23/07/2015
Khi các sự kiện trên thực địa tại Biển Đông giữa 2015 đang nóng lên với “chiến lược đảo hóa” và sự xuất hiện trở lại của giàn khoan HD981, thì một trận chiến khác đang manh nha bùng nổ. Đó là cuộc chiến thông tin và tuyên truyền của Trung Quốc, mà được biết dưới các tên “Tam chủng chiến pháp”.
Ứng biến trên cả ba mặt trận, Việt Nam đã trả lời lại Trung Quốc theo các con đường khác nhau. Ngày 11/5/2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có bài phát biểu tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 24 ở Myanmar về tình hình đang căng thẳng trên Biển Đông. Tiếp sau đó, ngày 21/5, Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Nguyễn Thị Doan đã có bài phát biểu tại diễn đàn CICA ở Thượng Hải. Để hỗ trợ các phát ngôn chính thức cấp Nhà nước, các phái đoàn ngoại giao của Việt Nam đã đồng loạt sử dụng các kênh ngoại giao đa phương để truyền tải lập trường.
Ngày 7/5, Việt Nam đã cho lưu hành công hàm phản đối việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD981 tại Liên Hợp Quốc. Ngày 20/5, phái đoàn thường trực của Việt Nam tại Geneva, Thuỵ Sĩ đã gửi thông cáo chính thức trình bày đầy đủ các sự kiện xoay quanh giàn khoan HD981. Thông cáo đó gửi trực tiếp đến Văn phòng của Liên Hợp Quốc, các cơ quan truyền thông quốc tế cũng như trụ sở các tổ chức quốc tế đặt tại Geneva. Sau đó, tại Hội nghị Liên hợp quốc lần thứ 15 về Đại dương và Luật biển (từ ngày 27 - 30/5), Trưởng đoàn Việt Nam phát biểu đề cập đến các hành động gây căng thẳng của Trung Quốc và những thiệt hại do quốc gia này gây ra cho các hoạt động ngư nghiệp hợp pháp của ngư dân Việt Nam tại các ngư trường đánh bắt truyền thống. Ngày 28/5, tại Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 17 của phong trào Không Liên kết (NAM) tại Algeria, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Hà Kim Ngọc có bài phát biểu để cập nhật tình hình giàn khoan HD981 vi phạm chủ quyền của Việt Nam, đồng thời kêu gọi các quốc gia thành viên phong trào Không liên kết thể hiện tình đoàn kết và đóng góp cho hoà bình và ổn định ở Đông Nam Á.
Việt Nam còn liên tiếp tổ chức các buổi họp báo quốc tế (7, 17, 23/5; 5,17/6) đồng thời kết hợp với nhiều hãng thông tấn quốc tế trong việc đưa tin về tình hình quanh khu vực giàn khoan. Bên lề Diễn đàn kinh tế Thế giới (WEF) tổ chức tại thủ đô Manila (Philippines), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có bài trả lời phỏng vấn các hãng tin AP (Mỹ) và Reuter (Anh) về vấn đề Biển Đông với thông điệp mang tính cảnh báo đối với Trung Quốc rằng Việt Nam không đánh đổi chủ quyền thiêng liêng để đổi lấy “hoà bình hữu nghị viển vông”. Tiếp sau đó, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Quang Vinh nhắc lại bản chất sự việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD981 với đông đảo đại diện của các cơ quan truyền thông thế giới như CNN (Mỹ), Reuters (Anh), Strait Times (Singapore), NHK (Nhật Bản).
Phương thức kết hợp giữa truyền thông và pháp lý qua sự xuất hiện của các đại sứ của Việt Nam trên truyền thông quốc tế là một bước đi mới. Ngày 27/5, đại sứ Việt Nam tại Indonesia Nguyễn Xuân Thuỷ đã có bài viết trên tờ The Jakarta Post để phân tích những lập luận sai trái về Biển Đông của Đại diện lâm thời Đại sứ quán Trung Quốc tại Indonesia Lưu Hồng Dương nêu ra trong bài viết đăng ngay trước đó (20/5). Ngày 29/5, đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Quốc Cường đã có buổi trả lời phỏng vấn của kênh truyền hình CNN nhằm hồi đáp những luận điểm công kích của đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải (21/5). Trong tháng 6/2014, lần lượt các đại sứ Việt Nam ở Nhật Bản, Thái Lan và Úc cũng đã nhanh chóng có bài viết đáp trả các luận điểm vô căn cứ tương ứng của các đại sứ Trung Quốc. Các đại sứ quán Việt Nam ở châu Âu, Nam Phi và nhiều quốc gia khác cũng phát huy kênh ngoại giao nhân dân. Nhiều hình thức khác nhau được thực hiện như Hội thảo quốc tế, tuần hành, biểu tình v.v
| Trung Quốc | Việt Nam |
Mặt trận tâm lý | Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD981 (1/5) | Tập đoàn Dầu khí Việt Nam gửi thư phản đối (4/5) |
Phát ngôn từ lãnh đạo cấp cao (8, 13, 20, 21/5) | Phát ngôn từ lãnh đạo cấp cao (11, 21, 27, 28/5) | |
Mặt trận pháp lý | Sử dụng luật của Trung Quốc | Sử dụng Công ước Liên Hợp Quốc về luật Biển (UNCLOS) và Tuyên bố về Ứng xử các bên trên Biển Đông (DoC) |
Tuyên cáo lập trưởng gửi Liên Hợp Quốc (9/6) | Công hàm phản đối lưu hành trên Liên Hợp Quốc (7, 28/5) | |
Sử dụng lực lượng Hải giám, Hải cảnh | Sử dụng lực lượng Kiểm ngư, Cảnh sát biển | |
Mặt trận truyền thông | Sử dụng các đơn vị truyền thông trong nước để gây nhiễu thông tin | Tổ chức các cuộc họp báo quốc tế (7, 17, 23/5) |
Khuyếch trương các lập luận của cộng đồng học giả trong nước | Kết nối quan điểm giữa cộng đồng học giả trong nước và cộng đồng học giả quốc tế | |
Bài viết của các đại sứ Trung Quốc ở nước ngoài | Bài viết phản biện của các đại sứ Việt Nam | |
| Truyền tải các hoạt động tuần hành hoà bình của người Việt Nam ở nước ngoài |
Bảng 1: “Tam chủng chiến pháp” của Trung Quốc trong sự kiện HD981 và phản ứng của Việt Nam
Một chiến thuật “hiệp đồng”
--
TS Trương Minh Huy Vũ, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Đại học KHXH&NV tp HCM (SCIS), đồng thời là ủy viên Hội đồng giám sát hoà bình Thái Bình Dương thuộc Diễn Đàn Toàn Cầu Boston (www.bostonglobalforum.org).
ThS Lục Minh Tuấn, Nghiên cứu viên tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS), Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia TP.HCM.
Năm 2023, dù chiến sự tại Ukraine diễn biến căng thẳng và xung đột tại Trung Đông leo thang, tình hình Biển Đông tiếp tục thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Biển Đông cũng ngày càng được coi là chỉ dấu về trật tự dựa trên luật lệ từ phía Mỹ và đồng minh – đối tác thông qua các tuyên bố và văn bản...
Trả lời câu hỏi của phóng viên chiều ngày 25/5/2023, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng cho biết, tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 (XYH-10) của Trung Quốc cùng một số tàu hải cảnh, tàu cá bảo vệ đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam được xác lập phù hợp với các quy định của...
Trong gần hai năm trở lại cầm quyền tại Malaysia từ tháng 5/2018 - 3/2020, Thủ tướng Mahathir Mohamad (sau đây gọi là Chính quyền Mahathir 2.0) đã thổi luồng gió mới vào chính sách Biển Đông của Malaysia. Khác với cách tiếp cận “thầm lặng” của chính quyền tiền nhiệm, Thủ tướng Mahathir và chính quyền...
Qua phân tích ảnh vệ tinh Đá Ba Đầu từ 2016 đến nay cho thấy, việc Trung Quốc tập kết lượng lớn tàu, dài ngày tại Đá Ba Đầu không phải để tránh thời tiết xấu mà nhiều khả năng là chiến thuật "cắt lát Salami" mới ở Biển Đông, bắt đầu triển khai từ tháng 2 năm 2020.
Bài viết phân tích Hải chiến Hoàng Sa (1974), cuộc tấn công ở Trường Sa (1988), sự kiện Đá Vành Khăn (1995) và sự kiện Bãi cạn Scarborough (2012) để tìm ra những quy luật nhất định. Đây sẽ là cơ sở để phán đoán thời điểm Trung Quốc hành động chiếm mới các thực thể ở Biển Đông để từ đó Việt Nam ra...
Nội dung bài viết bao quát lịch sử quá trình từ khi Trung Quốc manh nha thúc đẩy ý tưởng nghiên cứu băng cháy trên Biển Đông; cho đến hiện trạng khai thác hiện nay để làm rõ thực chất Trung Quốc đã đi đến bước nào trong tiến trình khai thác một loại năng lượng mới ở trên Biển Đông.