Những diễn biến trong năm 2012 liên quan đến các vấn đề Biển Đông đã cho thấy chúng mang tính tiếp nối nhiều hơn là thay đổi. Trong khi nửa cuối năm 2012 chúng ta đã chứng kiến một vài động thái nhằm giảm bớt căng thẳng, thì các cơ cấu pháp lý, địa chính trị và động lực trong nước để thúc đẩy và quản lý tranh chấp biên giới biển và lãnh thổ tại Biển Đông vẫn ít nhiều không thay đổi. Bài tham luận này đánh giá sự phát triển trong năm qua và đặc biệt quan tâm đến ba nhóm khuyến khích và hoạt động là: quyền tài phán; cạnh tranh nguồn tài nguyên biển; chính trị trong nước và chính trị dân tộc chủ nghĩa, và sự ảnh hưởng của những hoạt động này đến quan hệ khu vực và môi trường địa chiến lược lớn hơn ở Châu Á trong năm 2012. Nhìn chung, những động thái và hành động qua lại của các bên yêu sách vẫn tiếp diễn. Căng thẳng đã lên mức cao nhất trong nửa đầu năm 2012. Những tháng gần đây đã cho thấy sự kiềm chế ở một số đơn vị của các bên khác nhau, phù hợp với một quy luật chu kỳ lớn hơn khi mà các giai đoạn căng thẳng sẽ được nối tiếp bởi những giai đoạn tương đối bình lặng.

Những sự kiện trong năm 2012 liên quan đến các vấn đề Biển Đông đã cho thấy chúng mang tính tiếp nối nhiều hơn là thay đổi. Nhìn chung, những cơ cấu pháp lý, địa chính trị và động lực trong nước để thúc đẩy và quản lý các tranh chấp biển vẫn ít nhiều không thay đổi. Các quốc gia vẫn giữ vững lập trường trong việc khẳng định chủ quyền và tuyên bố các quyền chủ quyền của mình, những nước này thậm chí còn tiếp tục cố gắng và tăng cường các yêu sách về quyền tài phán của mình thông qua một loạt các biện pháp khách nhau, bao gồm các hoạt động khai thác tài nguyên, cũng như các hoạt động hành chính như tuần tra thường xuyên. Chủ nghĩa dân tộc và thể chế trong nước vẫn còn là một rào cản rất lớn đối với việc tạo ra các cơ chế quản lý xung đột hiệu quả, cùng với việc trong năm 2012 xuất hiện nhiều vấn đề phức tạp và bất ổn mới liên quan đến việc chuyển giao lãnh đạo cấp cao ở Trung Quốc, và đặc biệt, ở cấp độ thấp hơn, là ở Hoa Kỳ.  Mặc dù tần suất của các hoạt động này đã phần nào giảm bớt trong 12 tháng qua, năm 2012 đã chứng kiến một cuộc đối đầu về hàng hải nghiêm trọng giữa Trung Quốc và Philippines tại Bãi cạn Scarborough, cùng với một cuộc khủng hoảng chính trị khi mà các nước ASEAN đã lần đầu tiên không thể đưa ra một bản thông cáo chung sau Hội nghị Bộ trưởng Thường niên được tổ chức vào tháng 7/2012 vừa qua. Thay vì để cân bằng, những diễn biến này đã khẳng định sự đa dạng của các hoạt động qua lại và sự nghi kỵ lẫn nhau đã được tạo ra trong ba năm qua. Đồng thời, các diễn biến vào nửa cuối của năm 2012 cho thấy các nước đang sử dụng các biện pháp ôn hòa do họ lo sợ về các nguy cơ xung đột quân sự, về các nguy cơ đe dọa tới việc liệu ASEAN có còn đóng vai trò thích hợp nữa hay không đồng thời cũng lo sợ về việc xung đột tiềm tàng sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, liệu thái độ ôn hòa này có được tiếp tục và duy trì  để có thể đủ sức thay đổi các nhân tố địa chính trị trong một vài năm tới hay không, phụ thuộc vào việc các bên phải duy trì được một lập trường hợp tác chung để đối mặt với các bất ổn địa chính trị và các áp lực trong nước.

