Bà và Ông TRẦN-ĐĂNG-ĐẠI


LTS: Sử sách cổ Việt Nam đã cho biết rõ Việt Nam đã liên tục hành sử chủ quyền của mình trên quần đảo Hoàng sa và Trường sa qua nhiều thế kỷ. Từ khi bị người Pháp đô hộ đến nay, lần lượt chính quyền thống trị Pháp hoặc chính quyền bản xứ do họ dựng lên, gạt bỏ chính danh về phương diện chính trị đối với nhân dân Việt Nam, các nhà cầm quyền ấy về phương diện pháp lý, đã tiếp tục nói lên việc hành sử chủ quyền Việt Nam tại Hoàng sa và Trường sa qua các văn kiện chính thức của các nhà cầm quyền cai trị xứ sở này. Sự liên tục ban hành các văn kiện từ gần nửa thế kỷ nay về Hoàng sa và Trường sa đã là một bằng chứng hùng hồn rằng dù bị ngoại nhân thống trị hai chiến tranh, việc hành sử chủ quyền của Việt Nam ( qua nước bảo hộ, đại diện VN hoặc do chính phủ bản xứ) trên quần đảo Hoàng sa và Trường sa vẫn được liên tục. Chính người Trung Hoa lợi dụng tình trạng Việt Nam bị ngoại nhân thống trị và bị chiến tranh tương tàn, để mưu đồ chiếm hữu Hoàng sa, Trường sa một cách phi pháp và bất chính và chắc chắn như vậy sẽ bị dư luận thế giới lên án gay gắt. Sau đây chúng tôi đăng tải bài sưu tầm các văn kiện chính thức hiện nay tàng trữ đầy đủ tại các thư viện Sài Gòn cũng như nhiều nơi khác.


Giữa không khí rộn rịp để chào đón chúa Xuân năm Giáp Dần, tin thất thủ Hoàng Sa liên tiếp đưa đến, làm bàng hoàng không biết bao nhiêu con tim Việt.


Các học giả, các tài liệu gia đổ xô đi tìm bằng chứng để tỏ rằng, thực sự Hoàng Sa (Paracels) và cả Trường Sa (Spratly hay Spratley) đều là của Việt Nam từ lâu đời lắm rồi.


Qua báo chí đã đăng tải cũng như cuốn “ Les Archipels de Hoàng sa et de Trường sa selon les Anciens ouvrages Vietnamiens d’Histoire et de Géographie” của ông Võ Long Tề, thì Việt Nam có rất nhiều tài liệu cổ đã thực sự xác nhận chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng sa và Trường sa một cách hiển nhiên không còn nghi ngờ gì nữa như “Toản Tập Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư” của Đỗ Bá (1630-1653), Phủ Biên Tạp Lục (1776), Dư Địa Chí (1821), Hoàng Việt Địa Dư Chí (1833), Đại Nam Thục Lục Chính Biên, Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ, Đại Nam Nhất Thống Chí…

.

Riêng chúng tôi cũng đã đi lục lọi kiếm trong các tài liệu cổ, đặc biệt đã kiếm được một tấm bản đồ cổ ấn hành năm 1838, nhan đề “An Nam Đại Quốc Họa Đồ” của giám mục Taberd.


Đây là một bản đồ đính sau cuốn Tự Điển Việt la tinh nhan đề “Latino – Anamiticum của giám mục Taberd”[1] xuất bản năm 1838.


Bản đồ này có chiều dài 80cm5; ngang 44cm in trên loại giấy thường để in họa đồ. Người ta thấy nhan đề của bản đồ được in bằng ba thứ tiếng chữ Hán, chữ quốc ngữ, chữ la tinh, được in trên phần giấy có biển Đông Hải( riêng chữ Hán viết theo lối chữ thảo) với các hàng thứ tự như sau:

.

安 南 大 國 畫 圖

AN NAM ĐẠI QUỐC HỌA ĐỒ
Seu
Tabula Géogaphica Imperil Anamitica
Ab Auctore Dictionaril Latino-Anamitica
Disposita
1838


Tại khoảng vĩ tuyến 17 độ và kinh tuyến hơn 110 độ, tức vùng Đông Hải người ta thấy ghi chú một số đảo và đề chữ:


Paracel
Seu
Cát Vàng


Người ta thấy miền duyên hải An Nam đối diện với Paracel( Cát Vàng) ta thấy các địa danh trên bản đồ như:


“ Hue ” tức Huế
“ Cửa Hàn Seu Touron Portus ” tức Cửa Hàn hay hải cảng Tourane (Đà Nẵng)
“ Hòn Sơn Cha ” tức bán đảo Sơn Trà ở Đà Nẵng
“ Cửa Đai Nai Chăm ” tức cửa Đại Chiêm, phía nam Đà Nẵng
“ Cù Lao Chăm ” tức Cù lao Chàm

Dưới phía nam ta còn thấy các địa danh:
“ Sa Kỳ ” và “ Cù lao Ré Seu Pulo Canton ”
“ cửa Đại Quảng Ngãi ”, “Dinh Quảng Ngãi ”
Và phía vịnh Thái Lan có đề Poulo Panjang seu Thổ Chau.


Với các chi tiết của bản đồ trên ta có thể kết luận rằng: Vào năm 1838, khi in tấm họa đồ nhan đề “ An Nam Đại Quốc Họa Đồ ”, kẹp vào cuốn từ điển cùng tác giả nhan đề “ Latino-Anamiticum”, giám mục Taberd đã xác định rõ Paracel là Cát Vàng hay Hoàng Sa nằm trong lãnh hải của An Nam Đại Quốc. Tấm bản đồ “ An Nam Đại Quốc Họa Đồ ” năm 1838 của Taberd là một bằng chứng quá hùng hồn xác định rằng đã từ lâu chính người ngoại quốc, điển hình là giám mục Taberd, đã biết rõ Chủ quyền của Việt Nam trên đảo Hoàng-Sa là điều không còn nghi ngờ gì nữa.


Đến đây, chúng tôi xin tường thuật lại những biện pháp và văn kiện hành chánh theo thứ tự thời gian (biên niên) đã được ban hành từ thời Pháp thuộc, hoặc do chính phủ bảo hộ Pháp hoặc do chính nam triều lúc triều đình Việt Nam hoặc chính phủ Việt Nam Cộng Hòa thực hiện.


1) Nghị định số 156 – SC do toàn quyền Đông dương ký ngày 15/6/1932.


Thiết lập tổ chức hành chánh tại quần đảo Hoàng-Sa (không tìm ra nguyên văn chỉ biết được do theo nghị định số 3282 ký ngày 5/5/1939).


