Tuy nhiên, mức độ hợp tác tại khu vực này còn kém xa so với mức độ hội nhập về kinh tế giữa các nước này. Chính vì vậy, bài viết này tiếp tục ủng hộ quan điểm xây dựng một tổ chức tiểu khu vực có chức năng điều phối hoạt động hợp tác chung tại khu vực Biển Đông. Chỉ thông qua cách này thì các hành động mới được phối hợp và và được truyền đạt đầy đủ nhằm tránh các cuộc xung đột có thể xảy ra và thúc đầy hiệu quả của hợp tác.

 

     I.                  Giới thiệu

 

     Tám năm đã trôi qua kể từ văn kiện hợp tác đa phương đầu tiên về vấn đề Biển Đông được thông qua – Tuyên bố về ứng xử của các bên liên quan tại Biển Đông (DOC 2002) vào cuối năm 2002. Văn kiện này không chỉ đặt ra những nguyên tắc chi phối [1] liên quan đến các vấn đề Biển Đông mà còn giải thích một cách rõ ràng phạm vi hợp tác giữa 11 bên ký kết, bao gồm các lĩnh vực: an ninh hàng hải[2], bảo vệ môi trường biển và (MEP) nghiên cứu khoa học biển (MSR). Theo Công ước Luật Biển của Liên hiệp quốc 1982, tất cả các bên liên quan đến vấn đề Biển Đông cũng phải hợp tác trong các lĩnh vực trên cũng như các lĩnh vực như quản lý, bảo tồn, thăm dò và khai thác các nguồn tài nguyên biển căn cứ vào đặc điểm của tài nguyên biển và bản chất biển nửa kín của Biển Đông. Nhận thức được tầm quan trọng và tính cấp thiết của hợp tác về các vấn đề biển, các bên có liên quan đã thúc đẩy những nỗ lực chung trong việc tìm kiếm phương thức hợp tác ở khu vực Biển Đông. Trong khi đó, hội nhập kinh tế giữa các nước này cũng tăng lên nhanh chóng vào thời gian này, và vượt lên khá xa so với những nỗ lực hợp tác trong lĩnh vực biển. Để nâng cao hiệu quả sử dụng của nguồn tài chính khá hạn hẹp, một vài cố gắng hợp tác hàng hải trong khu vực Biển Đông đòi hỏi phải nâng cao công tác điều phối trong khi cần tránh các hành động đơn phương. Đã đến lúc đánh giá các nỗ lực hợp tác của các bên liên quan nhằm thúc đẩy hoà bình, an ninh và thịnh vượng ở Biển Đông.

 

     Đây chính là mục tiêu mà bài viết hướng tới. Tiếp theo phần Giới thiệu, phần II phân tích cơ sở của sự hợp tác trong khu vực Biển Đông. Phần III tìm hiểu các nỗ lực hợp tác của các bên liên quan. Phần IV kết luận lại một số điểm còn thiếu trong các hoạt động hợp tác hiện nay và tiếp tục ủng hộ sáng kiến thành lập một tổ chức hợp tác tiểu khu vực ở Biển Đông nhằm điều phối các nỗ lực đưa ra vì mục tiêu biến Biển Đông thành một “khu vực hữu nghị và hợp tác.”

 

     II.               Cơ sở của việc tăng cường hợp tác

 

     Trong khuôn khổ bài viết này, khu vực Biển Đông đề cập đến các nền kinh tế sau đây xung quanh Biển Đông: 9 tỉnh phía Nam của Trung Quốc đại lục [3], Hồng Kông, Đài Loan, In-đô-nê-xia, Việt Nam, Ma-lai-xi-a, Sing-ga-po, Phi-lip-pin, và Brunêi. Khu vực này có tổng diện tích 9,4 triệu km2, trong đó diện tích đất liền là 4,9 triệu km2, và diện tích biển là 4.5km2. Có khoảng 870 triệu dân sinh sống trong khu vực này. Năm 2007 GDP của khu vực đạt 2.300 tỷ Đô la Mỹ với tổng khối lượng thương mại là 3.200 tỷ đô la Mỹ.[4] Bảng 1 cho biết những thông tin chung về các nền kinh tế trong khu vực Biển Đông. Lý do lựa chọn các thông số này ở chỗ sự phát triển của tất cả các nền kinh tế này có liên quan chặt chẽ đến Biển Đông. Căn cứ trên cơ sở sau đây, việc hợp tác chặt chẽ hơn là cần thiết đối với sự ổn định và thịnh vượng của khu vực.

Bảng 1: Địa lý, Dân số, GDP và Thương mại của các nền kinh tế trong khu vực Biển Đông (2007)

 

Tên nước hoặc khu vực

Diện tích đất liền

(nghìn km2)

Dân số

(triệu)

GDP

(tỷ đô la Mỹ)

Khối lượng thương mại quốc tế

(tỷ đô la Mỹ)

Nam Trung Quốc

2,003

457

707

765.9

Hồng - Kông

0.1104

6,88

205

720.4

Đài Loan

36

23

459.73

426.71

In – đô-nê-xi-a

1,900

200

396

188.57

Ma-lai-xi-a

330

23

162

323.38

Sing-ga-po

0.683

3.4

141

562.65

Việt Nam

330

75

71.3

109.2

Phi-lip-pin

300

80

128.8

105.587

Bru-nêi

5.765

0.32

12.4

9.886

Tổng

4,905.5584

868.6

2283.23

3212.283

Nguồn: Nhiều tài liệu (năm 2007) về các nền kinh tế liên quan (bằng tiếng Trung).

 

     1.                 Nghĩa vụ theo quy định của Luật pháp Quốc tế và hiệp định khu vực

  

     Các vấn đề Biển Đông liên quan đến 6 bên, gồm Brunây, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Việt Nam, Trung Quốc, và Đài Loan. Do tất cả các quốc gia liên quan đều hoặc đã phê chuẩn hoặc tham gia Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển, họ có nghĩa vụ tham gia các dàn xếp tạm thời thông qua các cuộc tham vấn lẫn nhau và đàm phán  trước khi các vấn đề Biển Đông được giải quyết.[5]

 

     Tranh chấp tài nguyên là một nhân tố chủ chốt trong các vấn đề Biển Đông liên quan đến chủ quyền và quyền tài phán ở khu vực Biển Đông. Trước khi các tranh chấp về chủ quyền và quyền tài phán được giải quyết hợp lý, việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên phi sinh vật phụ thuộc vào các cuộc đối thoại và hợp tác giữa các quốc gia duyên hải có liên quan.

