Các thỏa thuận như vậy phục vụ nhiều mục đích: thăm dò và khai thác chung dầu mỏ và khí đốt trong khu vực thỏa thuận, hợp tác khai thác các mỏ dầu khí riêng lẻ, các khu vực đánh bắt cá chung, và những hoạt động hợp tác khác tiến hành bởi chính quyền hoặc người dân của các bên liên quan. Ngoài ra, còn có một số dạng thỏa thuận khác, thường là không chính thức, trong đó các quốc gia chấp nhận tôn trọng trên thực tế những đường biên giới lịch sử, vì một số lý do tài phán nhất định, nhưng sẽ không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của thỏa thuận chính thức sau này. Điều này cho thấy, trọng tâm trong tất cả các tình huống tranh chấp đều như nhau: không để những bất đồng liên quan đến quyền tài phán trên biển ảnh hưởng đến các hoạt động thăm dò, khai thác, tuần tra và cưỡng chế - tóm lại là tất cả các quyền mà các quốc gia ven biển được hưởng và những nghĩa vụ mà họ phải chấp hành.

 

Tôi cũng muốn lưu ý các bạn rằng việc khai thác chung nguồn dầu mỏ tại một khu vực không giống với hợp tác cùng khai thác một mỏ dầu riêng lẻ. Tuy nhiên, sự khác biệt đó ở đây không quan trọng vì bài viết này sẽ đưa một số kết luận pháp lý từ các biểu hiện hành vi khác nhau của nhà nước – trong đó các thực thể có chủ quyền đồng ý hợp tác với nhau.

 

Rõ ràng là động cơ của những thỏa thuận trên hầu hết đều xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và đi vào các hoạt động hợp tác chuyên ngành. Điều này có nghĩa các quốc gia có thể và thực tế đã thiết lập quan hệ pháp lý dựa trên cơ sở hình thức - chủ yếu nhằm xây dựng quan hệ. Việc làm này góp phần tạo nên một mức độ láng giềng thân thiện dù là trong quan hệ song phương, tiểu khu vực hay khu vực. Song điều này càng trở nên cần thiết hơn khi giữa các bên liên quan có một lịch sử xung đột và khi một thực thể mới xuất hiện, như trường hợp của Timor Leste ở Đông Nam Á.

 

Động cơ để tiến đến một thỏa thuận pháp lý sẽ không ảnh hưởng đến hiệu lực của nó, như bài viết này không chú ý nhiều đến những hiệp ước mang tính hình thức này. Thay vào đó, trọng tâm phân tích tập trung ở đóng góp của những thỏa thuận hợp tác thiết thực và cụ thể trên đối với sự phát triển của luật pháp quốc tế nói chung và đối với tình trạng bế tắc về pháp lý ở Biển Đông nói riêng.

 

Vấn đề hợp tác quốc tế và luật quốc tế

 

Khái niệm bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia đóng vai trò trung tâm của luật quốc tế hiện đại.[1] Các luật gia quốc tế, ít nhất là ở phương Tây, đều thống nhất rằng khái niệm này có nguồn gốc từ những hiệp ước ký năm 1648 sau khi cuộc Chiến tranh Ba mươi năm kết thúc, hay còn được gọi chung là “Hòa ước Westphalia”. Những hiệp ước này đã lần đầu tiên đặt ra một nguyên tắc “bất di bất dịch” rằng các quốc gia có chủ quyền trong phạm vi biên giới của họ, và có quyền tự tổ chức (lựa chọn hình thức nhà nước, tôn giáo) không bị xâm phạm và không cần phải hỏi ý kiến bất kỳ quốc gia nào khác. Điều đó có nghĩa là không một quốc gia nào có quyền can thiệp vào những quyết định trên, và xét trong bối cảnh năm 1648, một nước không được lấy việc bất đồng với tôn giáo chính thức của một nước khác để làm cái cớ đi xâm lược, dù cho hành động đó có được bào chữa và ủng hộ về mặt tôn giáo đến mức nào. Đây cũng chính là nguồn gốc xuất phát của một nguyên tắc được ghi nhận trong Điều 2(7) của Hiến chương Liên Hợp Quốc: không một quốc gia nào có quyền can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác.[2]

 

Cho đến nay không có vấn đề gì, tuy nhiên, sau hơn 60 năm kể từ khi Hiến chương được soạn thảo, cách giải thích Điều 2(7) vẫn còn là chủ đề phải bàn cãi. Một bên là những quốc gia tin tưởng vào chủ quyền tuyệt đối của quốc gia trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Dù cho quốc gia đó có làm gì trong phạm vi lãnh thổ của mình và dù nó gây ảnh hưởng thế nào đến các quốc gia khác (đặc biệt là các nước láng giềng) thì việc thực thi chủ quyền của quốc gia là không thể xâm phạm. Bên kia là nhóm các nước cho rằng, trong một thế giới phụ thuộc lẫn nhau, và nếu xét đến trình độ công nghệ của một số quốc gia có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng và lâu dài đối với các quốc gia khác (ví dụ như hậu quả của một số quyết định môi trường như đổi hướng dòng sông) thì các quốc gia được quyền nói lên những vấn đề trong đó những lợi ích sống còn của họ đang bị hoặc có thể bị đe dọa. Đối với những quốc gia xem mình thuộc trường phái luật phương Tây, một số biến dạng của quan điểm trên có thể nảy sinh. Đối với những nước theo thông luật (common law), nguyên tắc áp dụng được tóm tắt như sau: không ai được sử dụng quyền của mình mà gây tổn hại nghiêm trọng đến quyền của người khác. Luật dân sự (civil law) cũng có một nguyên tắc tương tự, có thể xem là một trong những “nguyên tắc chung của luật được thừa nhận bởi các quốc gia văn minh” theo như mục đích của Điều 38(1)(d) của Quy chế Tòa án Công lý Quốc tế.[3] Nếu như quan điểm này là đúng, vậy quan điểm “chủ quyền tuyệt đối” không thể giữ vững, ít nhất thì theo nghĩa đen như nhiều nước quan niệm. Bên cạnh các lập luận pháp lý, quan điểm trên về quyền lực quốc gia xuất phát từ một quan điểm đơn giản hóa về quan hệ quốc tế, quan điểm mà chắc chắn có sức hấp dẫn đối với các quốc gia sắp được độc lập mong muốn củng cố quan hệ quốc tế, và khi cần có thể bác bỏ những thỏa thuận trước đây các cường quốc thực dân đại diện cho họ đã ký kết.

