay phản lực, trực thăng và tàu ngầm. Cuộc tập trận sẽ được tiến hành theo hai giai đoạn riêng biệt tại cảng và trên biển. Thời gian tập trận (11 ngày) cũng dài hơn so với các cuộc trước đây.
Chính trị - Ngoại giao
Việt Nam và Pháp nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện
Nhân chuyến thăm chính thức tới Cộng hoà Pháp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm từ ngày 6-7/10, hai nước đã ra tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện (ĐTCLTD). Pháp là quốc gia châu Âu đầu tiên thiết lập quan hệ ĐTCLTD với Việt Nam.
Về vấn đề Biển Đông, hai bên tái khẳng định tầm quan trọng của việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình phù hợp luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982). Việt Nam sẽ tạo thuận lợi cho các tàu quân sự Pháp cập cảng Việt Nam nhằm phát triển hợp tác và trao đổi chuyên môn giữa hải quân và lực lượng cảnh sát biển hai nước.
Ngày 8/10, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh thông tin về việc Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tham dự thượng đỉnh ASEAN, cho biết:
(i) Hợp tác thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực, nâng cao mức độ tự do và thuận tiện thương mại và đầu tư, thúc đẩy kết nối mức độ cao và thúc đẩy hội nhập chuỗi sản xuất cung ứng khu vực;
(ii) Hợp tác tạo động lực mới cho phát triển khu vực, nắm bắt cơ hội trong các ngành công nghiệp mới nổi và thúc đẩy hợp tác cùng có lợi trong lĩnh vực kinh tế kỹ thuật số, phát triển xanh, đổi mới công nghệ, trí tuệ nhân tạo và các lĩnh vực khác;
(iii) Thúc đẩy giao lưu nhân dân và giao lưu văn hóa, thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác thiết thực trên nhiều lĩnh vực như du lịch, văn hóa và truyền thông;
(iv) Duy trì trật tự khu vực, củng cố cấu trúc hợp tác khu vực rộng mở toàn diện lấy ASEAN làm trung tâm, thực hiện chủ nghĩa đa phương chân chính, phản đối sự đối đầu nhóm, phá bỏ các biện pháp phong tỏa kìm hãm, biến Đông Á thành một diễn đàn lớn để hợp tác cùng có lợi.
Trong bài phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Trung Quốc lần thứ 27 tại Lào ngày 10/10, Tổng thống Ferdinand R. Marcos Jr. đánh giá tình hình chung ở Biển Đông “vẫn căng thẳng và không thay đổi”, cho biết các hành động của Trung Quốc chứng tỏ "việc tiếp tục coi thường luật pháp và các tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) và Công ước năm 1972 về các quy định quốc tế để phòng ngừa va chạm trên biển (COLREGS)”.
Tổng thống Marcos cho rẳng “cần phải đẩy nhanh tốc độ đàm phán Bộ quy tắc ứng xử (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc hơn nữa" và nhấn mạnh "các yếu tố cốt lõi của COC, chẳng hạn như các vấn đề quan trọng về phạm vi địa lý, mối quan hệ giữa COC và DOC, và bản chất pháp lý của nó cho đến ngày nay vẫn là những yếu tố quan trọng".
Ngày 1/10, Đối thoại An ninh cấp Bộ trưởng Việt-Úc lần đầu tiên được Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam Thượng tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Nội vụ kiêm Bộ trưởng Nhập cư và Đa văn hóa, An ninh mạng, Nghệ thuật Tony Burke, và Tổng Chưởng lý Úc Mark Dreyfus đồng chủ trì.
Hai bên thảo luận các vấn đề như đánh giá an ninh quốc gia, an ninh mạng, bảo vệ biên giới, và tội phạm xuyên quốc gia, đồng thời cam kết hợp tác chia sẻ chính sách và đào tạo năng lực cho các cán bộ chống tội phạm mạng, nhằm tăng cường hợp tác an ninh thực chất và hiệu quả.
