Động thái của các quốc gia

+ Trung Quốc:

Hạm đội tàu cá Trung Quốc tràn xuống Biển Đông. Tờ Thời báo Hoàn cầu dẫn nguồn các quan chức Hải Nam ước tính khoảng 18.000 tàu cá sẽ tràn xuống Biển Đông sau khi lệnh cấm đánh bắt đơn phương của Trung Quốc kết thúc ngày 16/8. Tờ SCMP dẫn lời một ngư dân tên Bao ở cảng Đàm Môn, tỉnh Hải Nam cho biết các tàu đánh cá đã ra khơi ngay sau khi lệnh cấm đánh bắt cá chấm dứt, “Không cần phải lo lắng gì cả vì chúng tôi có tàu của chính phủ bảo vệ”. Cùng ngày lệnh cấm đánh cá của Trung Quốc kết thúc, nghị sĩ Philippines Gary Alejano cho hay một tàu cá Philippines bị tàu Trung Quốc xua đuổi khỏi khu vực Thị Tứ.

Trung Quốc cho hay giải quyết ổn thỏa vụ việc ở Sandy Cay với Philippines. Phát biểu tại một sự kiện ngoại giao tối 4/9, Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Triệu Kiến Hoa trấn an dư luận của Philippines rằng hai bên giải quyết ổn thỏa vấn đề tàu Trung Quốc xuất hiện ở Sandy Cay bằng con đường ngoại giao. Trước đó, Thẩm phán tối cao Antonio Carpio cảnh báo việc Trung Quốc triển khai một đội tàu gồm tàu hải quân, tàu cảnh sát biển và lực lượng tàu cá ở Sandy Cay, gần Thị Tứ, là “hành động xâm lấn.”

Trung Quốc bác bỏ phản đối của Việt Nam về tập trận trên Biển Đông. Về việc Việt Nam phản đối Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ở Hoàng Sa, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng hôm 6/9 cho hay, “Hoàng Sa là lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc. Các hoạt động quân sự liên quan của PLA gần Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc và Trung Quốc hy vọng bên có liên quan nhìn nhận cuộc tập trận một cách bình tĩnh và hợp lý."

+ Việt Nam:

Việt Nam phản đối Trung Quốc huấn luyện bắn đạn thật ở Hoàng Sa. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng hôm 5/9 tuyên bố: “Việc Trung Quốc tuyên bố huấn luyện bắn đạn thật tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, đe dọa đến hòa bình, ổn định ở khu vực và Biển Đông. Việt Nam nghiêm túc yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, không lặp lại các hành động tương tự, không làm ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định ở khu vực và Biển Đông.” Trước việc người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 6/9 bác bỏ phản ứng của Việt Nam, tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 7/9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tái khẳng định, “Việt Nam mạnh mẽ phản đối hành động này của Trung Quốc. Việt Nam một lần nữa khẳng định sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền và các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế.” Về việc Mỹ lên kế hoạch tiến hành hoạt động FONOP ở Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định: “Việt Nam tôn trọng quyền của mỗi quốc gia thực hiện tự do hàng hải, hàng không phù hợp với luật pháp quốc tế.”

+ Indonesia:

Indonesia khẳng định việc đổi tên Biển Bắc Natuna là hợp pháp. Phát biểu tại một phiên thảo luận tại Câu Lạc bộ Báo chí Nước ngoài ở Jakarta hôm 5/9, trưởng bộ phận phân tích chính sách của Bộ Ngoại giao Indonesia ông Siswo Pramono nhấn mạnh “các quốc gia có quyền đổi tên vùng biển bằng cách đề trình đề xuất lên Tổ chức Thủy đạc Quốc tế (International Hydrographic Organization). Quan điểm của Indonesia là ở Biển Đông chỉ có yêu sách chồng lần với Việt Nam và Malaysia. Việc đổi tên Biển Bắc Natuna thưc sự chỉ là bước khởi đầu của một quá trình dài phù hợp với các thủ tục của IHO. Khi Indonesia tiến hành quá trình này, mọi thành viên của IHO, bao gồm Trung Quốc sẽ được tham vấn.”