2) Thông tri ngày 19/7/1933 của Bộ Ngoại Giao [Pháp Quốc]: liên quan đến việc hải quân Pháp chiếm hữu một số đảo thuộc quần đảo TRƯỜNG SA và phụ cận[2]


Sau đây là nguyên văn và bản dịch thông tri trên:


Thông tri ngày 19-7-1933 liên quan đến việc những đơn vị hải quân Pháp chiếm cứ một số hải đảo.


Chánh phủ Pháp đã sai những đơn vị hải quân chiếm cứ những đảo là tiểu đảo định rõ dưới đây:


1.Hải đảo Trường sa (Spratly), nằm tại 8°39’ Bắc vĩ tuyến và 111°55’ Kinh tuyến Tây Greenwich, cũng như các tiểu đảo phụ thuộc. (Sự chiếm hữu thực hiện ngày 13-4-1933).


2. Tiểu đảo Caye-d’Amboine, nằm tại 7°25’, Bắc vĩ tuyến và 112°55’ Kinh tuyến Tây Greenwich, cũng như các tiểu đảo phụ thuộc. (Sự chiếm hữu thực hiện ngày 7-4-1933).
3. Tiểu đảo Itu-Aba, nằm tại 10°22’ Bắc vĩ tuyến và 114°21’ Kinh tuyến Tây Greenwich, cũng như các tiểu đảo phụ thuộc.(Sự chiếm hữu thực hiện ngày 10-4-1933).


4. Nhóm Hải Đảo, nằm tại 11°29’ Bắc vĩ tuyến và 114°21’ Kinh tuyến Tây Greenwich, cũng như các tiểu đảo phụ thuộc. (Sự chiếm hữu thực hiện ngày 10-4-1933).


5. Tiểu đảo Loaito, nằm tại 10°42’ Bắc vĩ tuyến và 114°25’ Kinh tuyến Tây, cũng như các tiểu-đảo phụ-thuộc. (Sự chiếm hữu thực hiện ngày 11-4-1933).


6. Hải đảo Thi-Tu, nằm tại 11°7’ Bắc vĩ tuyến và 114°16’ Tây kinh tuyến Greenwich, cũng như những tiểu đảo phụ thuộc. (Sự chiếm hữu thực hiện ngày 12-4-1933).


Những hải đảo và tiểu đảo ghi trên từ nay sẽ thuộc chủ quyền Pháp quốc.


Nguyên văn

MINISTÈRE DES AFFAIRES ÉTRANGÈRES


Avis relatif à l’occupation, le 19 juillet 1933, de certaines iles par des uni-tés navales francaises.


Le Gouvernement francais a fait procéder par des unités navales à l’occupation des iles et ilòts définis ci-dessous:


1, L’ile Spratly, située par 8°39’ latitude Nord et 111°55’ longitude Est Greenwich, ainsi que les ilots qui en dépendent.
(La prise de possession a eu lieu le 13 avril 1933).


2, Ilot Caye-d’ Amboine, sitúe par 7°52’, latitude Nord et 112°55, longitude Est Greenwich, ainsi que les ilots qui en dépendent.
(La prise de possession a eu lieu le 7 avril 1933).


3, Ilot Itu-Aba, situé par 10°22’, latitude Nord et 114°21’, longitude Est Greenwich, ainsi que les ilots qui en dépendent.
(La prise de possession a eu lieu le 10 avril 1933).


4, Groupe de Deux-Iles, sitúe par 11°29’ latitude Nord et 114°21’, longitude Est Greenwich, ainis que les ilots qui en dépendent.
(La prise de possession a eu lieu le 10 avril 1933).


5, Ilot Loaito , sitúe par 10°42’ latitude Nord et 114°25’, longitude Est Greenwich, ainis que les ilots qui en dépendent.
(La prise de possession a eu lieu le 11 avril 1933).


6, Ile Thí-Tu, sitúe par 11°7’ latitude Nord et 114°16’, longitude Est Greenwich, ainis que les ilots qui en dépendent.
(La prise de possession a eu lieu le 12 avril 1933).


Les iles et ilots sus-indiqués relèvent désormais de la souverameté francaise
(Journal officiel de la République Francais 25 Juillet 1933, p.7394).


3) Thông tri của Bộ Ngoại Giao (Pháp quốc), liên quan đến việc các đơn vị hải quân Pháp chiếm một số hải đảo.[3]


Nội dung bản thông tri này gần y hệt như nội dung bản thông tri của Bộ Ngoại Giao ở trên đăng ở Journal officiel de la République Francais 25 Juillet 1933, p.7394, duy khác một vài điều theo thứ tự sau:


1. Đề mục thông tri bỏ “ le 19 Juillet 1933 ” (19-7-1933).


2. Chữa lại năm chiếm đảo Spratl, thay vì 13-4-1933 thì sửa là 13-4-1930.


3. Cuối thông tri ghi thêm: “Thông tri này đề thay thế thông tri trước, đăng trong công báo ngày 25-7-1933 nơi trang 7794 ”.


Như vậy chính vì thông tri đăng công báo ngày 25-7-1933 nhầm lẫn 1933 với 1930, nên đã có thông tri mới này cải chánh vì nội dung hoàn toàn giống nhau, nên chúng tôi chỉ xin đăng nguyên văn, xin độc giả xem các phần phiên dịch ở trên.


Nguyên văn
MINISTÈRE DES AFFAIRES ÉTRANGÈRES


Avis relatif à l’occupation de certaines iles iles par des unités navales francaises


Le Gouvernement francais a fait procéder par des navales à l’occupation des iles et ilots définis ci-dessous:


1. L’iles Spratly, sitúee par 8°39’ latitude Nord et 111°55’ longitude Est Greenwich, ainsi que les ilots qui en dépendent.(La prise de possession a eu lieu le 13 avril 1930).


2. Ilot Caye- d’Amboine, situé par 7°52’, latitude Nord et 112°55’ longitude Est Greenwich, ainsi que les ilots qui en dépendent.
(La prise de possession a eu lieu le 7 avril 1933).


3. Ilot Itu-Aba, situé par 10°22’ latitude Nord et 114°21’ longtitude Est Greenwich, ainsi que les ilots qui en dépendent.
(La prise de possession a eu lieu le 10 avril 1933).

4. Groupe de Deux-Iles, situé par 114°21’ longitude Est Greenwich, ainsi que les ilots qui en dépendent.
(La prise de possession a eu lieu le 10 avril 1933).


5. Ilot Lóaito, situé par 10°42’ latitude Nord et 114°25’ longtitude Est Greenwich, ainsi que les ilots qui en dépendent.
(La prise de possession a eu lieu le 11 avril 1933)


6. Ile Thi-Tu, située par 11°7’ latitude Nord et 114°16’ longtitude Est Greenwich, ainsi que les ilots qui en dépendent.
(La prise de possession a eu lieu le 12 avril 1933).

Les iles et ilots sus indiqués relèvent désormais de la souveraine- té francaise.
(Cet avis annule le précédent, inséré au Journal officel en date du 25 juillet 1933, page 7794).


4) Nghị định số 4762. CP ngày 21-12-1933 do Thống đốc M.J.Krautheimer ký nhập quần đảo spratly (Trường Sa) và các tiểu đảo Caye-d’ Amboine, Itu- Aba, nhóm Hai Đảo, Loaito và Thi Tu vào địa phận tỉnh Bà Rịa[4]


Tài liệu cũng thấy đăng trong Bulletin administratif de la Cochinchine 4-1-1934, nơi trang 28, nhưng không kê rõ số nghị định và do ai ký, xin phiên dịch bản văn ngắn sau đây:


“ Do các nghị định Thống đốc Nam-Kỳ ký ngày 21-12-1933.
Hải đảo Spartly (Trường Sa) và những tiểu đảo Caye-d’ Amboine, Itu- Aba, nhóm Hai Đảo, Loaito và Thi Tu thuộc hải đảo Spratly, nằm trên biển Đông- hải nay được sáp nhập vào địa phận tỉnh Bà Rịa.


Nguyên văn
PAR ARRÊTÉS DU GOUVERNEUR DE LA COCHINCHINE EN DATE DES 21 DÉCEMBRE 1933


L’ile dénommée Spratly et les ilots Caye-d’ Amboine, Itu-Aba, groupe de Deux-iles, Loaito et Thi-Tu qui en dépendent, situés dans la Mer de Chine sont rattachés à la province de Baria.


Sau đây là toàn văn nghị định 4762 trên, thấy còn lưu trữ tại Văn Khố Quốc Gia, Sài gòn, chưa đề số hiệu:

THỐNG ĐỐC NAM KỲ
Đệ tam đẳng Bắc đẩu bội tinh


“ Chiếu sắc lệnh ngày 20-10-1911;
Chiếu sắc lệnh ngày 9-6-1922 ấn định việc cải tổ Hội đồng thuộc địa Nam-Kỳ và những bản văn kế tiếp;

Chiếu thông tri đăng trong công báo Cộng-hòa Pháp quốc ngày 26-7-1933 của Bộ Ngoại giao, liên quan đến việc chiếm hữu một số hải đảo do những đơn vị hải quân Pháp thực hiện.
Chiếu các thư số 634 và 2243-AP ngày 24-8 và 14-9-1933 của Toàn quyền Đông dương, liên quan đến việc sáp nhập ngững hải đảo và tiểu đảo thuộc Trường Sa( Spratly) hay đảo Bão Tố (Tempete);
Chiếu các cuộc thảo luận của Hội đồng thuộc địa ngày 23-10-1933;
Hội đồng tư vấn đã tham khảo ý kiến;


NGHỊ ĐỊNH


Điều khoản thứ 1 – Đảo Trường Sa (Spratly) và các tiể u đảo Caye-d’Amboine, Itu-Aba, nhóm Hai Đảo, Loaito và Thi Tu thuộc Trường Sa, nằm trên biển Đông Hải được sáp nhập vào tỉnh Baria.

Điều khoản thứ 2 – Tỉnh trưởng Bà Rịa và Giám đốc sở địa chánh và họa đồ chiếu nhiệm vụ, thi hành nghị định này.

Saigon ngay 21 - 12 - 1933

Ký tên: J.KRAUTHEIMER


Nguyên văn
LE GOUVERNEUR DE LA COCHINCHINE OFFICER DE LA LÉGION D’HONNEUR


Vu le décret du 29 Octobre 1911;
Vu le décret du 9 Juin 1922 portant réorganisation du Conseil Colonial de la Cochinechine et les textes subséquents;
Vu l’avis publíe dans le Journal officietl de la République Francaise du 26 Juillet 1933 par le Ministere des Affaires Etrangéres, relatif à l’occupation de certaines iles par des unité navales Etrangeres, relatif à l’occupation de certaines iles par des unité navales francaises.
Vu les lettres Nos 634 et 2243- AP des 24 Aout et 14 septembre 1933 du Gouverneur général, relatives a l’annexion des iles et ilots du groupe Spratly ou Tempête;
Vu les delibération du Conseil colonial en date du 23 Octobre 1933;
Le consefl privé entendu,


ARRETE

Article ier. – L’ile dénommée Spartly et les ilots Caye-d’ Amboine, Itu-Aba, Groupe de Deux- iles, Loaito et Thi-Tu qui en dépendent, situés dans la mer de Chine sont rattachés à la province de Baria.

Article 2. – L’administrateur, Chef de la province de Baria et la Chef du Servics du Cadastré et de la Topographic sont chargés, chacun en ce qui le concerne de l’execution du présent arrêté.


Saigon, le 21 décembre 1933
Signé : J.KRAUTHEIMER


5) Dụ số 10 ngày 29 tháng 2 năm Bảo Đại thứ 13 (30 Mars 1938) Trích “Nam Triều Quốc Ngữ Công báo” số 8, năm 1938, trang 233)


Nguyên văn
NĂM 1938 – Số 8
CUNG LỤC DỤ SỐ 10 NGÀY 29 THÁNG 2 NĂM BẢO ĐẠI THỨ 13 (30 MARS 1938)


Chiếu chỉ các Cù lao Hoàng sa (Archipel des iles Paracels) thuộc về chủ quyền nước Nam đã lâu đời và dưới các tiền triều, các Cù lao ấy thuộc về địa hạt tỉnh Nam- Ngãi; đến đời Đức Thế- Tổ Cao- Hoàng Đế vẫn để y như cũ là vì nguyên trước sự giao thông với các Cù lao ấy đều do các cửa bể tỉnh Nam - Ngãi.


Chiếu chỉ nhờ sự tiến bộ trong việc hàng hải nên việc giao thông ngày nay có thay đổi, vả lại viên Đại- diện Chánh-phủ Nam-triều ủy phái ra kinh lý các cù lao ấy cùng quan Đai-diện Chánh-phủ Bảo-hộ có tâu rằng nên tháp các cù lao Hoàng sa vào địa hạt tỉnh Thừa-thiên thời được thuận tiện hơn.


DỤ


Độc khoản – Trước chuẩn tháp nhập các cù lao Hoàng sa (Archipel des Iles Paracels) vào địa hạt tỉnh Thừa thiên; về phương diện hành chánh, các cù lao ấy thuộc dưới quyền quan Tỉnh hiến tỉnh ấy,
Khâm thử


6) Nghị định số 3282 ngày 5-5-1939 của Toàn- Quyền Đông –Dương.

Nghị định này sửa đổi lại nghị định số 156 – SC ký ngày 15-6-1932[5]
Nội dung xin được phiên dịch sau đây:

 

TOÀN QUYỀN ĐÔNG DƯƠNG ĐỆ NHỊ
ĐẲNG BẮC ĐẨU BỘI TINH
Số 3282


Chiếu sắc lệnh ngày 20-10-1911, ấn định quyền hạn của quan toàn quyền và tổ chức tài chánh và hành chánh Đông dương; Chiếu sắc lệnh ngày 5-8-1936;
Chiếu nghị định ngày 28-12-1934 ấn định điều khỏan về phụ cấp và trợ cấp. Chiếu nghị định số 156- SC ngày 15-6-1932 ấn định việc thiết lập một đơn vị hành chánh tại quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên ( Trung Kỳ) mang danh là Quận Hoàng Sa;
Do đề nghị của khâm sứ Trung Kỳ;


NGHỊ ĐỊNH


“ Điều thứ nhất – Nghị định số 156- SC ngày 15-6-1932 nay được sửa đổi như sau:


“Điều thứ nhất – Hai đơn vị hành chánh được thành lập tại quần đảo Hoàng –sa thuộc tỉnh Thừa Thiên (Trung Kỳ) dưới danh xưng là Sở đại lý “ Croissant và phụ cận” và Sở đại lý “ Amphyrite và phụ cận”. Ranh giới giữa hai sở này được phân bởi kinh tuyến số 112, trừ rặng đá ngầm Vuladdore hoàn toàn phụ thuộc vào sở đại lý Croissant.

“ Điều thứ hai: - Những phái viên hành chánh đứng đầu hai sở đại lý này với tư cách là ủy viên của công sứ Pháp tại Thừa Thiên Huế sẽ ở tại đảo Pattle và đảo Boisée.

“ Điều thứ ba – Hằng năm trong chức vụ ấy mỗi phái viên sẽ được hưởng phụ cấp đại diện và kinh lý là bốn trăm đồng (400,00) đã dự liệu ở nghị định ngày 28-12-1934. Phụ cấp này sẽ được ngân sách địa phương Trung Kỳ đài thọ, theo chương 12, điều 6, đọan 3”


Điều thứ hai – Phó Toàn Quyền Đông Dương và Khâm sứ Trung Kỳ, chiếu nhiệm vụ, lãnh ti hành nghị định này.


Hanoi, ngày 5-5-1939
Ký tên: J.Brévié


Nguyên văn
LE GOUVERNEUR GÉNÉRAL DE L’INDOCHINE
N.3282 Grand Officier de la Légion d’ Honneur


Vu les décrets du 20 Octobre 1911, portant fixation des pouvoirs du Gouverneur Général et organisation financìere et administrative de l’ Indochine;
Vu l’arrêté du 28 Décembre 1934 portant règlement sur les indemnités et prestatious en nature et en deniers;
Vu l’arrêté N156SC du 15 Juin 1933 portant création d’une délégations administrative aux iles Paracles dépendant de la province de ThuaThien (Annam) dénommée Délégation des Paracles;
Sur la propostion du Résident Supérieur en Annam;


ARRETE:


“ Article premier, - L’arrêté N 156 SC du 15 juin 1932 et modifíe ainsi qu’il suit:
“ Article premier, - Deux délégations administratives sont cree1es aux Iles Paracels dépendant de la province de Thua-thien (Annam) sous les noms de Délégation du “ Croissant et Dépendances” et de “ l’Amphytrite et Dépendances”. La limite entre ces 2 circonscriptions est fixée par le trajet du 112e méridien, sauf en sa traversée du récif Vuladdore qui est totalement englobé par la délégation du Croissant.
“ Art. 2. – Les Fonctionnaires placés à la tête de ces Délégations en quatifé de Délégúes du Résident de France à Thua-thien résideront respectivement à l’Ile Pattle et à l’Ile Boisée.
“ Art.3. – Ils auront droit chaeun, en cette quatité, pour frais de représentation et de tournées, à l’arrêté du 28 Décembre 1934. Cette indemnité est imputable au budget local de l’ Annam, chapitre 12, article 6, paragraphe 3”.
Art .2. – Le Secrétaire Général du Gouverment Général de l’ Indochine et le Résident Supérieur en Annam sout chargés, chacun en ce qui le concerne, de l’ exécution du présent arrêté.


Hanoi, le 4 Mai 1939
Signé: J.BRÉVÍE


7) Bản tuyên bố tại Hội nghị SAN FRANCISCO của Thủ tướng Trần văn Hữu, chính phủ Quốc gia Việt Nam trong thời kỳ người Pháp dùng lá bài Bảo Đại


[ Trích trong “ FRANCE ASIE, số 66-67 ( Novembre Décembre 1951), tr.502-505.]


Hội nghị San Francisco có 51 quốc gia tham dự, trong đó có 3 lời tuyên bố của 3 đại diện Việt, Miên, Lào. Ở đây, chúng ta chỉ chú trọng đến lời tuyên bố chánh thức của đại diện Việt Nam.


Đính kèm sau đây hình ảnh cùng nguyên văn bản tuyên bố của Thủ tướng Trần văn Hữu tại hội nghị San Francisco ngày 6 và 7-1951.

Sau đây là phần phiên dịch:


“Những quốc gia liên hiệp (Pháp) tại hội nghị San Francisco ngày 6 và 7-9-1951.


Việt-Nam
Bản tuyên ngôn của Thủ Tướng Trần văn Hữu.


Kính thưa Ông Chủ Tịch,
Kính thưa quí vị đại biểu,
Kính thưa quí vị.


Thật là nghiêm trọng và cảm kích cho Việt-Nam được đến San Francisco tham dự công việc của hội nghị Hòa-bình với Nhật-Bản.


Sở dĩ chúng tôi được hiện diện tại đây là nhờ các tử sĩ của chúng tôi và lòng hy sinh vô bờ bến của dân tộc chúng tôi, dân tộc đã chịu đựng biết bao là đau khổ để được sống còn và giành sự trường tồn cho nòi giống đã có hơn 4.000 năm lịch sử.


Nếu mỗi dân tộc đã thống khổ do sự chiếm đóng của Nhật Bản, có quyền tham gia hội nghị này, như tất cả diễn giả liên tiếp hai ngày nay đã đồng thanh nhìn nhận, mặc dù thuộc ý thức hệ nào đi nữa cũng vậy thì cái quyền của Việt Nam lên tiếng về hòa ước hòa bình với Nhật Bản lại càng dĩ nhiên hơn lúc nào hết, vì không ai không biết rằng, trong tất ảc các quốc gia Á châu, Việt Nam là một nước chịu nhiều đau khổ nhất về tài sản cũng như về tính mạng của người dân. Và tôi thiếu sót phận sự tối thiểu đối với đồng bào quá vãng nếu giờ phút này tôi không hướng một ý nghĩ thành kính đến một triệu dân Việt mà hoàn cảnh bi thảm của sự chiếm đóng đã đưa đến cái chết đau thương. Những hư hại vật chất mà đất nước chúng tôi gánh chịu không phải là ít và tất cả nền kinh tế của chúng tôi bị ảnh hưởng một cách trầm trọng. Cầu cống và đường xá bị cắt đứt, làng xã bị triệt hạ hoàn toàn, nhà thương và trường học bị thiệt hại, bến tàu và đường sắt bị dội bom, tất cả đều phải làm lại, đều cần thiết phải làm lại, nhưng than ôi, cần có các nguồn tài nguyên quá cao so với khả năng hiện hữu của chúng tôi.


Cho nên, trong lúc khen ngợi sự rộng lượng của các tác giả dự án thỏa hiệp này, chúng tôi cũng sẽ trình bày ngay đây những quan điểm mà chúng tôi yêu cầu hội nghị ghi nhận (chứng nhận).


Là những người Á châu, chúng tôi thành thật hân hoan trước những viễn tưởng mới mẻ mở rộng ra cho một quốc gia Á đông sau khi kết thúc thỏa hiệp hòa bình này. Chúng tôi cũng sẽ cố gắng hết sức góp phần vào sự phục hưng của một dân tộc Á đông bình dị và cần mẫn như nước Nhật Bản đây, chúng tôi tin chắc rằng tất cả những người dân Châu á phải là những người phát khởi thịnh vượng chung của mình, họ cũng trông cậy nơi chính mình để xa lánh mọi chế độ đế quốc và trong việc thiết lập một trạng thái quốc tế mới, một sự liên đới Á châu cũng cần thiết như một sự liên đới Âu châu vậy.


Điều này không có ý muốn nói là sẽ có một ngày nào đó hai sự đoàn kết này sẽ chống đối lẫn nhau. Điều này chỉ muốn nói một cách giản dị là các dân tộc Á châu một khi đã được các quốc gia Tây phương hoàn thành việc giúp đỡ họ xây dựng hòa bình, tôi nói rằng một khi mà hòa bình đã vãn hồi, các dân tộc Á châu không thể sẽ là gánh nặng cho kẻ khác, mà trái lại họ phải nhớ nằm lòng là họ phải tự bảo vệ mạng sống họ bằng những phương tiện riêng của họ. Điều đó ít nhất cũng là tham vọng của Việt Nam mà dù cho có phải chịu nhiều thăng trầm cực nhọc họ vẫn tự hào là đã không lúc nào để nhụt chí. Nhưng một dân tộc độc lập phải là một dân tộc tự hào và cũng bởi sự tự hào, theo chúng tôi, có cái giá, giá đó tuy không thể nào bằng sự tự hào của Nhật Bản nhưng chúng tôi tới đây để yêu cầu được chữ ký của 51 quốc gia hội viên của hội nghị này mà tái lập lại một đời sống quốc gia xứng đáng và tự hào.


Tuy nhiên nếu dự thảo hiệp ước này đòi hỏi thẳng thắn cái quyền đền bồi lại tất cả những hư hại mà chính Nhật Bản hoặc là tác giả, hoặc là ngẫu nhiên đã xảy ra, những đền bồi được dự liệu bằng các cung cấp dịch vụ, trong trường hợp của Việt Nam mà không được đền bồi bằng những nguyên liệu, thì chắc chắn sẽ chẳng có hiệu quả gì cả. Tất cả mọi thứ Việt Nam cũng cần như Nhật Bản, một số trợ giúp quan trọng để tái tạo nền kinh tế của mình. Từ đó nếu nhận những đền bồi chánh yếu bằng những cung cấp dịch vụ thì chẳng khác nào như là đi tín nhiệm một thứ tiền không thể lưu hành (dùng ở xứ của mình).


Chúng tôi vì vậy sẽ phải đòi hỏi nghiên cứu lại các phương thức bồi hoàn khác hữu hiệu hơn và nhất là chúng tôi phải tính, ngoại trừ những phương tiện tạm thời, tới một sự đền bồi thường thức vào cái ngày mà chúng tôi ước mong là sẽ rất gần, cái ngày mà nền kinh tế của Nhật Bản được phục hưng để họ có thể đương đầu với tất cả mọi bắt buộc.


Việt Nam sẽ thất vọng biết bao nếu mọi người gán ép cho các đòi hỏi của chúng tôi khác hơn các ý tưởng là nền kinh tế Việt Nam cũng cần phải trỗi dậy cũng như Việt Nam cần phải có một số cải thiện xã hội quan trọng. Đối tượng cuối cùng chỉ có thể đạt được nếu chúng ta để các tài nguyên quan trọng dự vào; các tài nguyên mà hiện tại trong giờ phút này phải nhường chỗ một phần lớn cho sự bảo tồn sự tự do và nền hòa bình của chúng tôi.


Cũng thế chúng tôi mong muốn, trong lĩnh vực của chúng tôi, một phương cách an ninh tập thể để hoàn tất những nỗ lực của chúng tôi.


Tôi rất sung sướng vì về việc này, đại diện nổi bật của Pháp ngày hôm qua cũng tại chính diễn đàn này, đã trình bày cùng các mối bận tâm như của chúng tôi.


Một hòa ước tương trợ lẫn nhau, để bảo vệ tất cả mọi xứ sở bị cùng các hiểm nguy như nhau, sẽ bảo đảm được một nền hòa bình bền vững trên một phần thế giới.


Việt Nam rất là hứng khởi ký nhận trước nhất cho công cuộc tạo dựng hòa bình này.


Và cũng vì cần phải thành thật lợi dụng tất cả mọi cơ hội để dập tắt những mầm móng các tranh chấp sau này, chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của chúng tôi trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa[6]


Dưới mối lợi lộc mà chúng tôi vừa trình bày, chúng tôi nhìn nhận là dự án thỏa hiệp này, được soạn ra rập y khuôn tinh thần của Hiến Chương Liên Hợp Quốc đã xóa bỏ tất cả tính chất trừng phạt hoặc hạn chế, thiết lập một sự cố gắng sống động để hòa giải tiến bộ nhất trong lịch sử từ trước đến nay. Chúng tôi mong mỏi chân thành là Nhật Bản sẽ lợi dụng triệt để dữ kiện này để nền hòa bình thế giới được củng cố.


8) Sắc lệnh số 143- NV 22-10-1956 thay đổi địa giới và tên đô thành Saigon- ChoLon. [ Trích: Quy pháp vựng tập, tập 1, tr 465-466].

Chúng ta nhận thấy có một điều đặc biệt là nghị định này chú thích Hoàng Sa bằng Spratley trong ngoặc đơn. Chữ Spratley hay Spratly trên nguyên tắc phải để dịch chữ Trường Sa vì chính Trường Sa ( Spratly) do theo nghị định số 4762- CP ngày 21-12-1933 do Toàn quyền M.J.Krautheimer ký được sáp nhập vào tỉnh Bà Rịa, nên nếu Bà Rịa đổi tên là Phước Tuy thì Trường Sa cũng phải đổi tên theo. Có lẽ nhà cầm quyền khi ấy đã xét tới truyền thống xưa kia các tài liệu cổ đã chỉ dùng danh xưng Hoàng sa để chỉ tất cả các hải đảo từ Bắc xuống Nam., nên đã dùng danh xưng Hoàng sa (Spratly) trên.


Sau đây là nguyên văn sắc lệnh :


SẮC LỆNH số 143- NV ngày 22 tháng 10 năm 1956 thay đổi địa giới và tên đô thành Sài gòn – Chợ lớn cùng các tỉnh và tỉnh lị tại Nam Việt

TỔNG THỐNG VIỆT NAM CỘNG HÒA


Chiếu hiện ước tạm thời số 1 ngày 26-10-1955
Chiếu sắc lệnh số 4- TTP ngày 29 tháng 10 1955và các văn kiện kế tiếp ấn định thành phần chính phủ .
Chiếu đề nghị của Bộ trưởng Nội vụ.

SẮC LỆNH :


Điều thứ nhất – Địa phận Nam Việt nay gồm thêm một phần tỉnh Bình Thuận, được chia ra như sau:
a) Đô thành Sài Gòn ,
b) Hai mươi hai tỉnh.
Điều thứ 2 – Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn và các tỉnh, tỉnh lỵ hiện thời được thay đổi địa giới, thay tên theo danh sách và bản đồ đính hậu.
Điều thứ 3 – Để thi hành sắc lệnh này, bộ trưởng nội vụ:
- sẽ quy định trước ngày mùng 1 tháng giêng năm 1957 chương trình sáp nhập.
- ra lệnh cho các tỉnh trưởng sở quan sửa đổi và lập bảng danh sách thôn xã, tổng và quận cho từng tỉnh chiếu theo ranh giới mới.
Điều thứ 4 – Các điều khoản trái với sắc lênh này đều bãi bỏ.
Điều thứ 5 – các bộ trưởng, chiếu nhiệm vụ lĩnh thi hành sắc lệnh này.


Sài gòn, ngày 22 tháng 10 năm 1956
NGÔ ĐÌNH DIỆM

DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH NAM VIỆT

(N.X. Diện -lược bớt)


Kiến thị để đính theo sắc lệnh số 143 – NV
Ngày 22 tháng 10 năm 1956
Sài gòn,ngày 22 tháng 10 năm 1956
T.L. TỔNG THỐNG
Đổng lý văn phòng
QUÁCH TỔNG ĐỨC


9) Sắc lệnh số 174.N.V. ngày 13 tháng 7 năm 1961 đặt Hoàng sa thuộc tỉnh Quảng Nam và thành lập tại quần đảo này một xã lấy danh hiệu là xã Định hải trực thuộc quận Hòa vang [ Trích : Quy pháp vựng tập, tr, 365].

Sau đây là nguyên văn sắc lệnh:


SẮC LỆNH số 174-NV ngày 13 tháng bảy năm 1961 đặt quần đảo Hoàng sa thuộc tỉnh Quảng Nam và thành lập tại quần đảo này một xã lấy danh hiệu là xã Định hảo trực thuộc quận Hòa vang.


TỔNG THỐNG VIỆT NAM CỘNG HÒA


Chiếu sắc lệnh số 124-TTP ngày 28 tháng 5 năm 1961 ấn định thành phần chính phủ;
Chiếu dụ số 57-a ngày 24 tháng 10 năm 1956 cải tổ nền hành chánh Việt Nam;
Chiếu nghị định ngày 32 tháng 2 năm 1939 sửa đổi và bổ túc nghị định số 156-SG (sis)[7] ngày 15-6-1932, ấn định tổ chức hành chánh tại quần đảo Hoàng sa;
Chiếu dụ số 10 ngày 30 tháng 3 năm 1938 sát nhập quần đảo Hoàng sa và địa phận tỉnh Thừa Thiên;
Chiếu nghị định số 335-Nc/P6 ngày 24 tháng 6 năm 1958 và các văn kiện kế tiếp ấn định các đơn vị hành chánh tỉnh Quảng Nam;
Chiếu đề nghị của bộ trưởng nội vụ.


SẮC LỆNH


Điều thứ I.—Quần đảo Hoàng sa trước kia thuộc tỉnh Thừa Thiên, nay đặt thuộc tỉnh Quảng Nam.
Điều thư 2.—Một đơn vị hành chánh trọn đảo này bao gồm trọn quần đảo này được thành lập và lấy danh hiệu là xã Định hải, trực thuộc quận Hòa vang.
Xã Định hải đặt dưới quyền một phái viên hành chánh.
Điều thư 3.—Bộ trưởng nội vụ, tỉnh trưởng Thừa Thiên và tỉnh trưởng Quảng nam, chiếu nhiệm vụ, lãnh thi hành sắc lệnh này.


Sài gòn, ngày 13 thang 7 năm 1961
NGÔ ĐÌNH DIỆM


10) Nghị định số 709-BNV/HCĐP 26 ngày 21 tháng 10 năm 1969 sáp nhập xã Định hải thuộc quận Hòa vang tỉnh Quảng Nam vào xã Hòa long cùng quận (Trích : Quy pháp vựng tập, Quyển XII, tập 2,tr 1558).