 

     Khi các tài nguyên sinh vật di chuyển qua các biên giới, việc khai thác và sử dụng chúng phần lớn không bị ảnh hưởng bởi các tranh chấp nêu trên. Tuy nhiên, để có thể sử dụng một cách hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên này, một thách thức thực tế ngày càng cấp bách là phải thúc đẩy hợp tác khu vực. Trên thực tế, nhằm bảo tồn và khai thác bền vững các tài nguyên biển, các văn bản có liên quan của luật pháp quốc tế quy định về việc khai thác tài nguyên biển, bảo vệ môi trường biển, và nghiên cứu khoa học biển cũng như các nghĩa vụ đối với việc hợp tác khu vực và tiểu khu vực. Nói cách khác, hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực Biển Đông liên quan đến các hoạt động bảo tồn, khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên sinh vật cũng như hoạt động bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển có một cơ sở pháp lý khá vững chắc.

 

     Các điều khoản trong Phần V của Công ước Luật biển quốc tế của LHQ cũng như Hiệp định năm 1995 về việc thực hiện các điều khoản của Công ước Luật biển Quốc tế của LHQ ngày 10 tháng 12 năm 1982 liên quan đến việc Bảo tồn và Quản lý nguồn cá di cư và nguồn cá định cư đã đưa ra các quy định về việc khai thác nguồn cá của các quốc gia duyên hải theo các khu vực đặc quyền kinh tế tương ứng. Chính vì vậy, các quốc gia duyên hải phải thực hiện các nghĩa vụ hợp tác tiểu khu vực, khu vực và toàn cầu trong lĩnh vực bảo tồn, sử dụng bền vững các nguồn cá, bao gồm cả nguồn cá di cư và định cư, cũng như việc tôn trọng quyền phát triển hoặc các Quốc gia bất lợi về địa lý.

 

     Phần IX của Công ước là cơ sở pháp lý cho việc hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực biển kín hoặc nửa kín về lĩnh vực bảo tồn và phát triển các nguồn tài nguyên sinh vật, nghiên cứu khoa học biển và bảo vệ môi trường biển. Điều 123 quy định rằng các quốc gia trong khu vực biển kín hoặc nửa kín phải hợp tác với nhau để thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ như quy định trong Công ước. Để thực hiện điều này, họ cần phải cố gắng, trực tiếp hoặc thông qua một tổ chức khu vực phù hợp: a) điều phối hoạt động quản lý, bảo tồn, thăm dò và khai thác các nguồn tài nguyên sinh vật biển; b) điều phối việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ trên cơ sở  tôn trọng việc bảo vệ và bảo tồn môi trường biển; c) điều phối các chính sách nghiên cứu khoa học và bảo đảm địa điểm thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học chung phù hợp trong khu vực; d) vào thời điểm thích hợp, tiến hành mời các tổ chức quốc tế và các quốc gia khác quan tâm hợp tác với họ nhằm thực hiện điều khoản này.

 

     Theo Điều 197 (Phần XII) của Công ước, các quốc gia có trách nhiệm hợp tác trên cơ sở khu vực hoặc tiểu khu vực, trực tiếp hoặc thông qua một tổ chức quốc tế có thẩm quyền, trong việc xây dựng và làm rõ các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế và các thủ tục, thông lệ được đề xuất phù hợp với Công ước nhằm bảo vệ và bảo tồn môi trường biển, có cân nhắc đến đến các đặc trưng của khu vực. Bên cạnh đó, điều 242 (phần XIII) của Công ước cũng quy định rằng các Quốc gia và tổ chức quốc tế chuyên môn, theo nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và quyền tài phán và trên cơ sở hai bên cùng có lợi, sẽ thúc đẩy hợp tác trong hoạt động nghiên cứu khoa học biển vì mục đích hoà bình. Công ước nêu bật sự cần thiết phải giải quyết các vấn đề biển ở Biển Đông theo tinh thần hợp tác.

 

     Bên cạnh các điều khoản ràng buộc pháp lý trên, còn có các văn bản quốc tế khác được gọi là “luật mềm” liên quan đến việc bảo tồn và sử dụng bền vững hệ sinh thái biển. Mặc dù không có tính chất bắt buộc, các luật mềm này ở một mức độ nào đó rất quan trọng bởi chúng có ảnh hưởng đến sự phát triển của các chính sách và bộ luật biển ở khu vực và trên toàn cầu. Hơn nữa, các tổ chức khu vực có thể yêu cầu các quốc gia thành viên thực hiện một số nội dung của các văn bản đó. Ví dụ, Chương 17 của Chương trình 21, được thông qua tại Hội nghị LHQ năm 1992 về Môi trường và Phát triển có các điều khoản về bảo vệ biển và các nguồn tài nguyên sinh vật; Kế hoạch thực hiện của Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững, được thông qua tại Johanesburg năm 2002, đã khuyến khích các nước thực hiện cách tiếp cận hệ sinh thái và thúc đẩy công tác quản lý đa ngành và thống nhất đối với các đại dương và vùng duyên hải vào năm 2010, bao gồm cả việc hỗ trợ các quốc gia duyên hải phát triển cơ chế và chính sách quản lý biển và duyên hải; Tuyên ngôn Thiên niên kỷ của LHQ và Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới 2005 nhất trí thúc đẩy hợp tác và điều phối ở mọi cấp nhằm  xử lý một cách toàn diện đối với những thách thức biển và nhằm thúc đẩy công tác quản lý thống nhất và sự phát triển bền vững của các đại dương; Bộ luật ứng xử đối với các hoạt động nghề cá có trách nhiệm và Bốn Kế hoạch hành động quốc tế của Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) đã đặt ra các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế đối với các hoạt động nghề cá có trách nhiệm nhằm đảm bảo việc bảo tồn, quản lý và phát triển các nguồn tài nguyên sinh vật biển một cách hiệu quả trong khi vẫn giữ gìn hệ sinh thái và tính đa dạng sinh học. Bên cạnh đó, ở cấp độ khu vực, có các văn bản quốc tế  dưới dạng luật mềm để thúc đẩy việc quản lý thống nhất các đại dương và hợp tác khu vực vì mục tiêu này.

 

     Là các bên tham gia Công ước LHQ về Luật Biển, các Quốc gia có liên quan đến vấn đề Biển Đông có nghĩa vụ tham gia vào hợp tác khu vực nhằm bảo tồn và khai thác các nguồn tài nguyên sinh vật tại các khu vực đặc quyền kinh tế của nước họ, và bảo đảm mức sống của người dân, đặc biệt đối với bộ phận dân cư vùng duyên hải vốn phụ thuộc chặt chẽ vào biển.

