LỜI GIỚI THIỆU

BIỂN ĐÔNG: HỢP TÁC VÌ AN NINH VÀ PHÁT TRIỂN TRONG KHU VỰC

 

 

Đặng Đình Quý

Chủ nhiệm Chương trình Nghiên cứu Biển Đông,

Học viện Ngoại giao Việt Nam.

 

 

Biển Đông là một biển nửa kín, là một phần của Thái Bình Dương với diện tích vào khoảng 3.500.000 km2, là hình thể biển lớn nhất sau 5 đại dương.Đây là một khu vực có vị trí rất quan trọng cả về tài nguyên biển và đường hàng hải quốc tế. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những nơi có nguy cơ xảy ra xung đột, có thể coi là một “điểm nóng” tiềm tàng về an ninh và ổn định của khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Ở khu vực này, các tuyên bố chủ quyền của nhiều quốc gia chồng lấn lên nhau, bao gồm tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a và Bru-nây khiến cho tình hình rất phức tạp. Trong lịch sử đã có nhiều vụ đụng độ giữa các quốc gia, thậm chí là cả bằng quân sự.

 

Đến nay, đã có nhiều nỗ lực nhằm giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông hoặc chí ít là xây dựng lòng tin giữa các bên nhằm kiềm chế xung đột tiềm tàng, ngăn chặn đụng độ quân sự làm phức tạp thêm tình hình, chủ yếu thông qua thương lượng, đàm phán. Điển hình như việc ký kết Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002 giữa Trung Quốc và ASEAN. Tuy nhiên, kết quả vẫn chưa được như mong đợi, căng thăng vẫn thường xuyên xảy ra.

 

Trong khu vực đến nay cũng đã có một vài hội thảo, hội nghị có nội dung liên quan đến Biển Đông như các Hội thảo về quản lý xung đột tiềm tàng ở Biển Đông do In-đô-nê-xi-a chủ trì từ những năm 1990 đên nay, hay các hội thảo tại Ma-lai-xi-a, Xinh-ga-po, mơi đây nhât là Hội thảo “Biển Đông: Hướng tới một cơ chế quản lý hợp tác” do Trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam, Đại học Công nghệ Nanyang tổ chức tại Xinh-ga-po năm 2007.

 

Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ nhất “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển ở khu vực” đồng tổ chức bởi Học viện Ngoại giao Việt Nam và Hội Luật gia Việt Nam tại Hà Nội trong 2 ngày 26 – 27 tháng 11 năm 2009 cũng là một trong số những hội thảo quốc tế nhằm tăng cường hợp tác ở khu vực và xây dựng lòng tin giữa các quốc gia. Tham dự hội thảo có 53 học giả quốc tế hàng đầu về Biển Đông từ 22 nước và vùng lãnh thổ (Trung Quốc, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Xinh-ga-po, Đài Loan, Mỹ, Ô-xtrây-li-a, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Pháp, Anh, Đức, Na-uy, Thụy Điển,..) cùng với hơn 100 đại biểu Việt Nam. Ngoài ra, hội thảo cũng có sự tham dự của các nhà ngoại giao đến từ Đại sứ quán nhiều nước tại Hà Nội. Mục tiêu của hội thảo là hình thành mạng lưới các nhà nghiên cứu về Biển Đông từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau như khoa học pháp lý, chính trị, quan hệ quốc tế,… Hội thảo cũng nhằm tạo diễn đàn để các nhà nghiên cứu chia sẻ, thảo luận những quan điểm của mình, đồng thời tăng cường tình hữu nghị giữa các học giả nghiên cứu về Biển Đông. Ở mức độ cao hơn, hội thảo kiến nghị những giải pháp,từ góc độ học thuật, đối với những tranh chấp hiện nay ở khu vực Biển Đông.

 

Nội dung của hội thảo tập trung vào 3 cụm vấn đề chính: (1)Tầm quan trọng của Biển Đông trong khu vực cũng như trên toàn cầu trong bối cảnh tổng thể của môi trường quốc tế. (2) Những diễn biến gần đây ở Biển Đông và những hệ lụy đối với hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực. (3) Những phương thức và biện pháp duy trì hòa bình, ổn định và tăng cường hợp tác ở Biển Đông.

 

Cuốn kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ nhất “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực” này tập hợp những tham luận của các học giả tham dự hội nghị. Bám sát vào nội dung của thảo luận, hầu hết tham luận của các nhà nghiên cứu được giới thiệu trong kỷ yếu tập trung phân tích:

 

- Ý nghĩa toàn cầu và khu vực của Biển Đông trong bối cảnh môi trường quốc tế có nhiều thay đổi.

- Những diễn biến gần đây ở Biển Đông – hệ lụy đối với hòa bình, ổn định và hợp tác khu vực.

- Khuôn khổ hợp tác ở Biển Đông.

- Kinh nghiệm và triển vọng trong hợp tác ở Biển Đông.