 

Hơn nữa, cũng cần lưu ý một điều rằng, bối cảnh luật pháp quốc tế năm 1945 khác hẳn với tình hình hiện nay. Mạng lưới quan hệ pháp lý đặc biệt và phức tạp được xây dựng trên nhiều lĩnh vực như thương mại, ngân hàng, hệ thống tài chính quốc tế, nhân quyền, môi trường, đại dương, cảnh sát, chống khủng bố - hệ thống này đã phát triển khá nhanh trong thời gian trước đây. Các cơ quan chuyên trách của Liên Hợp Quốc có đóng góp rất nhiều vào những tiến triển này. Nhưng điều quan trọng ở đây là rất nhiều những thỏa thuận này (hầu hết có dạng các “hiệp ước tạo ra luật”) lại liên quan đến những lĩnh vực trước đây được xem là thuộc đặc quyền của nội luật. Nói cách khác, những thành viên của cộng đồng quốc tế đã quyết định phát triển các tiêu chuẩn quốc tế với số lượng ngày càng lớn với mong muốn hòa hợp hóa các quy định pháp lý trong nước ở những lĩnh vực nói trên. Điều này tạo ra các quyền và nghĩa vụ tương hỗ trong việc thực thi các thỏa thuận quốc tế, khi đó không thể viện dẫn lập luận về “những vấn đề thuộc quyền tài phán trong nước”. Khi một quốc gia phê chuẩn một hiệp định, nó trao cho các quốc gia thành viên khác quyền giám sát và phê bình những cách thức mà quốc gia đó sử dụng để thực hiện nghĩa vụ của mình. Tất nhiên, ngược lại, quốc gia đó cũng có quyền tương tự đối với những thành viên khác. Bằng cách này, hệ thống luật quốc tế hiện đại có vẻ như khuyến khích các quốc gia thường xuyên giám sát hành vi của nhau.

 

Dù vậy, không phải tất cả các quốc gia đều đồng ý với quan điểm được nêu ra đơn giản như ở đây. Và cần nhấn mạnh rằng các quốc gia chỉ có quyền can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác chỉ khi có sự lo ngại vi phạm hoặc xảy ra vi phạm một quy tắc quốc tế. Chừng nào các quốc gia còn trung thực với câu chữ và tinh thần của những nghĩa vụ của họ thì họ hoàn toàn có quyền quyết định biện pháp thực hiện các nghĩa vụ đó.[4]

 

Theo quan điểm của tôi, trong vòng sáu thập kỷ qua, cộng đồng quốc tế đã xây dựng nên một mạng lưới rộng khắp các nghĩa vụ quốc tế dành cho những quốc gia trong cộng đồng này, và hầu hết các quốc gia đã giảm đáng kể, dù không loại bỏ hoàn toàn nhóm các vấn đề “về cơ bản nằm trong quyền tài phán quốc gia”. Một trong những kết quả của việc này là sự chuyển trọng tâm từ chủ nghĩa đơn phương sang tôn trọng ý kiến của các quốc gia khác. Điều đó lại tiếp tục tạo ra một luồng quan điểm mới: một bên thì các quốc gia công nhận rằng quan điểm của các nước khác cần được xem xét trước khi đưa ra quyết định, và bên kia thì cho rằng, các quốc gia khác, chẳng hạn như các nước láng giềng, có quyền liên quan đến việc thực thi những chức năng của nhà nước. Một trong những chủ đề nên cân nhắc và đặt vào trong luồng quan điểm này đó là khái niệm về hợp tác quốc tế.

 

Trong phần giới thiệu, tôi đã gợi ý rằng định nghĩa hữu dụng nhất về hợp tác quốc tế phải đề cập đến tính thực tiễn và chức năng của nó. Mở rộng ra, điều này có nghĩa là khi một hoạt động không thể tiến hành được bởi một quốc gia đơn lẻ, hay khi sự phối hợp hành động của các quốc gia là cần thiết hoặc nên được ưu tiên hơn thì vấn đề nghĩa vụ sẽ được đặt ra. Nói rộng ra, lập luận muốn nhấn mạnh ở đây, đó là có một số vấn đề tuy thuộc quyền tài phán của các quốc gia nhưng về bản chất lại không thể xử lý thành công bằng hành động đơn phương. Giải pháp duy nhất là sự phối hợp hành động có được thông qua các thỏa thuận.

 

Hợp tác quốc tế đã có lịch sử lâu dài, dù phải mất nhiều thời gian để mọi người chú ý đến nhiều hơn đến nghĩa vụ pháp lý vốn trước nay vẫn bị lảng tránh. Thực ra, hiệp ước tồn tại lâu đời nhất thế giới, tính từ thế kỷ thứ hai trước công nguyên, chính là hiệp ước tương trợ lẫn nhau và phòng vệ, trong đó các bên thống nhất rằng tấn công vào một nước là tấn công tất cả và trong hoàn cảnh đó các nước sẽ tương trợ lẫn nhau. Hợp tác theo nghĩa rộng hơn có thể thấy ở bất cứ nơi nào trong thế giới cổ đại, chẳng hạn như giữa những quốc gia theo đạo Hồi.

 

Trong thời kỳ hiện đại, kết thúc của các cuộc chiến tranh Napoleon năm 1815 là một khởi đầu tốt đẹp. Năm đó đã diễn ra Hội nghị Viên, nơi các nhà lãnh đạo Châu Âu nhóm họp để tìm cách xử lý hậu quả của cuộc chiến tranh đã gây tác động không nhỏ đến lục địa này. Cuộc họp này đã làm gia tăng nhu cầu thể chế hóa hợp tác an ninh, hay còn gọi là “Hòa hợp Châu Âu”. Theo mô hình này, đại diện của các cường quốc hàng đầu sẽ gặp nhau để giải quyết, và nếu cần sẽ áp đặt những giải pháp liên quan đến những vấn đề ảnh hưởng hòa bình khu vực. Mô hình hòa hợp này đã chấm dứt đột ngột do cuộc chiến tranh Pháp – Phổ vào 1870 – 1871 và sau đó không được phục hồi lại.