 

     Bên cạnh các điều khoản của luật pháp quốc tế, văn bản quan trọng nhất của khu vực liên quan đến các vấn đề Biển Đông chính là Tuyên bố về cách ứng xử giữa Trung Quốc và 10 nước ASEAN ký kết vào ngày 4 tháng 11 năm 2002. Tất cả các bên ký kết đều nhấn mạnh yêu cầu thúc đẩy một môi trường hoà bình, hữu nghị và hoà hợp ở Biển Đông nhằm mục tiêu tăng cường hoà bình, ổn định, phát triển kinh tế và phồn thịnh của toàn khu vực. Để đạt được mục tiêu này, tất cả các thành viên đều cam kết với các cơ chế xây dựng lòng tin và các hoạt động hợp tác thông qua tham vấn và đàm phán hữu nghị. Các hành động đơn phương có thể làm gia tăng xung đột và ảnh hưởng đến hoà bình, ổn định đều không được khuyến khích. Kể từ khi ký kết DOC năm 2002, các chính phủ có liên quan đều đã bày tỏ sự tự nguyện mạnh mẽ của mình trong vấn đề tự kiềm chế và thúc đẩy hợp tác ở nhiều lĩnh vực liên quan nhằm giúp các vấn đề được kiểm soát.

 

     2.                 Thiện chí về chính trị

 

     ASEAN và Trung Quốc đã thống nhất một số văn bản chủ chốt nhằm xây dựng quan hệ đối tác lâu dài. Bên cạnh Tuyên bố chung đầu năm 1997về Quan hệ hợp tác ASEAN-Trung Quốc hướng tới Thế kỷ 21 và DOC năm 2002, họ đã ký Tuyên bố chung giữa ASEAN và Trung Quốc về Hợp tác trong Lĩnh vực An ninh Phi truyền thống năm 2002, Tuyên bố chung về Quan hệ đối tác chiến lược vì Hoà bình và Phồn vinh năm 2003, và Tuyên bố chung tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN – Trung Quốc năm 2006. Trong các văn bản này, các chính phủ có liên quan đã bày tỏ ý định xây dựng một môi trường hợp tác, thân thiện trong khu vực. Tuyên bố chung 2003 đã nâng cấp “quan hệ láng giềng hữu nghị” thành “quan hệ đối tác chiến lược.”

 

     Một số diễn đàn khu vực đã tạo cơ hội cho các nhà lãnh đạo cấp cao gặp gỡ thường kỳ để trao đổi các vấn đề cùng quan tâm liên quan kể cả vấn đề Biển Đông:

 

- Diễn đàn khu vực ASEAN ARF;

- Cơ chế ASEAN + 1, ASEAN + 3;

- Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á;

- Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương APEC:

 

     Các diễn văn của Chủ tịch Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN-Trung Quốc đều nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ gần gũi giữa ASEAN và Trung Quốc đối với hoà bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực và bày tỏ ý định tăng cường quan hệ hợp tác, góp phần làm giảm xung đột và tăng cường xây dựng lòng tin.

 

     Ở kênh song phương, các nhà lãnh đạo cấp cao của các chính phủ có liên quan thường xuyên có các chuyến thăm viếng lẫn nhau. Các chuyến thăm này đã tăng cường sự hiểu biết song phương và đánh tín hiệu với thế giới về ý định của họ trong việc tăng cường hợp tác giữa các bên cũng như quyết tâm giải quyết tất cả các vấn đề bằng con đường hoà bình. Ví dụ, trong các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao Việt Nam đến Trung Quốc năm 2008, hai nước đã nhấn mạnh sẽ phát triển quan hệ chiến lược theo phương châm “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đối tác tốt, đồng chí tốt”[6] và nhằm giải quyết thoả đáng các vấn đề tồn tại bao gồm cả các vấn đề Biển Đông và tăng cường hợp tác trong lĩnh vực khai thác khí đốt và dầu lửa, bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm và cứu hộ, ngăn chặn cướp biển ở Biển Đông.[7] Trong chuyến thăm của Thủ tướng Ma-lai-xi-a Najib đến Trung Quốc đầu năm nay, cả hai nước nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ chiến lược giữa hai nước và nhất trí thúc đẩy đối thoại và hợp tác nhằm giải quyết các vấn đề liên quan một cách thoả đáng nhằm đảm bảo hoà bình và ổn định trong khu vực Biển Đông.[8] Điều này phù hợp với tinh thần của Thông cáo chung Trung Quốc – Ma-lai-xi-a năm 2005.[9] Tổng thống Phi-lip-pin Arroyo đã gặp gỡ Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Kiết Trì trong chuyến viếng thăm của ông tới Phi-lip-pin gần đây. Cả hai bên đều nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ chiến lược giữa hai nước đối với hoà bình và phát triển của khu vực.[10] Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì và người đồng nhiệm Romulo đã ca ngợi quan hệ tốt đẹp giữa hai nước và nhất trí đảm bảo hoà bình và ổn định ở Biển Đông thông qua những nỗ lực chung.[11]  Việc tăng cường hiểu biết và tin cậy thông qua các chuyến viếng thăm là nhân tố chủ chốt đối với hoà bình và ổn định trong khu vực.

 

     3.                 Hội nhập kinh tế

  

     Từ năm 2003, hội nhập kinh tế giữa các nước ASEAN đã phát triển nhanh chóng (xem Bảng 2 và 3). Năm 2003, tổng kim ngạch thương mại đạt 820 tỉ đô la Mỹ, trong đó, thương mại nội khối ASEAN đạt hơn 200 tỉ đô la Mỹ, chiếm ¼ tổng khối lượng. Năm 2008, kim ngạch đã tăng tương ứng 1.700 tỉ đô la Mỹ và 450 tỉ đô la Mỹ, trong đó thương mại nội khối ASEAN chiếm tỷ lệ tương tự 27% tổng kim ngạch thương mại khu vực. Năm 2003, đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào các nước ASEAN đạt 24 tỉ đô la Mỹ và tăng nhanh chóng trong năm 2004 với tỉ lệ gần 50%. Năm 2005, FDI giảm xuống chỉ còn ở mức trên 12%. Mặc dù năm 2006 và 2007, dòng FDI có xu hướng tăng (tương ứng là 39% và 26 %), dòng vốn này đã giảm mạnh tới -13% do cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Mặc dù tổng FDI vào các nước ASEAN dao động từ 2003 đến 2008, dòng vốn vào ASEAN vẫn tương đối ổn định ở tỷ lệ ± 13%.. Mặc dù FDI giảm mạnh năm 2008, dòng vốn vào các nước ASEAN vẫn tăng cao hơn các năm trước. Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới có thể làm giảm niềm tin của các nhà đầu tư ngoài khu vực, do đó, họ đầu tư trở lại đối với khu vực của họ để mở rộng hoạt động kinh doanh.

