Động thái của các quốc gia

+ Trung Quốc:

Trung Quốc bác bỏ phản đối của Philippines về triển khai vũ khí. Về việc Ngoại trưởng Philippines cho hay gửi công hàm ngoại giao phản đối Trung Quốc triển khai hệ thống tên lửa ở Biển Đông, Người Phát ngôn Bộ Ngoại Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm 17/1 cho hay, “Trung Quốc có quyền triển khai thiết bị phòng vệ cần thiết trên lãnh thổ của mình. Trung Quốc cam kết giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông thông qua tham vấn và đàm phán với các bên liên quan trực tiếp, bao gồm Philippines. Tình hình ở Biển Đông đang lắng dịu và trở lại quỹ đạo bình thường nhờ nỗ lực của Trung Quốc và các bên liên quan.” Về việc Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân thăm Manila và gặp Tổng thống Rodrigo Durerte, bà Hoa hôm 19/1 nói: "Hai bên đã trao đổi thẳng thắn và cặn kẽ và đạt đồng thuận về vấn đề Biển Đông. Hai bên nhất trí Biển Đông là một phần trong quan hệ thân thiện giữa hai nước đang không ngừng phát triển. Hai bên nhất trí thiết lập cơ chế song phương để tham vấn về Biển Đông và thúc đẩy hợp tác biển."

+ Việt Nam:

Lập trường của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông là nhất quán. Trả lời phỏng vấn Đài truyền hình Phượng Hoàng của Hong Kong ngày 18/1, về thông tin Việt Nam gần đây mở rộng bồi lấp công trình trên các đảo tại Biển Đông, Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Đặng Minh Khôi nêu rõ: “Những hoạt động của phía Việt Nam trên những đảo, đá mà phía Việt Nam đang quản lý là hoàn toàn bình thường, phía Việt Nam không tăng cường hoặc giảm bớt hoạt động trên các đảo của mình, trước đây như thế nào thì hiện nay vẫn là như vậy. Dư luận bên ngoài hoặc quan điểm cá nhân cho rằng hiện Việt Nam đang tiếp quản vai trò của Philippines thì đây đều là những ý kiến cá nhân, điều này là không phù hợp với lập trường của Việt Nam, không phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.”

+ Philippines:

Philippines quan ngại Trung Quốc triển khai vũ khí tại Biển Đông. Trong một tuyên bố đưa hôm ra 17/1, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana cho biết, “Hành động quân sự hóa các thực thể tranh chấp của Trung Quốc là rất đáng quan ngại. Những động thái này không đúng với các tuyên bố của chính phủ Trung Quốc vì mục đích hòa bình và thân thiện”. Cũng trong ngày 17/1, Ngoại trưởng Perfecto Yasay cho hay vấn đề này nên được xử lý một cách thận trọng, "Khi điều gì xảy ra có thể đe dọa đến quyền chủ quyền, chúng tôi gửi công hàm ngoại giao để trao đổi và đảm bảo vấn đề được giải quyết”.

Quan hệ các nước

Thủ tướng Nhật Bản thăm chính thức Việt Nam. Ngay sau lễ đón chính thức vào chiều 16/1, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Hai Thủ tướng đạt nhất trí cao về những phương hướng lớn và các biện pháp cụ thể nhằm đưa quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng hai bên phát triển toàn diện, thực chất trong thời gian tới. Hai bên nhất trí về tầm quan trọng của bảo đảm hòa bình, an ninh, tự do hàng hải và hàng không, các bên liên quan không có những hành động gây căng thẳng và quân sự hóa dẫn đến thay đổi nguyên trạng tại Biển Đông, thúc đẩy giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, nghiêm túc tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS năm 1982, cũng như DOC, sớm xây dựng COC.

Thủ tướng Ấn Độ kỳ vọng Mỹ kiềm chế tham vọng của Trung Quốc. Phát biểu tại Đối thoại Raisina do Bộ Ngoại giao Ấn Độ và Quỹ Nghiên cứu Observer tổ chức hôm 17/1, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho hay, "Gia tăng tham vọng và chạy đua quân sự nói chung là những điểm căng thẳng có thể nhìn thấy. Việc gia tăng đều đặn sức mạnh quân sự, nguồn lực và sự giàu có trong khu vực Thái Bình Dương làm tăng các rủi ro về an ninh". Mặc dù không đề cập đích danh Trung Quốc, nhận xét của Thủ tướng Ân Độ lộ rõ kỳ vọng của ông đối với Tổng thống đắc cử Donald Trump có thể kiềm chế ảnh hưởng của Bắc Kinh ở khu vực. Lo ngại của Ấn Độ không chỉ về an ninh Biển Đông, mà Bắc Kinh đang "luồn một chuỗi ngọc trai" vào Ấn Độ Dương bằng việc xây dựng các cảng biển chiến lược ở Sri Lanka, Pakistan và Djibouti.

