Từ ngày 28/3/2013, Học viện Ngoại giao đã phát động Chương trình hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông với mục đích thúc đẩy việc nghiên cứu nhằm góp phần bảo vệ chủ quyền và lợi ích của Việt Nam trên Biển Đông cho các đối tượng sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh Việt Nam trong và ngoài nước.

          Sau 06 tháng kể từ ngày phát động phong trào, chương trình đã nhận được nhiều sự quan tâm và tham gia rất nhiệt tình của hơn 200 tác giả khắp mọi miền cả nước với hơn 60 bài viết. Ngoài ra, chương trình còn nhận được nhiều bài viết tham gia từ các nhà nghiên cứu trẻ hiện đang học tập và nghiên cứu về Biển Đông tại nước ngoài như Anh, Nga, Úc, Nhật, Singapore, v.v.

         Các bài viết gửi đến chương trình dưới góc độ cá nhân hoặc nhóm nghiên cứu có nội dung đa dạng và phong phú. Chủ đề Biển Đông được nghiên cứu trên nhiều khía cạnh khác nhau như Lịch sử, Pháp lý, Quan hệ quốc tế, Kinh tế biển, An ninh Quốc phòng, Hàng hải, Xây dựng, Kỹ thuật, Giáo dục, Truyền thông, Du lịch....

         Với mục tiêu nhằm lựa chọn các bài viết có chất lượng cao nhất, Chương trình đã thành lập Hội đồng xét duyệt bao gồm các chuyên gia có kinh nghiệm chuyên sâu trong các lĩnh vực nghiên cứu về Biển Đông.

Thành viên hội đồng gồm có:

1.     Phó Giáo sư, Thiếu tướng Lê Văn Cương – Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược – Bộ Công An. Chủ tịch Hội đồng.

2.     Thiếu tướng Trần Văn Hương, Nguyên Vụ trưởng, Bộ Quốc Phòng.

3.     Phó Giáo sư, Tiến sỹ Vũ Thanh Ca  Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý biển và hải đảo

4.     Phó Giáo sư Đinh Quang Cường – Viện trưởng Viện xây dựng công trình Biển – Đại học Xây dựng Hà Nội.

5.     Bà Phạm Lan Dung – Trưởng khoa Luật quốc tế – Học viện Ngoại giao.

6.     Tiến sỹ Trần Trường Thủy – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và hợp tác quốc tế  Viện Biển Đông.

7.     Tiến sỹ Nguyễn Thị Lan Anh  Giám đốc Trung tâm Pháp lý  Viện Biển Đông, kiêm Phó trưởng Khoa Luật, Học viện Ngoại giao.

       Ngày 17/09/2013 Hội đồng đã lựa chọn ra được 13 bài viết tốt nhất vào vòng thuyết trình sẽ được tổ chức tại Học viện Ngoại giao để chọn 03 bài xuất sắc nhất để trình bày tại Hội thảo Quốc gia về Biển Đông lần thứ IV được tổ chức tại Học viện Ngoại giao.

 

Học viện Ngoại giao trân trọng thông báo.

 Hà Nội, ngày 17/09/2013

 

Danh sách các bài Nghiên cứu tham dự chương trình.

Danh sách các bài viết được chọn tại vòng chấm viết các bài nghiên cứu:

STT

Họ và Tên

Năm sinh

Tên bài nghiên cứu

Lĩnh vực NC

Đơn vị

Khu vực

Cá nhân/ nhóm

1

Lương Thuỵ Lan Hương

23/08/1990

Tư duy hướng biển của các nhà cải cách VN nửa cuối thế kỷ

Lịch Sử

ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn

Hà Nội

Cá nhân

2

Trần Văn Thương

06/10/1992

Xây dựng tư liệu giáo dục biển đảo cho sinh viên Việt Nam

Giáo dục

ĐH Sư phạm TP.HCM

Hồ Chí Minh

Cá nhân

3

Ninh Xuân Thao

27/08/1987

Giáo dục chủ quyền của Việt Nam đối với Hai Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong bộ môn lịch sử ở trường PTTH hiện hay: Thực trạng và một số đề xuất

Giáo dục

ĐH Sư phạm HN

Hà Nội

Cá nhân

4

Huỳnh Tâm Sáng

02/05/1990

Biển Đông trong chiến lược trở thành cường quốc biển của Trung Quốc

Quan hệ Quốc tế

ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn, TP. HCM

Hồ Chí Minh

Cá nhân

5

Nguyễn Thế Phương

20/01/1991

Các phương thức tiếp cận Thể chế của cường quốc: Trường hợp Trung Quốc và COC

Quan hệ Quốc tế

ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn, TP. HCM

Hồ Chí Minh

Cá nhân

6

Vũ Quang Minh

15/11/1993

Khu vực biển Đông trên bàn cân chiến lược của Ấn Độ

Quan hệ Quốc tế

ĐH Ngoại Thương

Hà Nội

Cá nhân

7

Vũ Thành Công

19/04/1991

Siêu cường trong thế lương nan: Mỹ và UNCLOS trong tranh chấp biển Đông

Quan hệ Quốc tế

ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn, TP. HCM

Hồ Chí Minh

Cá nhân

8

Nguyễn Tấn Hoàng Hải

04/04/1991

Thực tiẽn áp dụng nguyễn tắc chiếm  thực sự qua một số vụ giải quyết tranh chấp quốc tế về lãnh thổ - Sự vận dụng cho trường hợp của VN

Luật

ĐH Luật TP. HCM

Hồ Chí Minh

Cá nhân

9

Trần Hoàng Yến

06/07/1987

The Role of the Commission on the Limits of the Continental Shelf in Cases of Unresolved Land or Maritime Disputes – Prospects for the Consideration of the Joint Submission by Vietnam and Malaysia in the Context of the South China Sea Disputes

Luật

ĐH Southampton

Anh Quốc

Cá nhân

10

 

Đỗ Việt Cường

16/09/1987

Hợp tác nghề cá trong các vùng đang có tranh chấp tại Vịnh Thái Lan

Luật

Học viện Ngoại giao

Hà Nội

Nhóm

Nguyễn Quang Minh

13/10/1990

11

Nhóm Cờ tổ quốc

01/10/1991

Một số kiến nghị nâng cao việc thực thi pháp luật bảo vệ chủ quyền vùng biển Việt Nam trước hoạt động xâm phạm của Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay

An Ninh

Học viện An ninh

Hà Nội

Nhóm

12

Phạm Thị Nhung

13/03/1990

Truyền thông của báo mạng điện tử Trung Quốc đối với vấn đề xung đột biển Đông từ năm 2011 đến nay. Một số giải pháp ứng xử đối với Việt Nam

Truyền thông

ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn

Hà Nội

Cá nhân

13

Vũ Đăng Cường

27/04/1984

Ứng dụng GIS trong xây dựng CSDL GIS 3D căn cứ hải quân (thử nghiệm cho căn cứ Phú Lâm - Hoàng Sa)

Địa Lý

ĐH Khoa học Tự nhiên

Hà Nội

Cá nhân

Một số hình ảnh về hoạt động của Hội đồng xét chọn bài viết tham gia Chương trình Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông