1202. Toà nhắc lại và đưa vào các nội dung đã đạt đồng thuận trong phiên phán quyết về Thẩm quyền và Khả năng thụ lý ngày 29/10/2015 đó là:

A. Toà được thành lập hợp lệ theo Phụ lục VII của Công ước.

B. việc Trung Quốc không tham gia vào quá trình xét xử không làm toà mất thẩm quyền xét xử vụ kiện.

C. hành động Phi-líp-pin khởi kiện ra toà trọng tài này không phải là lạm quyền.

D. không bắt buộc cần phải có bên tham gia thứ ba mà việc vắng mặt của bên này sẽ làm toà mất thẩm quyền xét xử vụ kiện.

E. Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc, các tuyên bố chung của các bên được đề cập tại các đoạn 231 và 232 của Phán quyết về Thẩm quyền và Thủ tục ngày 29/10/2015, Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á, và Công ước Đa dạng sinh học, theo như Điều 281 hoặc 282, không loại trừ việc áp dụng các quy trình giải quyết tranh chấp theo thủ tục bắt buộc thuộc Mục 2 Phần XV của Công ước.

F. các bên đã trao đổi quan điểm theo như yêu cầu của Điều 283 của Công ước

G. Toà có thẩm quyền xem xét các Đệ trình Số 3, 4, 6, 7, 10, 11 của Phi-líp-pin và 13, tuân theo các điều kiện đã ghi tại các đoạn 400, 401, 403, 404, 407, 408, và 410 của Phán quyết về Thẩm quyền và Thủ tục ngày 29/10/2015.

1203. Dựa trên các lý do đã đưa ra trong phán quyết này, không phương hại đến các yêu sách chủ quyền hay phân định biên giới biển, Toà nhất trí ra phán quyết như sau:

A. Về thẩm quyền, Toà tuyên:

(1) XÉT THẤY các yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông không bao gồm yêu sách “danh nghĩa chủ quyền”, theo như quy định tại Điều 298(1)(a)(i) của Công ước đối với các vùng nước của Biển Đông và, do đó, Toà có thẩm quyền xem xét các Đệ trình Số 1 và 2 của Phi-líp-pin.

(2) XÉT THẤY, đối với Đệ trình Số 5:

a. không một thực thể biển nào Trung Quốc yêu sách nằm trong 200 hải lý của Đá Vành Khăn  và Bãi Cỏ Mây có cấu tạo đầy đủ là đảo theo như ý nghĩa của Điều 121 của Công ước và do đó không một thực thể biển nào Trung Quốc yêu sách trong 200 hải lý của Đá Vành Khăn  hay Bãi Cỏ Mây được phép có vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa;

b. Đá Vành Khăn  và Bãi Cỏ Mây là các thực thể lúc nổi lúc chìm, theo đó, không tạo ra vùng biển của riêng mình;

c. Không có các vùng biển đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa chồng lấn tại Đá Vành Khăn  hay Bãi Cỏ Mây; và

d. Toà có thẩm quyền xem xét Đệ trình Số 5 của Phi-líp-pin;

(3) XÉT THẤY, đối với Đệ trình Số 8 và 9 của Phi-líp-pin:

a. không một thực thể biển nào Trung Quốc yêu sách nằm trong 200 hải lý của Đá Vành Khăn  và Bãi Cỏ Mây có cấu tạo đầy đủ là đảo theo như ý nghĩa của Điều 121 của Công ước và do đó không một thực thể biển nào Trung Quốc yêu sách trong 200 hải lý của Đá Vành Khăn  hay Bãi Cỏ Mây được có khả năng  tạo ra vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa;

b. Đá Vành Khăn  và Bãi Cỏ Mây là các thực thể lúc nổi lúc chìm và, theo đó, không tạo ra vùng biển của riêng mình;

c. Bãi Cỏ Rong là đá hoàn toàn chìm dưới nước và không thể có vùng biển của riêng mình;

d. không có các vùng chồng lấn đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa tại các khu vực Đá Vành Khăn  hay Bãi Cỏ Mây hay trong các khu vực của Phi-líp-pin như GSEC101, Khu vực 3, Khu vực 4, hay  các lô dầu khí SC58;

e. Điều 297(3)(a) của Công ước và việc loại trừ tàu chấp pháp quy định tại Điều 298(1)(b) của Công ước không áp dụng cho tranh chấp này; và

f. Toà Trọng tài có thẩm quyền xem xét các Đệ trình Số 8 và 9 của Phi-líp-pin;

