Trong những năm gần đây, chuỗi hành động - phản ứng của các bên ở Biển Đông làm gia tăng căng thẳng trong khu vực này, ảnh hưởng đến quan hệ giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng, đặt ra những thách thức đối với ASEAN trong việc duy trì vai trò trung tâm trong cấu trúc an ninh khu vực, đồng thời củng cố thêm quyết tâm tái cân bằng” của Mỹ đối với Châu Á. Vấn đề Biển Đông giờ đã đng thời trở thành “thuốc thử” cho ý định “phát triển hòa bình” của Trung Quốc, vị trí thống lĩnh của Mỹ ở khu vực và sự thống nhất của ASEAN. Bài viết sẽ tìm hiểu các lợi ích và chính sách của Trung Quốc, ASEAN và Mỹ ở Biển Đông, phân tích mối quan hệ giữa tam giác này trong những năm gần đây và đưa ra một số gợi ý cho sự ổn định khu yực.

Lợi ích của các bên liên quan Biển Đông

Trung Quốc

Đối với Trung Quốc - một cường quốc khu vực đang trên con đường trở thành cường quốc toàn cầu, hiện đang n lực gia tăng ảnh hưởng tại Châu Á và cụ thể là Đông Nam Á thì Biển Đông là “sân sau” quan trọng để bảo vệ đại lục trước các cuộc tấn công từ biển. Nếu như trên đất liền, Trung Quốc cho rằng họ có thể tạo được ảnh hưởng chiến lược đối với ba quốc gia giáp ranh (Lào, Myanmar và Việt Nam), thì trên biển, mà cụ thể là Biển Đông, Trung Quốc có thể tạo ảnh hưởng đổi với tất cả các quốc gia Đông Nam Á.

Mục tiêu bảo vệ những lợi ích của Trung Quốc trong “vành đai ổn định chiến lược” trên các khu vực “biển gn”  trải dài từ biển Hoàng Hải, Hoa Đông, eo biển Đài Loan tới Biển Đông giải thích vì sao Trung Quốc coi Biển Đông là “lợi ích cốt lõi”, phản đối các hoạt động giám sát của Mỹ trong vùng đặc quyền kinh tế và tăng cường năng lực hải quân về “chng tiếp cận/ phong tỏa khu vực”. Ngoài ra, để bảo vệ các lợi ích kinh tế và chính trị đang gia tăng của mình, hải quân Trung Quốc đang chuyển hướng sang các hoạt động viễn dương. Do vậy, Biển Đông giờ trở thành khu vực để Trung Quốc tập dượt và là bàn đạp để vươn ra ngoài.

Theo Tướng Daniel Schaeffer (Pháp), về khía cạnh quân sự, Trung Quốc muốn đặt Biển Đông trong vòng kiểm soát của mình một phn là bởi vùng biển này là quân cờ quan trọng trong “bàn cờ vây” bao vây và cô lập Đài Loan, buộc Đài Loan phải thống nhất với đại lục trong đại chiến lược trở thành siêu cường của Trung Quốc. Cách tiếp cận mang tính hệ thống của Trung Quốc, kéo dài từ Biển Đông, Biển Hoa Đông tới Okinawa (Nhật Bản) cùng với các hoạt động tập trận trên biển tại phía Tây Đài Loan và giám sát xung quanh đảo Guam của Mỹ trên Thái Bình Dương, đã tạo ra một vòng cung xung quanh Đài Loan, ngăn cản mong muốn độc lập của hòn đảo này.[1]