 

Tuy nhiên, thế kỷ 19 lại chứng kiến sự ra đời của một thể chế khá hoàn chỉnh và ổn định – tổ chức quốc tế. Hai tổ chức đầu tiên là tổ chức theo khu vực và lĩnh vực, liên quan đến các quyền đối với sông Rhine và sông Danube. Đây là những ví dụ điển hình nhất về hợp tác thực tiễn và chuyên ngành: các quốc gia nhận ra rằng không những cần phải phối hợp hành động để duy trì tình trạng tàu bè quốc tế đi lại được trên sông mà còn cần phải có một cơ quan độc lập, một ủy ban đại diện cho các nước ven sông thực hiện nhiệm vụ này.

 

Cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất đã mang lại nhiều cơ hội hợp tác khác nhau, nhưng trong phạm vi thảo luận của bài này, ví dụ đáng kể nhất chính là Hội đồng Liên minh Vận tải Hàng hải, một cơ quan giám sát sự phối hợp đi lại của những thương thuyền của các nước chống lại phe Đức và đồng minh của Đức. Nhiệm vụ chính của ủy ban này là đảm bảo sự vận chuyển lương thực, con người, và đạn dược từ Bắc Mỹ đến Châu Âu. Điều này yêu cầu thành lập một cơ quan coi thương thuyền của các nước Đồng minh như một lực lượng và dựa theo đó mà bố trí sắp xếp cho họ.[5]

 

Trong Hiệp ước của Hội Quốc Liên – một tổ chức đóng vai trò là diễn đàn thảo luận các mối quan tâm về hòa bình và an ninh, được thành lập bởi Hiệp ước Versailles – lại không nhắc đến nghĩa vụ hợp tác quốc tế. Ngược lại, thúc đẩy hợp tác quốc tế lại được xem là một trong những “mục tiêu” của tổ chức kế nhiệm nó, tổ chức Liên Hợp Quốc.

 

Các điều khoản trong hiến chương về hợp tác khá ngắn gọn, song có lẽ sự ngắn gọn này cũng áp dụng cho các thành tố khác của một trật tự thế giới mới mà bản hiến chương này tạo dựng nên. Rõ ràng tồn tại nhu cầu cần thiết phải chỉ rõ ra các nguyên tắc nền tảng của hiến chương, và các nguyên tắc này đã được thể hiện trong Tuyên bố về Quan hệ Hữu nghị giữa các Quốc gia năm 1970.[6] Tuyên bố này có hẳn một chương bàn về chủ đề hợp tác quốc tế như sau:

 

Các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia khác phù hợp với Hiến chương

 

Mọi quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia khác trong các lĩnh vực của quan hệ quốc tế để gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế, khuyến khích sự ổn định và tiến bộ, lợi ích chung của các dân tộc và hợp tác quốc tế mà không có sự phân biệt về sự khác nhau về chế độ chính trị, kinh tế và văn hóa.

Vì mục đích đó:

 

a. Mọi quốc gia sẽ hợp tác với các quốc gia khác để duy trì hòa bình va an ninh quốc tế;

b. Mọi quốc gia sẽ hợp tác để khuyến khích sự tôn trọng và tuân thủ các quyền con người và tự do cơ bản trên toàn thế giới và trong việc loại trừ tất cả các hình thức phân biệt về sắc tộc và tôn giáo;

c. Mọi quốc gia sẽ thực hiện các quan hệ quốc tế của mình trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, kỹ thuật và thương mại phù hợp với nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ;

d. Các quốc gia là thành viên của Liên Hợp Quốc có nghĩa vụ hành động tập thể hoặc riêng rẽ để hợp tác với Liên Hợp Quốc phù hợp với những điều khoản tương ứng của Hiến chương Liên Hợp Quốc.

 

Các quốc gia nên hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội cũng như khoa học và công nghệ và đối với việc phát triển sự tiến bộ về văn hóa và giáo dục trên thế gới. Các quốc gia nên hợp tác để phát triển kinh tế trên toàn thế giới, đặc biệt đối với các nước đang phát triển.

 

Tuyên bố này đúng nghĩa chỉ là một tuyên bố. Tự bản thân nó không có giá trị ràng buộc về mặt pháp luật và cũng không có ý định ràng buộc các nước. Tuy nhiên, một văn kiện được Đại hội đồng thông qua và nêu rõ “các nguyên tắc của luật pháp quốc tế” thì không thể nói là không có giá trị. Vì thế, để đánh giá được tác động của tuyên bố này, cần phải phân tích các thỏa thuận hợp tác sau khi tuyên bố được ban hành để xem liệu các quốc gia lựa chọn hợp tác vì nghĩa vụ pháp lý hay vì nhu cầu hợp tác chuyên môn phù hợp với lợi ích của họ.

 

Luật quốc tế - Điều ước và Tập quán

 

Luật quốc tế có hai nguồn cơ bản, đó là điều ước và tập quán. Một điều ước, hay còn gọi là công ước, hiến chương, hiệp ước, hiệp định được định nghĩa là một thỏa thuận được ký kết bằng văn bản giữa hai hay nhiều quốc gia nhằm tạo ra quan hệ pháp lý giữa họ. Luật điều ước, trong đó chứa các điều khoản về việc ký kết, hiệu lực, giải thích, bảo lưu, sửa đổi, chấm dứt thi hành điều ước, đã được ghi nhận trong Công ước Viên về Luật điều ước năm 1969.[7]

 

Nếu tồn tại thứ bậc về nguồn của luật quốc tế thì điều ước dường như có giá trị cao nhất. Nguyên nhân thì không khó thấy: điều ước là nghĩa vụ cụ thể nhất, và vì nó được ghi nhận bằng văn bản, cách giải quyết của nó khá rõ ràng, nhất là khi vấn đề đang bàn tới là vấn đề phức tạp. Dĩ nhiên, cốt lõi của điều ước đó là nghĩa vụ được thực thi một cách tự nguyện. Thực vậy, Công ước Viên quy định rằng những thỏa thuận được ký kết bằng vũ lực hoặc ép buộc sẽ không có hiệu lực.