Chủ tịch Trung Quốc kêu gọi xây dựng quan hệ lâu dài với Mỹ. Trong cuộc gặp với Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Davos, Thụy Sĩ hôm 17/1, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi Mỹ - Trung nỗ lực chung để xây dựng mối quan hệ lâu dài, ổn định và hợp tác vì lợi ích của hai nước và thế giới. Theo ông Tập, quan hệ song phương đã có những bước thăm trầm song nhìn chung vẫn tiến lên phía trước kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao 38 năm trước. Về phần mình, Phó Tổng thống Biden cảm ơn Chủ tịch Trung Quốc vì những nỗ lực tích cực thúc đẩy quan hệ song phương. Washington hy vọng hai nước có thể tiếp tục làm sâu sắc thêm lòng tin và mở rộng hợp tác.

Phân tích và đánh giá

Di sản của Tổng thống Obama Đông Nam Ácủa Daljit Singh

Rất nhiều điều tốt đẹp đã được nhắc tới khi bàn về di sản của Tổng thống Obama tại Đông Nam Á. Trong số các Tổng thống Mỹ từ sau Chiến tranh lạnh, Obama chắc chắn là vị Tổng thống Mỹ quan tâm nhiều nhất tới khu vực.

Tuy nhiên, những nỗ lực ngoại giao, quyền lực mềm cùng các mối quan hệ dân gian, văn hoá là chưa đ đ giúp Mỹ duy trì lợi ích chiến lược và kinh tế khu vực trước sự cạnh tranh đến từ một Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ. Nhìn lại quá trình triển khai chiến lược tái cân bằng sang châu Á mà Tổng thống Obama đã công bố năm 2011, có thể thấy kết quả thu được không như mong đợi.

Về kinh tế, Tổng thống Obama đã không thành công với TPP. Theo những người trong cuộc, đáng ra Tổng thống cần chú trọng tới TPP sớm hơn thay vì đợi sang nhiệm kỳ 2 mới thúc đẩy. Với những nước đã ký TPP, sự ra đi của Mỹ là một thất vọng lớn và sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của Mỹ tại khu vực. Tổng thống đắc cử Trump đã tuyên bố sẽ bác bỏ TPP, và hiện vẫn chưa rõ TPP hay một phần của TPP có thể tồn tại dưới một hình thức nào đó hay không.

Về quân sự, kết quả đạt được rõ rệt hơn. Dưới thời Tổng thống Obama, sức mạnh quân sự của Mỹ tại Đông Á và Tây Thái Bình Dương đã gia tăng đáng kể. Quan hệ đồng minh với Nhật và Úc cũng như quan hệ đối tác chiến lược với Ấn Đ được củng cố. Tổng thống Obama cũng quyết định triển khai hệ thống chống tên lửa đạn đạo (THAAD) tại Hàn Quốc bất chấp sự phản đối mạnh mẽ từ Trung Quốc. Trên hầu hết mọi phương diện, Mỹ vẫn là cường quốc quân sự số 1 tại Đông Á/Tây Thái Bình Dương.

Dù vậy, đây cũng là giai đoạn Trung Quốc đi những bước táo bạo nhất Biển Đông ngay trước mắt Mỹ, một phần do Tổng thống Obama không muốn sử dụng sức mạnh đ ngăn chặn việc này. Không những đã hoàn tất việc xây dựng và bắt đầu quân sự hoá các đảo nhân tạo, Trung Quốc còn lớn tiếng bác bỏ phán quyết của Toà Trọng tài trong vụ Philippines kiện Trung Quốc. Hơn nữa, với việc liên tục gây sức ép buộc ASEAN và từng nước thành viên không được ủng hộ phán quyết, Trung Quốc đã chứng tỏ mình đ khả năng biến Biển Đông thành khu vực ảnh hưởng riêng, tại đó chỉ phán quyết của Trung Quốc mới có tác dụng. Tình hình này càng củng cố ấn tượng rằng cán cân sức mạnh Đông Nam Á đang thay đổi, rằng Trung Quốc đang tiến lên mạnh mẽ trong khi Mỹ tỏ ra lúng túng, yếu ớt, dù thực tế chưa hẳn như vậy.