Quan hệ các nước

Trung Quốc - Thái Lan ký thỏa thuận quan trọng về xây dựng đường sắt cao tốc. Bên lề hội nghị BRICS tại Hạ Môn ngày 5/9, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-ocha đã hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về một loạt nội dung hợp tác giữa hai nước, đáng chú ý là vấn đề kết nối khu vực thông qua đường bộ và dọc theo sông Mekong. Hai nhà lãnh đạo sau đó chứng kiến lễ ký kết 4 thỏa thuận gồm hợp đồng thiết kế và tư vấn giám sát tuyến đường sắt cao tốc Bangkok-Nakhon Ratchasima với tổng trị giá 5.2 billion baht (157 triệu USD) và bản ghi nhớ về hợp tác trong khuôn khổ sáng kiến Vành đai và Con đường cùng một kế hoạch hành động về xây dựng quan hệ đối tác chiến lược.

Indonesia - Nhật Bản tăng cường hợp tác ở quần đảo xa bờ. Thông cáo sau cuộc gặp giữa Bộ trưởng các vấn đề biển và nghề cá của Indonesia Susi Pudjiastuti và cố vấn đặc biệt của Thủ tướng Nhật Bản ông  Hiroto Izumi hôm 6/9 cho hay hai bên nhất trí mở rộng hợp tác biển tại 6 đảo xa của Indonesia, trong đó có quần đảo Natuna. Chủ đề chính của cuộc họp lần này là phát triển ngành công nghiệp đánh bắt cá địa phương, trong đó có việc xây dựng các cảng và tầu chuyên chở và đánh bắt. Ngoài ra, hai bên cũng thảo luận về hợp tác an ninh, trong đó có đóng tàu tuần tra và tàu đa dụng. Một quan chức Indonesia thuộc bộ Hàng Hải và Ngư Nghiệp Brahmantya Poerwadi cho biết Nhật Bản sẽ tài trợ phát triển một hệ thống radar giám sát bờ biển và một vệ tinh.

Trung Quốc - Philippines nhất trí đẩy mạnh các dự án hợp tác. Ngày 9/9, Vụ trưởng châu Á, Bộ Thương mại Trung Quốc Ngô Chính Bình cho biết Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Chung Sơn và các quan chức kinh tế Philippines đã thảo luận về những dự án hợp tác bên lề Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 49. Hai bên đã thảo luận cụ thể về những dự án như sân bay, đường sắt, và hệ thống tưới tiêu nằm trong khuôn khổ Chương trình Phát triển sáu năm phục vụ Hợp tác Thương mại và Kinh tế được Trung Quốc và Philippines ký kết vào tháng 3/2017. Hai bên hy vọng sẽ đạt được tiến triển lớn trong các dự án trước khi diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN vào tháng 11 năm nay.

Phân tích và đánh giá

Chính sách của ông Trump đối với châu Á sẽ đi về đâu? của Sheila Smith

Từ khi nhậm chức, không có chút bằng chứng nào cho thấy chính quyền của Tổng thống Trump sẽ có một chính sách đối ngoại kiên định đối với châu Á. Tuy nhiên, trong tương lai gần, chúng ta có thể nhận thấy được một vài đặc điểm của chính quyền Trump mà nhiều khả năng sẽ định hình cách tiếp cận của Mỹ đối với đồng minh cũng như kẻ thù.

Thứ nhất, ông Trump nghiêng về cách thức giải quyết vấn đ thông qua kênh song phương. Trong những tháng đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống, Trump đã thể hiện rõ rằng các cuộc gặp đa phương không phải là sự lựa chọn của ông. Các cuộc gặp với những đồng minh châu Âu tại NATO và G20 cho thấy Tổng thống Mỹ cảm thấy thông lệ ngoại giao đa phương rất mệt mỏi và bất tiện.

Thứ hai, Tổng thống Trump dường như không quan tâm đến ý kiến của các chuyên gia trong và ngoài khu vực về chính quyền, thay vào đó chỉ dựa vào bản năng và sự chỉ dẫn từ các lãnh đạo nước ngoài. Rất ít người được tham dự buổi gặp mặt giữa ông Trump với các nhà lãnh đạo nước ngoài, điều này tạo nên sự ngăn cách giữa Tổng thống Trump với các quan chức chính phủ.

