Phiên 1: Biển Đông trong bối cảnh toàn cầu đang thay đổi

Chương trình HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ BIỂN ĐÔNG LẦN THỨ 13:  “Nhìn lại quá khứ vì một tương lai tươi sáng hơn”
Phiên này sẽ nhìn lại những diễn biến ở Biển Đông những năm qua nhằm hiểu rõ hơn tại sao các bên liên quan lại hành động như vậy? Tại sao lợi ích đối với hòa bình, ổn định và trật tự trên biển ngày càng lớn nhưng lòng tin dường như càng bị xói mòn? Tại sao các lợi ích chung không giúp thúc đẩy hợp tác hiệu quả và giảm căng thẳng?

Phiên 2: Ba mươi năm sau Chiến tranh Lạnh: Liệu một cuộc Chiến tranh Lạnh mới đang nhen nhóm và Cách thức ngăn chặn bùng phát thành xung đột

Chương trình HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ BIỂN ĐÔNG LẦN THỨ 13:  “Nhìn lại quá khứ vì một tương lai tươi sáng hơn”

Phiên 2 không đi sâu thảo luận về khái niệm thế nào là Chiến tranh Lạnh. Thay vào đó sẽ nhìn lại những bài học quá khứ các nước lớn và nước nhỏ rút ra từ Chiến tranh Lạnh, từ đó xác định có thể làm gì để xây dựng quy tắc ứng xử phù hợp giữa các quốc gia, tránh những tính toán sai lầm, kiểm soát tác động, để bằng mọi giá ngăn chặn xung đột xảy ra. Phiên này sẽ đánh giá lại vai trò của các cường quốc, quốc gia tầm trung, sự tự chủ và liên minh, các tổ chức đa phương và trao đổi chiến lược…

Phiên 3: Củng cố trật tự pháp lý ở Biển Đông 5 năm qua 

Chương trình HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ BIỂN ĐÔNG LẦN THỨ 13:  “Nhìn lại quá khứ vì một tương lai tươi sáng hơn” 

Công ước LHQ về Luật Biển 1982 (UNCLOS) được công nhận rộng rãi là khuôn khổ pháp lý cho mọi hoạt động trên biển và đại dương. Bên cạnh tác động trực tiếp đến các bên trong tranh chấp, là kết luận của một cơ quan tài phán quốc tế, Phán quyết 2016 là nguồn bổ trợ trong việc giải thích và áp dụng các điều khoản của Công ước. Phiên 3 sẽ đánh giá những phát triển của trật tự pháp lý ở Biển Đông trong 5 năm qua. Nội dung thảo luận bao gồm phân tích: (i) vai trò của thực tiễn quốc gia (state practice) đối với việc thực thi Công ước; (ii) chiều hướng phát triển của trật tự pháp lý trên biển trong thời gian tới.

Phiên 4: Hãy công bằng với sự thật: Lịch sử và Biển Đông

Chương trình HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ BIỂN ĐÔNG LẦN THỨ 13:  “Nhìn lại quá khứ vì một tương lai tươi sáng hơn”

Lịch sử luôn đóng vai trò quan trọng trong mọi tranh chấp lãnh thổ. Nhưng lịch sử thường được diễn giải bằng nhiều cách thức để phù hợp với những lợi ích khác nhau. Phiên 4 sẽ đánh giá lại lịch sử Biển Đông qua những nghiên cứu mới, làm rõ những sự kiện cụ thể, đặc biệt trong giai đoạn nhiều biến động sau Thế Chiến thứ Hai và trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Ví dụ việc nhìn lại Hiệp ước San Francisco nhân kỷ niệm 70 năm Hiệp ước có thể giúp hiểu rõ lịch sử Biển Đông ở những thời điểm quan trọng.

Phiên 5: ASEAN và QUAD trong cấu trúc khu vực

Chương trình HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ BIỂN ĐÔNG LẦN THỨ 13:  “Nhìn lại quá khứ vì một tương lai tươi sáng hơn”

Phiên này sẽ tập trung vào tương lai cấu trúc an ninh khu vực để phân tích cách thức ASEAN và QUAD sẽ cạnh tranh hay bổ sung cho nhau. Mục tiêu thảo luận là tìm ra cách thức ASEAN có thể và cần tăng cường vai trò Trung tâm như thế nào trong bối cảnh các vấn đề mới đang tác động đến an ninh và ổn định Đông Nam Á, cả những mối đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống, cũng như xây dựng các thỏa thuận mới nhằm đối phó với các mối đe dọa này.

Phiên 6: Đứt gãy chuỗi cung ứng: Cách thức đảm bảo khả năng phục hồi các tuyến đường biển trong bối cảnh đại dịch Covid-19

Chương trình HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ BIỂN ĐÔNG LẦN THỨ 13:  “Nhìn lại quá khứ vì một tương lai tươi sáng hơn”

Đứt gãy chuỗi cung ứng đe dọa nỗ lực phục hồi kinh tế toàn cầu. Tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, khả năng phục hồi chuỗi cung ứng phụ thuộc rất lớn vào giao thông đường biển ổn định, an toàn và không bị gián đoạn. Mục đích của Phiên 6 là thảo luận các phương thức thúc đẩy an toàn và ổn định mạng lưới hậu cần trên biển, xác định các nhân tố hỗ trợ bổ sung như kết nối cơ sở hạ tầng, hợp tác an ninh cảng biển… và các yếu tố gây gián đoạn như sức khỏe con người trong ngành vận tải biển, các quy định về nhập cư đối lập….

Phiên 7: Thúc đẩy ngoại giao khoa học vì lợi ích chung của đại dương

Chương trình HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ BIỂN ĐÔNG LẦN THỨ 13:  “Nhìn lại quá khứ vì một tương lai tươi sáng hơn”

Nghiên cứu khoa học từ lâu được coi là lĩnh vực quan tâm chung và phù hợp để thúc đẩy hợp tác xây dựng lòng tin và phục vụ lợi ích trực tiếp của các quốc gia ven biển và các chủ thể khác. Phiên này sẽ thảo luận những tiến triển gần đây trong ngoại giao khoa học và hợp tác biển, xác định cơ hội mới từ những tiến bộ của khoa học và công nghệ để ứng phó với những thách thức về môi trường, phát triển con người và kinh tế cũng như đối phó các mối đe dọa phi truyền thống trên biển.

Phiên 8: Sự minh bạch thông qua Công nghệ giám sát

Chương trình HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ BIỂN ĐÔNG LẦN THỨ 13:  “Nhìn lại quá khứ vì một tương lai tươi sáng hơn”

Trong vài năm qua, chúng ta đã chứng kiến sự phổ biến và phát triển nhanh của công nghệ giám sát và viễn thám tinh vi, mở ra những khía cạnh mới về môi trường biển và nhận thức tình huống, đặc biệt ở Biển Đông. Mức độ minh bạch chưa từng có tiền lệ do công nghệ mang lại rõ ràng tác động rất lớn đến nhận thức và quan điểm chung, và trách nhiệm giải trình của các bên liên quan ở cả cấp độ chính sách và hoạt động “trên thực địa”. Phiên này sẽ thảo luận cách thức khía cạnh mới này có thể và cần được tận dụng một cách khôn ngoan để tránh hiểu nhầm và đưa thông tin sai lệch.