23/03/2016
Ngày 21.3, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông đã tổ chức bảo vệ vòng II cho các tác giả có bài viết và công trình Nghiên cứu xuất sắc về Biển Đông và Lễ trao giải Giải thưởng Nghiên cứu Biển Đông 2015.
Với mục đích nhằm nâng cao hơn nữa trình độ nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trẻ, bên cạnh việc tổ chức bảo vệ kết quả nghiên cứu, Hội đồng Giám khảo đã tổ chức phiên thảo luận chung, tạo điều kiện cho nhà nghiên cứu cùng nhau chia sẻ và cập nhật thông tin, cũng như đóng góp ý kiến đúc rút từ kết quả nghiên cứu, để cùng nâng cao kiến thức chung về vấn đề Biển Đông hiện nay. Qua đó các nhà nghiên cứu trẻ có thêm cơ hội thực tiễn để trau dồi thêm kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm nghiên cứu, phục vụ tốt hơn công việc nghiên cứu cũng như định hướng nghiên cứu về Biển Đông trong tương lai.
Hội đồng Giám khảo đã bình chọn 03 bài nghiên cứu đặc biệt xuất sắc và 09 bài nghiên cứu xuất sắc về Biển Đông; 02 Công trình nghiên cứu xuất sắc về Biển Đông để trao giải cho hạng mục giải thưởng Bài nghiên cứu xuất sắc về Biển Đông 2015 và Công trình Nghiên cứu Biển Đông 2015; cùng với 05 Giải báo chí về Biển Đông, thuộc các thể loại báo viết, phóng sự truyền hình và phát thanh.
Trong buổi chiều cùng ngày, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông đã tổ chức lễ trao Giải thưởng Nghiên cứu Biển Đông năm 2015 tại Học viện Ngoại giao với sự tham dự của thành viên Hội đồng Quản lý Quỹ, Hội đồng Giám khảo, các tác giả có bài viết đạt giải, các đại diện các nhà tài trợ Quỹ, cùng với sự tham dự để đưa tin của các phóng viên nhà báo thuộc các cơ quan thông tấn trong nước.
Quang cảnh buổi lễ trao giải Giải thưởng Nghiên cứu Biển Đông 2015
Phát biểu tại buổi lễ, Thành viên Hội đồng Quản lý Quỹ, Giám đốc Quỹ, TS. Trần Trường Thuỷ cho biết giải thưởng năm 2015 có số lượng bài dự thi tương tự các năm trước nhưng tính chất đa dạng hơn, các tác giả tham gia phần lớn là các nhà nghiên cứu trẻ, đang công tác, học tập tại các viện nghiên cứu, trường đại học trong nước và nước ngoài như Anh, Mỹ, Canada, Hà Lan, Brunei. Về hạng mục báo chí, số lượng bài viết tham dự tăng gấp hai lần so với năm ngoái. TS. Trần Trường Thuỷ nhận định những kết quả này phản ánh sự quan tâm ngày càng lớn của các nhà nghiên cứu trẻ Việt Nam trong và ngoài nước đối với công tác nghiên cứu về Biển Đông hiện nay.
Giám đốc Quỹ, TS. Trần Trường Thuỷ phát biểu tại buổi lễ
Nhận xét về chất lượng các tác phẩm tham dự giải thưởng, PGS.TS Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược - Bộ Công an, Chủ tịch Hội đồng Giám khảo, cho biết các tác phẩm, có cả tiếng Việt và tiếng Anh, đã được các tác giả trình bày công phu và khoa học, hàm lượng nghiên cứu đã được đầu tư hơn, các chủ đề đã được các tác giả đào sâu nghiên cứu nhằm đưa ra những đánh giá sâu sắc về các vấn đề ở Biển Đông. PGS.TS Lê Văn Cương tin tưởng những kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần củng cố các cơ sở lập luận của Việt Nam trong công cuộc chủ quyền biển đảo của, cũng như thúc đẩy phát triển hoà bình, ổn định ở Biển Đông. Trong lĩnh vực báo chí, nhiều tác phẩm có giá trị, lan tỏa trực tiếp tới dư luận trong và ngoài nước.
PGS.TS thiếu tướng Lê Văn Cương, Chủ tịch Hội đồng Giám khảo
Cũng tại buổi Lễ trao giải, Đại sứ Nguyễn Đức Hùng, Đồng sáng lập viên; Ủy viên Hội đồng Quản lý Quỹ đánh giá cao tinh thần và nhiệt huyết của các nhà nghiên cứu trẻ Việt Nam trong và ngoài nước đã không ngừng nỗ lực, rèn luyện, học tập và nghiên cứu để không chỉ nguời dân trong nước mà còn thế giới hiểu rõ hơn về lập trường chính nghĩa của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông. Ông Nguyễn Đức Hùng cũng bày tỏ hy vọng rằng các nhà nghiên cứu, học giả cùng các phóng viên/nhà báo đạt giải thưởng ngày hôm nay sẽ tiếp tục học tập và nghiên cứu để có thêm nhiều tác phẩm có chất lượng hơn nữa trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Đức Hùng, Ủy viên Hội đồng Quản lý Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông
Cũng tại buổi Lễ trao giải, phát biểu cảm nhận về giải thưởng, tác giả Nguyễn Minh Quang, Đại học Cần Thơ, đại diện cho các nhà nghiên cứu trẻ chia sẻ rằng: "Đây là cơ hội trải nghiệm, nâng cao trình độ, cũng như giúp các nhà nghiên cứu trẻ có thểm động lực để tiếp tục theo đuổi phát triển sự nghiệp nghiên cứu, để góp sức trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam."
