27/11/2009
Thực tế, tôi rất đồng tình với các phát biểu của các quý vị. Tất cả đã nói đến tầm quan trọng của Biển Đông đối với khu vực của chúng ta. Tôi thấy trước hết, chúng ta cần xác định làm thế nào để phát triển thịnh vượng khu vực của chúng ta. Vì tương lai của chúng ta gắn chặt với nhau. Sự thành công của một nước cũng là thành công của tất cả. Và dĩ nhiên, thất bại của một nước cũng là thất bại của tất cả chúng ta. Do vậy, chúng ta cần có sự đồng thuận để hiểu đựợc tầm quan trọng của việc duy trì hợp tác hòa bình, trao đổi ý kiến cũng như kinh nghiệm.Và tôi biết rằng chúng ta đủ sáng suốt để tiếp tục duy trì hợp tác hòa bình.
Tôi nghĩ rằng, trong các cuộc trao đổi kinh nghiệm, trao đổi ý kiến thì chúng ta cần thiết phải lắng nghe học hỏi lẫn nhau, làm việc và hợp tác với nhau một cách chặt chẽ hơn. Không chỉ các nước có tuyên bố chủ quyền mà cả các nước khác, các bên liên quan cũng cần thiết phải học hỏi kinh nghiệm quốc tế để các diễn đàn quốc tế của chúng ta có đóng góp được nhiều hơn. Tôi xin có một số lời nhận xét cụ thể đối với các bài trình bày.
Ngài thiếu tướng Ấn Độ đã đưa ra một cái nhìn chung về những điểm xung đột của chúng ta và chúng ta thấy rằng trong đó, những điểm chung của chúng ta rất lớn, đặc biệt là những nỗ lực của chúng ta trong việc chống lại thiên tai, dịch bệnh và những vấn đề khác trong khu vực. Đây là những điểm ngày càng nổi bật trong mặt hợp tác của chúng ta. Ngài thiếu tướng cũng nói là Trung Quốc đã vào Ấn Độ Dương thì tôi có thể khẳng định rằng Trung Quốc không phải là một cường quốc khu vực và chúng tôi có mặt ở đó không phải vì lý do an ninh truyền thống. Ngoài ra, chúng tôi luôn luôn tuân thủ tất cả các nguyên tắc của luật quốc tế.
Còn giáo sư Till đã so sánh cuộc vấn đề Biển Đông với Bức tường Berlin và làm thế nào chúng ta có thể kiểm soát xung đột cũng như chặn được cuộc khủng hoảng. Qua đó, chúng ta thấy chúng ta đã nói lên tất cả các giải pháp có thể để đưa cuộc thảo luận của chúng ta đến một sự hợp tác khu vực. Tuy nhiên, chúng ta phải thận trọng vì khu vực chúng ta là một khu vực lớn.
Tiến sĩ Valencia cũng đã nhân xét rất sâu sắc đối với Trung Quốc cũng như các bên khác trong khu vực trong tuyên bố về cách ứng xử và sự tiến triển của việc này trong thời gian từ năm 2005 đến 2008 cũng như một số điểm yếu trong tuyên bố này. Tôi cho rằng tuyên bố ứng xử cần phải được nói rõ là một văn kiện của tất cả các bên liên quan, chứ không chỉ của Trung Quốc. Nói chung, ông đã có một ý định rất tốt khi đưa ra một điểm rất đáng lo ngại, liên quan đến tất cả các nước và các bên, đặc biệt là khu vực của chúng ta. Tôi cũng đồng ý điều này có liên quan đến an ninh chung của khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Cuối cùng, ông Ewald đã đưa ra nghiên cứu rất hữu ích về cướp biển và chúng ta cũng thấy rằng cũng cần phải chú ý hợp tác trong lĩnh vực này. Và cuối cùng thì tôi muốn đưa ra một lời trích ở Bắc Kinh năm ngoái đó là “chúng ta chung một thế giới, chung một khu vực, chung một gia đình. Chúng ta cần phải hợp tác một cách chặt chẽ hơn vì tương lai của chúng ta và vì tương lai của khu vực.”
Zhang Xuegang[1], Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Học viện Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc
Sau đây là phần lời giới thiệu sách "Biển Đông: Hợp tác và An ninh và Phát triển trong Khu vực" do Nhà Xuất bản Thế giới ấn hành năm 2010, tập hợp các tham luận tại Hội thảo khoa học quốc tế do Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia tổ chức tháng 11 năm 2009...
Cuốn kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ nhất “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực” này tập hợp những tham luận của các học giả tham dự hội nghị. Bám sát vào nội dung của thảo luận, hầu hết tham luận của các nhà nghiên cứu được giới thiệu trong kỷ yếu tập trung phân tích: (1)...
Bài của Thiếu tướng Vinod Saighal (Ấn Độ): "Châu Á đang là một nền kinh tế khổng lồ của thế giới và tình hình này có vẻ như sẽ còn tiếp tục diễn ra trong thời điểm đỉnh cao nhất của thế kỷ 21. Ngoài ra, châu Á còn là sân chơi – chính xác hơn là chiến trường – cho những nước muốn chiếm ưu thế lớn...
Tóm tắt Bài viết này có hai mục tiêu: Thứ nhất là khái quát và xem xét cách tiếp cận quản lý tranh chấp biên giới của Việt Nam và Trung Quốc và thứ hai là đánh giá những bài học, liên hệ và tác động của cách tiếp cận của Trung Quốc và Việt Nam đối với tình hình ở Biển Đông. Bài viết trình bày tổng quan...
I. Giới thiệu về biển Đông Biển Đông là một biển nửa kín và là một trong những khu vực chiến lược quan trọng bậc nhất trên thế giới. Vùng biển này trải rộng từ khoảng vĩ tuyến 30 Nam tới vĩ tuyến 230 Bắc và được bờ biển của các nước Trung Quốc (bao gồm cả đảo Đài Loan), Việt Nam, Campuchia, Thái lan,...
I. Bất chấp hậu quả của khủng hoảng toàn cầu, các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang khẳng định dự báo của các nhà khoa học rằng trung tâm kinh tế và chính trị thế giới thế kỷ 21 cũng như trung tâm của những cạnh tranh, thậm chí trung tâm của cuộc đối đầu mới có thể xảy ra giữa các cường quốc...