Cuối cùng, chính sách đối ngoại của Mỹ được cho là tồi tệ bởi sự thiếu thiện chí của chính quyền trong việc chỉ định các quan chức cao cấp thực thi chính sách đối ngoại và chương trình an ninh. Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn tiếp tục hoạt động mà không có sự bổ nhiệm người phụ trách châu Á, nhất là việc Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn thiếu nhân sự khiến chính quyền Trump chưa sẵn sàng thực hiện các mục tiêu đối ngoại.

Nhìn về tương lai, đầy rẫy những khó khăn và không chắc chắn xung quanh cách tiếp cận của chính quyền Trump đối với khu vực châu Á. Cách xử lý vấn đ Triều Tiên của Trump càng làm tăng thêm sự lo ngại và giận dữ Tokyo và Seoul. Trong lúc Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại trưởng Mỹ cố gắng bình ổn tình hình thì Trump lại càng gia tăng căng thẳng khi đe dọa về một cuộc chiến tranh mà thế giới chưa từng chứng kiến.

Trong tháng 11 tới, 18 nhà lãnh đạo châu Á sẽ có mặt tại hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS). Lần này mọi con mắt sẽ đ dồn vào hoạt động của ông Trump và Tập Cận Bình. Trong hội nghị thượng đỉnh APEC cũng vào tháng 11 tới, ông Trump sẽ phải đối mặt với những đối tác thương mại khó chịu nhất của Mỹ châu Á. Mười một quốc gia còn lại tại TPP đang thúc đẩy chương trình nghị sự của họ mà không có sự tham gia của Mỹ.

Tất cả những vấn đ ngoại giao phức tạp này sẽ đương nhiên chịu ảnh hưởng của tình hình chính trị trong nước. Một lần nữa, chính phủ Mỹ dường như đang bị đe dọa "đóng cửa". Sau khi vụ việc Charlottesville khơi dậy vết thương về bạo lực chủng tộc tại Mỹ, đảng Cộng hòa dường như bị chia rẽ sâu sắc. Có một cơ hội nếu chính quyền Mỹ thực sự mong muốn. Đó là, ông Trump có thể phản đối quan điểm với lý lẽ chính quyền Mỹ quá bận rộn với những vấn đ trong nước mà không thể chú ý tới lợi ích toàn cầu.

Chiến lược quan trọng của ông Trump dường như thờ ơ hơn bao giờ hết và mối quan hệ đối tác lâu năm của Mỹ tại châu Á dường như đang gặp nguy hiểm. Cần phải thận trọng đ các mối quan hệ hữu nghị tại châu Á không làm phương hại lẫn nhau.

Rất khó đ Philippines thu lợi từ cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung Biển Đông của Phillip Orchard

Do bị mắc kẹt giữa Mỹ và Trung Quốc, nên Philippines không có nhiều không gian hành động đ thu lợi cho riêng mình.

Ông Duterte đang chơi trò mạo hiểm. Ông cố chứng minh Philippines là người được hưởng lợi trong cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc. Đồng thời, ông cũng phải cân bằng giữa các trung tâm quyền lực bấy lâu nay Philippines. Trong cuộc chơi địa chiến lược này, lời hứa và quan hệ đối tác đều thiếu nền tảng vững chắc. Lời hứa của Trung Quốc mong manh, nhưng ý định thì lộ rõ. Quan hệ đối tác với Mỹ vẫn được duy trì, nhưng bị giới hạn hơn về phạm vi và được vận dụng một cách có chọn lọc theo những điều kiện phía Mỹ định ra. Trong bối cảnh này, cả Mỹ và Trung Quốc đều không cho Philippines cơ hội hành động đ thu lợi ích riêng.

Việc ông Duterte tránh gây căng thẳng trước những hành động của Trung Quốc Biển Đông không phải là minh chứng cho thấy chính sách xoay trục khỏi Mỹ của Philippines đã khiến Trung Quốc mềm mỏng hơn trong việc đòi hỏi chủ quyền Biển Đông. Bất kì một lời hứa nào kiểu như vậy đều vô nghĩa về mặt chiến lược. Trung Quốc cần thích ứng, ràng buộc chính trị với Manila đ bảo đảm khả năng tiếp cận các tuyến đường xuất khẩu Thái Bình Dương, khi Bắc Kinh vẫn chưa thể đối đầu trực diện với Hải quân Mỹ. Trung Quốc đang đặt cược rằng, sức mạnh quân sự áp đảo trước Philippines kết hợp với việc Manila nghi ngờ cam kết từ Mỹ, sẽ buộc chính quyền Duterte phải chọn lựa tránh đối đầu. Nếu không có được một thỏa thuận kiểu như vậy, Trung Quốc sẽ dễ dàng từ bỏ những lời hứa với ông Duterte và xâm lấn hơn nữa vùng biển của Philippines.