 

Các tham luận này được đưa vào các phần như sau:

 

Ba tham luận đầu tiên tập trung phân tích tầm quan trọng của biển Đông trên toàn cầu trong bối cảnh môi trường quốc tế có nhiều thay đổi.

 

Học giả-tướng đã về hưu-Vinod Saighal người Ấn Độ tập trung tìm hiểu mô hình phát triển (hay mô hình tìm kiếm quyền lực) của Trung Quốc. Tác giả đưa ra ba mô hình phát triển mà nước này có thể theo đuổi, đồng thời phân tích những hành vi của nước này với tư cách “người khổng lồ của khu vực”. Cuối cùng, tác giả đề xuất một vài cách giải quyết vấn đề ở Biển Đông như phi quân sự hóa khu vực Biển Đông và hợp tác cùng khai thác tài nguyên.

 

Giáo sư người Anh Geoffrey Till nhấn mạnh tầm quan trọng của Biển Đông về năng lượng, và hàng hải quốc tế. Ông cũng phân tích tình hình phức tạp ở khu vực khi nhiều bên liên quan ngày càng gia tăng sức mạnh hải quân của mình. GS. Till đưa ra một số kiến nghị để xử lý tranh chấp, bao gồm việc các bên tuyên bố yêu sách của mình từ bỏ sử dụng vũ lực, tự kiềm chế và gia tăng nỗ lực mở ra các hợp tác chuyên ngành. Mặc dù cho rằng đến nay chưa có biện pháp nào khả thi, tác giả khẳng định không nên “tuyệt vọng”vì nhu cầu hợp tác để giữ ổn định ở Biển Đông sẽ tăng lên khi thương mại trong khu vực ngày càng gia tăng.

 

Trong tham luận của mình, chuyên gia phân tích chính sách biển người Mỹ, TS. Mark J. Valencia, cho rằng những diễn biến ở Biển Đông hiện nay cho thấy tình hình đã có nhiều biến chuyển nhưng cũng dấy lên nhiều lo ngại. Từ đó tác giả cũng đưa ra một số bước đi có thể triển khai ngay như xây dựng hệ thống cảnh báo để tránh xung đột hay chính thức hóa Bộ Quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc pháp lý đối với các bên tại Biển Đông.

 

Phần thứ hai gồm bốn tham luận bàn về ý nghĩa của Biển Đông từ cấp độ khu vực.

 

GS. Tê Quôc Hưng (Ji Guo Xing) của Trường Đại học Thượng Hải, Trung Quốc thì cho rằng,các tuyến vận tải biển ở Biển Đông nối Đông Bắc Á với Đông Nam Á và Trung Đông là đường vận tải huyết mạch của khu vực; an ninh hàng hải ở Biển Đông cũng là một bộ phận quan trọng trong an ninh Châu Á.Những tranh chấp ở Biên Đông bao gồm ba lĩnh vực chính: chủ quyền đảo, phân định vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và tranh chấp giữa tự do hàng hải và mở rộng quyền tài phán đối với lãnh hải, eo biển, vùng nước quần đảo, vùng đặc quyền kinh tế. Theo tác giả, thông thường có 3 cách để đạt được giải pháp công bằng và hợp lý: đàm phán nhân nhượng, phân xử của Tòa án Quốc tế và gác tranh chấp, thúc đẩy phát triển chung. Trong khi ủng hộ biện pháp thứ ba,tác giả cho rằng, không nên loại trừ hai cách kia.

 

TS. Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ của Việt Nam, khái quát tình trạng tranh chấp ở Biển Đông bao gồm hai loại tranh chấp: tranh chấp chủ quyền và tranh chấp ranh giới các vùng biển, thềm lục địa chồng lấn. Tác giả cho rằng, cần thống nhất một số khái niệm và cách giải thích của luật quốc tế cũng như phạm vi yêu sách của các bên; phương châm giải quyết là: “dễ giải quyết trước, khó giải quyết sau”, phương pháp là thông qua diễn đàn song phương, đa phương, chính thức và không chính thức với sự tham gia của các tổ chức khu vực và quốc tế.

 

GS.Tông Yên Huy (Song Yann-huei), người Đài Loan, thì tập trung nghiên cứu các cách giải thích và áp dụng Điều 121 (đặc biệt là Khoản 3) Công ước Luật Biển đối với 5 đảo trong tranh chấp ở Biển Đông. Trong phần cuối của tham luận, tác giả cũng đưa ra một số đề xuất sửa đổi Điều 121 và một số biện pháp về chính sách để giải quyết thắc mắc xung quanh điều khoản này.