Là một người theo chủ nghĩa lý tưởng, Tổng thống Obama đã cố kéo Mỹ ra khỏi những cuộc chiến tại nước ngoài. Trên bình diện toàn cầu, Obama sẽ được lịch sử đánh giá tích cực về điều này. Ngoài ra, trong chính sách khu vực của Mỹ, cam kết với Nhật, Hàn Quốc và Đài Loan thường chiếm vai trò quan trọng hơn so với chính sách với Đông Nam Á. Nhưng về mặt chiến lược, không dễ đ tách riêng hai khu vực này. Vấn đ trên Biển Đông không phải là việc kiểm soát một số bãi đá hay san hô, mà liên quan tới quyền kiểm soát Tây Thái Bình Dương, mà Biển Đông là một phần trong đó. Chắc hẳn Trung Quốc đã nhìn nhận vấn đ Biển Đông qua lăng kính này.

Sáu việc ông Trump cần làm để đảm bảo tự do hàng hải của Jonathan Odom

Một câu hỏi cơ bản mà họ nên xem xét là mức độ quan trọng của việc tổng thống mới nên ưu tiên duy trì khả năng tiếp cận của Mỹ với các đại dương trên thế giới, mà từ lâu đã là nền tảng chính trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Với mục tiêu “Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại”, chính quyền của ông Trump cần cân nhắc 6 bước đi sau đây để đảm bảo hiệu quả nhất tự do trên biển: 

Thứ nhất, ông Trump cần tuyên bố sớm và rõ ràng rằng bảo vệ tự do hàng hải trên thế giới là lợi ích quốc gia hàng đầu của Mỹ. Chính quyền của Tổng thống Barack Obama đã quá chậm trễ trong việc khẳng định tầm quan trọng của tự do hàng hải, khiến thế giới cho rằng Mỹ chỉ thuần túy chạy theo những diễn biến cụ thể mà thiếu đi một nguyên tắc nền tảng. Do vậy, ông Trump nên khẳng định dứt khoát quyền tự do hàng hải, cả trong những phát biểu công khai trong ngày làm việc đầu tiên của chính quyền mới và cuối cùng là trong chiến lược an ninh quốc gia của ông. 

Thứ hai, ông Trump cần nhanh chóng điều chỉnh các hoạt động ngoại giao và quân sự để khẳng định thông điệp trên. Bộ Ngoại giao của chính quyền mới cần gửi thông điệp đến tất cả các nước trên thế giới, nhấn mạnh cam kết bảo vệ tự do hàng hải của Mỹ. Bộ Quốc phòng cần tăng cường tần suất các cuộc tuần tra FONOP trên toàn thế giới. 

Thứ ba, ông Trump nên chuẩn bị đối đầu với các thách thức sớm từ các cường quốc khác. Thách thức có thể đến từ Nga, Iran và Triều Tiên, nhưng Trung Quốc có thể sẽ là quốc gia đi đầu. Vào ngày thứ 71 của chính quyền cựu Tổng thống George W. Bush, 1 máy bay chiến đấu Trung Quốc đã va chạm với 1 máy bay Hải quân Mỹ đang thực hiện hoạt động quân sự hợp pháp trong không phận quốc tế. Vào ngày thứ 47 của chính quyền Obama, 5 tàu Trung Quốc đã bao vây tàu USNS Impeccable đang thực hiện hoạt động quân sự hợp pháp ở ngoài vùng lãnh hải của bất kỳ quốc gia nào. Gần đây nhất, trong giai đoạn chuyển giao quyền lực giữa ông Obama và ông Trump, 1 tàu của Hải quân Trung Quốc đã thu giữ 1 tàu lặn không người lái mà tàu USNS Bowditch triển khai để tiến hành các khảo sát quân sự tại vùng biển nằm ngoài hải phận của bất kỳ quốc gia nào. 

Thứ tư, ông Trump cần kêu gọi các đồng minh tham gia bảo vệ tự do hàng hải trên toàn cầu. Trong quá trình tranh cử, ông Trump đã kêu gọi đồng minh đóng góp thêm cho hợp tác quân sự với Mỹ. Quan điểm này cũng nên được áp dụng với tự do hàng hải. 