Ngay cả khi có ý định thực sự, Duterte cũng không thể đáp ứng điều mà Trung Quốc yêu cầu. Đó là đuổi lực lượng quân sự Mỹ khỏi Philippines, thay vào đó bằng lực lượng đồn trú của Trung Quốc. Nguyên nhân là bởi dư luận Philippines đang nghi ngờ bước chuyển hướng thân Trung Quốc của ông Duterte. Nguy cơ chính trị lộ rõ nếu ông Duterte chọn cách giữ lời hứa với Trung Quốc và gây hại tới liên minh với Mỹ. Thách thức lớn nhất là từ phía quân đội, lực lượng từ lâu đã được hưởng lợi lớn từ hợp tác bền chặt với Mỹ, xem sự hiện diện quân sự của Mỹ là cần thiết đ ngăn chặn Trung Quốc xâm lấn Philippines.

Mỹ sẽ tìm cách đ khiến Philippines lại phụ thuộc vào Mỹ, ngăn cản Manila và Bắc Kinh đạt thỏa thuận gây hại đến ảnh hưởng của Mỹ khu vực, sẽ can dự nhưng theo hướng có chọn lọc dựa trên những mục tiêu này. Mỹ sẽ không đ bị kéo vào một cuộc xung đột không mong muốn nhưng vẫn sẽ giữ các cam kết an ninh với đồng minh, nhưng theo hình thái mập mờ; không can dự vào Biển Đông theo hướng đại diện hay ủng hộ một nước có tranh chấp với Trung Quốc. Về phần mình, Trung Quốc sẽ tiếp tục thăm dò giới hạn của các nước đối địch có tranh chấp Biển Đông và thử nghiệm quyền lực của kẻ mạnh. Xu thế này sẽ đẩy Philippines lâm vào tình cảnh không dễ chịu khi ca ngợi giá trị của những lời hứa mà Manila không thể tin tưởng tuyệt đối.

"Trung Quốc kéo Indonesia vào vũng lầy Biển Đông của John McBeth

Trạng thái yên ổn trong tranh chấp lãnh thổ khu vực Biển Đông thời gian qua đã bị phá vỡ với việc Trung Quốc chỉ trích Indonesia về quyết định đổi tên khu vực đảo Natuna giàu khí đốt tự nhiên của nước này. Vậy điều gì ẩn sau một cái tên như vậy? Có vẻ như nó mang khá nhiều ý nghĩa, đặc biệt đối với những tuyên bố chủ quyền bành trướng của Trung Quốc Biển Đông, nơi mà Bắc Kinh ngày càng có xu hướng coi là sân sau nhà mình.

Trong một bức thư bày tỏ sự phản đối gửi đến Đại sứ quán Indonesia tại Bắc Kinh hôm 25/8 vừa qua, Bộ Ngoại giao Trung Quốc xác nhận rằng hai nước đang có những tuyên bố chủ quyền chồng lấn Biển Đông và việc Indonesia đổi tên khu vực này sẽ không thay đổi được sự thật đó. Trung Quốc cho biết việc thay đổi cái được cho là mộttên gọi được quốc tế công nhậnsẽ khiếntranh chấp trở nên phức tạp và căng thẳng hơn”, đồng thời ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định trong khu vực.

Hiện chưa rõ chính xác phạm vi các vùng biển mà Trung Quốc nói là đang trong tranh chấp, song giới chức Indonesia từ lâu vẫn mơ hồ về tấm bản đ "Đường 9 đoạn" mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền, trong đó bao phủ hầu hết khu vực Biển Đông và dường như lấn cả sang EEZ của Indonesia.