 

Học giả Nazery Khalid đến từ Ma-lai-xi-a cũng khẳng định tầm quan trọng của Biển Đông đối với khu vực: là tuyến giao thông huyết mạch của các nền kinh tế Đông Á, có hệ sinh học đa dạng phong phú và có các khu vực đánh bắt cá dồi dào. Đây cũng được cho là khu vực có trữ lượng lớn dầu mỏ và khí đốt. Tác giả cũng cảnh báo về mối đe dọa tới an ninh, sự ổn định và thịnh vượng của khu vực, đồng thời ủng hộ mạnh mẽ việc sử dụng thương mại và phát triển kinh tế nhằm khuyến khích hợp tác giữa các quốc gia để xoa dịu những căng thẳng trong khu vực.

 

Phần thứ ba gồm 10 tham luận phân tích những diễn biến gần đây ở Biển Đông và những hệ lụy của nó đối với viêc hơp tac trong khu vực.

 

Tướng về hưu Daniel Schaeffer, nguyên tùy viên Quân sự Pháp tại Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc, điểm lại một số mốc quan trọng trong lịch sử tranh chấp ở Biển Đông có ảnh hưởng đến tình hình khu vực. Đồng thời, tác giả cũng phân tích những diễn biến gây bất lợi và có lợi cho việc thúc đẩy hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực.

 

TS. Trần Trường Thủy, Học viện Ngoại giao Việt Nam,tập trung phân tích Tuyên bố ứng xử của cac bên ở Biển Đông ký giữa Trung Quốc và ASEAN năm 2002 (DOC): quá trình hình thành, cac nôi dung cơ ban cua DOC, các nhân tố ảnh hưởng đến việc thỏa hiệp và hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.

 

Trung Quốc là một nước lớn ở khu vực, các bước đi của nước này ảnh hưởng cơ bản tới tình hình Biển Đông. Trong tham luận của mình, GS.Carlyle A. Thayer người Ô-xtrây-li-a phân tích các sự kiện gần đây: Trung Quốc tăng cường căn cứ hải quân Tam Á, quấy rối tàu Mỹ qua vụ Impeccable vào tháng 3 năm 2009, đơn phương ban hành và thực thi lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông; cho rằng, chính sách của Trung Quốc đối với Biển Đông đang phát triển theo hướng “cứng” lên.

 

GS.Lý Kim Ninh (Li Jin Ming) từ Đại học Hạ Môn, Trung Quốc đưa ra bốn thay đổi lớn ở Biển Đông liên quan đến vấn đề an ninh bao gồm: một số nước Đông Nam Á nộp báo cáo vê ranh giới ngoài thềm lục địa lên Liên Hợp Quôc, Phi- líp-pin thông qua đạo luật Đường cơ sở quân đảo; nhiều công ty dầu mỏ quốc tế tham gia khai thác dầu mỏ tại Biển Đông; các quốc gia ven Biển Đông sử dụng quân đội để tăng cường khả năng khống chế vùng biển mà mình khẳng định chủ quyền, và sự can dự của các nước lớn ngoài khu vực đối với tranh chấp này. Từ đó, tác giả đề xuất ba kiến nghị nhằm tăng cường hợp tác tại khu vực này: sử dụng phương pháp hòa bình, thông qua đàm phán ngoại giao; thiết lập cơ chế tăng cường lòng tin giữa các quốc gia; coi trọng hợp tác đanh bắt cá tại Biển Đông.

 

Còn GS. Rommel C. Banlaoi (Phi-líp-pin) thì cho rằng những căng thẳng an ninh liên quan tới các đảo tranh chấp ở biển Đông ngày càng gia tăng, những nhân tố gây bất ổn định ngày càng nhiều. Tác giả khẳng định các tranh chấp tại Biển Đông tiếp tục là nhân tố gây bất ổn định cho an ninh của khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Chính vì thế, cần phải tăng cường tính minh bạch và thúc đẩy việc xây dựng lòng tin giữa các bên có yêu sách.

 

Cũng nói về những diễn biến gần đây ở Biển Đông, TS. Ian Storey từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Xinh-ga-po tập trung tìm hiểu trên 3 khía cạnh: nguyên nhân sâu xa của những căng thẳng đang leo thang, đặc biệt là vai trò của Trung Quốc; phản ứng nước đôi của ASEAN đối với tình hình Biển Đông và những hạn chế của các cơ chế quản lý tranh chấp đã được thiết lập giữa ASEAN và Trung Quốc; những hệ lụy đối với sự ổn định của khu vực.

 

GS. Ba Hamzah, Đại học Tổng hợp Malaya, Kuala Lumpur, Ma-lai-xi-a khẳng định mặc dù có nhiều thay đổi trong tình hình ở Biển Đông nhưng sẽ không có thay đổi lớn nào trong thế cân bằng về địa - chính trị ở khu vực này trong tương lai gần và Trung Quốc vẫn ở vị trí trung tâm trong tương quan địa chính trị khu vực. Tác giả cho rằng, Trung Quốc đang tìm cách để biến Biển Đông thành “ao nhà” của mình và rằng,các nước cũng không nên lo ngại về nền hòa bình dưới sự thống trị của Trung Quốc(!).