Tác giả Nguyễn Minh Quang phát biểu cảm nhận về giải thưởng
Cuối buổi lễ, Giám đốc Quỹ, TS. Trần Trường Thủy gửi lời cám ơn tới các nhà tài trợ cho các hoạt động của Quỹ, TS. Trần Trường Thuỷ nhấn mạnh những đóng góp về tài chính của các nhà tài trợ là nguồn động lực lớn để Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong việc duy trì và phát triển các chương trình hỗ trợ nghiên cứu về Biển Đông như hiện nay.
Với mục tiêu tiếp tục thúc đẩy nghiên cứu về Biển Đông của Việt Nam trong thời gian tới, TS. Trần Trường Thuỷ đã tuyên bố phát động Giải thưởng Nghiên cứu về Biển Đông năm 2016 và kế hoạch vận động tài trợ Quỹ với toàn thể các khách mời, các tác giả và báo chí tham dự buổi lễ.
Thông tin chi tiết về chương trình hoạt động của Quỹ trong thời gian tới sẽ được đăng tải trên website của Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông.
Danh sách các tác giả và bài viết đạt giải
GIẢI BÀI VIẾT NGHIÊN CỨU ĐẶC BIỆT XUẤT SẮC VỀ BIỂN ĐÔNG 2015 | |||||||
STT | Tên bài Nghiên cứu | Tên tác giả | Lĩnh vực | Cơ quan | Giải thưởng | ||
1 | Phân tích so sánh về vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và Biển Hoa Đông trong thế kỷ 21 | Phan Thu Hiền | Chính trị Quốc tế | Đại học Kinh tế và Chính trị London, | 20.000.000VND | ||
2 | Phân tích tác động của báo mạng điện tử Trung Quốc với vấn đề xung đột Biển Đông từ tháng 05/2013 đến 2014 | Phạm Thị Nhung | Truyền thông | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội | 20.000.000VND | ||
3 | Tranh chấp Biển Đông trong bối cảnh toàn cầu hóa: Cơ hội, thách thức và cách tiếp cận cần thiết cho Việt Nam | Nguyễn Minh Quang | Quan hệ Quốc tế | ĐH Hoàng gia Brunei/ ĐH Cần Thơ | 20.000.000VND | ||
| |||||||
GIẢI BÀI VIẾT NGHIÊN CỨU XUẤT SẮC VỀ BIỂN ĐÔNG 2015 | |||||||
STT | Tên bài Nghiên cứu | Tên tác giả | Lĩnh vực | Cơ quan | Giải thưởng | ||
1 | Cơ sở pháp lý và cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của việt nam ở Hoàng Sa và Trường Sa | Bùi Thị Phương Loan | Luật pháp Quốc tế | Đại học Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh | 15.000.000VND | ||
2 | Giáo dục về biển đảo cho học sinh ở trường trung học phổ thông lý sơn tỉnh Quảng Ngãi | Võ Minh Phương | Giáo dục | Trường THPT Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam | 15.000.000VND | ||
3 | Hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông và Định hướng hành xử cho Việt Nam trong bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia | Trần Thị Họa My | Luật pháp Quốc tế | Đoàn Luật sư Hà Nội. | 15.000.000VND | ||
4 | Luật quốc tế về hợp tác cùng phát triển trên biển và thực tiễn ở khu vực Biển Đông | Lương Viết Huy | Luật pháp Quốc tế | Nghiên cứu độc lập (Hà Nội) | 15.000.000VND | ||
5 | Tác động của vấn đề Biển Đông đối với an ninh khu vực Châu Á - Thái Bình Dương | Phạm Huyền Trang | Quan hệ Quốc tế | Học viện | 15.000.000VND | ||
6 | Thẩm quyền của Trọng tài theo Phụ lục VII Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 – Quy định và thực tiễn áp dụng | Phạm Minh Anh | Luật pháp Quốc tế | Học viện | 15.000.000VND | ||
7 | Vai trò của pháp luật quốc tế và hợp tác quốc tế về chống cướp biển trong giải quyết tranh chấp trên Biển Đông | Khổng Minh Cường | Luật pháp Quốc tế | Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an, Hà Nội | 15.000.000VND | ||
8 | Viết về Biển Đảo quê hương | Trần Trương Phi | Thông tin, Tuyên truyền | Đại học Thông tin liên lạc, Khánh Hòa | 15.000.000VND | ||
9 | Yêu sách "đường lưỡi bò của Trung Quốc dưới góc độ pháp lý quốc tế và giải pháp cho Việt Nam trong việc đấu tranh, phản bác yêu sách này | Nguyễn Thị Thu Phương | Luật pháp Quốc tế | Đại học Quốc gia Hà Nội | 15.000.000VND | ||
