Mặc dù những quan điểm đó của họ nhanh chóng được thừa nhận, tuy nhiên cơ hội thành công từ những tính toán sai lầm do sự tự tin thái quá của Trung Quốc cũng có thể trở thành hiện thực. Vì vậy họ đã kêu gọi Mỹ và Trung Quốc mở rộng giao lưu quân sự và đưa ra một thòa thuận nhằm ngăn chặn đụng độ có thể leo thang thành một cuộc xung đột trên biển

 

Trong Chiến tranh lạnh, Mỹ và Liên Xô cũng đã có những thỏa thuận tương tự như vậy. Hai bên đã đồng ý không trang bị súng trên tàu, không bay qua tàu hải quân của nhau và nhất trí sử dụng tín hiệu quốc tế để tránh va chạm.

 

Trong bài báo của Robert Kaplan, thuộc Trung tâm An ninh (mới) Mỹ,  phản ánh những quan ngại về sức mạnh hải quân Trung Quốc, trong số ra mới nhất của tạp chí Ngoại Giao. Kaplan cho rằng “Trong thế kỷ 21 Trung Quốc chủ yếu sẽ thông qua hải quân để tăng cường ảnh hưởng ra bên ngoài”.

 

Tác giả chỉ ra một vài nhiệm vụ của hải quân Trung Quốc ( Hải quân Giải phóng nhân dân Trung Hoa – PLAN) thuộc Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Hoa – PLA. Theo Kaplan, “Nhiêm vụ hải ngoại của Trung Quốc bị thúc đẩy do do nhu cầu an ninh năng lượng,  kim loại và nguồn khoáng sản chiến lược” để hỗ trợ cho nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ của nước này”.

 

Sứ mệnh của PLAN là phải đẩy biên giới biển của Trung Quốc ra phía đông và nam bao gồm khu tự trị Đài Loan (được Mỹ hậu thuẫn); đảo Guam (thuộc lãnh thổ Philipin) và Northern Marianas (thuộc lãnh thổ Indonesia). Theo tác giả thì “ Người Trung Quốc coi tất cả các quần đảo này là phần đất đai mở rộng giành cho họ”.

 

Hơn nữa, Trung Quốc đang đầu tư chế tạo tàu ngầm, tàu khu trục, máy bay và tên lửa “nhằm  ngăn chặn hải quân Mỹ xâm nhập Đông Hải và vùng duyên hải Trung Quốc”. Chiến lược này được Trung Quốc gọi là “ chống xâm nhập” hay “phủ nhận” và nó được áp dụng đối với Eo biển Đài Loan và Biển Đông – vùng biển mà Trung Quốc đang tuyên bố là vùng nước chủ quyền của mình.

 

Tuy nhiên, giống như các nhà phân tích khác, Kaplan cũng thừa nhận rằng Trung Quốc “ vẫn còn lâu mới thách thức được vị trí quân sự hiện nay của Mỹ”

 

Đa số sự chú ý tập trung vào những chiếc tàu chiến, máy bay và vũ khí của Trung Quốc, nhưng điểm yếu lớn nhất của PLAN lại là thiếu truyền thống và kinh nghiệm khoa học hải quân. Trong khi người Mỹ đã có hơn 400 năm kinh nghiệm, người Anh hơn 200 năm.

 

Trái lại, trong suốt chiều dài lịch sử Trung Quốc chỉ sản sinh duy nhất một đô đốc lớn là Cheng Ho ( Trịnh Hòa). Ông này đã thực hiện 7 cuộc hành trình Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương vào đầu thế kỷ 15. Sau khi ông qua đời khoảng năm 1433, các hoàng đế Trung Quốc đã không còn quan tâm đến những chuyến  khám phá biển nữa và các nhà thám hiểm, thuyền buôn, và tàu chiến châu Âu đã bắt đầu khám phá vùng biển châu Á.

 

PLAN ngày nay được thành lập năm 1950 sau chiến thắng của  Đảng Cộng sản Trung Quốc trước Trung Hoa Dân Quốc do Chiang Kai-shek (Tưởng Giới Thạch) lãnh đạo và lên nắm quyền điều hành đất nước. PLAN thừa hưởng thiết bị cũ kĩ, những thủy thủ kém chất lượng của Quốc Dân Đảng. Trong những ngày đầu. PLAN được hải quân Liên Xô đào tạo, ngay chính các sĩ quan pháo binh lại là những chỉ huy hải quân sau này.

 

Các sĩ quan hải quân Mỹ và Nhật Bản đã quan sát tàu chiến PLAN tập trận trên biển, họ đã nhận thấy rõ sự yếu kém của hải quân PLAN trong việc xử lý tình huống tập trận, mặc dù một chỉ huy hải quân Mỹ đã nói rằng ông cũng đã thấy được những sự tiến bộ của PLAN. Những chỉ huy hải quân Nhật Bản cũng bày tỏ sự lo ngại khi một trực thăng của Trung Quốc bay sát tàu chiến của nước này ở phía nam Okinawa. Tuy nhiên điều khiến họ lo ngại không phải bởi sự đe dọa từ chiếc trực thăng, mà họ lo ngại vì kỹ năng kém cỏi của viên phi công.

 

Theo thông tin từ các nhà phân tích thì lãnh đạo quân đội Trung Quốc đã thừa nhận những yếu kém của thủy thủ hải quân Trung Quốc, và họ đang cố gắng đào tạo tốt hơn cho lực lượng này.

 

biendong lược dịch.