 

Nguồn thứ hai của luật quốc tế, và cũng là một nguồn quan trọng nhất cho đến nửa sau của thế kỷ XX, đó là tập quán quốc tế. Trong khi định nghĩa về điều ước còn gây tranh cãi một số điểm thì tập quán quốc tế là cả một vấn đề lớn hơn. Nói đơn giản, đây là luật xuất phát từ tập quán, nghĩa là một quy tắc hành vi nhất quán được chấp nhận như luật. Tất cả các thành tố của định nghĩa này đều quan trọng. Tính nhất quán và bất biến không thể tự nó tạo ra quy tắc của luật. Nó chỉ mới nói lên rằng trong một khu vực nhất định có một thông lệ được chấp nhận rộng rãi nhưng không nhất thiết phải tuân theo vì các quốc gia không cảm thấy đó là nghĩa vụ của mình. Một trong những cuốn sách tham khảo hàng đầu về luật quốc tế đã đưa ra ví dụ về việc các tàu hải quân nước ngoài sẽ chào nhau khi gặp ở vùng biển khơi. Đây là một phong tục hay thói quen, nhưng không được công nhận trong luật. Nói cách khác, thuyền nước A nếu không chào thuyền nước B sẽ thì nước A vẫn không vi phạm một nghĩa vụ quốc tế gì. Đó có thể là một hành động bất lịch sự, thận chí xúc phạm, nhưng nó không vi phạm nguyên tắc của luật.

 

Các luật gia quốc tế gọi khái niệm pháp lý này là opinio juris (quy phạm pháp lý bắt buộc). Đây là một khái niệm còn khó nắm bắt hơn. Trong bài viết này, tôi sẽ tập trung vào một số thỏa thuận quốc tế. Một số thỏa thuận có vẻ tuân theo Công ước Luật biển, nhưng một số chỉ có ý định được hiểu theo hướng này? Liệu đó có phải là những ví dụ về việc thực thi nghĩa vụ, hay chỉ là một thỏa thuận mà hai hay nhiều quốc gia muốn triển khai vì nó phù hợp hoặc có lợi cho họ? Tương tự như vậy, liên quan đến tập quán quốc tế, khi hai hay nhiều quốc gia có lợi ích đối với một mỏ dầu và khí đốt nằm ở khoảng giữa biên giới trên biển thì các tập quán hợp tác khai thác dầu khí gợi ý rằng họ không nên tiến hành khai thác đơn phương mà cần hợp tác theo các thông lệ đã có trong ngành công nghiệp dầu mỏ. Nhiều quốc gia ven biển đã thêm vào những điều khoản ký kết do sự phát hiện của các mỏ dầu như thế. Đối với họ, lựa chọn tìm kiếm một hình thức phát triển chung nào đó không tồn tại. Tuy nhiên, nếu như một biên giới trên biển như thế tồn tại mà không có điều khoản kêu gọi thảo luận hoặc đàm phán một hình thức thủ tục được các bên chấp nhận thì sẽ như thế nào? Nếu các bên đạt được thỏa thuận nhằm tạo ra một hình thức hợp tác chung và bằng cách này hay cách khác, cho thấy họ làm như vậy vì họ tin rằng việc khai thác đơn phương mỏ dầu là bất hợp pháp, thì có thể nói họ đã công nhận sự tồn tại của không chỉ một tập quán mà còn là một tập quán quốc tế. Đáng tiếc là các quốc gia không bao giờ lý giải nguyên nhân đằng sau hành vi của mình để các nhà phân tích có thể rút ra kết luận.

 

Tổng kết luận điểm về hợp tác như một nguyên tắc của luật quốc tế, có thể nói rằng, cộng đồng quốc tế nhìn chung đã quen với việc hợp tác song phương, tiểu khu vực với các nước láng giềng của mình.

 

Các khu vực hợp tác trên biển

 

Các khu vực hợp tác trên biển đã tăng lên nhanh chóng kể từ khi Pháp và Tây Ban Nha đi tiên phong vào năm 1975. Những thỏa thuận từng được gọi là “phát triển chung”, nghĩa là những thỏa thuận hợp tác khai thác dầu khí trong khu vực tranh chấp đã được bổ sung thêm bởi những thỏa thuận mới tập trung vào các lĩnh vực khác như khai thác cá hoặc thỏa thuận có nhiều mục đích cùng một lúc. Điểm chung quan trọng nhất của những thỏa thuận này là quyết định dẹp qua một bên, hoặc ít nhất thay đổi cách nhìn về nguyên tắc “quyền tài phán đặc biệt” của chế độ vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa, dù thực tế cho thấy hợp tác biển vẫn có thể diễn ra dù tranh cãi về hiệu lực của biên giới là tâm điểm của thỏa thuận. Có vô vàn cách để làm được việc này, song có lẽ việc phân loại cụ thể các biện pháp sẽ vô ích cho đến khi những thỏa thuận mới xuất hiện. Điểm chung về hợp tác, tuy có ở hình thức nào, cũng đủ đáp ứng mục tiêu của bài viết này.

 

Phần lớn, dù không phải tất cả các quy định về biển có thể tìm thấy trong Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc.[8] Điều 74(3) (phân định vùng đặc quyền kinh tế) và điều 83(3) (phân định vùng thềm lục địa) quy định như sau:

 

Trong khi chờ đợi ký kết thỏa thuận nói ở khoản 1, các quốc gia hữu quan trên tinh thần hiểu biết, và hợp tác, làm hết sức mình để đi đến các giải pháp tạm thời có tính chất thực tiễn và để không phương hại hay cản trở việc ký kết các thỏa thuận dứt khoát trong giai đoạn quá độ này. Các dàn xếp tạm thời không phương hại đến việc hoạch định cuối cùng.

 

Tinh thần và ý nghĩa của các quy định này rất rõ ràng: sự khác biệt về hướng xử lý biên giới biển không nên cản trở việc phát triển và quản lý biển. Một số nước đã tìm cách để giải quyết những tranh chấp pháp lý, nhưng sẽ là hơi quá nếu nói rằng các thỏa thuận ký kết từ sau năm 1982 là tuân thủ theo nghĩa vụ pháp lý ghi trong Công ước. Các chế độ về hình thức hợp tác biển (liên quan đến khai thác và sản xuất dầu khí, hoặc một số lĩnh vực khác) đã được ký kết giữa:

 

- Pháp và Tây Ban Nha ở Vịnh Biscay[9];

- Nhật Bản và Hàn Quốc ở Biển Đông Trung Quốc[10];

- Ảrập Saudi và Sudan ở Hồng Hải (các khoáng chất dưới biển)[11];

- Ai-xơ-len và Nauy ở Bắc Đại Tây Dương giữa Đảo Jan Mayen của Nauy và Ai-xơ-len;