Về phương diện năng lượng, Biển Đông được dự đoán chứa đựng tiềm năng dầu khí rất lớn. Có những con số ước tính khác nhau về trữ lượng dầu khí ở Biển Đông - thậm chí rất chênh lệch nhau,[2] một phn do tranh chấp nên các nước đã không thể điều tra ra được con số chính xác. Tuy nhiên, nhiều khả năng nguồn năng lượng tại Biển Đông đã bị thổi phồng quá mức. Thậm chí trong trường hợp khai thác có hiệu quả, thì sản lượng sẽ chỉ đáp ứng được một phần nhỏ so với nhu cầu rất lớn của khu vực Đông Á trong tương lai. Theo ông Dylan Mair, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu Nguồn cung Năng lượng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương thuộc tập đoàn IHS cho rằng các con số dự đoán trữ lượng dầu và khí đốt   Biển Đông của Trung Quốc thường bị thổi phồng so với dữ liệu của Cơ quan Năng lượng Mỹ (EIA) và nhiều nguồn độc lập khác. Trên thực tế, các khu vực tranh chấp trữ lượng dầu không đáng kể, chủ yếu là khí đốt, và thường có độ sâu từ 1-2 km (trừ khu vực quanh các đảo Hoàng Sa và Trường Sa). Để thương mại hoá được khí đốt khai thác được cn có hệ thống đường ống dẫn hoặc sử dụng công nghệ hoá lỏng để vận chuyển bằng tàu - đòi hỏi công nghệ cao và giá thành tốn kém. Nếu giá dầu thế giới thấp hơn 70 USD/thùng thì đầu tư hoàn toàn không có lãi. Trung Quốc nếu đơn phương khai thác cũng không dẫn được khí đốt về đại lục mà phải hợp tác dẫn khí vào bờ các nước gần hơn mới mang lại giá trị kinh tế.[3]

Mặt khác, để giải quyết vấn đ an ninh năng lượng, Trung Quốc đang tìm cách đa dạng hóa nguồn cung năng lượng. Tuy nhiên, các tuyến vận tải bổ trợ trên đất liền qua Myanmar và từ Nga chiếm tỷ trọng không đáng kể (Lượng dầu và khí lỏng từ Trung Đông qua Myanamar đến Trung Quốc chỉ chiếm 16% và 8% tổng tương ứng. Năm 2013 – 2014, Trung và Nga ký nhiều thỏa thuận hơn tác năng lượng nhưng dự kiến đến 2035 Nga cũng mới chỉ cung cấp 5% nhu cu cho Trung Quốc).[4] Do đó, Trung Quốc đang tập trung khai thác dầu mỏ, khí đốt tại các khu vực càng gần càng tốt (nhằm hạn chế tối đa chi phí vận chuyển và đảm bảo nguồn cung năng lượng trong bối cảnh Trung Đông nhiều bất ổn). Vi vậy, Biển Đông trở thành tâm điểm chiến lược an ninh năng lượng của nước này. Việc Trung Quốc thúc đẩy “gác tranh chấp, cùng khai thác” tại Biển Đông là biện pháp cần thiết giúp Trung Quốc giải quyết vấn đ an ninh năng lượng.

Ngoài ra, vào thời điểm hiện nay, tính chính danh của Đảng Cộng sản Trung Quốc được duy trì và củng cố nhờ tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao. Sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc phụ thuộc vào sự ổn định nguồn cung năng lượng và tự do hàng hải. Tuy nhiên, Trung Quốc lại không yên tâm với tình thế hiện tại khi việc đảm bảo an toàn cho các tuyến đường vận tải trên biển (SLOC) lại thuộc về hải quân Mỹ. Trung Quốc muốn bảo vệ các tuyến đường biển quan trọng mang tính sống còn đối với nền kinh tế Trung Quốc, chẳng hạn như các tuyến đường qua Biển Đông và Eo biển Malacca. An ninh của các tuyến vận tải năng lượng từ Trung Đông qua Biển Đông là nhân tố sống còn đối với việc đảm bảo an ninh năng lượng của Trung Quốc. Hơn 80% dầu mỏ và 1/3 khí hóa lỏng nhập khẩu của Trung Quốc là từ Trung Đông đi qua Biển Đông.[5] Nếu các tuyến đường này bị phong tỏa trong một ngày và nguồn cung năng lượng của Trung Quổc bị gián đoạn, nó sẽ dẫn đến tình trạng bất ổn đối với Trung Quốc.[6] Do đó, Trung Quốc có mối quan ngại hợp lý khi phát triển các lực lượng hải quân nhằm bảo vệ các tuyến đường vận tải trên biển củâ mình. Tuy nhiên, việc hiện đại hóa hải quân và quân đội của Trung Quốc đang đặt ra những thách thức đối với trật tự Đông Á.

