Trong lúc tình hình đang leo thang căng thẳng, việc Trung Quốc thực hiện lệnh cấm đánh bắt cá tại “Nam Hải”  (Biển Đông) từ ngày 16/5-1/8 đã gây lo ngại Bắc Kinh lợi dụng biện pháp này để bảo vệ chủ quyền của mình ở “Nam Hải”. (Biển Đông) Mặc dù Việt Nam phản đối và việc tàu ngư chính Trung Quốc tăng cường tuần tra đã gây ra va chạm, nhưng Trung Quốc   vẫn tiếp tục thực hiện lệnh cấm này. Sự va chạm này xảy ra khi tàu ngư chính 311 của Trung Quốc   tháng trước đang tuần tra đã bị khoảng 20 tàu cá và tàu của lực lượng bảo vệ bờ biển Việt Nam bao vây, sau đó cũng bị máy bay và tàu chiến của hải quân Malaysia ngăn cản khi đi xuống khu vực phía Nam quần đảo Trường Sa.

Báo chí Việt Nam liên tục đưa tin, ngư dân Việt Nam có quyền được đánh bắt cá và yêu cầu Chính phủ tăng cường các biện pháp bảo vệ. Giáo sư Viện nghiên cứu quốc phòng Austraylia Carl Thayer cho rằng, Trung Quốc  ngày càng tự tin hơn trong việc bảo vệ chủ quyền và lợi ích kinh tế của mình. Sử dụng tàu ngư chính là một chiến thuật khôn khéo. Bởi vì, tàu ngư chính không phải tàu chiến, nhưng lại được trang bị vũ khí tiên tiến.

Tình hình căng thẳng leo thang sẽ không có lợi cho bất cứ bên nào ở khu vực, kể cả Trung Quốc. Mặc dù, Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm đánh bắt cá nhiều năm, nhưng Bắc Kinh cũng cần phải hiểu rằng, việc Trung Quốc  tăng cường lực lượng quân sự tại “Nam Hải” (Biển Đông) sẽ làm cho các nước châu Á lo lắng. Có thể lệnh cấm đánh bắt cá này là có căn cứ khoa học và nhằm để bảo vệ nguồn cá, nhưng lệnh này phải được nhiều bên đồng ý thực hiện, chứ không thể đơn phương thực hiện. Trung Quốc luôn nhấn mạnh chính sách trỗi dậy hòa bình, phát triển quân sự là để phòng ngự. Nhưng việc Trung Quốc  tăng cường lực lượng ở “Nam Hải” (Biển Đông) càng khiến cho các nước phải thận trọng.