Bảng 2: Xuất nhập khẩu nội khối và thương mại ngoại khối từ 2003-2008.

Năm

2003

2004

2005

2006

2007

2008

Tổng

824,538.7

1,071,847.8

1,224,889.4

1,404,805.7

1,610,787.5

1,710,371.7

Xuất khẩu nội khối ASEAN

115,601.0

141,116.3

163,862.5

189,176.8

217,334.2

242,460.4

Nhập khẩu nội khối ASEAN

91,130.6

119,581.2

141,030.7

163,594.5

184,586.1

215,579.8

Tổng thương mại nội khối ASEAN

206,731.6

260,697.5

304,893.2

352,771.4

401,920.4

458,040.2

XK ngoài ASEAN

336,955.9

428,253.0

484,284.6

561,531.0

642,469

636,682.2

NK ngoài ASEAN

280,851.2

382,897.3

435,711.6

490,503.3

566,397.6

615,649.3

Tổng kim ngạch thương mại ASEAN

617,807.1

811,150.3

919,996.2

1,052,034.3

1,208,867.1

1,252,331.5

Nguồn: Biên soạn từ các bảng ở trang 56, 65 của cuốn Sách thống kê hàng năm của ASEAN năm 2008.

 

 Bảng 3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài và lượt thăm của khách quốc tế từ 2003-2008.

 

Năm

2003

2004

2005

2006

2007

2008

FDI vào ASEAN

24,234.7

(45.8%)

35,342.2

(12.1%)

39,629.0

(38.7%)

54,967.2

(26.4%)

69,481.6

(-12.8%)

60,596.0

Nội khối ASEAN

FDI (tỉ USD)

 

2,702.0

(11.1%)

2,958.6

(8.3%)

4,217.7

(10.6%)

7,602.3

(13.8%)

9,408.6

(13.5%)

11,070.8

(18.2%)

 

Lượt thăm của khách (nghìn)

16,999

22,173

23,254

25,397

27,341

30,489

Nguồn: Sách thống kê hàng năm của ASEAN năm 2008, trang 129 và 163.

 

     Mặc dù Trung Quốc trước đây có thể là một đối thủ cạnh tranh với các nước Đông Nam Á do sự tương đồng trong các mặt hàng xuất khẩu và thị trường, ASEAN bắt đầu xem xét lợi ích kinh tế từ quan hệ thương mại gần gũi hơn với Trung Quốc trong những năm 1990 khi đạt được sự đồng thuận là họ phải “xây dựng quan hệ gần gũi hơn với các nền kinh tế Đông Bắc Á nhằm đối phó với những thách thức kinh tế trong một nền kinh tế toàn cầu.[12] Quan hệ kinh tế chặt chẽ không phải là một trò chơi tổng số bằng không mà là mối quan hệ hợp tác cùng có lợi. Một học giả nhận xét rằng:

 

     "Sự phát triển kinh tế đầy ấn tượng của Trung Quốc cũng có thể tạo ra những tác động có lợi cho đầu tư. Khi quá trình công nghiệp hoá của Trung Quốc tăng tốc, nó tạo ra nhu cầu rất lớn đối với nguồn nguyên liệu thô và khoáng sản – kích thích dòng FDI vào các nước có khả năng cung cấp các loại nguyên liệu đáp ứng cho nhu cầu này, và tất nhiên, trong số đó có các nước ASEAN…sự hình thành một cơ chế phân công lao động sâu sắc trong khu vực dựa trên các mạng lưới sản xuất xuyên biên giới thúc đẩy thương mại ở từng bộ phận và dây chuyền tổng thể có khả năng kích thích đầu tư bổ sung vào quá trình sản xuất ở nơi khác trong khu vực".[13]

 

     Mặt khác, các nền kinh tế ASEAN ổn định và vững mạnh cũng có lợi cho sự phát triển của Trung Quốc. Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã nhấn mạnh sự phụ thuộc này trong chuyến thăm tới Ma-lai-xi-a của ông năm 2002, “Sự phát triển của Trung Quốc không thể có được nếu không có châu Á, và sự thịnh vượng của châu Á không thể đạt được nếu không có Trung Quốc.” Phản ứng của của Trung Quốc và ASEAN trước sự phụ thuộc lẫn nhau này là cả hai bên đều ra sức  thúc đẩy Hiệp định thương mại tự do (FTA) trong khi cân nhắc một cách đầy đủ những quan tâm nảy sinh trong suốt tiến trình này. ASEAN và Trung Quốc là những đối tác thương mại chủ chốt với tổng khối lượng thương mại lên tới 200 tỉ đô la Mỹ năm 2008. Sự tăng trưởng này đã đưa Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của ASEAN sau Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU). So với giá trị thương mại 60 tỉ đô la Mỹ vào năm 2003, giá trị thương mại năm 2008 đã tăng gấp 3 lần. Xuất khẩu của Trung Quốc vào ASEAN đã tăng rất nhanh chóng từ năm 2003 đến 2008, với giá trị trên 100 tỉ đô la Mỹ, gấp 3 lần so với năm 2003 (30 tỉ đô la Mỹ). Điều này đã khiến Trung Quốc trở thành nước có giá trị xuất khẩu vào ASEAN lớn thứ hai sau Nhật Bản (Bảng 4). Trên cơ sở tỷ lệ tăng rất mạnh, quan hệ kinh tế và thương mại được kỳ vọng là sẽ còn tiếp tục tăng trong tương lai gần.

 

Bảng 4: Thương mại ASEAN tính theo Quốc gia nhập, 2003-2008.