 

GS.Leszek Buzynski đến từ trường Đại học Quốc tế Nhật Bản cho rằng việc tranh giành các đảo hay đưa ra các tuyên bố xung đột và sự thiếu vắng các nỗ lực để tiến tới một giải pháp cho thấy rằng xung đột luôn có thể xảy ra. Theo tác giả, có 5 giải pháp nhằm giải quyết vấn đề này: (i) đàm phán đa phương; (ii) giải pháp pháp lý; (iii) một chế độ hợp tác quản lý chung áp dụng cho Biển Đông; (iv) hội thảo các kênh để tăng cường hiểu biết và tìm kiếm giải pháp khả thi; (v) hợp tác phát triên năng lượng.

 

Với tiêu đề bài tham luận: Liệu có thể giải quyết được các tranh chấp ở Biển Đông không? GS. Stein Tonnesson thuộc Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Na-uy cho rằng còn rất lâu các tranh chấp ở Biển Đông mới có thể giải quyết được. Khác với một số nhà nghiên cứu ủng hộ hợp tác khai thác chung, ông cho rằng cùng thăm dò có thể rất nguy hiểm vì nếu tìm được dầu khí thì xung đột sẽ càng leo thang. Theo tác giả, tốt hơn hết là tích cực áp dụng Luật biển để làm cơ sở phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa. Tác giả khẳng định Trung Quốc là nhân tô chính quyêt định việc giải quyêt vân đê Biên Đông.

 

Bà Lý Kiến Vỹ (Li Jianwei), Viện Nghiên cứu biển Nam Trung Hoa, Trung Quốc, cho rằng ở Biển Đông đã có nhiều nỗ lực hợp tác trong các lĩnh vực chuyên ngành nhưng mức độ hợp tác tại khu vực còn kém xa mức độ hội nhập kinh tế. Tham luận của học giả này ủng hộ việc xây dựng một tổ chức tiểu khu vực nhằm điều phối hoạt động hợp tác chung tại Biển Đông, kiêm chê việc xảy ra xung đột và tăng cường hợp tác hiệu quả.

 

Phần thứ tư bao gồm bốn tham luận phân tích khuôn khổ hợp tác ở Biển Đông.

 

GS. Ian Townsend-Gault thuộc Đại học British Columbia, Vancouver, Ca-na-đa tập trung nghiên cứu các quy định của luật quốc tế cũng như thực tiễn quốc gia trong cac lĩnh vực hợp tác trên biển. Tham luận không tập trung nhiều vào động cơ để đến một thỏa thuận pháp lý giữa các quốc gia mà đi vào phân tích đóng góp của những thỏa thuận đó đối với sự phát triển của luật quốc tế nói chung và đối với tình trạng bế tắc về pháp lý ở Biển Đông nói riêng.

 

TS. Lee Lai To thuộc Khoa Chính trị học, Đại học Quốc gia Xinh-ga-po nghiên cứu vai trò của Trung Quốc trong việc thúc đẩy hợp tác phát triển chung khu vực Trương Sa. Trong tham luận của mình, ông xem xét các nỗ lực hoặc sáng kiến của Trung Quốc nhằm xử lý xung đột Biển Đông. Từ đó, ông cho rằng Trung Quôc có thê đi đầu trong việc thúc đẩy hợp tác. Học giả này cũng đưa ra một sô gợi ý Trung Quốc nên làm gì để giảm căng thẳng và gìn giữ hòa bình và ổn định ở Biển Đông, đó là tích cực đưa ý tưởng phat triên chung thành hiện thực.

 

Cũng bàn về hợp tác ở Biển Đông từ góc độ an ninh, GS. Liu Nam Lai (Liu Nan Lai) từ Trung tâm Nghiên cứu Luật pháp Quốc tế, Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho rằng những nguyên nhân phát sinh ảnh hưởng đến tình hình an ninh ở Biển Đông rất đa dạng. Theo tác giả, vì sự ổn định và an ninh ở Biển Đông, các quốc gia liên quan cần thiết lập quan hệ hợp tác, đồng tâm hiệp sức cùng cố gắng. Hợp tác chỉ có thể thành công khi các bên đều có thiện chí. Đồng thời, cũng cần phải có một cơ chế hợp tác mà các bên đều có thể chấp nhận được, và cơ chế này chỉ có thể là luật pháp quốc tế.

 

TS. Lokshin M. Grigory từ Viện nghiên cứu Viễn Đông, Viên Hàn lâm Khoa học Nga cho rằng Thái Bình Dương đang trở thành “Địa Trung Hải của tương lai” và sự ổn định ở khu vực này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc duy trì hòa bình và ổn định không chỉ của khu vực mà còn cả trên thế giới. Xung đột trên Biển Đông thuộc loại xung đột tương đối mới và tình hình ngày càng trở nên bất định, khó giải quyết và không thể dự đoán được. Tác giả cũng khẳng định nhân tô quan trọng nhất của xung đột này là Trung Quốc. Về quan điểm của Nga đối với vấn đề, TS. Lokshin M. Grigory cho rằng Nga luôn quan tâm sâu sắc đến việc giữ vững môi trường quốc tế ổn định trong khu vực nhằm bảo đảm tự do hàng hải và lưu thông trên biển.

