II.               Vị trí của In-đô-nê-xi-a:

 

1.            Đường biên giới của In-đô-nê-xi-a nằm trên biển Đông nhưng không phải là bên tham gia trong những tranh chấp đa phương với quần đảo Trường Sa.

2.            Vào những năm 1980 In-đô-nê-xia đã lo ngại rằng Biển Đông có thể trở thành điểm bùng phát những xung đột mới trong khu vực, điều đó có thể gây ảnh hưởng tới hòa bình và ổn định trong khu vực Đông Nam Á.

3.            Vào thời điểm đó ASEAN không có bất kỳ quan điểm nào đối với biển Đông. Thực sự, đã có rất nhiều tranh chấp giữa chính các quốc gia ASEAN.

4.            Vào thời điểm đó ASEAN vẫn chưa bao gồm các nước Đông Dương (Cam-pu-chia, Lào và Việt Nam)

 

III.           Những sáng kiến không chính thức của In-đô-nê-xi-a:

 

Xét có những khó khăn khi triển khai những sáng kiến chính thức, tôi đã đi thăm năm nước ASEAN khác nhau vào thời điểm đó để thảo luận xem liệu có thể làm được điều gì, tôi đã nhận thấy rằng:

 

1.            Thực tế, tất cả mọi người nghĩ rằng chúng ta nên làm một điều gì đó.

2.            Có sự lo ngại rằng các tranh chấp lãnh thổ có thể gây khó khăn rất lớn đối với những nỗ lực hợp tác phát triển.

3.            Sẽ tốt hơn nếu áp dụng cách tiếp cận không chính thức, hay ít nhất là ở giai đoạn ban đầu.

4.            Có một vài ý kiến cho rằng các thành viên ASEAN nên phối hợp các quan điểm của họ trước các quốc gia ngoài ASEAN tham gia vào quá trình (Tôi không chia sẻ quan điểm này).

 

IV.            Trong nỗ lực nhằm đối phó với những xung đột tiềm tàng ở biển Đông, tôi đã đề ra ba mục tiêu:

 

1.            Thiết kế các chương trình hợp tác, trong đó tất cả mọi người đều có thể tham gia, bất kể lúc đầu các chương trình có thể nhỏ hoặc không đáng kể.

2.            Thúc đẩy tiến trình xây dựng lòng tin.

3.            Khuyến khích đối thoại giữa các bên nhằm tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề của họ.

 

V.               Tìm kiếm các chương trình hợp tác:

 

1.            Cuộc gặp đầu tiên của hội thảo năm 1990 (ở Bali) chỉ có sáu quốc gia ASEAN tham dự.

2.            Tôi đã đưa ra sáu chủ đề để thảo luận, trong đó mỗi quốc gia ASEAN được yêu cầu đi đầu:

 

(i) Các vấn đề về lãnh thổ và chủ quyền: Ma-lai-xi-a

(ii) Các vấn đề về an ninh và chính trị: Xing-ga-po

(iii) Nghiên cứu khoa học biển  và bảo vệ môi trường: In-đô-nê-xi-a

(iv) An toàn hàng hải: Phi-lip-pin

(v) Việc quản lý các nguồn tài nguyên: Thái Lan

(vi) Cơ chế hợp tác về định chế: Bru-nei Da-ru-sa-lam

 

VI.            Những cuộc gặp tiếp theo của hội thảo, chúng ta có thể có được sự góp mặt của Trung Quốc, Đài loan (Đài loan Trung Quốc), Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia, đặc biệt từ sau thành tựu về hòa bình ở Cam-pu-chia, và sự gia nhập của các quốc gia Đông Dương vào ASEAN.

 

VII.        Không dễ dàng để kêu gọi Trung Quốc góp mặt vào tiến trình hội thảo, có thể là bởi vì:

 

1.            Trung Quốc không thích “khu vực hóa” hoặc “quốc tế hóa” các vấn đề về biển Đông;

2.            Đưa Đài Loan cùng tham gia vào tiến trình;

3.            Trung Quốc nhìn nhận rằng họ sẽ giải quyết các vấn đề tồn tại giữa Trung Quốc và các nước khác theo con đường trực tiếp và song phương;

 

VIII.     Quá trình hội thảo đã diễn ra liên tục hàng năm ở In-đô-nê-sia kể từ năm 1990; và hiện nay hội thảo lần thứ 19 dự kiến được tổ chức vàp tháng 11 năm 2009.

 

Thêm vào đó, quá trình hội thảo cũng hoạt động thông qua các nhóm công tác kỹ thuật (TWG’s), hội nghị nhóm chuyên gia (GMS) và các nhóm nghiên cứu (SG) khác nhau ở những địa điểm khác nhau xung quanh khu vực biển Đông, được các quốc nhà chủ nhà lần lượt tổ chức;

 

IX.            Có năm TWG’s

 

Cụ thể là (1) Nghiên cứu Khoa học Biển, (2) Đánh giá nguồn tài nguyên, (3) Bảo vệ môi trường Biển, (4) An toàn hàng hải, vận tải đường biển và giao thông, và (5) các vấn đề pháp lý.

 

X.               Hợp tác về Nghiên cứu khoa học biển có thể được ưu tiên nhất, đặc biệt sau cuộc khảo sát về đa dạng sinh học xung quanh những hòn đảo thuộc Anambas.

 

Hiện tại chúng ta đang tích cực chuẩn bị và phát triển việc hợp tác trong việc giải quyết ra sao đối với vấn đề mực nước biển dâng cao, kết quả của việc biến đổi khí hậu toàn cầu.