                                                                                Tỉ đô la Mỹ

Quốc gia nhập khẩu

2003

2004

2005

2006

2007

2008

ASEAN

206,731.6

260,697.5

304,893.2

352,771.4

401,920.4

458,040.2

Các đối tác thương mại chủ yếu

617,807.1

811,150.3

304,893.2

1,052,034.3

1,208,867.1

1,252,331.5

Mỹ

117,885.7

135,864.7

153,918.2

161,196.0

179,068.0

181,193.3

Nhật

113,400.7

143,263.0

153,834.3

161,780.5

173,062.0

211,988.2

EU

EU-15

58,174.0

73,395.5

78,238.5

90,548.3

101,490.9

107,250

EU-25

101,364.6

131,543.3

140,533.6

160,589.9

186,719.8

202,503.0

Trung Quốc

59,637.0

89,066.0

113,393.6

139,961.2

171,117.7

192,533.1

Hàn Quốc

33,548.1

40,543.8

47,971.9

52,519.6

61,184.1

75,721.5

……

Tổng thương mại TG

824,538.7

1,071,847.8

1,224,889.4

1,404,805.7

1,610,787.5

1,710,371.7

XK

ASEAN

115,601.0

141,116.3

163,862.5

189,176.8

217,334.2

242,460.4

Các đối tác thương mại chủ yếu

336,955.9

428,122.2

484,284.5

561,530.5

642,469.5

636,682.2

Mỹ

69,674.2

80,157.9

92,941.9

96,943.4

106,375.9

101,457.5

Nhật

53,198.0

67,227.6

72,756.4

81,284.9

85,138.1

104,871.8

EU

EU-15

98,329.1

127,544.7

136,459.9

154,791.3

177,968.0

194,020.5

EU-25

60,116.8

76,087.8

80,847.9

94,408.5

107,992.1

112,948.3

China

29,059.9

41,351.8

52,257.5

65,010.2

77,945.0

85,556.5

Hàn Quốc

16,941.8

19,810.9

24,362.3

28,765.9

29,486.5

34,937.5

…..

Total

452,556.9

569,238.4

648,147.0

750,707.4

859,803.8

879,142.6

Import

USA

48,211.5

55,706.9

60,976.4

64,252.5

72,692.1

79,735.8

Japan

60,202.6

76,035.4

81,078.0

80,495.6

87,923.9

107,116.4

EU

EU-15

40,155.1

54,149.2

58,221.4

64,243.1

76,477.1

86,769.6

EU-25

41,247.8

55,455.5

59,389.5

65,923.9

78,727.7

89,554.7

Trung Quốc

30,577.0

47,714.2

61,136.1

74,951.0

93,172.7

106,976.6

Hàn Quốc

16,606.3

20,732.9

23,609.5

28,765.9

31,697.5

40,783.9

…..

Tổng

371,981.8

502,365.7

576,742.3

654,097.6

750,983.7

831,229.1

Nguồn: Dữ liệu Thống kê Thường niên ASEAN năm 2008 trang 82-83.

 

     Bảng năm cho thấy từ năm 2003 đến 2008, đầu tư của Trung Quốc vào ASEAN tăng nhanh chóng. Năm 2003, đầu tư này chỉ đạt 187 triệu đô la Mỹ, trong khi năm 2008 con số này là 1,5 tỉ đô la Mỹ, gấp 8 lần so với năm 2003. Điều này đã đầy Trung Quốc trở thành nhà đầu tư lớn thứ 4 sau EU, Nhật Bản và Mỹ.

Bảng 5: Dòng vốn FDI vào ASEAN, tính theo quốc gia, 2003-2008

 

                                                      USD Million

Quốc gia nhận vốn đầu tư

2003

2004

2005

2006

2007

2008

ASEAN

2,702.0

2,958.6

4,217.7

7,602.3

9,408.6

11,070.8

Phần còn lại của TG

21,364.7

32,242.5

34,738.3

45,767.9

59,106.0

49,355.

EU

6,679.2

11,270.2

10,015.6

10,672.2

18,383.5

12,445.3

Các nước Châu Âu khác

1,862.5

1,641.8

10,015.6

5,340.9

3,293.5

2,553.2

Nhật

3,908.4

5,667.4

6,655.0

10,222.8

8,382.0

7,653.6

Mỹ

1,494.7

4,384.4

3,945.8

3,406.4

6,345.6

3,392.5

Hong kong

225.2

433.2

586.4

1,278.8

1,622.4

619.5

Hàn Quốc

550.0

828.2

507.0

1,253.8

3,124.7

1,279.1

Trung Quốc

186.6

735.0

537.7

1,016.2

1,226.9

1,497.3

Nguồn: Dữ liệu Thống kê Thường niên ASEAN năm 2008 trang 134.

           

     Từ năm 2003, Trung Quốc là một trong những nước quan trọng nhất có lượng khách du lịch đổ vào ASEAN và năm 2007, Trung Quốc có số lượng khách du lịch vào ASEAN lớn nhất  (Bảng 6)

Bảng 6: Lượt khách du lịch đến ASEAN tính theo điểm đến, 2003-2008    (nghìn người)

                                                                                          

Năm

2003

2004

2005

2006

2007

2008

Nước có khách du lịch

Trung Quốc

2,393

3,181

1,605

3,335

3,926

4,487

Nhật

2,797

3,520

3,650

3,368

3,701

3,631

Hàn Quốc

1,716

2,350

2,645

3,353

3,539

3,252

Anh

1,380

1,647

1,784

1,129

1,975

2,026

Mỹ

1,701

2,099

2,306

2,490

2,537

2,660

Úc

1,306

1,849

2,034

2,063

2,435

2,920

Nguồn: Dữ liệu Thống kê Thường niên ASEAN năm 2008 trang 134.

Hợp tác song phương giữa Trung Quốc và từng nước ở khu vực Biển Đông cũng được thúc đẩy trong tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do. Năm 2008, thương mại Trung Quốc – Ma-lai-xi-a đạt giá trị lớn nhất trong khu vực Biển Đông với kim ngạch trên 53 tỉ đô la Mỹ, trong đó Ma-lai-xi-a đạt thặng dư thương mại trên 10 tỉ đô la Mỹ. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ hai của Sing-ga-po, với tổng kim ngạch thương mại đạt 52 tỉ đô la Mỹ trong đó 32 tỉ là hàng xuất của Trung Quốc và 20 tỉ là hàng nhập của Trung Quốc (bảng 7).