Thứ năm, ông Trump cần xem xét việc thúc đẩy Quốc hội Mỹ thông qua việc tham gia UNCLOS. Không chỉ tạo cơ sở pháp lý cho các hành động bảo vệ tự do hàng hải, việc tham gia UNCLOS sẽ tạo đòn bẩy cho các công ty của Mỹ tham gia khai thác dầu khí tại các vùng biển sâu, thúc đẩy phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh năng lượng. 

Thứ sáu, ông Trump cần tăng cường năng lực của Hải quân, Tuần duyên và Không quân để đảm bảo tự do hàng hải. Việc tăng cường số lượng tàu chiến và máy bay không phải là cách duy nhất để bảo vệ tự do hàng hải, nhưng việc có lực lượng quân sự lớn hơn sẽ đảm bảo sự hiện diện lớn hơn của quân đội Mỹ trên các vùng biển.

Vì sao Biển Đông lại cực kỳ quan trọng đối với Mỹ?của Leszek Buszynski

Trung Quốc thường xuyên cảnh báo Mỹ không được “can thiệp” vào khu vực này và cảm thấy khó hiểu tại sao Mỹ lại phải tham gia vào vấn đề này. Theo quan điểm của họ, Mỹ đang gây rắc rối cho Trung Quốc và ngăn chặn sự nổi lên của nước này như một cường quốc. Trung Quốc mong muốn Mỹ từ bỏ Biển Đông và rút khỏi khu vực Tây Thái Bình Dương. 

Một số nhà bình luận ở Mỹ và các nước khác lập luận rằng điều này sẽ cho phép Mỹ thúc đẩy thỏa hiệp với Trung Quốc nhằm loại bỏ khả năng xung đột tiềm tàng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, đồng thời mang lại hòa bình và ổn định cho khu vực và toàn cầu. Một vài ý kiến khác đã kêu gọi thành lập nhóm G2 hoặc một hiệp ước Mỹ-Trung để giải quyết các vấn đề toàn cầu. Theo họ, Mỹ đã căng trải hết công suất và nên trở lại vị trí “ngoài khơi” mà Mỹ đã có trước khi Chiến tranh Triều Tiên nổ ra vào năm 1950. Tại sao vấn đề Biển Đông lại là cớ để Mỹ thỏa thiệp với Trung Quốc? 

Biển Đông đã trở nên quan trọng với Mỹ vì Trung Quốc đang thách thức trật tự tự do dựa trên luật lệ mà Mỹ đã thúc đẩy sau cuộc chiến tranh Thái Bình Dương. Trật tự khu vực sau chiến tranh dựa trên sự hiện diện của Mỹ, trong đó thiết lập giai đoạn cho sự tăng trưởng kinh tế ấn tượng và thịnh vượng trong khu vực mà không có bất kỳ mối đe dọa chiến tranh hay xung đột nào. 

Mối lo ngại của Mỹ đối với Biển Đông là do kết quả nỗ lực của Trung Quốc trong việc bảo đảm kiểm soát lãnh hải và các nguồn tài nguyên ở đó. Trung Quốc khăng khăng “chủ quyền không thể tranh cãi” đối với khu vực này. Trung Quốc cũng đã bác bỏ tính pháp lý của vụ kiện Biển Đông và chuẩn bị trở lại các yêu sách của mình bằng sức mạnh quân sự. Nếu Trung Quốc không công nhận các quy tắc quốc tế, thì trật tự khu vực mà Mỹ đã thúc đẩy có nguy cơ bị phá vỡ. 

Biển Đông đã trở thành một khu vực quan trọng cho việc thực hiện chiến lược hải quân của Trung Quốc, bao gồm cả phong tỏa Đài Loan, và triển khai sức mạnh vào Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Biển Đông cũng có một số tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới. 

Để duy trì vị trí địa chính trị của mình ở phía Tây Thái Bình Dương, Mỹ có nghĩa vụ bảo vệ hệ thống đồng minh khu vực và bảo đảm Trung Quốc không thể thực hiện ý đồ độc chiếm Biển Đông. 

Hiện có nhiều dấu hiệu cho thấy Chính quyền Donald Trump có thể sẽ tích cực hơn trong việc chống lại Trung Quốc ở Biển Đông và mạnh mẽ hơn trong việc ngăn chặn sự xói mòn vị thế của Mỹ trong khu vực. Có khả năng Mỹ sẽ thành lập một đội tàu hải quân ở Biển Đông nhằm duy trì sự hiện diện thường xuyên của Mỹ trong khu vực và để khẳng định với Trung Quốc rằng nước này không thể thống trị khu vực. Chính quyền Trump cũng có thể tăng cường quan hệ an ninh với Nhật Bản và cố gắng dàn xếp thành lập một liên minh các nước lớn gồm Úc, Ấn Độ, Nhật Bản nhằm chống lại Trung Quốc.

Thách thức đối với Philippines trong năm chủ tịch ASEAN 201” của Kavi Chongkittavorn 

Chủ tịch ASEAN, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, là nhà lãnh đạo ASEAN đầu tiên nói chuyện với Trump qua điện thoại. Họ liên lạc với nhau và kết thúc cuộc gọi đường dài bằng lời mời lẫn nhau đến thăm thủ đô của mình. Chủ tịch ASEAN hy vọng rằng mối quan hệ ban đầu tốt đẹp này sẽ đủ để thuyết phục Trump để tham gia vào các hội nghị cấp cao do ASEAN dẫn dắt vào cuối năm nay.

Sự thật mà nói, Trump, xác định bãi bỏ một số công việc Obama đã hoàn thành, có thể dễ dàng phá hủy các di sản của Obama trong ASEAN bằng cách bỏ qua các hội nghị thượng đỉnh cuối năm dự kiến ​​với ASEAN vào tháng 11: Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - ASEAN lần thứ 5 và Thượng đỉnh Đông Á lần thứ 12. Ngược lại với Trung Quốc, các nhà lãnh đạo không bao giờ bỏ lỡ bất kỳ cuộc họp hội nghị thượng đỉnh nào, tất cả 19 cuộc, với ASEAN.

Mặc dù ASEAN có quan hệ rộng rãi với tất cả các cường quốc lớn trên thế giới, quan hệ tổng thể với Mỹ và Trung Quốc nhìn chung định hình môi trường chiến lược và an ninh đang nổi lên trong khu vực. Tại thời điểm này, các nhà hoạch định chính sách ASEAN vẫn đang cố gắng để tìm ra chính sách đối ngoại của Trump đối với ASEAN.

Câu hỏi thường được hỏi là liệu Mỹ có ý định duy trì hoạt động hoặc trở thành một cường quốc tử tế trong khu vực, trong khi tiếp tục tăng cường ngoại giao và các nguồn lực của mình tại Trung Đông và Nga.

Các vấn đề mới và định kỳ liên quan đến thương mại và đầu tư, các cuộc xung đột Israel - Palestine, cuộc đàm phán về hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân, biến đổi khí hậu, Biển Đông và mục tiêu phát triển bền vững có thể ảnh hưởng đến quan hệ ASEAN - Mỹ trong năm nay.

Với chính sách gây tranh cãi và hành vi lạc lõng trong nước, cần phải chờ xem Duterte có thể xử lý các thách thức trong nước và khu vực theo cách của mình như thế nào. Trong cả năm này, Philippines sẽ tổ chức ít nhất 14 cuộc họp bộ trưởng, 29 cuộc họp quan chức cao cấp và 60 phiên nhóm làm việc liên quan đến toàn bộ các vấn đề ASEAN. Có thể có các cuộc họp đặc biệt, giống như họp kín tại Yangon hồi tháng trước, để giải quyết các vấn đề khẩn cấp hoặc những vấn đề theo yêu cầu của một quốc gia thành viên.

Duterte đã có vài ý kiến ​​về ASEAN và định hướng của ASEAN. Trước đó ông cam kết sẽ “làm nổi bật ASEAN như một mô hình của chủ nghĩa khu vực và một nhân tố toàn cầu với lợi ích của người dân là cốt lõi. Chủ đề của Chủ tịch ASEAN năm nay là “Đối tác cho sự thay đổi, tham gia thế giới” - với sáu mục tiêu lớn: “ASEAN hướng tới người dân và lấy người dân làm trung tâm”; hòa bình và ổn định trong khu vực; an ninh và hợp tác hàng hải; toàn diện, tăng trưởng do đổi mới dẫn dắt; ASEAN thích ứng; và ASEAN là một mô hình của sự tham gia khu vực và toàn cầu.

Ngoài các cuộc họp chính thức, Chủ tịch cũng có kế hoạch cho nhiều chương trình để kỷ niệm 50 năm ASEAN, sẽ được chia thành bốn trụ cột: văn hóa và truyền thông, giáo dục và thanh niên, môi trường và các lĩnh vực khác.

Sự xoay trục của ông Duterte sang Putin” của Richard Javad Heydarian

Lần đầu tiên trong thời gian dài, tàu chiến của Nga đã cấp cảng tại Vịnh Manila. Sau khi thăm tàu chiến và tàu chống ngầm và tàu chở dầu của Nga, ngay sau đó ông Duterte đã gọi các vị khách của mình là “các đồng minh bảo vệ cho Philippines”. Hai bên hiện đang đàm phán các thỏa thuận thương mại trị giá 2,5 tỉ USD cũng như các thỏa thuận quân sự tiềm năng thúc đẩy hợp tác chiến lược.

Việc ông Duterte xích lại một cách bất ngờ và nhanh chóng với ông Putin thể hiện những toan tính cả về chiến lược thực dụng cũng như tư tưởng cá nhân. Đây cũng chính là sản phẩm xoay trục của Nga về Châu Á, một chiến lược được đưa ra trong bối cảnh Nga bị phương Tây cấm vận và nhằm mục đích lấy lại ảnh hưởng tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương thời Chiến tranh Lạnh.

Trên thực tế trong kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực phía đông, Nga đã chi 1 tỉ USD xây dựng cây cầu treo dài nhất thế giới nối Vladivostok với đảo Russky. Các khoản đầu tư khác cũng được kỳ vọng thực hiện, như tuyến đường sắt xuyên Siberia với mục tiêu là kết nối các khu vực phía đông của Nga với mạng lưới cơ sở hạ tầng năng động và hiện đại của Đông Á. Bị phương Tây cấm vận, Nga ngày càng phụ thuộc vào việc thúc đẩy hội nhập kinh tế với châu Á.

Dù ngoài các thỏa thuận năng lượng với Bắc Kinh, Moscow không có nhiều sáng kiến về kinh tế với khu vực. Nhưng Nga đã thúc đẩy ảnh hưởng của mình ở Châu Á thông qua mở rộng hợp tác quân sự và buôn bán vũ khí với các quốc gia khu vực, đồng thời tự mình “gia nhập” vào tranh chấp Biển Đông khi tiến hành tập trận chung với Trung Quốc.

Ve vãn Duterte

Philippines là đồng minh trung thành nhất của Mỹ trong ASEAN. Tuy nhiên dưới thời Duterte, mọi việc đã nhanh chóng thay đổi. Ông Duterte đã trực tiếp tổ chức các cuộc họp với cả tổng thống và thủ tướng Nga trong những tháng gần đây. Sự nống ấm chưa từng có tiền lệ trong mối quan hệ Manial-Moscow có thể xuất phát từ sự ngưỡng mộ của ông Duterte đối với tổng thống Putin, trong khi đó ông lại liên tục chỉ trích phương Tây can thiệp vào công việc nội bộ của các nước đang phát triển. Duterte cũng nhận thấy sự bảo vệ tiềm tàng ở Putin khi mà Liên Hợp Quốc và các đồng minh phương Tây vẫn tiếp tục chỉ trích chiến dịch chống ma túy của ông.

Do lo ngại về vấn đề nhân quyền, Mỹ đã đóng băng chuyến hàng vận chuyển vũ khí cho Cảnh sát Quốc gia Philippines cũng như trì hoãn gói cứu trợ kinh tế. Đáp lại, ông Duterte đã dùng “còn bài Nga”. Đối với Duterte, Nga cùng với Trung Quốc có thể sẽ là nguồn cung cấp vũ khí và thương mại thay thế nếu như mối quan hệ với Mỹ tiếp tục bị xấu đi.

Tuy nhiên, hiện tại điều này mang tính biểu tượng hơn là thực chất bởi khả năng mua sắm vũ khí hiện nay của Philippines là có hạn chế, cụ thể là súng trường và máy bay không người lái hơn là tàu ngầm và tàu khu trục, đồng thời Manila cũng thể hiện sự quan tâm nhiều hơn đến các thỏa thuận thương mại và đầu tư quy mô lớn. Cuối cùng, ông Duterte gửi đến Washington thông điệp rằng Manila có những chọn lựa thay thế và sẽ không chịu ơn bất cứ một thế lực cụ thể nào./.