- Malaysia và Thái Lan (với sự tham gia một phần của Việt Nam) ở Vịnh Thái Lan[12];

- Úc và Papua New Guinea ở Eo Torres (ngư dân bản địa)[13];

- Malaysia và Việt Nam ở Vịnh Thái Lan[14];

- Úc và Timor Leste ở Biển Timor[15];

- Jamaica và Venezuela ở vùng Caribê (nhiều mục đích, trọng tâm vào nghề cá)[16];

- Vùng quản lý ngư nghiệp chung giữa Trinidad, Tobago và Venezuela;

- Guinea và Guinea Bissau;

- Ác-hen-ti-na và Anh ở vùng biển quanh đảo Islas Malvinas/ Falkland (một thỏa thuận nhiều mục đích khác, có khả năng bị chấm dứt bởi Ác-hen-ti-na)[17];

- Trung Quốc và Việt Nam ở Vịnh Bắc Bộ (nghề cá)[18];

- Nigeria, Sao Tomé và Principe (không chỉ giới hạn ở dầu và khí đốt);

- Và các thỏa thuận “hợp nhất” quyền khai thác mỏ dầu và khí đốt nằm trong một vùng thềm lục địa hoặc một biên giới biển nhất định (ở khu vực Biển Bắc vốn có rất nhiều mỏ như thế).

 

Những thỏa thuận trên rất khác nhau về nội dung, phạm vi, mục đích, cách quản lý, khu vực hoạt động và mức độ nghiêm túc trong ý định hợp tác. Tuy nhiên, sự khác biệt trên không quan trọng vì một thỏa thuận dù chỉ thiết lập nên một hình thức hợp tác lỏng lẻo vẫn có tính ràng buộc về pháp lý như một cơ chế cụ thể. Điều quan trọng là các nước liên quan đã thống nhất việc thay đổi quan niệm về quyền tài phán, bên cạnh việc thực thi quyền chủ quyền, các bên phải tôn trọng những quyền tương tự của quốc gia khác trong khu vực đó hoặc đối với các mỏ tài nguyên.

 

Cũng cần lưu ý một điểm rằng vì tính gần như phổ quát của các điều khoản trong những hiệp ước biên giới, yêu cầu các quốc gia cam kết tìm kiếm một hình thức đồng thuận liên quan đến các mỏ dầu hoặc khí đốt nằm vắt qua biên giới các nước[19], nên tồn tại một nguyên tắc tập quán quốc tế cấm việc khai thác đơn phương các mỏ dầu như vậy. Công ước 1982 không hề đề cập gì đến vấn đề này, đây là một thiếu sót lớn. Hơn nữa, các bên liên quan có nghĩa vụ tìm kiếm một giải pháp công bằng để khai thác các mỏ dầu chung: thực tiễn ở Biển Bắc đã cho thấy điều này có thể thực hiện mà vẫn tôn trọng các quyền giống nhau của những bên liên quan, không thỏa hiệp lợi ích của ai mà vẫn khai thác tối đa được nguồn tài nguyên. Một kết quả như thế thật khó mà chỉ trích.[20] Nếu không có mức độ hợp tác cao giữa các quốc gia, và quan trọng hơn là giữa các công ty được cấp phép, việc khai thác tối đa các mỏ dầu sẽ không thể tiến hành được. Không thể nói rằng việc hợp nhất quyền khai thác mỏ là một nghĩa vụ song nó có hiệu quả thực tiễn và từ lâu được biết đến trong ngành công nghiệp dầu khí.[21]

 

Biên giới biển – chưa phải là thời khắc tốt nhất dành cho luật quốc tế?

 

Một số người có thể cho rằng “các biện pháp tạm thời” trong khu vực hợp tác (khác với các mỏ dầu và khí đốt chung) sẽ không cần thiết nếu như các quốc gia ký kết được các hiệp ước biên giới. Luật pháp và thực tiễn quốc tế đã tạo nên một số quy tắc và tiêu chuẩn để tạo điều kiện cho ký kết các thỏa thuận đó. Tuy nhiên, bản thân những quy định này cũng chưa rõ ràng, và lỗi một phần là do các tòa án quốc tế.[22] Trong vụ phân định thềm lục địa Biển Bắc, Tòa án Công lý Quốc tế dường như đã gợi ý rằng “sự kéo dài tự nhiên của đáy biển” là một yếu tố quan trọng trong phân định biên giới. Chẳng bao lâu sau, Indonesia có vẻ đã đồng ý xem Timor Trough là ranh giới thềm lục địa của mình đối diện với Úc – và sự phân định có lợi cho Úc rất nhiều.[23] Quan điểm của Mỹ về biên giới biển với Canada ở Vịnh Maine cũng dựa trên quan điểm trên nhưng Tòa án đã bác bỏ và thay vào đó dùng phương án đường trung tuyến có điều chỉnh.[24]

 

Các ý tưởng và khái niệm có thể đến rồi đi nhưng những ý tưởng nào không hữu ích hoặc mơ hồ thì nên vứt bỏ càng sớm càng tốt. Những năm trước khi diễn ra Hội nghị đầu tiên của Liên Hợp Quốc và Luật biển năm 1958, từng diễn ra những cuộc thảo luận về mong muốn bảo tồn “sự thống nhất của các mỏ” tránh tình trạng phân chia các mỏ dầu và khí đốt. Ý tưởng này đã đóng vai trò nhất định trong hiệp định biên giới thềm lục địa giữa Bahrain và Ảrập Xê-út vào tháng 2 năm 1958.[25] Tuy nhiên, nó lại hoàn toàn không có tính thực tiễn. Để đánh giá được quy mô, phạm vi của một mỏ dầu cần rất nhiều thời gian và tiền bạc – rồi thì sao? Tiêu chuẩn nào để xác định mỏ đó thuộc quốc gia này hay quốc gia kia? Dù sao đi nữa, biện pháp hợp nhất quyền khai thác như trong ngành công nghiệp dầu khí nhằm tạo ra quyền tài phán cho Mỹ đầu những năm 1990 đã tạo cơ hội khai thác tối đa đối với các mỏ chung mà vẫn bảo đảm được quyền của các bên liên quan – một thực tế mà các luật gia quốc tế trong những năm 1950 dường như không để ý đến. Khái niệm này dường như đã biến mất hoàn toàn trong thực tiễn của các quốc gia.