Nguyên văn nghị định:

NGHỊ ĐỊNH số 709-BNV/HCĐP/26 ngày 21 tháng 10 năm 1969 sáp nhập xã dịnh hải thuộc quận Hòa vang tỉnh Quảng nam vào xã Hòa long cùng quận.
Tổng trưởng nội vụ,
Chiếu hiến pháp ngày mồng 1 tháng 4 năm 1967;
Chiếu sắc lệnh số 394-TT/SL ngày mồng 1 tháng 9 năm 1969 ấn định thành phần chính phủ;
Chiếu sắc lệnh số 19-SL/Nv ngày 22 tháng 11 năm 1967 ấn định chức trưởng của Tổng trưởng Nội vụ;
Chiếu dụ sô 57- a ngày 24 tháng 10 năm 1956 tổ chức nền hành chánh quốc gia:
Chiếu nghị định số 335-NC/P6 ngày 24 tháng 6 năm 1958 ấn định đơn vị hành chánh tỉnh Quảng Nam;
Chiếu sắc lệnh số 174-NV ngày 13 tháng 7 năm 1961 đặt quần đảo Hoàng sa thuộc tỉnh Quảng Nam và cải biến thành xã Định hải do một phái viên hành chánh quản trị;
Chiếu biên bản ngày mồng 6 tháng 2 năm 1968 của hội đồng tỉnh Quảng Nam và biên bản ngày mồng 9 tháng 8 năm 1969 của hội đồng xã Hòa long, quận Hòa vang, tỉnh Quảng nam thuận sáp nhập Xã Định hải quận Hòa vang cùng tỉnh vào xã Hòa long;
Chiếu đề nghị của tỉnh trưởng Quảng nam.


NGHỊ ĐỊNH


Điều thứ I. – Nay sáp nhập xã Định hải thuộc quận Hòa vang tỉnh Quảng nam vào xã Hòa long cùng quận.
Điều thứ 2. – Địa phận và ranh giới xã Hòa long được ấn định lại y theo bản đồ đính kèm bản chính nghị định này.
Điều thứ 3. – Thứ trưởng Nội vụ, đổng lý văn phòng, tổng thơ ký bộ nội vụ và tỉnh trưởng Quảng nam, chiếu nhiệm vụ, lãnh thị hành nghị định này.


Sài gòn, ngày 21 tháng 10 năm 1969
TRẦN THIỆN KHIÊM


11) Nghị định số 420-BNV/HCĐP/26, x ngày mồng 6 tháng 9 năm 1973 sáp nhập một số đảo vào xã Phước hải, quận Đất đỏ, tỉnh Phước tuy.
(Trích CBNV Cộng Hòa năm thứ 19, số 51, thứ bảy 29-9-1973).


Tổng trưởng nội vụ.
Chiếu hiến pháp Việt nam Cộng hòa ngày mồng 1 tháng 4 năm 1967;
Chiếu sắc lệnh số 394-TT/SL ngày mồng 1 tháng 9 năm 1969 và các văn kiện kế tiếp ấn định thành phần Chánh phủ;
Chiếu dụ số 57-a ngày 22 tháng 11 năm 1967 ấn định chức trưởng của Tổng trưởng nội vụ;
Chiếu sắc lệnh số 198-SL/ĐUHC ngày 24 tháng 12 năm 1966 và các văn kiện kế tiếp cải tổ nền hành chánh xã, ấp,nhất là sắc lệnh số 045-SL./NV ngày mồng 1 tháng 4 năm 1969 và sắc lệnh số 120-SL/NV ngày 22 tháng 8 năm 1972;
Chiếu nghị định ngày 21 tháng 12 năm 1933 sáp nhập quần đảo Trường sa (Spratly), Caye d’ Amboine, Itu- Aba, gronpe de Dẽu-Iles,Loaite, Thị tứ và các đảo phụ cận vào tỉnh Bà Rịa;
Chiếu sắc lệnh số 143-NV ngày 22 tháng 10 năm 1956 sáp nhập quần đảo Trường sa (Spratly) vào tỉnh Phước tuy;
Chiếu nghị định số 6-BNV/HC/NĐ ngày mồng 3 tháng 1 năm 1957 và các văn kiện kế tiếp ấn định các đơn vị hành chánh tỉnh Phước tuy;
Chiếu quyết định của Hội đồng nội các trong phiên họp ngày 9-1-1973;
Chiếu phúc trình của tỉnh Phước tuy;


NGHỊ ĐỊNH


Điều thứ I. – Nay sáp nhập các đảo Trường sa(Spratly), An bang(Amboyna Cay), Thái Bình (Itu-Aba), Song tử đông( Northcaest Cay), Song tử Tây(Southwest Cay), Loại ta ( Loaita), Thị tứ (Thi tu), Nam ai( Namyit), Sinh tồn (Sinh cowe) và các đảo phụ cận vào xã Phước hải quận Đất đỏ, tỉnh Phước tuy.
Điều thứ 2. – Phụ tá đặc biệt, đổng lý văn phòng, tổng thư ký Bộ Nội vụ và tỉnh trương Phước tuy, chiếu nhiệm vụ, thi hành nghị định này.

Nghị định này sẽ được đăng vào Công báo Việt Nam Cộng Hòa.


Sài gòn, ngày mồng 6 tháng 9 năm 1973
LÊ CÔNG CHẤT
Nghị định số 6-BNV/HC/NĐ ấn định các đơn vị hành chánh
Tỉnh Phước tuy CBNV 1957, tr. 2157.



TUYÊN CÁO CỦA BỘ NGOẠI GIAO VIỆT NAM CỘNG HÒA VỀ

NHỮNG HÀNH ĐỘNG GÂY HẤN CỦA TRUNG CỘNG TRONG KHU VỰC

QUẦN ĐẢO HOÀNG SA

( Ngày 19.1.1974)


Nguyên văn:


Sau khi mạo nhận ngày 11.1.1974 chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa của Việt Nam Cộng Hòa, Trung Cộng đã đưa hải quân tới khu vực hoàng sa, và đổ bộ quân lính lên các đảo Cam Tuyền, Quang hòa và Duy Mộng.


Lực lượng Hải quân Trung Cộng gồm 2 chiến đỉnh thuộc nhiều loại và trọng lượng khác nhau, kể cả một tàu loại Komar có trang bị hỏa tiễn.

Để bảo toàn sự toàn vẹn lãnh thổ và nền an ninh quốc gia trước cuộc xâm lăng quân sự này, các lực lượng Hải quân Việt Nam Cộng Hòa trấn đóng trong khu vực này đã ra lệnh cho bọn xâm nhập rời khỏi khu vực.

