13/01/2010
Thay mặt Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia Việt Nam – đơn vị đồng Tổ chức – tôi xin nhiệt liệt chào mừng và cảm ơn các quý vị đại biểu đã tới dự Hội thảo Quốc tế “Biển Đông: Hợp tác vì An ninh và Phát triển trong Khu vực” lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội, Việt Nam.
Kính thưa các vị khách quý,
Thưa Quý bà, Quý ông,
Thay mặt Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia Việt Nam – đơn vị đồng Tổ chức – tôi xin nhiệt liệt chào mừng và cảm ơn các quý vị đại biểu đã tới dự Hội thảo Quốc tế “Biển Đông: Hợp tác vì An ninh và Phát triển trong Khu vực” lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội, Việt Nam.
Thưa các Quý vị,
Từ xa xưa Biển Đông đã có tầm quan trọng đặc biệt về kinh tế và chiến lược vì nơi đây có nhiều tuyến hàng hải quan trọng hàng đầu đi qua và chứa đựng nhiều tài nguyên biển đa dạng và phong phú. Ngày nay, trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hoá, tầm quan trọng của Biển Đông đã vượt khỏi phạm vi khu vực và thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia khác, song song với xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển tiếp tục tồn tại mang tính chất chủ đạo trong quan hệ quốc tế đương đại. Nhận thức được cục diện này và ý thức được sự phức tạp của tình hình ở Biển Đông, các bên liên quan về cơ bản đều nỗ lực phấn đấu vì hoà bình, ổn định và hợp tác ở khu vực. Do vậy, trong thập kỷ qua chúng ta đã chứng kiến những tiến bộ nhất định trong nỗ lực hợp tác nhằm kiềm chế căng thẳng và tìm giải pháp hoà bình cho những tranh chấp ở Biển Đông. Cụ thể là Tuyên bố ASEAN năm 1992 về Biển Đông, Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông ký năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc - bước đầu tiên trong quá trình tiến tới xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông - và Thoả thuận Thăm dò Địa chấn giữa Trung Quốc, Việt Nam và Phi-líp-pin năm 2005.
Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là những tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ giữa nhiều bên liên quan không hề thuyên giảm ở Biển Đông. Ngược lại, những diễn biến gần đây , nhất là các hành động khẳng định chủ quyền về mặt pháp lý, kèm theo đó là những hành vi đơn phương nhằm tăng cường sự kiểm soát thực địa, tranh chấp các nguồn năng lượng và tài nguyên đã làm cho tình hình thêm phức tạp.
Trong bối cảnh đó, giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định, đảm bảo tự do hàng hải, bảo vệ môi trường và nguồn tài nguyên thiên nhiên, cũng như hợp tác cứu hộ, cứu nạn ngư dân trong khu vực Biển Đông …đòi hỏi các bên liên quan phải cùng nhau hành động và tìm ra các giải pháp hữu hiệu nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của tình hình. Nói cách khác, tăng cường hợp tác, tìm kiếm các phương thức giải quyết tranh chấp và xử lý các thách thức để duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Thưa các Quý vị,
Việc tăng cường hợp tác vì an ninh, hoà bình và phát triển ở Biển Đông rất cần tâm huyết, trí tuệ và trách nhiệm của giới học giả trong và ngoài khu vực. Sự hiện diện tại Hội thảo này của những nhà nghiên cứu hàng đầu về Biển Đông, những học giả nổi tiếng về uy tín khoa học và lập trường khách quan là một minh chứng về mối quan tâm của giới chúng ta đối với tương lai của biển Đông. Tôi tin rằng tại diễn đàn này, mỗi chúng ta đều sẵn sàng chia sẻ những kết quả nghiên cứu chuyên sâu về Biển Đông nhằm góp phần nâng cao không chỉ hiểu biết của giới học giả chúng ta, mà cả nhận thức của giới hoạch định chính sách và của công chúng về các vấn đề liên quan đến Biển Đông để từ đó thúc đẩy nỗ lực của các bên trong khu vực với mục đích duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông vì lợi ích của mỗi bên liên quan và vì hòa bình, an ninh và phát triển của cả khu vực.
Theo tinh thần đó, Học viện Ngoại giao phối hợp với Hội Luật gia Việt Nam tổ chức Hội thảo Quốc tế lần thứ nhất với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì An ninh và Phát triển trong khu vực.” Đây là một diễn đàn hoàn toàn mang tính khoa học với những mục tiêu :
- Hình thành mạng lưới các nhà nghiên cứu về Biển Đông để chia sẻ quan điểm, cách tiếp cận, các kết quả nghiên cứu về Biển Đông từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau như khoa học pháp lý, chính trị và quan hệ quốc tế . . .