Bộ trưởng Lương Tam Quang đánh giá Đối thoại đầu tiên là dấu mốc quan trọng, từ đó hai nước sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực an ninh và thực thi pháp luật, góp phần bảo vệ các lợi ích hợp pháp của mỗi quốc gia trong bối cảnh tình hình khu vực và toàn cầu ngày càng phức tạp.
Sự kiện là cột mốc quan trọng trong quan hệ hai nước, đặc biệt là lĩnh vực an ninh, tạo tiền đề cho các hợp tác sâu rộng trong tương lai. Đây là cơ chế được nâng cấp từ Đối thoại An ninh cấp Thứ trưởng (một trong những kết quả của việc hai nước thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện 3/2024).
Tư lệnh Hải quân Đài Loan Đường Hoa: PLA sẵn sàng phong tỏa Đài Loan bất cứ lúc nào
Trang Liên hợp tảo báo đưa tin: Theo Tư lệnh Hải quân Đài Loan Đường Hoa:
Pháp lý
Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos ký Đạo luật khôi phục thế trận quốc phòng tự chủ
Ngày 8/10/2024, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. ký ban hành “Đạo luật khôi phục thế trận phòng thủ” nhằm phát triển ngành công nghiệp quốc phòng nội địa và giảm phụ thuộc vào việc nhập khẩu các sản phẩm quốc phòng. Tổng thống Marcos nhận định đạo luật “là một bước tiến phù hợp với một quốc gia ở vị trí trung tâm của những biến động địa chính trị”, củng cố an ninh Philippines “trước những mối đe dọa đang không ngừng thay đổi, đặt biệt là các mối đe dọa bất đối xứng”.
Chủ tịch Hạ viện Philippines Martin Romualdez cũng khẳng định Hạ viện cam kết đảm bảo phân bổ đủ ngân sách cho nỗ lực hiện đại hóa quân đội và ngành công nghiệp quốc phòng nội địa.
- Một số nội dung quan trọng trong Đạo luật:
Đạo luật mới sẽ bổ sung cho Khái niệm Phòng thủ Quần đảo Toàn diện (Comprehensive Archipelagic Defense Concept) được Philippines thông qua vào tháng 4/2024, có thể được coi là một bước tiến nhằm tăng cường an ninh hàng hải và thế trận phòng thủ của Philippines trong bối cảnh căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc ở Biển Đông diễn biến căng thẳng.
GÓC NHÌN QUỐC TẾ
Chen Xiangmiao (Thời báo Hoàn Cầu): Bình luận về phát biểu của một số quốc gia trong và ngoài khu vực tại Thượng đỉnh ASEAN
The Economist: Mỹ đang dần để tuột Đông Nam Á vào tay Trung Quốc
The Economist đăng tải bình luận về cạnh tranh Mỹ - Trung tại khu vực Đông Nam Á. Cụ thể:
EIR đăng bài của Seung Hwan Kim (Korea Foundation), cho rằng Nhật Bản và Hàn Quốc có nhiều điều kiện và nên gia hạn thỏa thuận về khai thác chung tại Hoa Đông sau khi thỏa thuận hết hạn năm 2028.
Bản PDF tại đây
Chịu trách nhiệm nội dung: Đỗ Hoàng
Biên soạn nội dung và tổng hợp: Lan Hương, Đức Trung
Thiết kế: Lan Hương
Tổng hợp tin tức nổi bật và đánh giá đa chiều về tình hình Biển Đông trong tuần.
Tổng hợp tin tức nổi bật và đánh giá đa chiều về tình hình Biển Đông trong tuần.
Tổng hợp tin tức nổi bật và đánh giá đa chiều về tình hình Biển Đông trong tuần.
Tổng hợp tin tức nổi bật và đánh giá đa chiều về tình hình Biển Đông trong tuần.
Tổng hợp tin tức nổi bật và đánh giá đa chiều về tình hình Biển Đông trong tuần.
Tổng hợp tin tức nổi bật và đánh giá đa chiều về tình hình Biển Đông trong tuần.