 

Bảng 7:  Thương mại giữa Trung Quốc và các nước khu vực Biển Đông

 

Tỉ đô la Mỹ

Nước

Tổng kim ngạch thương mại

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Indonesia

31.5

17.2

14.3

Malaysia

53.5

21.4

32.1

Singapore

52.4

32.3

20.1

Việt Nam

19.5

15.1

4.34

Philipin

28.6

9.1

19.5

Brunây

0.22

0.13

0.09

 

     4.                 Những quan tâm an ninh phi truyền thống

 

     Các nguy cơ an ninh phi truyền thống xảy ra liên tục ở khu vực. Những nguy cơ này bao gồm dịch bệnh, thay đổi khí hậu và thiên tai do thay đổ khí hậu, cướp biển và khủng bố, v.v. Mọi người vẫn còn nhớ mối lo ngại về dịch bệnh SARS xảy ra ở khu vực năm 2003, tiếp đó là dịch cúm gia cầm và dịch cúm H1N1. Người ta không chỉ lo sợ về số lượng người bị chết bởi dịch bệnh mà còn lo ngại về tốc độ lây lan nhanh chóng của dịch bệnh qua biên giới. Do khu vực này có rất nhiều sinh vật đảo đang phải đối mặt với nguy cơ nước biển dâng cao, vấn đề thay đổi khí hậu rất được quan tâm. Ví dụ, một báo cáo cho thấy vào năm 2100, 90.260 km2 đất liền vùng duyên hải và các đảo nhỏ của In-đô-nê-xi-a có thể biến mất do mức nước biển dâng cao 1.1 mét.[14] Hiện tại, mực nước biển trung bình tăng khoảng 3mm có thể là nhỏ nhưng tác động đối với các đảo sẽ gấp khoảng 50-200 lần. Sự tàn phá của trận sóng thần 2004 là một ví dụ tiêu biểu. Theo báo cáo của Văn phòng Hàng hải quốc tế, số vụ cướp biển đã giảm trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2005. Cụ thể, ở eo biển Malaca và Sing-ga-po, tỉ lệ tàu hàng bị tấn công ước tính từ 0.04% đến 0.11 % tổng số tàu thuyền qua lại hàng năm. Tuy nhiên, điều khiến các vụ cướp biển trở nên nguy hiểm là các băng cướp biển này có vẻ được trang bị và tổ chức tốt hơn so với các lực lượng hải quân và chúng có xu hướng ngày càng sử dụng vũ lực nhiều hơn.[15] Sự tồn tại của các cảng lớn dọc các tuyến đường hàng hải khu vực Biển Đông và các tàu dầu lớn qua lại khu vực này càng khiến các vụ khủng bổ trở thành một thảm hoạ đối với nền kinh tế thế giới.

 

     Tất cả các nguy cơ phi truyền thống này đều có tính chất xuyên biên giới và là những nguy hiểm đối với các nước trong khu vực Biển Đông. Nhằm giải quyết các vấn đề này một cách hiệu quả, nỗ lực của từng quốc gia là hoàn toàn không đủ. Cần thiết phải phối hợp các nỗ lực chung.

 

     5.                 Xu thế hội nhập khu vực

 

     Các vấn đề xuyên quốc gia cần được giải quyết theo phương thức hợp tác giữa các nước liên quan và điều này sẽ thúc đẩy hội nhập. Hội nhập được công nhận là một cơ chế cùng có lợi để giải quyết các vấn đề khu vực và toàn cầu hiệu quả hơn. Hội nhập kinh tế là xu thế cơ bản đối với việc phát triển kinh tế toàn cầu hiện nay, bao gồm, không kể các yếu tố khác, toàn cầu hoá và khu vực hoá. Toàn cầu hoá và khu vực hoá thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu theo những cách thức riêng biệt. Toàn cầu hoá bao gồm một loạt các khía cạnh. Hệ thống chính trị và trình độ phát triển kinh tế khác nhau sẽ quyết định việc các quốc gia khác nhau có những ưu tiên riêng về vấn đề hội nhập, và điều này sẽ khiến các quốc gia khó khăn trong việc xây dựng quan điểm nhất quán và gây khó khăn đối với các yếu tố sản xuất trong quá trình chu chuyển tự do qua biên giới. Để đối phó với vấn đề như vậy, khu vực hoá bắt đầu được tiến hành trong nhiều khu vực như là một cách thúc đẩy hội nhập kinh tế. Tiến trình khu vực hoá nhanh chóng thể hiện thông qua quá trình hợp tác quốc tế nhanh chóng nói chung và sự xuất hiện của các tổ chức khu vực nói riêng. Thành công của các cơ chế ASEAN, ASEAN + 1, ASEAN + 3 và các Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN là minh chứng của tiến trình hội nhập trong khu vực Biển Đông, và điều này cho thấy việc thúc đẩy hợp tác kinh tế là một xu thế không thể đảo ngược. Trong khi những tranh chấp hiện chưa được giải quyết, các bên có liên quan đều mong muốn tăng cường hợp tác vì lợi ích của việc thúc đẩy hoà bình và họ cũng có thể mong muốn thiết lập các tổ chức hợp tác chuyên ngành ở khu vực nhằm tăng cường hợp tác kinh tế trong khu vực vì sự thịnh vượng chung.

 

     Bên cạnh đó, Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển và các văn kiện pháp lý quốc tế liên quan khác đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác tiểu khu vực, khu vực và quốc tế trong các hoạt động thăm dò, khai thác các tài nguyên biển, đặc biệt trong những vùng biển kín và nửa kín. Ví dụ, Điều 123, 197, và 242 của Công ước cũng như phần III của UNFSA quy định nghĩa vụ và yêu cầu  hợp tác khu vực và quốc tế.

 

     III.           Nỗ lực chung

 

     1.                 Sự hội nhập của ASEAN

 

     Kể từ khi ASEAN được thành lập vào năm 1967, hội nhập kinh tế, chính trị và văn hoá dần được mở rộng giữa các nước thành viên. Tầm nhìn ASEAN 2020, được thông qua năm 1997, đã đặt ra mục tiêu xây dựng ASEAN thành một “cộng đồng các Quốc gia Đông Nam Á, hướng ra bên ngoài, sống trong hoà bình, ổn định và phồn vinh, gắn bó với nhau trong mối quan hệ đối tác vì sự phát triển năng động và trong một cộng đồng các xã hội quan tâm lẫn nhau.”[16] Vào tháng 12 năm 2005, các quốc gia thành viên đã nhất trí xây dựng Hiến chương ASEAN thông qua một tuyên bố chung và tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN vào tháng 11 năm 2007, 10 nước ASEAN đã ký kết Hiến chương và Hiến chương có hiệu lực vào ngày 15 tháng 12 năm 2008. Việc ký kết Hiến chương là một dấu mốc của sự hội nhập của ASEAN. Hiến chương được coi là một khuôn khổ thể chế và pháp lý cũng như là nguồn cảm hứng cho ASEAN trong những năm tới, với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên và thúc đẩy tiến trình hội nhập của ASEAN thông qua việc xây dựng một Cộng đồng ASEAN. Những nguyên tắc cơ bản của Hiệp hội, là “tôn trọng các nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền, không can thiệp và tôn trọng bản sắc dân tộc” và “thúc đẩy hoà bình và bản sắc khu vực, giải quyết hoà bình các tranh chấp thông qua đối thoại và tham vấn, và từ bỏ xâm lược.” Hiến chương đã chứng minh với thế giới quyết tâm của các nước thành viên ASEAN đối với tiến trình hội nhập.