(4) XÉT THẤY, hoạt động cải tạo đảo và/hoặc xây dựng các đảo nhân tạo, công trình và các cấu trúc tại Đá Châu Viên, Đá Chữ Thập, Đá Huy Gơ, Đá Xu bi  và Đá Vành Khăn không thuộc vào các “hoạt động quân sự” quy định tại Điều 298(1)(b) của Công ước và Toà có thẩm quyền xem xét Đệ trình Số 11 và 12(b) của Phi-líp-pin.

(5) XÉT THẤY, đối với các Đệ trình Số 12(a) và 12(c) của Phi-líp-pin:

a. không một thực thể biển nào Trung Quốc yêu sách nằm trong 200 hải lý của Đá Vành Khăn  hay Bãi Cỏ Mây đáp ứng tiêu chí đầy đủ là đảo quy định tại Điều 121 của Công ước và do đó, không một thực thể biển nào Trung Quốc yêu sách nằm trong 200 hải lý của Đá Vành Khăn  hay Bãi Cỏ Mây có khả năng tạo ra vùng biển đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa;

b. Đá Vành Khăn  và Bãi Cỏ Mây là các thực thể lúc nổi lúc chìm và, theo đó, không tạo ra vùng biển của riêng mình;

c. Không có các vùng biển đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa chông lấn tại Đá Vành Khăn  hay Bãi Cỏ Mây; và

d. Toà có thẩm quyền xem xét các Đệ trình Số 12(a) và 12(c);

(6) XÉT THẤY, liên quan đến Đệ trình số 14 của Phi-líp-pin:

a. tranh chấp giữa Trung Quốc và Phi-líp-pin liên quan đến vụ đối đầu giữa tàu hải quân của Phi-líp-pin ở bãi Cỏ Mây và tàu hải quân và chấp pháp của Trung Quốc liên quan đến “các hoạt động quân sự” theo nghĩa của Điều 298(1)(b) của Công ước và Tòa không có thẩm quyền xem xét Đệ trình từ số 14(a) đến (c); và

b. việc bồi đắp và xây dựng đảo nhân tạo, thiết bị và công trình của Trung Quốc trên Đá Châu Viên , Đá Chữ Thập, đá Ga-ven (Bắc), Đá Gạc Ma, Đá Huy-gơ, Đá Xu bi  và Đá Vành Khăn  không cấu thành “các hoạt động quân sự” theo nghĩa của Điều 298(1)(b) của Công ước, và Tòa không có thẩm quyềm xem xét Đệ trình số 14(d) của Phi-líp-pin;

(7) XÉT THẤY, liên quan đến Đệ trình số 15 của Phi-líp-pin, không có tranh chấp giữa các bên để yêu cầu Tòa thực hiện thẩm quyền; và

(8) TUYÊN BỐ Tòa có thẩm quyền xem xét các vấn đề nêu trong Đệ trình số 1, 2, 3, 4 ,5, 6, 7, 8, 9,10, 11, 12, 13 và 14(d) của Phi-líp-pin và các đệ trình này có khả năng thụ lý.

….

Đọc toàn bộ bản dịch tại đây.

Đọc bản gốc tại đây.

Bài dịch thuộc bản quyền Nghiên cứu Biển Đông. Đề nghị chỉ được dẫn đường link, không đăng lại khi chưa có sự đồng ý của Ban Biên tập.