 

Quan điểm của tôi là các tiêu chuẩn hàng đầu để đưa ra các yêu sách hợp pháp về quyến tài phán trên biển ngày càng có độ chắc chắn nhiều hơn mọi người vẫn nghĩ. Tuy nhiên, chỉ khi nỗ lực đồng thuận cao hơn về các tiêu chuẩn này thì việc phân định biên giới trên biển mới được thúc đẩy. Điều này đòi hỏi quyết tâm nhiều hơn về phần các quốc gia và cả các tòa án quốc tế.

 

Các yếu tố của hợp tác biển

 

Hợp tác biển có rất nhiều tác dụng, trong đó trước hết là xây dựng lòng tin. Trong khi kết quả này là rất đáng ngưỡng mộ, thậm chí trong nhiều trường hợp rất cần thiết, thỉnh thoảng người ta quên mất còn những lý do xác đáng hơn, cụ thể hơn khiến các quốc gia nên hợp tác với nhau. Điều này được ghi nhận trong Công ước Luật biển, nhất là đối với các quốc gia ven biển có vùng biển kín hoặc nửa kín. Tôi cho rằng, nếu đúng theo tinh thần của Công ước thì Biển Đông/ Vịnh Thái lan là vùng biển nửa kín. Các nguyên tắc áp dụng có thể tìm thấy trong Phần IX:

 

BIỂN KÍN HAY NỬA KÍN

 

ĐIỀU 122. Định nghĩa

 

Trong Công ước, “biển kín hay nửa kín” là một vịnh, một vũng hay một vùng biển do nhiều quốc gia bao bọc xung quanh và thông với một biển khác hay với đại dương qua một cửa hẹp, hoặc là hoàn toàn do chủ yếu hay các lãnh hải và các vùng đặc quyền về kinh tế của nhiều quốc gia tạo thành.

 

ĐIỀU 123. Sự hợp tác giữa các quốc gia ven biển kín hay nửa kín

 

Các quốc gia ở ven bở một biển kín hay nửa kín cần hợp tác với nhau trong việc sử dụng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ của họ theo Công ước. Vì mục đích này, trực tiếp hoặc qua trung gian của một tổ chức khu vực thích hợp, các quốc gia này cố gắng:

 

a) Phối hợp trong việc quản lý, bảo tồn, thăm dò và khai thác các tài nguyên sinh vật của biển;

b) Phối hợp trong việc sử dụng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ của họ có liên quan đến việc bảo vệ và giữ gìn môi trường biển;

c) Phối hợp các chính sách khoa học của họ, và nếu có thể, thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học chung trong vùng được xem xét;

d) Nếu có thể thì mời các quốc gia khác hay các tổ chức quốc tế hữu quan hợp tác với họ trong việc áp dụng điều này.

 

Các vùng biển kín và nửa kín được tách ra trong phần này vì nó có thể chứa một hoặc nhiều hệ sinh thái biển lớn.[26] Lý tưởng thì cách tiếp cận về quản lý cần phải tiến hành tổng thể và phối hợp để các quốc gia liên quan thực hiện trách nhiệm đối với khu vực thuộc quyền tài phán của mình, trong đó có việc duy trì sự phát triển bền vững của các nguồn tài nguyên sống, bảo vệ môi trường sống, bảo tồn và gìn giữ môi trường biển. Các nghĩa vụ này cũng được ghi nhận trong các văn kiện quốc tế khác như Công ước về Đa dạng Sinh học năm 1992.

 

Các tiếp cận quản lý hệ sinh thái dường như thách thức các quyền mà quốc gia được hưởng trong vùng biển thuộc quyền tài phán của họ, nhưng các hệ thống luật trên thế giới đều ghi nhận rằng quyền và nghĩa vụ luôn đi đôi với nhau. Không thể biện luận rằng việc thực thi chủ quyền và quyền chủ quyền là không có giới hạn; các quy tắc cơ bản về trách nhiệm quốc gia đã chỉ ra một thực tế khác. Và nếu kinh nghiệm ở vùng biển Baltic, Địa Trung Hải, Caribê và Hắc Hải có giúp ích được gì thì các tiếp cận này đã vượt qua mọi bài kiểm tra: nó có tác dụng, nó hiệu quả. Một số lĩnh vực – chẳng hạn như kiểm soát không lưu – rõ ràng là cần đến cách tiếp cận hợp tác.

 

Ở Biển Đông, người ta thường chỉ chú ý đế khả năng phát hiện ra các nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí đốt. Song hiện nay còn rất nhiều vấn đề lớn cần lưu tâm mà vẫn chưa được tính đến. Nguy cơ đối với nguồn cung cấp protein khổng lồ cho hàng trăm triệu người, sự phá hủy môi trường sống, thiếu giám sát và cưỡng chế đối với việc đánh bắt cá và ô nhiễm môi trường: danh sách vẫn còn dài. Và nó cần được xử lý. Chủ đề chính ở đây là chế độ vùng biển nửa kín tạo ra cho các nước ven biển một khuôn khổ phối hợp hành động. Thực tiễn quốc tế cung cấp rất nhiều ví dụ về cơ chế hiệp tác rất hiệu quả trong khung thời gian ngắn hạn. Đây là vấn đề sắp xếp các ưu tiên: việc làm này có thể tạo ra thách thức, song không vì thế mà không thử cố gắng giải quyết khó khăn.[27]

 

Kết luận: Hợp tác quốc tế - Lựa chọn hay Nghĩa vụ?

 

Tôi xin có vài lời nhận xét để kết thúc bài trình bày. Tôi đã cố gắng đặt hợp tác biển trong một khung nghiên cứu rộng lớn hơn về nghĩa vụ giữa các quốc gia. Luật pháp quốc tế về hợp tác không phân chia tách bạch các quy tắc áp dụng cho biển và các quy tắc áp dụng cho những lĩnh vực khác. Đúng hơn, các quy tắc hình thành giữa các quốc gia trong những hoạt động liên quan đến biển rút ra từ luật quốc tế và cũng đóng góp cho luật quốc tế.