 

Sáu tham luận ở phần thứ năm bàn về những kinh nghiệm và triển vọng trong vấn đề hợp tác ở Biển Đông.

 

PGS.TS. Ramses Amer từ Đại học Stockholm, Thụy Điển tập trung nghiên cứu cách tiếp cận của Việt Nam và Trung Quốc đối với tranh châp lãnh thô. Trước hết tham luận trình bày tổng quan cách tiếp cận quản lý các tranh chấp biên giới của Việt Nam và Trung Quốc kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ năm 1991. Tiếp đó, ông phân tích những bài học và kinh nghiệm từ các cách tiếp cận này. Từ đó xác định khả năng tác động đối với tình hình ở Biển Đông.

 

GS. Hasjim Djalal, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á của In- đô-nê-xi-a xem xét hợp tác ở Biển Đông trên khía cạnh ngoại giao kênh 2. Theo ông các hội thảo về quản lý các xung đột tiềm tàng ở Biển Đông do In-đô-nê-xi-a chủ trì nhằm:(i) thiết kế các chương trình hợp tác, trong đó tất cả mọi người đều có thể tham gia, bất kể lúc đầu các chương trình có thể nhỏ hoặc không quan trọng đến đâu; (ii) thúc đẩy tiến trình xây dựng lòng tin và (iii) khuyến khích đối thoại giữa các bên nhằm tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề.

 

Phân tích triển vọng giải quyết tranh chấp ở Biển Đông, trong tham luận của mình, học giả Hoàng Việt thuộc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam cho rằng bất đồng giữa các thành viên ASEAN vẫn luôn tồn tại, vì thế rất khó đạt được một bộ luật về hành xử trên Biển Đông. Tác giả cũng khẳng định trong tương lai gần, vấn đề chủ quyền trong tranh chấp Biển Đông vẫn chưa thể giải quyết được.

 

PGS.TS. Li Mingjiang, Đại học Công nghệ Nanyang, Xinh-ga-po cho rằng rất khó để có thể sớm có một giải pháp cuối cùng cho tranh chấp ở Biển Đông. Tuy nhiên, triển vọng tình hình an ninh trong khu vực tiếp tục ổn định hoàn toàn có cơ sở. Do vậy, việc thúc đẩy hợp tác chuyên ngành ở Biển Đông sẽ góp phần quan trọng vào ổn định trong khu vực và đáp ứng được lợi ích chung của các bên tranh chấp trong khu vực.

 

Quan tâm đến vấn đề hợp tác trong việc trấn áp nạn cướp biển ở Biển Đông, GS. người Hoa là Châu Khuất Uyên (Zou Keyuan), Đại học Central Lancashire, Vương Quốc Anh, cho rằng thiết lập cơ chế chống nạn cướp biển ở Biển Đông là hoàn toàn có cơ sở, và đã có một số kênh để có thể xây dựng một cơ chế như vậy bao gồm Hiệp định Hợp tác khu vực về chống cướp biển và cướp có vũ trang các tàu thuyền ở châu Á (ReCAAP), Tuyên bô ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC)và các thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống giữa Trung Quốc và ASEAN.

 

Trong tham luận của mình, Matthias Fueracker, chuyên viên pháp luật của Tòa án Quốc tế về Luật Biển trình bày về các thủ tục và khả năng giải quyết tranh chấp bằng luật biển quốc tế cho những nước muốn tìm kiếm một giải pháp hòa bình thông qua các cơ quan tài phán quốc tế.

 

Tóm lại, hầu hết các tham luận đều nhất trí với quan điểm cho rằng, Biển Đông không chỉ quan trọng đối với khu vực mà ngày càng có ý nghĩa toàn cầu. Diễn biến tình hình ở Biển Đông chẳng những ảnh hưởng đến các nước trực tiếp liên quan trong khu vực mà còn có thể ảnh hưởng rộng hơn nữa đôi với khu vưc châu Á-Thái Bình Dương và phạm vi toàn cầu.

 

Về vấn đề hợp tác khai thác chung, mặc dù được trao đổi khá nhiều nhưng hội thảo vẫn không đi đến nhận thức thống nhất. Một số học giả cho rằng trước mắt cần giữ nguyên hiện trạng và tiến hành khai thác chung. Tuy nhiên một số học giả khác lại lập luận rằng, không nên tiến hành khai thác chung khi mà vẫn chưa đạt được thỏa thuận nguyên tắc. Vì nếu tìm thấy dầu thì vấn đề sẽ càng phức tạp hơn.