- Chia sẻ các đánh giá, phân tích hệ luỵ đối với hoà bình và an ninh khu vực trước những diễn biến mới đây ở Biển Đông.
- Ở mức cao hơn, đề xuất, kiến nghị việc xây dựng những cơ chế hợp tác trong các lĩnh vực chức năng và các khả năng giải pháp đối với các tranh chấp ở Biển Đông.
Thưa các quý vị,
Tình hình Biển Đông còn diễn biến phức tạp và có nguy cơ đe doạ tới hoà bình và ổn định trong khu vực. Mặt khác, mọi người đều thừa nhận rằng giải pháp cuối cùng cho các tranh chấp ở Biển Đông chắc chắn không thể đạt được trong ngày một ngày hai. Chính vì thế, mọi sáng kiến hay hành động vì hoà bình và ổn định ở Biển Đông đều đáng trân trọng và hoan nghênh. Tôi tin rằng giới hoạch định chính sách cũng như công luận đang trông chờ vào những ý kiến mang tính chất khoa học, khách quan cũng như thực tế của chúng ta tại Hội thảo này. Và tôi cũng mong rằng những ý kiến này sẽ chứa đựng tính gợi mở cho các bên liên quan trong việc tìm cơ chế giải quyết những tranh chấp và các vấn đề còn tồn tại.
Hội thảo sẽ xoay quanh 3 cụm nội dung chính:
1. Tầm quan trọng của Biển Đông đối với hoà bình và an ninh khu vực; vị trí của Biển Đông trong chiến lược của các quốc gia liên quan.
2. Nguồn gốc và diễn biến tình hình các tranh chấp hiện nay từ các góc độ pháp lý, chính trị và quan hệ quốc tế; đánh giá về hệ luỵ đối với an ninh và hoà bình khu vực của những diễn biến mới đây trên Biển Đông.
3. Đánh giá về hiệu quả của các cơ chế hiện có trong khu vực nhằm kiềm chế căng thẳng gia tăng và thúc đẩy hợp tác; chia sẻ các mô hình hợp tác hiệu quả; đề xuất các biện pháp thiết thực nhằm tăng cường lòng tin và đề xuất các cơ chế giải quyết các tranh chấp giữa các bên liên quan.
Phương thức thảo luận là thẳng thắn, khách quan, xây dựng và cầu thị.
Trên tinh thần đó, tôi xin trân trọng khai mạc Hội thảo “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực.”
Xin chúc sức khoẻ tất cả các quý vị, và chúc Hội thảo của chúng ta đạt được kết quả như mong đợi.
Xin trân trọng cảm ơn./.
Sau đây là phần lời giới thiệu sách "Biển Đông: Hợp tác và An ninh và Phát triển trong Khu vực" do Nhà Xuất bản Thế giới ấn hành năm 2010, tập hợp các tham luận tại Hội thảo khoa học quốc tế do Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia tổ chức tháng 11 năm 2009...
Cuốn kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ nhất “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực” này tập hợp những tham luận của các học giả tham dự hội nghị. Bám sát vào nội dung của thảo luận, hầu hết tham luận của các nhà nghiên cứu được giới thiệu trong kỷ yếu tập trung phân tích: (1)...
Bài của Thiếu tướng Vinod Saighal (Ấn Độ): "Châu Á đang là một nền kinh tế khổng lồ của thế giới và tình hình này có vẻ như sẽ còn tiếp tục diễn ra trong thời điểm đỉnh cao nhất của thế kỷ 21. Ngoài ra, châu Á còn là sân chơi – chính xác hơn là chiến trường – cho những nước muốn chiếm ưu thế lớn...
Tóm tắt Bài viết này có hai mục tiêu: Thứ nhất là khái quát và xem xét cách tiếp cận quản lý tranh chấp biên giới của Việt Nam và Trung Quốc và thứ hai là đánh giá những bài học, liên hệ và tác động của cách tiếp cận của Trung Quốc và Việt Nam đối với tình hình ở Biển Đông. Bài viết trình bày tổng quan...
I. Giới thiệu về biển Đông Biển Đông là một biển nửa kín và là một trong những khu vực chiến lược quan trọng bậc nhất trên thế giới. Vùng biển này trải rộng từ khoảng vĩ tuyến 30 Nam tới vĩ tuyến 230 Bắc và được bờ biển của các nước Trung Quốc (bao gồm cả đảo Đài Loan), Việt Nam, Campuchia, Thái lan,...
I. Bất chấp hậu quả của khủng hoảng toàn cầu, các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang khẳng định dự báo của các nhà khoa học rằng trung tâm kinh tế và chính trị thế giới thế kỷ 21 cũng như trung tâm của những cạnh tranh, thậm chí trung tâm của cuộc đối đầu mới có thể xảy ra giữa các cường quốc...