15/07/2015
Với sự ủng hộ của các nghị sỹ đảng Cộng hòa tại lưỡng viện, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã giành được Quyền xúc tiến Thương mại (TPA), điều này mở ra triển vọng tích cực cho tiến trình đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong thời gian tới.
Có được TPA, Tổng thống Obama và người thừa kế của ông được ủy quyền đàm phán các hiệp định thương mại quốc tế một cách tự do hơn. TPA và các hiệp định có khả năng gây chia rẽ không chỉ giữa các đảng viên Dân chủ và công dân Mỹ mà còn được cảm nhận trên khắp các nền kinh tế Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Các cuộc đàm phán về hai sáng kiến thương mại tự do khu vực quan trọng được cho là sắp trở thành hiện thực dưới nhiệm kỳ Tổng thống Obama, trước hết là TPP. Khởi đầu với Brunei, Chile, New Zealand và Singapore, TPP hầu như không gây được chú ý nhưng sau đó, TPP đã nổi lên và trở thành một nhân tố quan trọng trong các cuộc thảo luận về chính sách thương mại. TPP bao gồm các nền kinh tế phát triển như Canada, Australia, các nền kinh tế thu nhập trên trung bình như Malaysia, Mexico, Chile và Việt Nam - nền kinh tế thu nhập trung bình thấp. Một sáng kiến khác là Hiệp định Đối tác Thương mại và Đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) giữa Mỹ và châu Âu. Với hai thỏa thuận khổng lồ này, Mỹ sẽ trở thành trung tâm cho cả thế giới. Việc giành được TPA đã đem lại cho TPP và TTIP một cơn gió xuôi chiều mạnh mẽ, cho dù TPA không thể là một liều thuốc chữa bách bệnh. Việc đàm phán các hiệp định khu vực luôn phức tạp bởi sự đa dạng gây khó khăn cho sự đồng thuận.
Một số người đã tiết lộ về một số tính năng cơ bản của TPP, trước tiên là nâng cao tiêu chuẩn hiệp định thương mại và đầu tư so với hiện nay. TPP chắc chắn đưa ra các giải pháp cho các vấn đề phức tạp mà chính phủ đang đối phó hiện nay như tự do tiếp cận thị trường hàng hóa và dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ (IPRs), nguồn tài nguyên, mua sắm chính phủ, hạn chế các doanh nghiệp nhà nước, liên kết thương mại và đầu tư với các quyền lao động và tiêu chuẩn môi trường. TPA cũng là một sự thay đổi trong các chương trình nghị sự kinh tế toàn cầu.
TPA là một "cơn chấn động" nhẹ trên thế giới, nó tạo ra sự cạnh tranh cởi mở, khiến các quốc gia như Indonesia sẽ phải có phản ứng thích hợp để theo kịp tình hình. Indonesia sẽ phải xác định lại chỗ đứng của mình trong một nền kinh tế mở và đưa ra được một chiến lược mới với sự chia sẻ giữa các chính trị gia, quan chức, doanh nhân, người lao động và xã hội dân sự. Ngoài ra, Indonesia phải cộng tác với phần còn lại của Đông Á để thúc đẩy sự ra đời Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm nay, cũng như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP) và các sáng kiến bổ sung khác như Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB). Indonesia, Trung Quốc và Ấn Độ - ba nền kinh tế lớn của RCEP nhưng không tham gia TPP - phải trở thành nhà lãnh đạo RCEP hiệu quả. Cuối cùng, người Indonesia có quyền biết về TPP, TTIP và RCEP càng nhiều càng tốt.
Bài viết của tác giả Djisman S. Simandjuntak, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Jakarta đăng trên báo “Bưu điện Jakarta”
Thùy Anh (gt)
Trong hai ngày 16-17/11/2022, Học viện Ngoại giao đã tổ chức các Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 14 về chủ đề “Biển hoà bình – Phục hồi bền vững”.
Sáng ngày 16/11/2022, Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 14 do Học viện Ngoại giao, phối hợp tổ chức cùng các đối tác đồng bảo trợ trong và ngoài nước, đã khai mạc tại Đà Nẵng với chủ đề “Biển Hòa Bình – Phục hồi bền vững”.
Ngày 12-13/9/2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã phối hợp với Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội tổ chức Khóa học Nâng cao Năng lực Biển lần thứ hai thuộc khuôn khổ Trung tâm Ngoại giao Biển (MDC).
Ngày 23/9, Học viện Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức tọa đàm trực tuyến An ninh biển và Luật pháp quốc tế ở Biển Đông.
Ngày 19/8/2021, Học viện Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Anh và Quỹ Konrad Adenauer Stiftung (KAS), Đức tại Hà Nội tổ chức Đối thoại Biển lần thứ 7 (trực tuyến) với chủ đề “Đánh giá các vấn đề biển đang nổi lên từ góc độ luật pháp quốc tế”.
Thông cáo báo chí: Bộ trưởng Quốc phòng Vương quốc Anh Robert Ben Lobban Wallace thăm và thảo luận tại Học viện Ngoại giao Việt Nam, ngày 22/7/2021)