 

Trước mắt, trong khi chưa đạt được giải pháp, các bên liên quan cần: (i) không luật hoá (ví dụ xây dựng luật khẳng định chủ quyền, đặt địa giới hành chính… ở các các vùng đang tranh chấp; (ii) hạn chế tuyên truyền, kích động chủ nghĩa dân tộc vì làm như vậy sẽ gây cản trở rất lớn đến các quyết định chính trị, chính phủ không thể thỏa hiệp được khi đàm phán đi vào giải pháp.

 

Các bên liên quan cần giữ yên ổn trong quan hệ với Trung Quốc, khuyến khích quan hệ Trung-Mỹ ổn định. Quan hệ Trung – Mỹ là nhân tố then chốt cho hòa bình ổn định ở Biển Đông, các nước và tổ chức trong khu vực cần góp phần làm cho quan hệ này ôn hòa và ổn định; do đó cần khuyến khích Trung – Mỹ tăng cường đối thoại quốc phòng; xây dựng một cơ chế kiểm soát hiệu quả các sự cố trên biển; sớm tổ chức Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng ASEAN với các bên đối tác (ADMM +), hướng ARF vào các vấn đề an ninh truyền thống.

 

Hợp tác chuyên ngành là biện pháp khả thi nhất hiện nay. Các lĩnh vực hợp tác cần và có thể thúc đẩy là: chống cướp biển, tìm kiếm và cứu nạn, bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm, duy trì đa dạng sinh học, khai thác bền vững tài nguyên, nhất là đánh bắt cá, an toàn hàng hải… Trước mắt, Trung Quốc cần hợp tác với các bên liên quan nghiên cứu khoa học về quản lý tài nguyên sinh vật ở Biển Đông để có cơ sở hợp tác bảo vệ, không đơn phương áp đặt lệnh cấm biển; cần tăng cường hợp tác về vấn đề ngư dân; các bên liên quan hình thành cơ chế ở cấp quan chức cao cấp (SOM) trao đổi về UNCLOS để làm sáng tỏ các vấn đề còn tranh cãi.

 

ASEAN cần phải có một quan điểm thống nhất về Biển Đông vì vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến 4 nước ASEAN có tranh chấp, mà ảnh hưởng đến an ninh của cả nhóm. Trước mắt, ASEAN cần tập trung ưu tiên thực thi DOC nhằm giảm căng thẳng, tăng cường ổn định, xây dựng lòng tin và thúc đẩy hợp tác khu vực.

 

Để đạt giải pháp lâu dài cho Biên Đông cần có quyết tâm chính trị. Các học giả cũng đưa ra một số giải pháp, đề xuất, kiến nghị như mỗi bên liên quan phải từ bỏ một phần yêu sách của mình, kiềm chế tối đa, làm rõ và công khai hóa yêu sách của mình.

 

Đa sô học giả tham dự và dư luận trong nước, khu vực và quôc tê đánh giá cao thành công của Hội thảo, coi đây là nỗ lực của giới học thuật Việt Nam và quốc tế đóng góp thiết thực cho an ninh và phát triển ở khu vực.

 

 

MỤC LỤC

 

§         LỜI GIỚI THIỆU…………………..............................................................…………………………9

 

§         DIỄN VĂN KHAI MẠC............................................................……………………..........…............19

     PGS.TS. Dương Văn Quảng

     Giám đốc Học viện Ngoại GiaoViệt Nam

 

Ý NGHĨA TOÀN CẦU CỦA BIỂN ĐÔNG TRONG BỐI CẢNH MÔI TRƯỜNG QUỐC TẾ

CÓ NHIỀU THAY ĐỔI................................................................................................................................23

 

§         HỘI THẢO QUỐC TẾ “BIỂN ĐÔNG: HỢP TÁC VÌ AN NINH  VÀ

           PHÁT TRIỂN TRONG KHU VỰC”...................................................................................................25

     Thiếu tướng (về hưu) Vinod Saighal

 

§         BIỂN ĐÔNG: CHẲNG LẼ CỨ THỤ ĐỘNG NGỒI CHỜ LÀN GIÓ MÁT?...................................34

     GS. Geoffrey Till

    Trung tâm Corbett, Đại học Kings, Luân đôn

     Chương trình An ninh Hàng hải, RSIS, Xinh-ga-po

 

§         TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG SẼ ĐI TỚI ĐÂU?...............................................................................42

     TS. Mark J. Valencia

     Chuyên gia phân tích chính sách biển, Kaneohe, Hawaii, Mỹ

 

Ý NGHĨA KHU VỰC CỦA BIỂN ĐÔNG TRONG BỐI CẢNH MÔI TRƯỜNG QUỐC TẾ

CÓ NHIỀU THAY ĐỔI ...............................................................................................................................49

 

§         QUYỀN TÀI PHÁN BIỂN VÀ HỢP TÁC AN NINH Ở BIỂN ĐÔNG.............................................51

           GS. Ji Guo Xing

           Trường Các Vấn đề Công và Các Vấn đề Quốc tế,  Đại học Giao Thông Thượng Hải,

           Trung Quốc

 

