01/10/2019
Nội dung đánh giá an ninh liên quan đến Trung Quốc trong Sách trắng Quốc phòng được đưa ra sau khi Nhật Bản tham vấn đồng minh Mỹ, lần đầu tiên Trung Quốc chiếm vị trí thứ hai và đẩy Triều Tiên xuống vị trí thứ ba.
Đánh giá quốc phòng thường niên của Nhật Bản (hay Sách trắng Quốc phòng) ngày 26/9 nhấn mạnh rằng năng lực quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc đã thay thế sự "ngang tàng" của Triều Tiên trở thành mối đe dọa an ninh chính đối với Nhật Bản, bất chấp những dấu hiệu cho thấy Bình Nhưỡng có thể có những tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân. Nội dung đánh giá an ninh liên quan đến Trung Quốc được đưa ra sau khi Nhật Bản tham vấn đồng minh Mỹ, lần đầu tiên Trung Quốc chiếm vị trí thứ hai trong Sách trắng Quốc phòng và đẩy Triều Tiên xuống vị trí thứ ba. Nga - vốn bị Nhật Bản coi là mối đẹ dọa chính trong Chiến tranh Lạnh - nằm ở vị trí thứ tư.
Trong một cuộc họp báo, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tara Kono nói: "Thực tế, Trung Quốc đang tăng nhanh mức chi tiêu quân sự, và mọi người có thể hiểu vì sao chúng tôi cần nhiều trang giấy hơn… Trung Quốc đang triển khai các tài sản trên biển và trên không ở Tây Thái Bình Dương và qua Eo biển Tsushima để vào vùng Biển Nhật Bản thường xuyên hơn". Sách trắng Quốc phòng nêu rõ Tokyo cũng đã tăng chi tiêu quốc phòng lên 10% trong 7 năm qua để đối phó với những tiến bộ quân sự của Bắc Kinh và Bình Nhưỡng, bao gồm các hệ thống phòng thủ chống tên lửa Triều Tiên có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
Sau một loạt vụ phóng thử tên lửa tầm ngắn gần đây của Triều Tiên, Tokyo tin rằng Bình Nhưỡng đang phát triển các tên lửa có thể “lẩn tránh” hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis của nước này. Để đi trước quân đội được hiện đại hóa của Trung Quốc, Nhật Bản đang mua các máy bay tàng hình do Mỹ sản xuất và các loại vũ khí tối tân khác. Trong đề xuất ngân sách mới nhất, quân đội Nhật Bản đã yêu cầu cấp 115,6 tỷ yen (1,1 tỷ USD) để mua 9 chiếc máy bay tàng hình F-35 của hãng Lockheed Martin, bao gồm 6 chiếc cất cánh nhanh và hạ cánh thẳng đứng (STOVL) có thể hoạt động trên các tàu sân bay trực thăng được hoán cải. Các máy bay phản lực tàng hình, tên lửa đánh chặn do Mỹ sản xuất và các trang thiết bị khác nằm trong khoản đề xuất tăng 1,2% trong chi tiêu quốc phòng lên mức kỷ lục 5,32 nghìn tỷ yen trong năm nay, bắt đầu từ ngày 1/4.
Để so sánh, chi tiêu quân sự của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng 7,5% trong năm nay lên khoảng 177 tỷ USD từ năm 2018, hơn gấp ba lần so với chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản. Bắc Kinh đang phát triển các vũ khí như máy bay chiến đấu tàng hình và tàu sân bay nhằm giúp mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động quân sự. Từng bị giới hạn phần lớn hoạt động gần bờ biển Trung Quốc, Bắc Kinh giờ đây thường xuyên gửi tàu và máy bay tuần tra đến gần phía tây quần đảo Okinawa của Nhật Bản và vào Tây Thái Bình Dương. Trung Quốc thường xuyên bác bỏ những lo ngại của nước khác về chi tiêu quân sự và ý đồ của nước này, bao gồm cả việc gia tăng hiện diện ở khu vực Biển Đông tranh chấp, đồng thời nói rằng họ chỉ muốn phát triển hòa bình.
Sách trắng Quốc phòng cho rằng các cuộc tuần tra của Trung Quốc ở vùng biển và vùng trời gần lãnh thổ Nhật Bản là một “mối đe dọa an ninh quốc gia". Bên cạnh đó, Sách trắng đã hạ cấp đồng minh khác của Mỹ là Hàn Quốc, nước mới đây rút khỏi hiệp ước chia sẻ tin tình báo với Nhật Bản trong bối cảnh lịch sử thời chiến chia rẽ họ. Theo giới phân tích, động thái này có thể làm suy yếu nỗ lực kiềm chế mối đe dọa từ Triều Tiên.
Các đối tác khác - bao gồm Úc, Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Ấn Độ - cũng được nêu bật trong Sách trắng Quốc phòng. Một quan chức Bộ Quốc phòng Nhật Bản nói: "Nó phản ánh mức độ hợp tác mà chúng tôi đã tiến hành với từng đối tác".
Các quan chức chính phủ Hàn Quốc đã chỉ trích Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản đề cập đến quyền sở hữu một hòn đảo ở Biển Nhật Bản mà Hàn Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và kiểm soát. Hòn đảo này ở Seoul được gọi là Dokdo và Tokyo gọi là Takeshima. Bộ Ngoại giao Hàn Quốc nói trong một tuyên bố: "Chính phủ Hàn Quốc kịch liệt phản đối tuyên bố chủ quyền lặp đi lặp lại của Nhật Bản. Chính phủ Tokyo nên nhận ra rằng điều đó không giúp cải thiện quan hệ song phương”./.
Theo “Channel news asia”
Vũ Hiền (gt)
Trong hai ngày 16-17/11/2022, Học viện Ngoại giao đã tổ chức các Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 14 về chủ đề “Biển hoà bình – Phục hồi bền vững”.
Sáng ngày 16/11/2022, Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 14 do Học viện Ngoại giao, phối hợp tổ chức cùng các đối tác đồng bảo trợ trong và ngoài nước, đã khai mạc tại Đà Nẵng với chủ đề “Biển Hòa Bình – Phục hồi bền vững”.
Ngày 12-13/9/2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã phối hợp với Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội tổ chức Khóa học Nâng cao Năng lực Biển lần thứ hai thuộc khuôn khổ Trung tâm Ngoại giao Biển (MDC).
Ngày 23/9, Học viện Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức tọa đàm trực tuyến An ninh biển và Luật pháp quốc tế ở Biển Đông.
Ngày 19/8/2021, Học viện Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Anh và Quỹ Konrad Adenauer Stiftung (KAS), Đức tại Hà Nội tổ chức Đối thoại Biển lần thứ 7 (trực tuyến) với chủ đề “Đánh giá các vấn đề biển đang nổi lên từ góc độ luật pháp quốc tế”.
Thông cáo báo chí: Bộ trưởng Quốc phòng Vương quốc Anh Robert Ben Lobban Wallace thăm và thảo luận tại Học viện Ngoại giao Việt Nam, ngày 22/7/2021)