Các tác nhân gây nên xung đột

Tác nhân thứ 1: Tăng cường các yêu sách lãnh thổ, yêu sách về biên giới và yêu sách về quyền tài phán

Trong hai thập kỷ qua, tất cả các bên yêu sách đều cố gắng tăng cường các yêu sách lãnh thổ, yêu sách biên giới và yêu sách quyền tài phán tại Biển Đông bằng việc sử dụng một loạt các biện pháp bao gồm việc công bố các tấm bản đồ, thông qua luật pháp quốc gia, đưa ra các công bố và các thông cáo chính thức, đệ đơn lên các cơ quan quốc tế và, như sẽ được trình bày ở phần sau của bài viết, tiến hành việc mời thầu các lô dầu khí ngoài khơi. Từ năm 2007-2008, quá trình này đã được tiếp tục, thậm chí đã được tăng tốc, qua đó đã làm rõ thêm cho một quá trình đa dạng các hành động qua lại trong đó các bên yêu sách phản đối động thái của các nước khác như là những hành động vi phạm chủ quyền của họ, do đó đã làm tăng nhiệt căng thẳng và gia tăng các tuyên bố mang tính chủ nghĩa dân tộc. Trong năm 2012, có hai diễn biến đặc biệt làm rõ xu hướng này: một cuộc đối đầu căng thẳng giữa các tàu tuần tra của Trung Quốc và Philippines, và việc nâng cấp tình trạng hành chính của thành phố Tam Sa bởi Bắc Kinh, trong một động thái của nước này nhằm phản ứng lại việc thông Việt Nam thông qua một bộ luật tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Bãi cạn Scarborough là một đảo đá nhỏ nằm ở phía tây đảo Luzon, cách đảo này 130 hải lý và nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý của được Philippines tuyên bố chủ quyền. Đây không phải là một phần của quần đảo Trường Sa, nhưng cả Manila và Bắc Kinh đều tuyên bố quyền sở hữu dựa trên việc sử dụng trước đây trong lịch sử, và trong trường hợp của Philippines, đó là sự sở hữu hành chính. Năm 1997, đây là nơi diễn ra cuộc đối đầu giữa hai nước, cuộc đối đầu kết thúc khi mà Trung Quốc rút lui; và trong năm 2012, trong một dấu hiệu rõ ràng về sức mạnh và sự tự tin ngày càng tăng của Trung Quốc, nước này đã giữ vững lập trường của mình.

Cuộc khủng hoảng bắt đầu vào ngày 10 tháng 4 khi tàu BRP Gregorio Del Pilar – được tân trang từ một tàu tuần duyên cũ của Mỹ chuyển giao cho Hải quân Philippines vào năm 2011 – cố gắng bắt giữ một nhóm ngư dân Trung Quốc tại Bãi cạn Scarborough vì các tàu này đã thực hiện hành vi đánh bắt cá trái phép. Hai tàu tuần tra thuộc Cơ quan Giám sát biển Trung Quốc đã ngăn chặn Hải quân Philippines, không để các tàu này bắt giữ các ngư dân Trung Quốc. Trong vòng tám tuần tiếp theo, một cuộc đối đầu căng thẳng đã xảy ra, trong đó Trung Quốc đã phái một vài tàu trong số các tàu tuần tra lớn nhất của nước này tới khu vực Bãi cạn để bảo vệ một số lượng ngày càng tăng các tàu đánh cá của Trung Quốc. Với việc Trung Quốc liên tục tăng cường thêm các tàu mới – đạt tới mức 92 tàu vào cuối tháng 5[1] – chính quyền Philippines đã bất lực trong việc chứng kiến các tàu Trung Quốc bao vây khu vực đầm phá, và từ dó đã có được quyền kiểm soát thực tế Bãi cạn Scarborough, và theo như Manila, đây là hành động trái với một hiệp ước song phương trong đó cả hai bên đã chấp thuận rút các tàu của mình.[2] Cuộc khủng hoảng một lần nữa đã làm rõ các năng lực hải quân hạn chế của Philippines, và đã phác họa rõ hình ảnh một Manila yếu đuối muốn giải quyết vấn đề bằng cách yêu cầu Mỹ và các nước khác hỗ trợ họ nhiều hơn trong việc xây dựng năng lực.[3]

Sự cố kéo dài hai tháng này không chỉ làm mối quan hệ chính trị giữa Trung Quốc và Philippines thêm căng thẳng, mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ kinh tế do Bắc Kinh đã hạn chế nghiêm trọng số lượng khác du lịch Trung Quốc vào Philippines và áp đặt các lệnh kiểm tra chặt chẽ hơn với các loại hoa quả nhập khẩu từ Philippines.[4] Như học giả Bonnie Glaser đã lập luận, các biện pháp trừng phạt kinh tế của Trung Quốc với Philippines đã tạo làm rõ thêm về xu hướng đáng lo ngại trong việc Bắc Kinh sử dụng chính sách ngoại giao cưỡng bức kinh tế.[5] Có lẽ khía cạnh tích cực duy nhất của cuộc khủng hoảng là cả hai bên đều dựa vào các tàu dân sự thay vì tàu chiến để nhấn mạnh các yêu sách của mình (ngoại trừ hành động ban đầu về việc sử dụng tàu BRP Del Pilar, tuy nhiên chiếc tàu này đã nhanh chóng rút đi và được thay thế bằng một tàu tuần duyên Philippines khác).

