Bản tin tuần Biển Đông (15/11-22/11/2024)

Chính trị - Ngoại giao

Mỹ, Nhật và Hàn Quốc tổ chức Hội nghị thượng đỉnh ba bên bên lề APEC: thành lập Ban thư ký; phản đối việc sử dụng cảnh sát biển và dân binh biển ở Biển Đông

Ngày 15/11, trong Hội nghị thượng đỉnh bên lề APEC, ba lãnh đạo Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc thành lập Ban thư ký điều phối thực hiện cam kết chung.

Trong Tuyên bố chung (TBC), ba lãnh đạo (i) phản đối nỗ lực đơn phương thay đổi hiện trạng và việc sử dụng cảnh sát biển - dân binh biển “nguy hiểm” ở Biển Đông; (ii) ủng hộ luật pháp quốc tế gồm UNCLOS; (iii) nhấn mạnh ổn định ở eo biển Đài Loan quan trọng đối với an ninh khu vực.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp Tổng thống Mỹ ở Lima (Peru)

Chiều 16/11, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Lima (Peru). Hai lãnh đạo xem xét tình hình quan hệ song phương trong bốn năm qua, đánh giá nỗ lực quản lý cạnh tranh có trách nhiệm và thúc đẩy hợp tác từ Hội nghị thượng đỉnh Woodside (tháng 11/2023).

Tổng thống Biden khẳng định:

  • Mỹ cam kết bảo vệ tự do hàng hải, tái khẳng định cam kết duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông;
  • Mỹ tuân thủ Chính sách Một Trung Quốc, nhấn mạnh giải quyết vấn đề Đài Loan bằng phương pháp hòa bình, kêu gọi Trung Quốc chấm dứt hoạt động quân sự xung quanh Đài Loan;

Chủ tịch Tập Cận Bình nhận định:

  • Trung Quốc kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, quyền và lợi ích ở Biển Đông; các tranh chấp giải quyết thông qua đối thoại và tham vấn;
  • Mỹ cần xử lý vấn đề Đài Loan một cách thận trọng, phản đối “Đài Loan độc lập” và ủng hộ sự thống nhất hòa bình của Trung Quốc;

 

An ninh - Quốc phòng

Ngày 20/11, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) diễn ra tại Viêng Chăn, Lào. Ngoài ASEAN, Hội nghị có sự tham gia của Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và Trung Quốc. Bên cạnh Biển Đông, Hội nghị cũng sẽ bàn về căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, cuộc chiến Nga-Ukraine, xung đột Trung Đông và khủng hoảng nhân đạo tại Myanmar.

Mỹ, Nhật và Úc tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ba bên (TTM) lần thứ 14  

Ngày 17/11, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Nhật và Úc khẳng định: (i) ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN; (ii) bày tỏ quan ngại với hành vi gây bất ổn và nguy hiểm ở Biển Đông, gồm hành vi của Trung Quốc với Philippines; (ii) cam kết hợp tác với các đồng minh-đối tác (Canada, Pháp, Đức, Ấn Độ, New Zealand, Hàn Quốc và Anh) để tăng liên kết với các đối tác Đông Nam Á.

Ba Bộ trưởng cam kết tăng hợp tác theo bốn trụ cột: (i) mở rộng hoạt động tác chiến ba bên; (ii) xây dựng năng lực tiên tiến; (iii) chia sẻ thông tin và (iv) tăng cường hiện diện khu vực.

Mỹ-Philippines ký thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo quân sự (GSOMIA) và khởi công xây dựng trung tâm điều phối tại trụ sở quân sự ở Manila

Ngày 18/11, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines và Mỹ ký Thỏa thuận an ninh chung về thông tin quân sự (GSOMIA) và thông báo xây dựng trung tâm phối hợp chung tại trụ sở quân sự ở Manila.

GSOMIA sẽ:

  • Cho phép hai nước chia sẻ thông tin mật liên quan đến quốc phòng và an ninh quốc gia;
  • Đảm bảo an toàn dữ liệu trước nguy cơ rò rỉ thông tin và gián điệp;
  • Đặt ra tiêu chuẩn bảo vệ thông tin được chia sẻ,
  • Không bao gồm cam kết hỗ trợ quân sự.
  •  

Bộ Quốc phòng Mỹ khởi xướng sáng kiến “Hiệp hội an ninh biển (MARSEC Consortium)

Ngày 18/11, Văn phòng Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng phụ trách An ninh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPSA), khởi xướng sáng kiến công-tư “Hiệp hội an ninh biển". Sáng kiến sẽ:

  • Quy tụ nhà đầu tư, công ty quốc phòng, nhà hoạch định chính sách Mỹ và Đông Nam Á
  • Đưa ra giải pháp chi phí thấp cho an ninh biển (MDA) ở Đông Nam Á.

