Tên

Công ước Liên hợp Quốc về Luật biển và các tranh chấp trên biển tại Biển Đông

Mô tả
Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (Công ước)thiết lập khung pháp lý cho việc quản lý và sử dụng biển. Tất cả các quốc gia ven biển tại Biển Đông - Brunei, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam - đều là thành viên của Công ước. Đài Loan, cũng là một bên trong tranh chấp Biển Đông, đã có những bước điều chỉnh nội luật của mình phù hợp với Công ước. Brunei, Trung Quốc, Malaysia, Philippines và Việt Nam là các bên yêu sách về chủ quyền đối với các đảo tại Biển Đông. Công ước không có các điều khoản giải quyết tranh chấp chủ quyền đối với lãnh thổ. Các điều khoản của Công ước chỉ bao gồm các quyền tài phán có từ chủ quyền lãnh thổ. Các quốc gia ven biển có yêu sách chồng lấn về quyền tài phán trên biển tại Biển Đông. Các tranh chấp biển này cũng ngang tầm quan trọng như các tranh chấp lãnh thổ và có lẽ còn quan trọng hơn. Theo như quy định của Công ước các vùng biển chỉ được tạo ra từ lãnh thổ đất liền bao gồm cả các đảo. Công ước bao gồm các quy định về đường cơ sở để từ đó tính chiều rộng các vùng biển. Công ước thiết lập chiều rộng các vùng biển mà quốc gia có thể yêu sách cũng như quyền và nghĩa vụ của các quốc gia ven biển và các quốc gia khác có được tại các vùng biển đó. Công ước cũng bao gồm các điều khoản về giải quyết tranh chấp giữa các bên đối với việc giải thích và áp dụng các điều khoản của Công ước. Do đó, mặc dù Công ước không có các điều khoản quy định về yêu sách chủ quyền lãnh thổ, nhưng nó bao gồm các điều khoản mở rộng về phạm vi các vùng biển có thể được phép yêu sách và các cơ chế giải quyết tranh chấp liên quan đến các yêu sách đó. Bài viết này đặt ra giả thuyết là nếu như tất cả các bên yêu sách tại Biển Đông tuân thủ một cách trung thực các điều khoản áp dụng trong Công ước thì các tranh chấp biển sẽ được làm sáng tỏ và sẽ tạo được cơ sở cho các bên gác tranh chấp lãnh thổ đối với các đảo và hợp tác tại các khu vực có yêu sách biển chồng lấn. Ngược lại nếu như một hay nhiều quốc gia tại Biển Đông yêu sách các vùng biển không phù hợp với Công ước, các quốc gia khác sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc sử dụng biện pháp giải quyết tranh chấp theo thủ tục bắt buộc được quy định trong Công ước để có được phán quyết ràng buộc về mặt pháp lý đối với các yêu sách. Robert Beckman là Giám đốc Trung tâm Luật pháp quốc tế và Phó giáo sư, Khoa luật, Trường Đại học quốc gia Singapore. Bài viết được đăng trên tạp chí The American Journal of International Law, Số 107. Đọc bản gốc tiếng Anh tại đây.
Kích thước
808.15 KB
Ngày tạo:
03-11-2014
Lượt xem
413