Indonesia không phải một bên tuyên bố chủ quyền tại Quần đảo Trường Sa đang tranh chấp, và ít nhất là trong quá khứ họ cũng không thừa nhận bất cứ vấn đ nào về đường biên giới trên biển với Trung Quốc. Tuy nhiên, điều này đã thay đổi vào năm 2016 khi Lực lượng Bảo vệ bờ biển Trung Quốc chiếm lại một tàu đánh cá do Indonesia bắt giữ tại nơi mà Bắc Kinh gọi là “ngư trường truyền thống của Trung Quốc”. Giới chức Indonesia cho biết không chỉ có tàu đánh cá của Trung Quốc được một đội tàu bảo vệ ngư nghiệp tháp tùng tại khu vực sâu trong EEZ của Indonesia, mà còn có 2 tàu hải cảnh được trang bị vũ khí hạng nặng đã thâm nhập vào phần lãnh thổ 12 hải lý của nước này đ bảo đảm cho các tàu trên quay trở về. Các ngư trường truyền thống không được UNCLOS công nhận, song các quyền đánh cá truyền thống đã và đang là chủ đ của loạt đàm phán song phương giữa Indonesia và hai nước láng giềng Úc và Malaysia.

Với việc Chính quyền Widodo áp dụng một đường lối cứng rắn đối với các tàu đánh cá nước ngoài trái phép từ năm 2014, rõ ràng là chính sách hàng hải của ông Widodo một mức đ nào đó đã xung đột mạnh với nỗ lực bành trướng của Trung Quốc Biển Đông.

Nhìn chung, ít có khả năng Indonesia hay Trung Quốc sẽ khởi kiện lên Tòa trọng tài quốc tế đ phán xử các tuyên bố chủ quyền của mình như Philippines từng kiện và giành chiến thắng trước Trung Quốc trong phán quyết tháng 7/2016. Indonesia cũng được cho là không tin tưởng vào tòa án La Haye này sau sự thất bại bẽ bàng của họ trước Malaysia xung quanh quần đảo Sipadan và Ligitan ngoài khơi bờ biển phía Đông đảo Borneo vào năm 2002, một phán quyết mà họ đã chấp nhận song cũng làm dấy lên những chỉ trích gay gắt trong nước đối với chính phủ khi đó.

Đ chế ngự Kim Jong-un, Trung Quốc cần một phần thưởng lớn: Biển Đông của Panos Mourdoukoutas

Rõ ràng là Trung Quốc có thể chế ngự các vụ thử tên lửa của Triều Tiên. Nhưng đ làm điều đó, Trung Quốc cần một phần thưởng lớn, đó là Biển Đông. Và theo đó, Trung Quốc có thể tự đ ra luật lệ trên biển của riêng mình, khai thác tất cả nguồn tài nguyên đây cũng như thỏa mãn tình cảm chủ nghĩa dân tộc đanghừng hựccủa nước này.

Bán đảo Triều Tiên xa Biển Đông, song cuộc khủng hoảng hiện nay đó không phải không liên quan gì đến những điều đang xảy ra Biển Đông, bởi có một nhân tố quan trọng đang đứng sau cả hai cuộc xung đột, đó là Trung Quốc.

Thực tế, Kim Jong-un hiện giống như một mồi nhử của Trung Quốc trong các tranh chấp Biển Đông. Khi cả thế giới đang tập trung vào các vụ thử tên lửa và hạt nhân của chế đ Kim thì Trung Quốc tiếp tục cho xây đảo nhân tạo Biển Đông, ức hiếp các nước láng giềng dám thách thức tham vọng chế ngự tuyến hàng hải rộng lớn này. Ngoài việc đe dọa sẽ có chiến tranh nếu như Philippines thực thi phán quyết của Tòa về Biển Đông, Trung Quốc đe dọa và yêu cầu Việt Nam và Ấn Đ ngừng hoạt động khảo sát dầu khí Biển Đông nếu như không muốn rủi ro các lô dầu khí bị tấn công. Trung Quốc còn yêu cầu Indonesia từ bỏ quyết định đổi tên vùng biển phía tây nam Biển Đông thànhBiển Bắc Natuna”. Không dừng đó, Trung Quốc còn yêu cầu Nhật Bản, đồng minh thân cận nhất của Mỹ châu Á, tránh xa Biển Đông.

Trong khi đó, thương mại song phương giữa Trung Quốc và Triều Tiên đã tăng gần 20% trong năm ngoái. Hiện nay, các thị trường châu Á luôn tỏ ra nhạy cảm với các vụ thử tên lửa của Triều Tiên.