Một số hoạt động dự kiến gồm: (i) đi) số hoạt độngUSD/năm cho các ging dự kiến gồm:  ninh biểnch định chính sách Mỹ và Đông Nam Á)Đông Nam Á; (ii) mii) Nam Á; ging dự kiến gồm:(qua tác đÁ; ging dự kiến gồm:  ninh b…

 

Pháp lý

Thẩm phán Chủ tịch ITLOS Tomas Heidar: UNCLOS cần thích ứng với môi trường đang thay đổi

Ngày 19/11, Thẩm phán Tomas Heidar, Chủ tịch Tòa án ITLOS phát biểu tại Hội nghị Quốc tế về Luật biển lần thứ chín với chủ đề “30 năm Công ước Luật biển: Xưa, nay và tương lai”, khẳng định “những tiến bộ và thay đổi về khoa học và công nghệ cũng như những phát triển mới về kinh tế, chính trị, pháp lý và môi trường đều có thể ảnh hưởng đến các phần của Công ước. Do đó UNCLOS phải thích ứng với những hoàn cảnh đang thay đổi”.

 

Góc nhìn quốc tế

Alex P. Dela Cruz (ĐH La Trobe, Úc): Philippines thông qua Đạo luật biển mới nhằm hạn chế các tàu Trung Quốc hiện diện ở vùng nước quần đảo của Philippines

Ngày 19/11, TS. Alex P. Dela Cruz (ĐH La Trobe, Úc) phân tích nguyên nhân Philippines ban hành các Đạo luật Tuyến đường biển Quần đảo (ASLA) và Đạo luật Vùng biển (MZA), gồm:

  • Hạn chế tàu Trung Quốc thực hiện quyền đi qua vùng nước quần đảo của Philippines; 
  • Khẳng định quyền lợi của Philippines và sử dụng hai đạo luật như “hình phạt mang tính hợp pháp” (legitimacy penalty) đối với các hành vi không phù hợp;
  • Thể hiện Philippines thay đổi để phù hợp với UNCLOS hơn. Trước đó, khi phê chuẩn UNCLOS năm 1984, Philippines tuyên bố vùng nước quần đảo có chế độ như nội thủy.

Harrison Prétat và Gregory B. Poling: Đạo luật mới của Philippines có thể bị IMO phản đối; Đường cơ sở (ĐCS) Trung Quốc vẽ xung quanh Scarborough/Hoàng Nham “khiêm tốn” hơn ĐCS với Hoàng Sa

Ngày 21/11, Harrison Prétat và Gregory B. Poling (CSIS) bình luận về tác động của hai đạo luật mới của Philippines:

  • Đạo luật mới giúp Philippines thực thi luật pháp tốt hơn đối với các tàu quân sự Trung Quốc nhiều lần nán lại trong quần đảo mà không được phép trong những năm gần đây;
  • Đạo luật mới làm rõ yêu sách của Philippines, làm điều kiện tiên quyết để phân định và quản lý tranh chấp nhưng có thể bị Tổ chức Hàng hải Quốc tế phản đối.

Về việc Trung Quốc công bố ĐCS xung quanh bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham, tác giả cho rằng:

  • ĐCS mới được vẽ phần lớn theo thông lệ quốc tế, khác với các ĐCS quá mức mà Trung Quốc đã vẽ quanh quần đảo Hoàng Sa năm 1996;
  • UNCLOS chỉ cho phép các quyền đánh bắt cá truyền thống trong lãnh hải, không phải vùng nội thủy. Sau khi tuyên bố nội thủy bên trong đường cơ sở mới, Trung Quốc sẽ đuổi ngư dân Philippines tiếp cận Bãi Scarborough/Hoàng Nham mạnh mẽ hơn. 
  • Đàm phán về COC có khả năng bế tắc trong khi các bên yêu sách tiếp leo thang căng thẳng đáng kể.


Bản PDF tại đây