Cuộc tranh cãi giữa Việt Nam và Trung Quốc liên quan đến yêu sách chủ quyền tới các quần đảo chính tại Biển Đông tỏ ra ít mang tính đối đầu hơn. Vào ngày 21 tháng 6 Quốc Hội Việt Nam thông qua “luật biển” trong đó nhắc lại tuyên bố của chính phủ với chủ quyền của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.[6] Để đáp trả, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã gọi động thái này là “bất hợp pháp và không có hiệu lực” và là một sự xâm phạm tới chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc.[7] Ngoài ra, chính phủ Trung Quốc đã ngay lập tức nâng cấp tình trạng hành chính của Tam Sa – một cơ chế hành chính được thiết lập từ năm 2007 để “quản lý” Hoàng Sa, Bãi Macclesfield và Trường Sa –[8] từ cấp huyện lên cấp thành phố. Chưa đầy một tháng sau, chính quyền thành phố Tam Sa đã bầu một thị trưởng và ba phó thị trưởng trong khi Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã phê chuẩn việc thiết lập một cơ quan đồn trú quân sự để “quản lý các hoạt động quốc phòng, quân bị và thực hiện các hoạt động quân sự”.[9] Các hành động gây tranh cãi này đã nhận nhiều sự quan tâm từ báo chí, tuy nhiên trong thực tế đây là các động thái mang tính tượng trưng nhiều hơn là về thực chất, khi mà cả “luật biển” của Việt Nam lẫn việc nâng cấp hành chính thành phố Tam Sa đều không làm thay đổi về thực chất tình trạng của khu vực. Ngay cả việc thành lập cơ quan đồn trú quân sự Hoàng Sa cũng không làm thay đổi mấy cán cân quân sự tại Biển Đông.

Cả vụ việc tại Bãi cạn Scarborough và nâng cấp hành chính thành phố Tam Sa đã làm nổi bật một xu hướng liên tục, trong đó các bên yêu sách, đặt biệt là Trung Quốc, Việt nam và Philippines đã có các biện pháp nhằm củng cố lập trường của họ về các yêu sách của nước nước này cũng như đối với các yêu sách của các nước khác. Xu hướng này không chỉ làm tăng nhiệt căng thẳng trong một vài năm qua, mà còn làm cho khả năng đạt được các giải pháp thỏa hiệp trở nên khó khăn và do đó làm triển vọng về việc giải quyết thông qua đàm phán trở nên xa vời hơn. Có vẻ như chắc chắn rằng xu hướng này sẽ tiếp tục trong tương lai gần.

Tác nhân thứ 2: Nguồn tài nguyên hàng hải

Khả năng tiếp cận nguồn tài nguyên hàng hải đã luôn đóng vai trò là một tác nhân chủ yếu cho tranh chấp Biển Đông từ cuối thập kỷ 80. Những diễn biến trong những năm qua đã chỉ ra rằng cường độ các cuộc tranh chấp của các bên yêu sách nhằm khai thác những nguồn tài nguyên béo bở (cả ở dạng thực tế lẫn tiềm năng) đang ngày càng tăng. Thực vậy, kể từ khi căng thẳng bắt đầu gia tăng từ năm 2007-2008, những sự cố nghiêm trọng giữa Trung Quốc và hai đối thủ chính tại Đông Nam Á của nước này là Việt Nam và Philippines, đều có nguyên nhân từ các yêu sách về nguồn dầu khí và nguồn lợi hải sản. Trong năm 2012, đã có thêm những sự cố minh chứng cho việc cạnh tranh đang ngày càng tăng về nguồn tài nguyên thủy sản, chỉ yếu là về các mỏ dầu khí.

Do các yêu sách mâu thuẫn nhau, quy mô và việc các nguồn tài nguyên dầu khí có giá tị thương mại đến mức nào trong vùng tranh chấp tại Biển Đông – đặc biệt là các nguồn tài nguyên dưới đáy biển thuộc quần đảo Trường Sa – vẫn còn chưa được làm rõ khi mà các căng thẳng liên quốc gia làm cho các hoạt động khảo sát toàn diện gặp nhiều khó khăn. Các con số về nguồn dự trữ năng lượng ước tính tại Biển Đông rất khác biệt – từ con số 30 thùng dầu (theo các kháo sát địa chất của Mỹ) tới con số đáng lạc quan hơn (và có lẽ đã bị phóng đại) mà theo tuyên bố của Trung Quốc là từ 100 – 200 thùng dầu.[10] Do thiếu công nghệ để tiến hành các hoạt động ở vùng nước sâu, các quốc gia duyên hải Đông Nam Á đã tập trung vào việc thăm dò và khai thác nguồn tài nguyên trong vùng EEZ 200 hải lý của mình, khu vực mà theo như UNCLOS, họ có các quyền chủ quyền. Nhưng điểm cơ bản của vấn đề, dĩ nhiên là việc đường 9 đoạn xuất hiệu trên các bẩn đồ chính thức của Trung Quốc nằm chồng chéo với khu vực EEZ của các nước còn lại.

