17/01/2010
Một tranh cãi ngoại giao, liên quan tới Thái Bình Dương, một khu vực sở hữu nguồn tài nguyên phong phú và có tầm quan trọng chiến lược về quân sự, đã được châm ngòi với việc Trung Quốc có kế hoạch xây dựng một khu du lịch tại quần đảo Hoàng Sa và lên án các kế hoạch xây dựng của Nhật Bản tại Okinotori là "phi pháp".
Theo bài báo, trung tâm của các cuộc tranh cãi liên quan đến tiềm năng dầu mỏ và khí đốt nằm dưới vùng biển này và cả những tham vọng quân sự của Trung Quốc. Trong bản kế hoạch phát triển du lịch được công bố tuần trước, Trung Quốc dự tính xây dựng một khu nghỉ mát cao cấp tại quần đảo Hoàng Sa. Theo bài báo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga ngày 4/1 đã lên tiếng yêu cầu Trung Quốc chấm dứt dự án vì nó "gây căng thẳng và làm tình hình phức tạp hơn". Ngay ngày 5/1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du đã đáp lại rằng Bắc Kinh có "chủ quyền không thể tranh cãi" đối với quần đảo này.
Trong khi đó, ngày 7/1, bà Khương Du tuyên bố rằng các kế hoạch của Nhật Bản nhằm xây dựng cảng biển tại Okinotori, cách Tôkiô 1.050 dặm về phía Nam, là "không phù hợp với luật hàng hải quốc tế". Tuy nhiên bà đã rất thận trọng, khi không miêu tả Okinotori là một đảo nhỏ, rặng san hô, hay một rặng đá ngầm, mà chỉ gọi đó là "một đảo đá". Khác biệt đó rất nhỏ, nhưng rất quan trọng về mặt pháp lý vì theo Luật Biển năm 1982, "những đảo đá không thể tự nó duy trì sự sống thì không có vùng đặc quyền kinh tế".
Trung Quốc có vẻ muốn thâm nhập vào vùng biển gần Okinotori nhằm tạo điều kiện cho tàu ngầm của họ thăm dò vùng biển này, để chuẩn bị sẵn sàng cho bất kỳ tranh chấp nào đối với Đài Loan. Okinotori nằm trên hải trình mà các tàu quân sự Mỹ sẽ phải đi qua, trên đường từ Guam đến Đài Loan nếu họ được huy động để bảo vệ hòn đảo này. Vùng biển rộng 160.000 dặm vuông mà Nhật Bản tuyên bố chủ quyền cũng được cho là rất giàu về khoáng sản.
Trong vòng hai thập kỷ qua, Nhật Bản đã tiến những bước dài trong việc bảo vệ Okinotori khỏi xói mòn và giữ cho nó nằm trên mực nước biển, với việc xây đê chắn sóng bằng bêtông bao quanh. Chỉ có 3 hòn đá nhô lên được khỏi mặt nước khi thủy triều tại đây dâng cao và Nhật Bản đã phải củng cố chúng bằng bê tông và một lá chắn titan. Bài báo cũng viết rằng các chuyên gia Nhật Bản còn tiến xa hơn nữa trong lĩnh vực lý luận nhằm bảo vệ quyền lợi của Tôkiô trong việc mở rộng vùng đặc quyền kinh tế từ đảo Okinotori, bằng việc lập luận rằng không có định nghĩa nào về "đảo đá" trong Luật quốc tế.
Nhằm khẳng định chủ quyền của mình đối với vùng biển đặc quyền kinh tế này, Nhật Bản dự tính phải chi số vốn ban đầu lên tới 7 triệu USD để xây dựng cảng biển Okinotori, trang bị cho nơi này "đời sống kinh tế" và "sự sinh sống của con người" nhằm đáp ứng yêu cầu của Luật Biển về một lãnh thổ được xác định là hòn đảo một cách hợp pháp.
Trong hai ngày 16-17/11/2022, Học viện Ngoại giao đã tổ chức các Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 14 về chủ đề “Biển hoà bình – Phục hồi bền vững”.
Sáng ngày 16/11/2022, Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 14 do Học viện Ngoại giao, phối hợp tổ chức cùng các đối tác đồng bảo trợ trong và ngoài nước, đã khai mạc tại Đà Nẵng với chủ đề “Biển Hòa Bình – Phục hồi bền vững”.
Ngày 12-13/9/2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã phối hợp với Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội tổ chức Khóa học Nâng cao Năng lực Biển lần thứ hai thuộc khuôn khổ Trung tâm Ngoại giao Biển (MDC).
Ngày 23/9, Học viện Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức tọa đàm trực tuyến An ninh biển và Luật pháp quốc tế ở Biển Đông.
Ngày 19/8/2021, Học viện Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Anh và Quỹ Konrad Adenauer Stiftung (KAS), Đức tại Hà Nội tổ chức Đối thoại Biển lần thứ 7 (trực tuyến) với chủ đề “Đánh giá các vấn đề biển đang nổi lên từ góc độ luật pháp quốc tế”.
Thông cáo báo chí: Bộ trưởng Quốc phòng Vương quốc Anh Robert Ben Lobban Wallace thăm và thảo luận tại Học viện Ngoại giao Việt Nam, ngày 22/7/2021)