 

XI.            Trong lần họp trước (Hội thảo lần thứ 18 diễn ra tại Menado tháng 11 năm 2008), lần đầu tiên Trung Quốc và Đài Loan đồng ý đệ trình một đề xuất chung trước hội nghị tiếp theo (vào tháng 11 năm 2009), kết hợp các khái niệm Trung Quốc về Giáo dục, Khóa đào tạo và Trao đổi Khoa học và Công nghệ Hàng hải ở biển Đông, và đề xuất của Đài Loan Trung Quốc về “Hệ thống giáo dục Đông Nam Á (SEA – ONE)”.

 

Hi vọng rằng đề xuất chung sẽ sớm được chấp thuận và thực thi, theo đó sẽ trở thành một dấu mốc quan trọng trong việc xây dựng hòa bình và hợp tác ở biển Đông.

 

XII.        Quá trình xây dựng lòng tin:

 

1.            Sau một vài cuộc họp, việc thảo luận về các vấn đề lãnh thổ và chủ quyền cũng như về các vấn đề an ninh và chính trị đã rơi vào bế tắc, chủ yếu do các bên không tự nguyện tiếp tục. Tuy nhiên, những cuộc tranh luận cũng mang lại việc nhận thức tốt hơn về các vấn đề liên quan.

2.            Thảo luận về việc xây dựng lòng tin đã đem lại một số kết quả:

 

(i) Không tiến hành việc mở rộng hiện diện quân sự có quy mô lớn tại các điểm tranh chấp gần đây.

(ii) Không tiến hành việc chiếm đóng đối với các ở các đảo và bãi ngầm.

(iii) Dường như các nhà chức tranh hữu quan đã có nhiều tiếp xúc hơn và minh bạch hơn.

(iv) Đã phát triển thêm các quy tắc ứng xử giữa các bên đã được hoàn thiện, như:

(a) Quy tắc ứng xử Trung Quốc – Phi-líp-pin (1995)

(b) Quy tắc ước ứng xử Việt Nam - Phi-líp-pin

(c) Quy tắc ứng xử ASEAN – Trung Quốc (2002)

(d) Hiệp ước phân định Trung Quốc - Việt Nam ở Vịnh Bắc Bộ (2002)

(e) Một số hoạt động phát triển/hợp tác chung trong nghề cá giữa Ma-lai-xi-a và Thái Lan, Ma-lai-xi-a và Việt Nam; Trung Quốc và Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ.

 

XIII.     Một vài bài học cho kênh không chính thức/ ngoại giao kênh 2:

 

1.            Một số điều kiện giúp những nỗ lực đạt được thành công:

 

(i) Các bên nhận thức rằng việc bùng nổ những xung đột sẽ không giải quyết được các tranh chấp và vì vậy sẽ không mang lại lợi ích cho họ.

(ii) Tồn tại quyết tâm chính trị trong việc tìm kiếm và giải quyết các vấn đề một cách hoà bình.

(iii) Không kích động dư luận vì điều đó có thể khiến lập trường của các bên cứng rắn hơn, thay vì đạt được các nhân nhượng hay giải pháp.

 (iv) Sự cần thiết của tính minh bạch trong pháp luật và chính sách quốc gia.

(v) Cần thiết xét tới lợi ích của các bên không liên quan vì họ có thể quan tâm tới việc giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hoà bình.

 

2.            Một vài nguyên tắc cơ bản:

 

(i) Sử dụng cách tiếp cận tổng thể.

(ii) Bắt đầu với những vấn đề ít nhạy cảm hơn.

(iii) Thu hút sự tham gia của các quan chức chính phủ cấp cao nhiều nhất có thể.

(iv) Quá trình nên linh hoạt và không nhất thiết phải thể chế hóa.

(v) Không nới rộng những khác biệt mà nên nhấn mạnh những tương đồng.

(vi) Đi theo cách thức tiếp cận từng bước, có thể bẳt đầu từ các vấn đề kỹ thuật.

(vii) Khi chưa đạt đuợc ngay kết quả thì không nên thất vọng.

(viii) Giữ mục tiêu đơn giản.

(ix) Vai trò của người khởi xướng và những người triệu tập cuộc họp là rất quan trọng.

 

XIV.     Quá trình hội thảo biển Đông đã được CIDA hỗ trợ thông qua trường Đại học British Columbia ở Vancouver trong 10 năm. Hiện tại quá trình hội thảo tự mình tiếp tục duy trì, và đều được các bên ủng hộ. Một số đại diện tham dự, do không thể tham dự vì lý do tài chính, đã Quỹ đặc biệt hỗ trợ. Quỹ này được thành lập nhờ các khoản đóng góp tự nguyện của các bên tham gia.

 

XV.         Tóm lại, sau nhiều năm đối phó với những xung đột tiềm tàng ở biển Đông, hiện nay tinh thần hợp tác đã xuất hiện trong khu vực.

 

Không còn sự bùng phát những xung đột hay xung đột vũ trang kể từ năm 1988. Thực sự, mối quan hệ hữu nghị giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, viễn cảnh về những xung đột ở biển Đông vẫn còn tồn tại trong tương lai nếu các quốc gia hữu quan không quyết tâm giải quyết những xung đột một cách cẩn trọng. Vì vậy, những nỗ lực không chính thức để đối phó với những xung đột tiềm tàng ở biển Đông nên được tiếp tục, trong khi các nỗ lực chính thức của các quốc gia có quan tâm nhằm giải quyết các vấn đề song phương cũng nên được khuyến khích. Hi vọng rằng các quốc gia liên quan không nên có hành động làm phức tạp thêm tình hình./.

 

 GS.TS. Hasjim Djatal, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, In-đô-nê-xi-a.

 Download bản PDF