Ngoài sự khẳng định thường được biết tới rằng Trung Quốc có “chủ quyền không thể tranh cãi với các quần đảo thuộc Biển Đông và các vùng nước xung quanh”,[11] Bắc Kinh đã khéo léo tránh việc phải làm rõ những gì mà nước này yêu sách với đường 9 đoạn và các yêu sách của Trung Quốc phù hợp đến mức độ nào với các các luật pháp quốc tế hiện hành, đặc biệt là UNCLOS. Tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc đã tiến hành một loạt các hành động trong vài năm qua để cho thấy rằng Bắc Kinh đang tuyên bố “các quyền lịch sử” trong vùng đường 9 đoạn. Những hành động này bao gồm: gâp áp lực với các công ty năng lượng nước ngoài trong năm 2008 và 2009 (và đang tiếp tục trong thời điểm hiện tại), buộc các công ty này phải tạm dừng các dự án thăm dò dầu khí trong vùng EEZ của Việt Nam; áp đặt và thắt chặt lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm tại một vài khu vực thuộc Biển Đông, lệnh cấm được nước này đưa ra một cách đơn phương vào khoảng thời gian giữa tháng 5 và tháng 8; can thiệp mạnh mẽ với tới hoạt động khảo sát của các được thuê của Philippines vào tháng 3 năm 2011 và của các tàu Việt Nam vào tháng 5 và tháng 6 năm 2011, khi các tàu này hoạt động trong vùng EEZ của họ. Trong những bình luận trên các phương tiện truyền thông nhà nước, Trung Quốc đã cáo buộc các bên yêu sách thuộc Đông Nam Á vì đã “cướp đoạt” nguồn tài nguyên tại Biển Đông; nguồn tài nguyên mà Bắc Kinh cho rằng thuộc về Trung Quốc vì nước này coi đây là “các quyền lịch sử của họ”.[12] Các quan chức Trung Quốc đã kêu gọi các bên yêu sách khác dừng các hoạt động thăm dò trong khu vực mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, nhưng cả Philippines và Việt Nam đều từ chối yêu cầu này với lập luận rằng vùng tài nguyên trên nằm trong vùng EEZ của họ.[13]

Đọc toàn bộ bài viết tại đây.

PGS. Alice Ba, Khoa học Chính trị và Quan hệ Quốc tế, Đại học Delaware, Mỹ. TS. Ian Storey,  Nhà   Nghiên cứu cấp cao, Viện Nghiên cứu  Đông Nam Á (ISEAS), Singapore.

Nghiên cứu Biển Đông



[1] “Close to 100 ships now in disputed islands: Philippines”, Philippine Daily Inquirer, ngày 24/5/2012.

[2] “Why There was no ASEAN Joint Communique”, Bộ Ngoại giao, ngày 19/7/2012 <http://www.dfa.gov.ph/main/index.php/newsroom/dfa-releases/5950-why-there-was-no-asean-joint-communique->.

[3] “PH asks US for radars, patrol boats, aircraft”, Agence France Press, ngày 3/5/2012.

[4] “China travel agencies suspend trips to Philippines”, Associated Press, ngày 9/5/2012.

[5] Bonnie Glaser, “China’s Coercive Economic Diplomacy – A New and Worrying Trend”, PacNet #46, ngày 23/7/2012.

[6] “Vietnam marine law should not harm relations with China: Phuc”, Bloomberg, ngày 21/6/2012.

[7] Phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hong Lei, ngày 21/6/2012 <http://www.fmprc.gov.cn/eng/xwfw/s2510/2511/t945296.htm>.

[8] “China to deploy military garrison in South China Sea”, Xinhua, 20 July 2012.

[9] Đã dẫn

[10] Energy Information Administration (EIA), “South China Sea,” Country Analysis Briefs <www.eia.doe.gov/emeu/cabs/South_China_Sea/OilNaturalGas.html.>

[11] Ví dụ, xem,  <http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/mysvnm33_09/chn_2011_re_phl_e.pdf>.

[12] Ví dụ, xem, Wang Hui, “Neighbors threaten China’s peace”, China Daily, ngày 16/7/2011.

[13] Ý kiến của Đại Sứ Trung Quốc tại Philippines, Liu Jianchao. “China to neighbours: Stop oil search in Spratlys”, Associated Press, ngày 9/6/2011.