ASEAN

Đối với các nước ASEAN, do vị trí địa lý khác nhau, tính chất liên quan đến tranh chấp khác nhau, cũng như mức độ quan hệ nội khối và với các cường quốc bên ngoài nên lợi ích của các nước này tương đối khác biệt trong vấn đề Biển Đông.

….

Đọc toàn bộ bài viết tại đây.

TS. Trần Trường Thuỷ, Giám đốc Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông, đổng thời là Phó Viện trưởng Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao. Ông Thủy chuyên nghiên cứu về an ninh, các vấn đề biển đảo tại Châu Á và quan hệ quốc tế tại Đông Nam Á. Ông là đồng tác giả nhiều cuốn sách như: “Biển Đông: Hợp tác vì An ninh và Phát triển trong khu vực” (Hà Nội, NXB Thế giới, 2010); “Biển Đông: Hướng tới một khu vực Hòa bình, An ninh và Hợp tác” (Hà Nội, NXB Ihế giới, 2011); “Biển Đông: Địa chính trị, Lợi ích, Chính sách và Hành động của các bên liên quan” (Hà Nội, NXB Thế giới, 2012); “Tranh chấp Biển Đông: Luật pháp, Địa chính trị và Hợp tác quốc tế’ (Hà Nội, NXB Thế giới, 2012);và là tác giả của nhiều bài nghiên cứu trên các báo, tạp chí, sách xuất bản tại Việt Nam và quốc tế.

Bài viết thuộc bản quyền Nghiên cứu Biển Đông. Đề nghị chỉ được dẫn đường link bài viết, không đăng lại khi chưa có sự đồng ý của Ban Biên tập.



[1] Tham luận của Daniel Schaeffer tại Hội thảo Qụốc tế vể Biển Đông lần 3 tại Hà Nội tháng 11/2011:

[2] Năm 1998, các nhà địa chất Mỹ ước tính Biển Đông có khoảng 2,1 -15,8 tỷ thùng dầu tại Trường Sa, trong khi các nguồn của Nga thì lại ước tính có khoảng 7,5 tỷ thùng. Năm 2003, Trung Quốc khẳng định khu vực quẩn đảo Hoàng Sa có trữ lượng 41 tỷ thùng dầu 8-10 tỷ mét khối khí đốt, khoảng 3,1 tỷ tấn nguồn tài nguyên khác và trên 630 triệu kw năng lượng tái sinh. Mới đây, năm 2013, Cơ quan năng lượng Mỹ EIA ước tính có khoảng xấp xỉ 11 tỉ thùng dầu và 190 nghìn tỷ feet khối khí tự nhiên đã được xác định và có tiềm năng, trong khi Wood Mackenzie đưa ra dự báo chỉ có khoảng 2,5 tỷ thùng quy dấu ở Biển Đông. Xem thêm Wendy Laursen, “South China Sea offers opportunities, challenges”, Offshore Magazine, xem tại http://www.offshore-mag.com/articles/print/volume-73/issue-9/ asia-pacific/south-china-sea-offers-opportunities-challenges.html

[3] Tham luận của Dylan Mair, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu Nguồn cung Năng lượng khu vực Châu Á-Thái Bình Dương thuộc tập đoàn IHS tại Hội thảo Quốc tế về Biển Đông ỉẩn 6 tại Đà Nâng tháng 11 /2014.

[4] Tham luận của Dylan Mair, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu Nguồn cung Năng lượng khu vực Châu Á-Thái Bình Dương thuộc tập đoàn IHS tại Hội thảo Quốc tế về Biển Đông ỉẩn 6 tại Đà Nâng tháng 11/2014.

[5] Như trên.

[6] Patrick Cronin, wCooperation from Strength The United States, China and the South China Sea,; CNAS, xem tại http://wwwxnas.org/flles/documents/publications/CNAS_ Co op erationFrom Strength—Cronin_l.pdf