Đó chính là lý do vì sao Trung Quốc không thực sự có ý muốn “thuần phục” những tham vọng của Kim Jong-un- trừ khi Mỹ và các đồng minh sẵn sàng để Bắc Kinh nắm quyền kiểm soát toàn bộ Biển Đông, và tăng cường các chiến thuật đàn áp của mình. Vấn đề là liệu phương Tây đã sẵn sàng trả giá lớn này cho Trung Quốc hay chưa.

Cần làm gì để hướng tới bộ quy tắc COC ở Biển Đông?của Nengye Liu

Biển Đông đang thực sự rất cần một cấu trúc mang tính thể chế để kiểm soát xung đột.

Trong khi chính phủ Trung Quốc thúc đẩy việc thông qua đàm phán bộ khung cho COC, một số nhà chỉ trích cho rằng, việc Trung Quốc đột nhiên quan tâm đến tiến trình đàm phán này là nhằm mục đích câu giờ để hoàn thành các mục tiêu chiến lược của mình ở Biển Đông.

Mục đích của COC là thiết lập ra các quy tắc nhằm hướng dẫn việc thực hiện cho các bên, thúc đẩy hợp tác trên biển ở Biển Đông. Tuy nhiên, thực tế là không nên kỳ vọng việc thông qua COC sẽ ngay lập tức giải quyết được vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Đồng thời cũng khó mà tưởng tượng được rằng COC sẽ ủng hộ các kết luật trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc năm 2016 khi mà Trung Quốc đã tẩy chay vụ kiện này.

Điều mà COC có thể làm là tạo ra một cơ hội để thúc đẩy cơ chế quản trị ở Biển Đông nhằm giảm căng thẳng trong khu vực. Vậy cần phải làm như thế nào? Các quốc gia ở Biển Đông có thể hợp tác ra sao để thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực?

Trước hết, về vấn đề môi trường, vụ kiện năm 2016 đã khẳng định rằng việc áp dụng Phần XII của UNCLOS (về  Bảo vệ và Bảo tồn Môi trường Biển) đối với Biển Đông, bất kể các quốc gia có yêu sách ở Biển Đông hay không. Trong khi nội dung của COC vẫn chưa được tiết lộ, cần thiết phải đưa ra hướng dẫn về các vấn đề quy định trong UNCLOS như ngăn ngừa ô nhiễm do tàu thuyền gây ra, quản lý nghề cá bền vững, các hoạt động dầu khí xa bờ, những tác động đối với môi trường do hoạt động du lịch và bảo vệ môi trường đối với các thực thể trên biển và các vùng biển lân cận.

Tiếp đến và quan trọng hơn, khu vực Biển Đông thiếu cơ sở hạ tầng mang tính thể chế có hiệu quả để thảo luận, đàm phán và đưa ra các quyết định liên quan đến khu vực.

Các quốc gia ven biển đóng vai trò quản lý trong việc quản lý các vùng biển nửa kín, cho dù là ở Địa Trung Hải, Bắc Băng Dương hay Biển Đông. Có thể lấy ví dụ về Tuyên bố Ilulissat năm 2008 của năm quốc gia ven biển vùng Bắc cực, là Mỹ, Canada, Nga, Na Uy và Đan Mạch/Greenland.

Mười quốc gia ven biển ở Biển Đông phải đóng vai trò đi đầu về quản trị biển ở khu vực. Khi COC được thông qua, bước đi hợp lý tiếp theo sẽ là thiết lập một cơ chế khu vực có thể tiếp tục thể chế khóa quản trị Biển Đông giữa các quốc gia ven biển. Trong khi đó, các quốc gia bên ngoài khu vực nhưng có lợi ích lớn ở Biển Đông, như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Úc và Hàn Quốc, cần được tham gia với vai trò là quan sát viên. Các quan sát việc có thể hỗ trợ kinh phí phát triển và nghiên cứu, chia sẻ kinh nghiệm quản trị của mình đối với khu vực, thể hiện mối quan tâm lợi ích của mình ở khu vực.

Hy vọng rằng, việc đàm phán COC có thể thúc đẩy quản trị ở Biển Đông. Điều này sau đó có thể kéo theo tiến trình xây dựng lòng tin giữa các quốc gia ven biển, thiết lập các cơ chế quản trị tốt hơn để kiểm soát tranh chấp./