§         CÁC BIỆN PHÁP DUY TRÌ HÒA BÌNH, ỔN ĐỊNHVÀ TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC

           Ở BIỂN ĐÔNG.................................................................................................................................58

     TS. Trần Công Trục

     Nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ, Việt Nam

 

§        VIỆC ÁP DỤNG ĐIỀU 121, KHOẢN 3 CÔNG ƯỚC LUẬT BIỂN ĐỐI VỚI

          NĂM ĐẢO TRANH CHẤP Ở BIỂN ĐÔNG…………………………………...........………….....65

    GS. TS. Yann-huei Song

    Trường Đào tạo sau Đại học về Chính trị quốc tế, Đại học Quốc gia Chung Hsing,

   Trung tâm Nghiên cứu Âu - Mỹ, Viện Nghiên cứu Trung ương, Đài Loan

 

§      BIỂN ĐÔNG: NỀN TẢNG CHO SỰ THỊNH VƯỢNG HAY VŨ ĐÀI CHO SỰ TRANH CÃI?......91

  Nazery Khalid

 Nghiên cứu viên cao cấp, Viện Hàng hải Ma-lai-xi-a (MIMA)

 

NHỮNG DIỄN BIẾN GẦN ĐÂY Ở BIỂN ĐÔNG – HỆ LỤY ĐỐI VỚI HOÀ BÌNH,

ỔN ĐỊNH VÀ HỢP TÁC Ở KHU VỰC..................................................................................................117

 

§         NHỮNG DIỄN BIẾN GẦN ĐÂY Ở BIỂN ĐÔNG – HỆ LỤY ĐỐI VỚI HÒA BÌNH,

     ỔN ĐỊNH VÀ HỢP TÁC KHU VỰC............................................................................................119

     Daniel Schaeffer

    Tướng về hưu, Chuyên gia Tư vấn Kinh doanh Quốc tế, Cựu Tùy viên Quân sự Pháp

    ở Thái Lan, Việt Nam và Trung Quốc

 

§         VẤN ĐỀ THỎA HIỆP VÀ HỢP TÁC TRÊN BIỂN: TRƯỜNG HỢP KÝ TUYÊN BỐ  

           VỀ ỨNG XỬ CÁC BÊN Ở BIỂN ĐÔNG....................................................................................144

     TS. Trần Trường Thủy

     Chương trình Nghiên cứu Biển Đông, Học viện Ngoại giao Việt Nam

 

§        NHỮNG DIỄN BIẾN GẦN ĐÂY Ở BIỂN ĐÔNG: HỆ LỤY ĐỐI VỚI HÒA BÌNH,  

          ỔN ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN Ở KHU VỰC....................................................................................158

    GS. Carlyle A. Thayer

    Học viện Quốc phòng Ô-xtrây-li-a

 

§         VẤN ĐỀ AN NINH Ở BIỂN ĐÔNG VÀ HỢP TÁC KHU VỰC.................................................173

     GS. TS. Li Jin Ming

    Viện Quan hệ quốc tế, Đại học Hạ Môn, Trung Quốc

 

§         NHỮNG CĂNG THẲNG MỚI VÀ THẾ TIẾN THOÁI LƯỠNG NAN VỀ AN NINH BIỂN

           TIẾP TỤC TẠI KHU VỰC BIỂN ĐÔNG: QUAN ĐIỂM CỦA PHI-LÍP-PIN..............................178

     GS. Rommel C. Banlaoi

     Giám đốc Điều hành của Viện Nghiên cứu về Hòa bình, Xung đột và

     Khủng bố Phi-líp-pin (PIPVTR) Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tình báo và

     An ninh quốc gia (CINSS),của lực lượng quân đội Phi-lip-pin

 

§         NHỮNG BIẾN CHUYỂN GẦN ĐÂY TRÊN BIỂN ĐÔNG:

           LÝ DO ĐỂ QUAN NGẠI.................................................................................................................196

     TS. Ian Storey

    Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Xinh-ga-po

 

§         THỰC TIỄN ĐỊA CHÍNH TRỊ CỦA KHU VỰC CÙNG TỒN TẠI  

           TRONG CÁI AO CỦA TRUNG QUỐC.........................................................................................203

      GS. Ba Hamzah

      Nghiên cứu viên cao cấp, Đại học Tổng hợp Malaya,Kuala Lumpur, Ma-lai-xi-a

 

§         VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG: CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN GIẢI PHÁP......................................................215

     GS. Leszek Buszynski

    Trường Sau đại học Quan hệ quốc tế, Đại học Quốc tế Nhật Bản, Niigata, Nhật Bản

 