| |||||||
GIẢI CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU XUẤT SẮC VỀ BIỂN ĐÔNG 2015 | |||||||
STT | Tên Công trình | Tác giả | Lĩnh vực | Cơ quan | Giải thưởng | ||
1 | Xây Dựng Và Sử Dụng Học Liệu Trong Giáo Dục Biển Đảo Cho Học Sinh Tiểu Học | Phạm Ngọc Đức | Giáo dục | Học Viện Quản lý Giáo dục, Hà Nội | 50.000.000VNĐ | ||
2 | Tổ chức phòng thủ và hoạt động bảo vệ vùng biểnn miền Trung dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802 - 1885 | Lê Tiến Công | Lịch sử | ĐH Phan Châu Trinh, Quảng Nam | 50.000.000VNĐ | ||
| |||||||
TÁC PHẨM ĐẠT GIẢI BÁO CHÍ XUẤT SẮC VỀ BIỂN ĐÔNG 2015 | |||||||
STT | Tên tác phẩm | Tên tác giả | Loại hình | Cơ quan | Giải thưởng | ||
1 | Biển Đông trong quan hệ nước lớn | Nguyễn Thị Mai | Báo Điện tử | Báo Thanh Niên Online, Hà Nội | 20.000.000VNĐ | ||
2 | Loạt bài viết về vấn đề Biển Đông, thực hiện tại Mỹ, Trung Quốc, Philippines và Singapore | Hoàng Thị Thu Hường | Báo Điện tử | Báo VietNamNet, Hà Nội | 20.000.000VNĐ | ||
3 | Loạt phóng sự về 9 đảo tại quần đảo Trường Sa | Đặng Thùy Linh | Truyền hình | Đài Truyền hình Việt Nam | 20.000.000VNĐ | ||
4 | Loạt tác phẩm: “Hồ sơ” Biển Đông 2015: Sóng gió vẫn chưa yên | Đinh Hữu Dư | Báo giấy | Báo Đất Việt, Đà Nẵng | 20.000.000VNĐ | ||
5 | Trung Quốc đè xóa UNCLOS để độc chiếm Biển Đông | Việt Nga | Phát thanh | VOV1 - Đài Tiếng nói Việt Nam | 20.000.000VNĐ |
Một số hình ảnh vể Lễ trao giải
Hội đồng giám khảo chụp ảnh lưu niệm với các tác giả đạt giải
Hội đồng giám khảo chụp ảnh lưu niệm với các tác giả đạt giải
Hội đồng giám khảo chụp ảnh lưu niệm với các tác giả đạt giải
Hình ảnh về Buổi bảo vệ và Lễ trao Giải Nghiên cứu Biển Đông xem tại đây
THEO QUỸ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG
Năm 2023, dù chiến sự tại Ukraine diễn biến căng thẳng và xung đột tại Trung Đông leo thang, tình hình Biển Đông tiếp tục thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Biển Đông cũng ngày càng được coi là chỉ dấu về trật tự dựa trên luật lệ từ phía Mỹ và đồng minh – đối tác thông qua các tuyên bố và văn bản...
Trả lời câu hỏi của phóng viên chiều ngày 25/5/2023, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng cho biết, tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 (XYH-10) của Trung Quốc cùng một số tàu hải cảnh, tàu cá bảo vệ đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam được xác lập phù hợp với các quy định của...
Trong gần hai năm trở lại cầm quyền tại Malaysia từ tháng 5/2018 - 3/2020, Thủ tướng Mahathir Mohamad (sau đây gọi là Chính quyền Mahathir 2.0) đã thổi luồng gió mới vào chính sách Biển Đông của Malaysia. Khác với cách tiếp cận “thầm lặng” của chính quyền tiền nhiệm, Thủ tướng Mahathir và chính quyền...
Qua phân tích ảnh vệ tinh Đá Ba Đầu từ 2016 đến nay cho thấy, việc Trung Quốc tập kết lượng lớn tàu, dài ngày tại Đá Ba Đầu không phải để tránh thời tiết xấu mà nhiều khả năng là chiến thuật "cắt lát Salami" mới ở Biển Đông, bắt đầu triển khai từ tháng 2 năm 2020.
Bài viết phân tích Hải chiến Hoàng Sa (1974), cuộc tấn công ở Trường Sa (1988), sự kiện Đá Vành Khăn (1995) và sự kiện Bãi cạn Scarborough (2012) để tìm ra những quy luật nhất định. Đây sẽ là cơ sở để phán đoán thời điểm Trung Quốc hành động chiếm mới các thực thể ở Biển Đông để từ đó Việt Nam ra...
Nội dung bài viết bao quát lịch sử quá trình từ khi Trung Quốc manh nha thúc đẩy ý tưởng nghiên cứu băng cháy trên Biển Đông; cho đến hiện trạng khai thác hiện nay để làm rõ thực chất Trung Quốc đã đi đến bước nào trong tiến trình khai thác một loại năng lượng mới ở trên Biển Đông.