Thay vì tuân lệnh, các tàu Trung Cộng, kể tư 18-1-1974, lại có những hành động khiêu khích như đâm thẳng vào các chiến đỉnh Việt Nam.

Sáng ngày nay 19-1-1974 hồi 10 giờ 20, một hộ tống hạm Trung Cộng thuộc loại Kronstadt đã khai hỏa bắn vào khu trục hạm “ Trần Khánh Dư” mang số HQ-04 của Việt Nam Cộng Hòa. Để tự vệ, các chiến hạm Việt Nam đã phản pháo và gây hư hại cho hộ tống hạm Trung Cộng. Cuộc giao tranh còn tiếp diễn và đang gây thiệt hại về nhân mạng và vật chất cho cả đôi bên.

Các hành động quân sự của Trung Cộng là hành vi xâm phạm trắng trợn vào lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa, và một lần nữa vạch trần chánh sách bành trướng đế quốc mà Trung Cộng liên tục theo đuổi, đã được biểu lộ qua cuộc thôn tính Tây tạng, cuộc xâm lăng Đại Hàn và Ấn Độ trước kia.

Việc Trung Cộng ngày nay xâm phạm lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa không những chỉ đe dọa chủ quyền và an ninh của Việt Nam Cộng Hoà, mà còn là một hiểm họa đối với nền hòa bình và ổn cố của Đông Nam Á và toàn thế giới.

Với tư cách một nước nhỏ bị một cường quốc vô cớ tấn công, Việt Nam Cộng Hòa kêu gọi toàn thể các dân tộc yêu chuộng công lý và hòa bình trên thế giới hãy cương quyết lên án các hành vi chiến tranh thô bạo của Trung Cộng nhằm vào một quốc gia độc lập và có chủ quyền để buộc Trung Cộng phải tức khắc chấm dứt các hành vi nguy hiểm đó.

Làm ngơ để cho Trung Cộng tự do tiến hành cuộc xâm lấn trắng trợn này là khuyến khích kể gây hấn này theo đuổi chánh sách bành trướng của chúng và sự kiện này đe dọa sự sống còn của những nước nhỏ đặc biệt là những nước ở Á Châu.

Trong suốt lịch sử, dân tộc Việt Nam đã đánh bại nhiều cuộc ngoại xâm . Ngày nay, chánh phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa cũng nhất định bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ quốc gia.


(Tài liệu ronéo của Bộ Ngoại Giao, Sài gòn, số 015/BNG/TTBC/TT)

.

TUYÊN CÁO CỦA CHÁNH PHỦ VIỆT NAM CỘNG HÒA VỀ CHỦ QUYỀN

CỦA VIỆT NAM CỘNG HÒA TRÊN NHỮNG ĐẢO Ở NGOÀI KHƠI BỜ BIỂN

VIỆT NAM CỘNG HÒA

.

Nguyên văn:

Nghĩa vụ cao cả và cấp thiết nhất của một chánh phủ là bảo vệ chủ quyền, độc lập và sự vẹn toàn lãnh thổ của quốc gia. Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cương quyết làm tròn nghĩa vụ này, bất luận những khó khăn có thể gặp phải và bất chấp những sự phản đối không căn cứ dầu xuất phát từ đâu.


Trước việc Trung Cộng trắng trợn xâm chiếm bằng vũ lực quần đảo Hoàng sa của Việt Nam Cộng Hòa, Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa thấy cần phải tuyên cáo long trọng trước công luận thế giới cho bạn cũng như thù biết rõ rằng.


Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là những phần bất khả phân của lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Chánh phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa không bao giờ chịu khuất phục trước bạo lực mà từ bỏ tất cả hay một phần chủ quyền của mình trên những quần đảo ấy.


Chừng nào còn một hòn đảo thuộc lãnh thổ ấy của Việt Nam Cộng Hòa bị nước ngoài chiếm giữ bằng bạo lực thì chừng ấy Chánh Phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa còn đấu tranh để khôi phục những quyền lợi chính đáng của mình.


Kẻ xâm chiếm phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi tình trạng căng thẳng có thể do đó mà có.


Trong dịp này, Chánh Phủ Việt Nam Cộng Hòa cũng long trọng tái xác nhận chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên những hải đảo nằm ở ngoài khơi bờ biển Trung-Phần và bờ biển Nam-Phần Việt Nam, từ trước tới nay vẫn được coi là một phần lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa căn cứ trên những dữ kiện địa lý, lịch sử, pháp lý và thực tại không chối cãi được.

Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cương quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia trên những đảo ấy bằng mọi cách.


Trung thành với chánh sách hòa bình cố hữu của mình, Chánh Phủ Việt Nam Cộng Hòa sẵn sàng giải quyết bằng đường lối thương lượng những vụ tranh chấp quốc tế có thể xảy ra về những hải đảo ấy, nhưng nhất định không vì thế mà từ bỏ chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên những phần đất này.

 

Làm tại Saigon, ngày 14 tháng 2 năm 1974
(Tài liệu ronéo của Bộ Ngoại Giao, Sàigòn)

 

 



[1] Hiện cuốn sách và bản đồ trên đang tàng trữ tại Thư Viện Quốc Gia, 69 Gia Long Sài gòn tại phòng Sách Báo và Đồ Bản dành riêng cho loại cổ hiếm. Xem phụ bản An Nam Đại Quốc Họa Đồ đăng ở Sử Địa số này. Về xuất bản, cuốn sách thấy ghi bằng chữ “Ex Typis J.C Marth man, Fređericnagori vaigo serampore 1938”.

[2] Xem Journal Officiel de La République Francaise, 25 juiliet 1933 phần Avis Communication: Ministère des Affaires Etrangères, p 7794.

[3] Journal officiel de la République Francaise, 26 Juillet 1933, p 7837

[4] Nguyên văn nghị đĩnh hiện tàng trữ tại Văn Khố Quốc Gia (69 Gia Long, Sài Gòn) số hiệu có ghi rõ do Thống đốc M.J.Krantheimer ký.

[5] Xem Bulletin Administratif de l’Annam năm 1930, số9, trang 872.

[6] Nguyên văn chữ Pháp đoạn văn quan trọng liên quan đến Hoàng Sa và Trường Sa như sau:
“ Et comme il fant franchement profiler de toutes occasions pour élouffer les germes de discorde, nous affirmons nos droits sur les iles Spratly et Paracels qui de toul temps ont fait parlie du Viet Nam” .Cf “ Conférance de San Francisco”, France- Asie,p 66-67 (Novembre – Decembre 1951), p505

[7] (I) In lầm,SC thay vì SG.