Động thái quốc gia

+ Trung Quốc:

Trung Quốc âm thầm xây dựng cấu trúc trên đá Bông Bay, Quần đảo Hoàng Sa. Hôm 20/11, Chương trình minh bạch biển (AMTI) thuộc CSIS, công bố những hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã lắp đặt một cấu trúc mới với mái che radar và các tấm pin năng lượng mặt trời trên đá Bom Bay (Bombay Reef). Báo cáo của AMTI nhấn mạnh đá Bông Bay nằm sát ngay các tuyến hàng hải quan trọng nối giữa quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và có vị trí địa lý hết sức phù hợp đ lắp đặt hệ thống cảm biến giúp Trung Quốc tăng cường khả năng tiếp nhận sóng radar và thu thập thông tin tình báo trên tuyến hàng hải quan trọng Biển Đông. Báo cáo cũng đặt ra khả năng Trung Quốc cũng đang làm tương tự các cấu trúc khác trên Biển Đông.

Trung Quốc xoa dịu căng thẳng Mỹ - Trung tại Thượng đỉnh APEC. Trong cuộc họp báo thường kỳ hôm 19/11, trả lời câu hỏi Trung Quốc phản đối từ ngữ liên quan do Mỹ đ xuất trong dự thảo Tuyên bố chung của APEC, hai bên không nhượng bộ nhau, có phải Mỹ và Trung Quốc đang giành quyền lãnh đạo tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương không, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho biết: “Trung Quốc dự Hội nghị Thượng đỉnh APEC với thành ý, Chủ tịch Tập Cận Bình đã có bài phát biểu đ xuất biện pháp thúc đẩy kinh tế thế giới phát triển, thể hiện rõ lập trường của Trung Quốc về quản trị kinh tế toàn cầu. Phát biểu của Trung Quốc không nhằm vào ai, cũng không thách thức ai nhưng Mỹ dự Hội nghị lần này với thái đ giận dữ, phát biểu và thái đ của Mỹ tất nhiên dẫn đến bất đồng, phá vỡ không khí hòa dịu của Hội nghị, không có lợi cho việc đạt nhận thức chung, triển khai hợp tác. Trung Quốc luôn cho rằng Thái Bình Dương rất rộng lớn, có đ chỗ cho hai nước Trung - Mỹ và các nước Châu Á - Thái Bình Dương. Châu Á - Thái Bình Dương là nơi các nước cùng chung sống, không phải là chiến trường người được người mất. APEC là diễn đàn thúc đẩy hợp tác, không phải là nơi chỉ trích lẫn nhau, Trung Quốc hy vọng Mỹ có thể cùng Trung Quốc, tôn trọng thực tế đa dạng của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, thúc đẩy hợp tác APEC trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, cùng có lợi, cùng thắng, cùng xây dựng đại gia đình Châu Á - Thái Bình Dương.”

+ Việt Nam:

Việt Nam phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Biển Đông. Trong buổi họp báo thường kỳ ngày 22/11, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam bà Nguyễn Phương Trà lên tiếng việc Trung Quốc xây dựng một cấu trúc mới trên đá Bông Bay thuộc quần đảo Hoàng Sa, “Việc Trung Quốc tiếp tục tiến hành các hoạt động trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, vi phạm thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đ trên biển Việt Nam - Trung Quốc và DOC năm 2002 giữa ASEAN - Trung Quốc, làm phức tạp, căng thẳng tình hình Biển Đông. Việt Nam kiên quyết phản đối hành động nêu trên của Trung Quốc và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay và không tái diễn những hành động tương tự, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam và luật pháp quốc tế.” Về việc Đài Loan tổ chức diễn tập bắn đạn thật xung quanh đảo Ba Bình, bà Nguyễn Phương Trà khẳng định: “Việc Đài Loan bất chấp phản đối của Việt Nam tiếp tục tổ chức diễn tập bắn đạn thật vùng biển xung quanh Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam đối với quần đảo này, đe dọa hòa bình, ổn định, an toàn, an ninh hàng hải, gây căng thẳng và làm phức tạp tình hình Biển Đông. Một lần nữa, Việt Nam kiên quyết phản đối hành động nêu trên và yêu cầu Đài Loan không tiến hành các hành động tương tự”. Về việc Trung Quốc và Philippines mới ký biên bản ghi nhớ về hợp tác khai thác dầu khí Biển Đông, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao trả lời: “Việt Nam coi trọng hợp tác quốc tế, trong đó có hợp tác trên biển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, lợi ích chính đáng của tất cả các bên liên quan, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, vì hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực cũng như quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia. Theo đó, hợp tác dầu khí giữa Philippines và Trung Quốc tại Biển Đông chỉ có thể được tiến hành tại những khu vực mà hai nước có chủ quyền và quyền chủ quyền theo đúng các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982”.

+ Philippines:

Philippines thừa nhận khó thực thi Phán quyết Biển Đông. Người phát ngôn của Tổng thống Philippines ông Salvador Panelo cho hay, “Hiện tạiviệc thực thi phán quyết sẽ không giúp ích gì…trong khi đó, ai có thể thực thi phán quyết, không một thế lực nào trên trái đất có thể làm được điều này. Liên Hợp Quốc và Mỹ cũng không thểcó lẽ theo quan điểm của Tổng thống, điều chúng ta cần làm là đàm phán…đó là lý do tại sao chúng ta cần cơ chế đàm phán, đối thoại với họ, chúng ta cần có COC.” Ông Panelo lý giải tuyên bố gần đây của Tổng thống Duterte rằng Trung Quốc sở hữu Biển Đông, “Đó là thực tế tuy nhiên khi bạn chiếm một tài sản, điều đó không đồng nghĩa bạn sở hữu nó. Điều Tổng thống muốn nói là chúng ta cần kiềm chế bởi bất kỳ xung đột nào nảy sinh trong khu vực sẽ ảnh hưởng đến chúng ta.” Về thỏa thuận thăm dò dầu khí chung với Trung Quốc, ông Panelo cho hay, “Không quan trọng ai sẽ soạn thảo thỏa thuận đó, chúng tôi sẽ xem xét liệu điều đó có hợp pháp hay không, có làm lợi cho Philippines hay không. Chúng tôi sẽ xem xét và đánh giá kỹ lưỡng.”

.........

Bản PDF tại đây