Tên

Cân bằng quyền lực liên kết và những khả năng cho Luật quốc tế tại Biển Đông

Mô tả
Những tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông gần đây được coi là biểu hiện của việc căng thẳng địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng gia tăng. Từ đó, nhiều nhà hiện thực lập luận rằng, trong khi luật pháp quốc tế chỉ đóng vai trò thứ yếu, cân bằng quyền lực mới là nhân tố quyết định kết quả của các tranh chấp này. Nghiên cứu luật pháp quốc tế chính thống không đủ mạnh để phản biện bình luận vì nó hầu như đã bỏ qua mối quan hệ giữa luật pháp và quyền lực. Tuy nhiên, một số học giả hàng đầu trong lịch sử ngành luật quốc tế và quan hệ quốc tế từ lâu đã lập luận rằng “cân bằng quyền lực liên kết” giữa các quốc gia là điều kiện tiền đề cho việc vận hành hiệu quả luật quốc tế. Bài viết cho rằng việc làm sống lại lập luận về “cân bằng quyền lực liên kết” sẽ đưa ra những ý tưởng mới giúp luật quốc tế có thể phát huy khả năng của mình trong tranh chấp Biển Đông. Từ đó, bài viết đề xuất chương trình nghiên cứu liên ngành giữa Luật quốc tế và Nghiên cứu chiến lược nhằm thúc đẩy giải quyết tranh chấp trên biển Đông dựa trên các nguyên tắc pháp luật. Từ khoá: Biển Đông-Công ước Luật biển (UNCLOS)-Luật quốc tế- Cân bằng quyền lực liên kết - Vụ Philippines kiện Trung Quốc. Jeffrey McGee, Khoa Luật và Viện nghiên cứu biển và Nam cực, Đại học Tasmania, Úc. Jeffrey.McGee@utas.edu.au Brendan Gogarty, Khoa Luật, Đại học Tasmania, Úc. Brendan.Gogarty@utas.edu.au Danielle Smith, Nghiên cứu sinh, Khoa Luật, Đại học Tasmania, Úc. Danielle.Smith@utas.edu.au Bài viết được đăng trên Asia-Pacific Journal of Ocean Law and Policy.
Kích thước
1,020.13 KB
Ngày tạo:
29-08-2018
Lượt xem
353