 

     Việc thành lập ASEAN đã có vai trò khuyến khích các quốc gia thành viên sử dụng phương cách giải quyết hoà bình các tranh chấp, cho dù chỉ các quốc gia liên quan mới có tiếng nói quyết định trong việc lựa chọn các biện pháp hoà bình. Ví dụ, năm 2002 và 2008, tranh chấp lãnh thổ đối với khu vực Si-pa-dan và Li-gi-tan giữa In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a, tranh chấp đối với Pe-đờ-ra Bran-ca/Pu-lô Ba-tu Pu –the, Mit-đờ-Roc và Sao-Lec giữa Ma-lai-xia và Sing-ga-po đã được giải quyết thông qua quyết định của Toàn án Công lý Quốc tế (ICJ). Các hiệp định song phương cũng cho thấy các trường hợp tranh chấp có liên quan được đệ trình lên ICJ. Vai trò tích cực như vậy của ASEAN có thể đặt ra những khuôn mẫu tích cực cho các cơ chế nhất định trong khu vực Biển Đông nhằm giải quyết những tranh chấp giữa các bên liên quan.

 

     2.                 Đối tác chiến lược giữa Trung Quốc và ASEAN

 

     Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 ở châu Á đã tạo động lực cho các nước ASEAN và Trung Quốc hợp tác chặt chẽ hơn nhằm vượt qua những biến động của tình hình kinh tế thế giới. Năm 2001, Trung Quốc đưa ra đề nghị thiết lập Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN-Trung Quốc (CAFTA)) nhằm nắm bắt các cơ hội hợp tác và đối tác, tiếp sau đó là Hiệp định khung 2002 về Hợp tác kinh té. Trong tiến trình thiết lập Khu vực mậu dịch Tự do, điều đáng chú ý là Trung Quốc sẵn sàng đáp ứng những mối quan tâm quan trọng nhất của ASEAN.[17]

 

     Năm 2003 đánh dấu những sự kiện quan trọng giữa ASEAN và Trung Quốc khi Trung Quốc gia nhập Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở khu vực Đông Nam Á. Điều này cho thấy sự tin cậy về chính trị giữa hai bên đã được tăng cường một cách mạnh mẽ, và Tuyên bố chung về Đối tác Chiến lược vì Hoà bình và An ninh đã được hai bên ký kết. Một Kế hoạch Hành động 5 năm (2005-2010) được đưa ra nhằm thực hiện Tuyên bố chung đã được thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN-Trung Quốc năm 2004 với mục tiêu tăng cường quan hệ đối tác vì hoà bình, phát triển, và thịnh vượng của khu vực. Hai hiệp định thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ lần lượt được ký kết vào năm 2004 và 2007. Tháng 8 năm 2009, Hiệp định Đầu tư ASEAN-Trung Quốc được ký kết. Việc ký kết Hiệp định này diễn ra kịp thời bởi điều này đã tạo ra một môi trường thuận lợi thúc đẩy dòng đầu tư cho cả hai bên vào thời điểm ASEAN và Trung Quốc đều là những nền kinh tế mới nổi chủ chốt với những tiềm năng kinh tế mạnh mẽ. Để kích thích  đầu tư ở các nước ASEAN, chính phủ Trung Quốc đã lập Quỹ Hợp tác ASEAN-Trung Quốc vào năm 2005. Để tăng cường vốn cho các dự án hợp tác đầu tư ASEAN-Trung Quốc trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, năng lượng và tài nguyên, công nghệ thông tin và các lĩnh vực khác, Trung Quốc đã tuyên bố thiết lập Quỹ hợp tác Đầu tư ASEAN-Trung Quốc trị giá 10 tỉ đô la Mỹ vào đầu năm 2009. Tất cả các hiệp định, tuyên bố và sau đó là các hành động thực hiện đã mở rộng hợp tác giữa các nước ASEAN và Trung Quốc nói chung cũng như hợp tác kinh tế nói riêng.

 

     Nhằm quản lý các vấn đề Biển Đông một cách hoà bình, các nước ASEAN và Trung Quốc đã ký kết Tuyên bố về Bộ luật ứng xử giữa các bên liên quan đến Biển Đông (DOC) năm 2002, sau đó là một số các Cuộc họp quan chức cấp cao giữa ASEAN và Trung Quốc về việc thực hiện DOC. Các cuộc họp này đã tạo ra kênh chính thức cho các nước có liên quan đến vấn đề Biển Đông trao đổi quan điểm về việc đẩy mạnh hợp tác vì mục tiêu xây dựng lòng tin. Tuy nhiên, vấn đề còn tuỳ thuộc vào các bên tự kiềm chế để điều chỉnh hành vi của mình. Việc thiếu vắng một cơ chế có tính chất ràng buộc có thể dẫn đến việc từng quốc gia riêng lẻ có những hành động tối đa hoá lợi ích của cá nhân họ.

 

     3.                 Bảo vệ môi trường biển (MEP), Nghiên cứu khoa học biển (MSR) và thăm dò tài nguyên

 

     Rất nhiều hoạt động hợp tác trong MEP, MSR và thăm dò tài nguyên đã được thực hiện ở khu vực Biển Đông theo nhiều cơ chế khác nhau. Ví dụ, theo Chương trình Biển Đông Á của Chương trình Khí hậu Liên hiệp quốc và Cơ quan Điều phối về Biển Đông Á (COBSEA), một dự án về “Ngăn chặn xu thế suy thoái môi trường ở Biển Đông và Vịnh Thái Lan” đã được tiến hành và trong khuôn khổ Đối tác Quản lý Môi trường ở khu vực Biển Đông Á, nhiều hành động đã được thực hiện trong một số địa điểm được lựa chọn của khu vực, [18], bao gồm cả việc quản lý các khu vực duyên hải tập trung, quản lý các vùng biển tiểu khu vực và các địa điểm bị ô nhiễm môi trường, các vấn đề môi trường khác, cũng như công tác nghiên cứu khoa học. Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN-Trung Quốc lần thứ 11 năm 2007, “môi trường” được coi là lĩnh vực ưu tiên hợp tác thứ 11 và các bên nhất trí xây dựng cơ chế Bộ trưởng ASEAN-Trung Quốc nhằm thảo luận các vấn đề liên quan đến môi trường; thành lập một Trung tâm Bảo vệ Môi trường ASEAN-Trung Quốc và một Khuôn khổ hợp tác phản ứng trong trường hợp khẩn cấp về an ninh. Các vấn đề môi trường biển đã được đề cập đến trong chương trình hợp tác.