§         LIỆU CÓ THỂ GIẢI QUYẾT ĐƯỢC CÁC TRANH CHẤP VỀ PHÂN ĐỊNH BIỂN

           VÀ CHỦ QUYỀN ĐỐI VỚI CÁC ĐẢO Ở BIỂN ĐÔNG?............................................................232

     GS. Stein Tonnesson

     Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế, Oslo (PRIO), Na Uy. Nghiên cứu viên,

     tháng 11 – 12, 2009, Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI),

    Thụy Điển

 

§         HỢP TÁC TẠI KHU VỰC BIỂN ĐÔNG: CON ĐƯỜNG DẪN TỚI HOÀ BÌNH,

     ỔN ĐỊNH VÀ THỊNH VƯỢNG CỦA KHU VỰC..........................................................................240

     Li Jianwei

     Phó giám đốc, Viện Nghiên cứu Biển Nam Trung Hoa, Hải Nam, Trung Quốc

 

KHUÔN KHỔ HỢP TÁC Ở BIỂN ĐÔNG............................................................................................261

 

§         TIẾN TỚI NGHĨA VỤ QUỐC TẾ VỀ HỢP TÁC BIỂN?.............................................................263

     GS. Ian Townsend-Gault

     Trung tâm Nghiên cứu pháp luật châu Á, Khoa Luật, Đại học British Columbia,

     Vancouver, Ca-na-đa

 

§         PHÁT TRIỂN CHUNG Ở QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA – CƠ HỘI

     CHO TRUNG QUỐC ĐI ĐẦU.......................................................................................................279

     TS. Lee Lai To

     Khoa Chính trị học, Đại học Quốc gia Xinh-ga-po

 

§         THÚC ĐẨY HỢP TÁC AN NINH Ở BIỂN ĐÔNG 

           TRÊN CƠ SỞ LUẬT PHÁP QUỐC TẾ.......................................................................................286

     GS. Liu Nan Lai

     Nghiên cứu viên, Trung tâm nghiên cứu Luật pháp quốc tế,

     Viện Khoa học xã hội Trung Quốc

 

§         CHẶNG ĐƯỜNG DÀI HƯỚNG TỚI HÒA BÌNH VÀ AN NINH Ở

     BIỂN ĐÔNG………..………………………………………………….……............................….291

     TS. Lokshin M. Grigory

     Trung Tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN, Viện Nghiên cứu Viễn Đông,

     Viện Hàn lâm Khoa học Nga

 

HỢP TÁC Ở BIỂN ĐÔNG: KINH NGHIỆM VÀ TRIỂN VỌNG.......................................................299

 

§         CÁCH TIẾP CẬN QUẢN LÝ CÁC TRANH CHẤP BIÊN GIỚI CỦA

     TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM: BÀI HỌC,

     LIÊN HỆ  VÀ TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI TÌNH HÌNH BIỂN ĐÔNG................................................. 301

     PGS. TS. Ramses Amer

    Nghiên cứu viên cao cấp, Trung tâm Nghiên cứu Châu Á-Thái Bình Dương

    (CPAS), Khoa Ngôn ngữ Phương Đông, Đại học Stockholm, Thụy Điển

 

§         BIỂN ĐÔNG – NGOẠI GIAO KÊNH 2........................................................................................ 322

     GS. TS. Hasjim Djalal

     Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông - Nam Á, In-đô-nê-xi-a

 

§         ASEAN VỚI TRIỂN VỌNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG..................................327

     Hoàng Việt

     Giảng viên, Khoa Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

 

§         HỢP TÁC CHUYÊN NGÀNH VÀ VỊNH BẮC BỘ MỞ RỘNG:

           TRIỂN VỌNG HÒA BÌNH Ở BIỂN ĐÔNG..................................................................................343

      PGS. TS. Li Mingjiang

      Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (RSIS),Đai hoc Công nghệ Nanyang,

      Xinh-ga-po

 

§         TRẤN ÁP NẠN CƯỚP BIỂN Ở BIỂN ĐÔNG: HƯỚNG TỚI THIẾT LẬP

      MỘT QUAN HỆ  HỢP TÁC MỚI.................................................................................................361

      GS. Zou Keyuan

     Trường Luật Lancashire, Đại học Central Lancashire, Vương quốc Anh

 

§         GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP BIỂN QUỐC TẾ THÔNG QUA

     BIỆN PHÁP TÀI PHÁN................................................................................................................. 377

     Matthias Fueracker

     Chuyên viên pháp luật, Tòa án Quốc tế về Luật Biển

 

MỘT SỐ HÌNH ẢNH HỘI THẢO...........................................................................................................383

 

Hiện Chương trình Nghiên cứu Biển Đông đang cung cấp miễn phí cuốn kỷ yếu "Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực" cho thư viện các Viện Nghiên cứu, trường Đại học, Cao đẳng trên cả nước để làm tài liệu nghiên cứu cũng như lưu giữ. Các Viện Nghiên cứu, trường Đại học, Cao đẳng có nhu cầu xin mời liên hệ với Ban quản trị Website Nghiên cứu Biển Đông.