Giới thiệu

Với những biến động chính trị, chiến lược, kinh tế và an ninh, Biển Đông ngày nay không còn đơn thuần là vấn đề giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á và ASEAN với tư cách là một tổ chức. Ngoài Mỹ - nước ngày càng quan tâm và có những điều chỉnh chính sách ảnh hưởng đến diễn biến tranh chấp ở Biển Đông - các cường quốc có lợi ích liên quan khác như Nhật Bản, Nga, Ấn Độ, Úc đang thể hiện tiếng nói lớn hơn trong các vấn đề Biển Đông. Tuy chưa đóng vai trò quyết định đối với tranh chấp nhưng sự tham gia của các cường quốc này khiến cho bức tranh quyền lực và các xu hướng tập hợp lực lượng ở vùng biển này trở nên phức tạp và đa chiều hơn, phần nào thay đổi diện mạo tranh chấp. Bài viết này sẽ phân tích lợi ích của bốn nước Nhật Bản, Nga, Ấn Độ, Úc ở Biển Đông, những thay đổi trong cách nhin nhận lợi ích dẫn đến những thay đổi trong chính sách của các nước trong thời gian gần đây, đồng thời đánh giá tác động của các nước này đối với tranh chấp Biển Đông, những thách thức và thuận lợi đặt ra, nhất là đối với ASEAN và Việt Nam.

Các lơi ích truyền thống của Nhật Bản, Nga, Ấn Độ, Úc   Biển Đông

Trước khi các căng thẳng liên quan đến tranh chấp chủ quyền bắt đẩu gia tăng ở Biển Đông từ năm 2009 và thu hút sự quan tâm ngày càng lớn của các quốc gia trong và ngoài khu vực, vùng biển này đã chứa đựng nhiều lợi ích an ninh, kinh tế và chính trị quan trọng đối với các nước liên quan, đặc biệt là Nhật Bản, Nga, Ấn Độ và Úc.

Nhật Bản

Biển Đông là một vùng biển rất quan trọng với Nhật Bản ở ít nhất ba khía cạnh. Thứ nhất, Biển Đông là cửa ngõ giao thương, là huyết mạch giao thông trên biển đối với nhiều nền kinh tế Châu Á, đặc biệt là Nhật Bản - một nước vốn phụ thuộc vào xuất khẩu và nguồn tài nguyên thiên nhiên nhập khẩu. Theo ước tính, 80% lượng cung dầu và 70% thương mại của Nhật Bản đi qua Biển Đông.[1] Do đó, nếu xảy ra tranh chấp đến tự do và an ninh hàng hải hay một nước bá quyền thống trị toàn bộ khu vực này sẽ có tác động rất tiêu cực đối với Nhật Bản. Vì vậy, ngay từ những năm 1960, Nhật đã đầu tư nhiều nguồn lực để góp phần đảm bảo an toàn và an ninh hàng hải Đông Nam Á, và tích cực thúc đẩy hợp tác khu vực để chống lại nạn cướp biển và khủng bố từ những năm 1990.[2]

Thứ hai, Biển Đông gắn liền với các lợi ích phát triển kinh tế của Nhật  ở Châu Á - Thái Bình Dương. Theo phân tích của Céline Pajon, Biển Đông nằm ở trung tâm kết nối giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Khi Nhật ngày càng tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng ở Đông Nam Á thì khu vực này càng trở nên quan trọng đối với sự thành công về kinh tế của Nhật Bản.[3] Điều này đã được Thủ tướng Shinzo Abe tái khẳng định trong diễn văn của ông ngày 18/1/2013trong đó nhấn mạnh “Nhật Bản và ASEAN kết nối với thế giới bằng đại dương rộng lớn, vì thế hai bên phải cùng hợp tác để đảm bảo sự tự do và rộng mở của đại dương”.[4]

Thứ ba, về mặt an ninh - chiến lược, Biển Đông là một khu vực thiết yếu trong các tính toán của Nhật Bản. Một mặt, đây là các tuyến đường đi lại quan trọng đối với lực lượng hải quân, là không gian diễn ra các hoạt động quân sự với các đối tác của Nhật; mặt khác, nếu Trung Quốc thành công trong việc thúc đẩy yêu sách và kiểm soát Biển Đông thì cán cân quyền lực tại đây sẽ chuyển biến theo hướng vô cùng bất lợi cho Nhật - một nước có nhiều khúc mắc trong lịch sử lẫn hiện tại với Trung Quốc. Ngoài ra, nếu Trung Quốc dần chiếm được quyền thống trị trên Biển Đông thì tình huống tương tự cũng có thể xảy với Biển Hoa Đông, nơi diễn ra tranh chấp Senkaku/ Điếu Ngư giữa hai nước và Nhật Bản hoàn toàn có lý do để lo ngại điều này.

Tóm lại, Biển Đông là vùng biển gắn liền với nhiều lợi ích quan trọng của Nhật Bản, trong đó an ninh hàng hải và quyền tự do tiếp cận các vùng biển là nội dung then chốt bởi nó gắn liền với các lợi ích an ninh, kinh tế và chiến lược của Nhật.

….

Đọc toàn bộ bài viết tại đây.

Nguyễn Minh Ngọc, là Thạc sĩ, Phó Giám đốc Trung tầm Thông tin Tư liệu, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao. Bà Ngọc lấy bằng Thạc sĩ Quan hệ Quốc tế tại Đại học Quốc gia Úc. Nghiên cứu của bà Ngọc chủ yếu về các vấn để an ninh ở Biển Đông và quan hệ nước lớn. Bà Ngọc là biên tập của nhiều ấn phẩm như “Biển Đông: Địa chính trị, Lợi ích, Chính sách và Hành động của các bên liên quan” (Hà Nội, NXB Thế giới, 2013); “Biển Đông: Quản lý tranh chấp và Định hướng giải pháp” (Hà Nội, NXB Thế giới, 2013)... Ngoài ra bà cũng là tác giả của nhiều xuất bản khác như “Quan hệ Việt Nam - Campuchia và vấn đề phân định biên giới biển tại Vịnh Thái Lan (2010); “Những chủ thể và tư duy đối ngoại mới ở Trung Quốc: Hệ lụy với chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông” (nghiencuubiendong, 2011); “Các thách thức an ninh của Việt Nam: Ưu tiên, Hệ luỵ chính sách và Triển vọng cho hợp tác khu vực” (NIDS, 2013) v.v…

Bài viết thuộc bản quyền Nghiên cứu Biển Đông. Đề nghị chỉ được dẫn đường link bài viết, không đăng lại khi chưa có sự đồng ý của Ban Biên tập.



[1] Célữie Pejon, “Japan and the South China Sea: Forging Strategic Partnership in a Di­vided RegionIFRIj tháng 1/2013, tr. 7, xem tại http://www.canon-igs.org/en/col­umn/13031 l_Celine.pdf

[2] Ian Storey, “Japan’s Growing Angst over the South China Sea”, ISEAS, ngày 8/4/2013, tr. 2, xem tại http://www.iseas.edu.sg/documents/publication/ISEAS_Perspective%20 2013_20.pdf

 [3] Céline Pejon (2013), tlđd, tr. 7.

 [4] Tham khảo Phát biểu của Thủ tướng Shinzo Abe, dự định phát biểu tại Jakarta nhưng bị hủy do những thay đổi bất ngờ trong lịch trình, “The Bounty of the Open Seas: Five New Principles for Japanese Diplomacy”, ngày 18/1/2013, xem tại http://japan.kantei.go.jp/96_abe/statement/201301/18speech_e.html