 

Luật quốc tế không hề trung tính: nó thừa nhận và yêu cầu thiện chí của các quốc gia khi xử lý quan hệ với nhau. Theo tôi, nguyên tắc này đòi hỏi các quốc gia tránh đưa ra những yêu sách quá mức đối với các quyền và quyền tài phán, chấp nhận các quy tắc và khái niệm đã được hình thành thông qua các thỏa thuận và thực tiễn của quốc gia. Những quốc gia đã phê chuẩn Công ước 1982 cần tuân theo câu chữ và tinh thần của những nghĩa vụ mà họ đã cam kết một cách tự nguyện. Tình hình ở Biển Đông hiện đang rất báo động. Hệ sinh thái ở đây rất yếu ớt và dễ bị tổn thương. An ninh lương thực của hàng trăm triệu con người đang lệ thuộc vào đó. Nếu các quốc gia ven biển không tiến hành các biện pháp cần thiết, hệ sinh thái này có thể đổ vỡ. Hậu quả đối với con người là không thể tính được, chưa nói gì đến những ảnh hưởng cho thế hệ mai sau.

 

Những lập luận trên là để phản bác quan điểm của những người khăng khăng cho rằng chủ đề thảo luận nghiêm túc duy nhất là vấn đề chủ quyền đối với các đảo và quyền tài phán trên biển. Dù quan trọng đến đâu, chúng cũng không thể làm lu mở các vấn đề khác trong chương trình nghị sự tiểu khu vực. Luật pháp và thực tiễn quốc tế đã chỉ ra nhiều con đường đi tới: đó là chính phủ các bên liên quan phải thể hiện ý chí chính trị thực hiện các nghĩa vụ của mình hăng hái, nhiệt tình như khi họ đưa ra các yêu sách về quyền lợi./.

GS. Ian Townsend-Gault, Trung tâm Nghiên cứu pháp luật Châu Á, Khoa Luật, Đại học British Columbia, Vancouver, Canada.

 
Download bản PDF

 



[1] Cf. Article 2(1) of the Charter of the United Nations: The Organization and its Members, in pursuit of the Purposes stated in Article 1, shall act in accordance with the following Principles…(1) The Organization is based on the principle of the sovereign equality of all its Members. See also the elaboration in Article 1 of the Declaration on Principles of International Law concerning Friendly Relations and Cooperation among States in accordance with the Charter of the United Nations, Resolution 2625 (XXV), October 24, 1970.

[2] The Organization and its Members, in pursuit of the Purposes stated in Article 1, shall act in accordance with the following Principles…(7) Nothing contained in the present Charter shall authorize the United Nations to intervene in matters which are essentially within the domestic jurisdiction of any state or shall require the Members to submit such matters to settlement under the present Charter; but this principle shall not prejudice the application of enforcement measures under Chapter Vll.

[3] Available at: http://www.icj-cij.org/documents/index.php?p1=4&p2=2&p3=0

[4] There is a vigorous debate in scholarly circles arising from the fact that states take radically different views of what constitutes “implementation” of a provision, and this results from marked differences in the legal traditions and legal cultures of states. While a discussion of these matters is not relevant here, it should be noted that while the implementation of some provisions is relatively straightforward, and the room for interpretive maneuver nil, or virtually so, other matters are fraught with greater difficulty. Take, for instance, the difference of opinion worldwide as to what does, or does not constitute a “law”.

[5] This effort was highly successful. One of those primarily responsible for it was the young French businessman Jean Monnet, who was to use this experience, and that of early World-War II cooperation between France and Britain, in his designs for European unification, an effort that was to bear fruit in the Schuman Plan of 1950, which led to the establishment of the European Coal and Steel Community in 1951, and in 1957 with the creation of the European Economic Community and the European Atomic Energy Community, all collectively known today as the European Union.

[6] Declaration on Principles of International Law concerning Friendly Relations and accordance with the Charter of the United Nations, Resolution 2625 (XXV), October 24, 1970.

[7] Vienna Convention on the Law of Treaties, Vienna, May 23, 1969, in force January 27, 1980. This is neither the time nor the place to explore this point more fully, but international lawyers are continually cautioning colleagues trained in other disciplines to be aware of the fact that there are, perhaps unknown to them, rules on matters such as treaty interpretation, and the appropriate significance to attach to the fact that a matter is dealt with, or conversely ignored, by an international agreement. The freedom of manoeuvre as regards interpretation, in particular, is rather more constrained than many appear to think.

[8] United Nations Convention on the Law of the Sea, Montego Bay, December 10, 1982, in force November 16, 1994, in UNTS vol 1833 p.3, also available at http://www.un.org/Depts/los/convention_agreements/convention_overview_convention.htm.

[9] Convention between the Government of the French Republic and of the Spanish State on the delimitation of the continental shelves of the two states in the Bay of Biscay, Paris, January 29, 1974, in force December 12, 1975, Limits in the Seas No. 83.

[10] Agreement between Japan and the Republic of Korea Concerning the Joint Development of the Southern Part of the Continental Shelf Adjacent to the Two Countries, Seoul, February 5, 1974.

[11] Agreement between Sudan and Saudi Arabia Relating to the Joint Exploitation of the Natural resources of the Sea-bed and Sub-soil of the red Sea in the Common Zone, Khartoum, May 16, 1974, ratified and in force August 26, 1974 (ST/LEG/SER.B/18, p.452).

[12] Memorandum of Understanding between the Kingdom of Thailand and Malaysia on the Establishment of the Joint Authority for the Exportation of the Resources of the Sea-Bed in a Defined Area of the Continental Shelf of the Two Countries in the Gulf of Thailand, Chiang Mai, February 21, 1979, and Agreement between the Government of the Kingdom of Thailand and the Government of Malaysia on the Constitution and Other Matters relating to the Establishment of the Malaysia- Thailand Joint Authority, Kuala Lumpur, May 30, 1990.

[13] Agreement between the Commonwealth of Australia and the Independent State of Papua New Guinea concerning Sovereignty and Maritime Boundaries in the area between the two Countries, including the area known as the Torres Strait, and Related Matters, Sydney, December 18, 1978.

[14] Memorandum of Understanding between Malaysia and the Socialist Republic of Viet Nam for the Exploration and Exploitation of Petroleum in a Defined Area of the Continental Shelf involving the Two Countries, Kuala Lumpur, June 5, 1992.

[15] See http://www.austlii.edu.au/au/other/dfat/special/etimor/index.html, which includes unitisation agreements for fields straddling the boundary of the joint development area. For a comprehensive overview see Schofield, Blurring the lines: maritime joint development and the cooperative management of ocean resources, Issues in Legal Scholarship, 8 (1) (2009).

