- Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính thế giới vừa qua: GDP giảm từ 13% năm 2007 xuống 9% năm 2008 và 6,7% năm 2009 (theo IMF) hoặc 8% (theo TTg Ôn Gia Bảo). Trung Quốc đáp lại khủng hoảng bằng cách giảm bớt sự lệ thuộc vào xuất khẩu, tăng cầu và tiêu dùng nội địa; đẩy mạnh đầu tư và trao đổi ngoại thương với các nước Trung Á, tăng cường thêm ảnh hưởng tại các nước này. Như vậy, khủng hoảng không làm thay đổi xu hướng Trung Quốc tăng cường can dự và đẩy mạnh làm ăn ra bên ngoài.

 

- Các cuộc khủng hoảng trước đây cũng như khủng hoảng tài chính vừa qua đã khiến Trung Quốc thấy có thêm nhu cầu can dự vào các vấn đề quốc tế đa phương nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế, môi trường và chống khủng bố; coi đấy là công cụ để Trung Quốc tăng cường an ninh kinh tế và chính trị của mình. Có rất ít lý do để nghĩ rằng TQ sẽ thay đổi chính sách an ninh và đối ngoại của mình trong bối cảnh khủng hoảng tài chính.

 

- Liệu Trung Quốc có lợi dụng tình hình kinh tế vừa qua để tăng cường sức mạnh quân sự và cạnh tranh với Mỹ ở khu vực? Châu Á cần 77 năm nữa và Trung Quốc cần 47 năm để đạt mức thu nhập trung bình của Mỹ. Chi phí quốc phòng của các nước châu Á cộng lại phải 72 năm nữa mới bằng mức của Mỹ. Giới quân sự Trung Quốc biết rõ điều này.

 

- Cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua có tác động rất ít đến việc giảm bớt tốc độ hiện đại hóa quốc phòng của Trung Quốc. Về dài hạn, chắc chắn Trung Quốc sẽ trở thành một thế lực quân sự lớn trong khu vực. Sự phức tạp nảy sinh từ đây hiện chưa rõ, nhưng sự căng thẳng giữa Trung Quốc với các nước trong khu vực sẽ tăng lên, dù rằng Trung Quốc không có lợi ích trong việc tạo thêm căng thẳng và tiến hành các hành động phiêu lưu quân sự. Ổn định và tự do thương mại là nền tảng cơ bản cho tương lai của Trung Quốc, trong khi các hành động phiêu lưu quân sự không chỉ tốn kém mà còn phá hủy niềm tin và cổ phần trên thị trường mà Trung Quốc đã dày công xây dựng. Do vậy, ít có khả năng Trung Quốc thay đổi chính sách quân sự của mình, trừ khi lợi ích chính yếu của Trung Quốc bị đe dọa nghiêm trọng.

 

- Với mức dự trữ ngoại tệ khổng lồ hiện nay, Trung Quốc có tiềm năng gây được tổn thất cho nền kinh tế của Mỹ, Nga và các nước Tây Âu. Nhưng làm như vậy, Trung Quốc không chỉ sẽ bị trả đũa về đầu tư, thương mại... mà còn bị tổn thương lớn đến danh tiếng và niềm tin đã tạo dựng trong bạn bè và các nước láng giềng trong những năm qua. Khả năng Trung Quốc theo đuổi một chính sách hung hăng hơn có vẻ không sát thực tế. Bởi điều đó không chỉ không có lợi cho Trung Quốc mà Trung Quốc cũng khó tìm ra được phương cách thực hiện. Điều này không có nghĩa là Trung Quốc sẽ không bị coi là một mối nguy hiểm hoặc sẽ không bị phê phán. Bởi khi Trung Quốc đạt được một vai trò quốc tế lớn hơn, họ sẽ không và không thể chấp nhận một vị thế trong trật tự quốc tế không phản ánh được quyền

 

Thành viên đọc bản gốc

Niklas Swanström, Chinese Foreign and Security Policy Afer the Financial Crisis: Change or Continuity?

 

 

( Đề nghị chỉ được dẫn đường link mọi thông tin, bài viết  trên www.nghiencuubiendong.vn, không cắt đăng lại khi chưa có sự đồng ý của Ban Biên tập Website)