[16] Maritime Delimitation Treaty Between Jamaica And The Republic Of Colombia, Kingston, November 12 1993, in force March 14, 1994 in UNTS, 26 United Nations Law of the Sea Bulletin 50 (1194); Limits in the Seas No. 125 Jamaica’s Maritime Claims and Boundaries.

[17] UK-Argentina Joint Declaration on Co-operation over Offshore Activities in the South West Atlantic (see the International Journal of Marine and Coastal Law, Vol.11, No.1, Kluwer International, 1996).

[18] The conclusion of a boundary agreement led to one on fisheries: Agreement on the Delimitation of the Territorial Seas, Exclusive Economic Zones and Continental Shelves in the Beibu Gulf between the People’s Republic of China and the Socialist Republic of Vietnam, Beijing, December 25, 2000, in force June 30, 2004; the Fishery Agreement Fishery Agreement was signed in June 2004, and ratified on 30 June 2004. See Zou Keyuan, The Sino-Vietnamese Agreement on Maritime Boundary Delimitation in the Gulf of Tonkin, Ocean Development & International Law, 36:13–24, 2005. The author’s translation of the boundary agreement is appended to the paper. See also the same author’s “Sino-Vietnamese Fishery Agreement for the Gulf of Tonkin,” 17 International Journal of Marine and Coastal Law, 2002: 127–148.

[19] E.g. Article 4 of the Agreement between the Government of the United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland and the Government of the Kingdom of Norway Relating to the Delimitation of the Continental Shelf Between the Two Countries (1965) (551 U.N.T.S., 213; 1965 U.K.T.S.; Cmnd. 2757, in force June 29, 1965): “If any single geological structure or petroleum field, or any single geological structure or field of any other mineral deposit, including sand or gravel, extends across the dividing line and the part of such structure or field which is situated on one side of the dividing line is exploitable, wholly or in part, from the other side of the dividing line, the Contracting Parties shall, in consultation with the licensees, if any, seek to reach agreement as to the manner in which the structure or field shall be most effectively exploited and the manner in which the proceeds deriving therefrom shall be apportioned”. The 2000 Beibu Gulf boundary agreement between China and Viet Nam (supra, note 18) includes a simplified but effective version of this provision.

[20] The first such field brought to production was developed pursuant to the provisions of the Agreement between the Government of the United Kingdom of Northern Ireland and the Government of the Kingdom of Norway Relating to the Exploitation of the Frigg Field Reservoir and the Transmission of Gas Therefrom to the United Kingdom, London, May 10, 1976. This Treaty was concluded pursuant to Article 4 of the 1965 continental shelf boundary agreement referred to in the previous note.

[21] Unitisation requires that the field be treated as a single unit: the usual practice is for one company to act as “operator” on behalf of all the others, regardless of nationality, and wells are drilled according to the best judgment of engineers. The costs and proceeds are divided in accordance with the proportion of the field located within the jurisdiction of each state (or interest holder) as divided by the boundary, before production started. For a survey of how this was done as regards the first offshore field to be unitisated internationally, with an account of the crucial role played by the licenses of Norway and the United Kingdom, see my paper "The Frigg Gas Field - Exploitation of an International Cross-Boundary Petroleum Field", 1979 Marine Policy, p. 302.

[22] The 2009 judgment of the ICJ in Romania v Ukraine is, unfortunately, another somewhat unhelpful contribution to the jurisprudence, in that the applicable principles on which the Court relied are far from obvious.

[23] Australia and the Government of the Republic of Indonesia Establishing Certain Seabed Boundaries, Canberra, May 18, 1971, in force November 8, 1973 (ST/LEG/SER.B/18, p.433; Limits in the Seas, No. 87); the Agreement between the Government of the Commonwealth of Australia and the Government of the Republic of Indonesia Establishing Certain Seabed Boundaries in the Area of the Timor and Arafura Seas Supplementary to the Agreement of May 18, 1971, Jakarta, October 9, 1972, in force November 8, 1973 (ST/LEG.SER.B/18, p.441); and the Agreement between the Commonwealth of Australia and the Republic of Indonesia Concerning Certain Boundaries between Papua New Guinea and Indonesia, Canberra, January 28, 1973, in force November 8, 1973 (ST/LEG/SER.8/18, p. 444; Limits in the Seas, No. 87).

[24] Case Concerning Delimitation of the Maritime Boundary in the Gulf of Maine Area (Canada v. United States of America), 1984 I.C.J. Reports 246, also available at cij/icj.org.

[25] Agreement Concerning Delimitation of the Continental Shelf between the Kingdom of Saudi Arabia and the Government of Bahrain, Riyadh, signed and ratified February 22, 1958, provides not only for a continental shelf boundary, but also the sharing of net revenues from a disputed oilfield, worked by Saudi Arabia on behalf of both governments.

[26] There is a large scientific literature on marine ecosystems and their management: this writer, no scientist, found the following to be helpful: Sherman, The Large Marine Ecosystem Concept: Research and Management Strategy for Living Marine Resources, Ecological Applications, Vol. 1 No.4 (November, 1991), pp.350-360; and Gumbine, What is Ecosystem Management? Conservation Biology, Vol.8 No.1, March 1994, pp.27-38.

[27] Many of the problems, challenges, and opporunities in the South China Sea have been identified in the course of meetings held as part of the project Managing Potential Conflicts in the South China Sea. See Djalal and Townsend-Gault, “Managing Potential Conflicts in the South China Sea: Informal Mediation in a Complex World, Washington, D.C., United States Institute of Peace Press, 1999 pp. 107-134, Diplomacy for Conflict Prevention”, in Crocker, Hampson and Aall, eds., Herding Cats: Multiparty Mediation in a Complex World, Washington, D.C., United States Institute of Peace Press, 1999 pp. 107-134. ; Clive Schofield and Ian Townsend-Gault, “Brokering Cooperation Amidst Competing Maritime Claims: Preventative Diplomacy in the Gulf of Thailand and South China Sea”, in Chircop et al., eds, The Future of Ocean Regime-Building: Essays in Tribute to Douglas M. Johnston, Leiden, Martinus Nijhoff Publishers, 2009, pp. 643-671; and Ian Townsend-Gault, “The Contribution of the South China Sea Workshops – the importance of a functional approach”, in Bateman and Emmers, eds., Security and International Politics in the South China Sea: Towards a cooperative management regime, London and New York, Routledge, 2009, pp.189-206.