 

     Trong một loạt các hội thảo In-đô-nê-xia đăng cai về Quản lý các cuộc xung đột tiềm tàng ở Biển Đông, một số dự án đã được thực hiện. Đó là chương trình Hợp tác khu vực trong lĩnh vực Khoa học biển và Mạng lưới thông tin ở Biển Đông bao gồm Dự án thiết lập mạng lưới và chia sẻ nguồn Thông tin, Chương trình Môi trường vùng duyên hải và những thay đổi về mực nước biển và thủy triều ở khu vực Biển Đông bị ảnh hưởng bởi những thay đổi về khí hậu (In-đô-nê-xia), Chương trình Đào tạo về việc Giám sát hệ sinh thái biển (Phi-lip-pin), và Chương trình Nghiên cứu, Cứu trợ và các hành động phi pháp bao gồm cướp biển và cướp có vũ trang (Ma-lai-xi-a). Tại Hội thảo lần thứ 19 vào năm nay, Trung Quốc và Đài Loan đã cùng đề xuất thành lập Mạng lưới Đông Nam Á cho Dự án Đào tạo và Giáo dục sẽ được thực hiện vào năm 2010-2011. Mục đích của Hội thảo là thông qua các Dự án này, các học giả của khu vực Biển Đông chia sẻ kinh nghiệm và thông tin nghiên cứu khoa học có sẵn. Tuy nhiên, các nguồn tài chính hạn hẹp đã khiến một số dự án tiến triển không hiệu quả.

 

     Hoạt động hợp tác duy nhất trong hoạt động thăm dò tài nguyên biển chính là thoả thuận chung về thăm dò địa chấn ký kết giữa các công ty khí đốt và dầu lửa của Trung Quốc, Philipin và Việt Nam tháng 3 năm 2005. Theo thoả thuận này, ba bên sẽ hợp tác thu thập dữ liệu địa chấn 2 chiều và 3 chiều và xử lý dữ liệu địa chấn 2 chiều trong một khu vực khoảng 140.000 km2 trong 3 năm. Chương trình này được các chính phủ liên quan hoan nghênh và là một dấu mốc đối với sự phát triển chung trong khu vực Biển Đông. Hiện không rõ các công ty có liên quan sẽ hành động ra sao sau ba năm. Các bên cần sáng suốt để thúc đẩy hợp tác trong khu vực.

 

     4.                 An ninh biển

 

     An ninh biển là mối quan tâm trọng yếu đối với các vùng duyên hải của các nước Đông Nam Á. Một loạt tuyên bố của các chính phủ khu vực cho thấy quyết tâm chung trong việc giải quyết các vấn đề an ninh. Các tuyên bố này bao gồm, Tuyên bố năm 2002 về Hợp tác chống Cướp biển và các Nguy cơ khác đối với an ninh biển; Đối thoại Shangri-la tại Sing-ga-po năm 2005; Tuyên bố chung Batam 2005 của Cuộc họp Bộ trưởng 3 bên lần thứ tư của các của các quốc gia duyên hải ở eo biển Ma-lắc-ca; Tuyên bố Ja-cac-ta năm 2005 về việc thúc đẩy An toàn, an ninh và bảo vệ môi trường ở eo biển Ma-lắc-ca và Sing-ga-po.[19]

 

     Việc chia sẻ thông tin giữa cơ quan tình báo và thực hiện pháp luật và khả năng điều phối là hai nhân tố rất quan trọng trong việc tấn công khủng bố và cướp biển. Một khuôn khổ chính trị ba bên giữa In-đô-nê-xia, Ma-lai-xia, và Phi-lip-pin theo tinh thần của Hiệp định chia sẻ thông tin và thiết lập các Thủ tục thông tin đạt được vào tháng 5 năm 2002. Sau khi Hiệp định Hợp tác khu vực trong việc chống cướp biển và cướp vũ trang đối với các tàu thuyền ở Châu Á (ReCAAP) được thiết lập vào năm 2001, các quốc gia thành viên[20] đã nhất trí thành lập Trung tâm Chia sẻ thông tin (ISC) ở Sing-ga-po năm 2004 nhằm thúc đẩy công tác trao đổi thông tin giữa các bên ký kết về các vụ cướp biển và cướp có vũ trang và nhằm hỗ trợ hợp tác chuyên môn giữa các bên. Sáng kiến chia sẻ thông tin đóng một vai trò quan trọng trong việc bắt giữa các phần tử vũ trang Hồi giáo trong toàn bộ khu vực Đông Nam Á, ví dụ như vụ bắt giữa phần tử đánh bom JI năm 2002 và bắt giữa lãnh đạo của JI Bin Ali năm 2002.[21]

 

     Các quốc gia duyên hải đã tiến hành hợp tác giữa các lực lượng thực thi pháp luật.  Lực lượng tuần tiễu hải quân Malay-Inđo[22] đầu tiên được thành lập vào tháng 7 năm 2004 và được tiến hành thường xuyên từ đó. Lực lượng này là một phần của sáng kiến An ninh Eo biển Ma-lắc-ca vốn bao gồm các hiệp định an inh giữa ba nước duyên hải. Sáng kiến “Ánh mắt trên Bầu trời” cũng là một nội dung của sáng kiến này. Sáng kiến này được Ma-lai-xia, Sing-ga-po, In-đô-nê-xia và Thái lan đưa ra năm 2005. Các vấn đề biển được thảo luận tại các diễn đàn khu vực khác đưa đến việc ký kết các thoả thuận, vú dụ như Hiệp ước Ba li II năm 2003 của ASEAN và Tuyên bố về Hợp tác chống Cướp biển và các mối đe doạ khác đối với an ninh hàng hải được thông qua tại Hội nghị Sau Bộ trưởng của ARF lần thứ 10 tháng 6 năm 2003.

 

     Hợp tác trong các vấn đề an ninh cũng được Trung Quốc và ASEAN thúc đẩy từ năm 1997. Hai bên đã tích cực triển khai quan điểm thúc đẩy sự tin tưởng lẫn nhau thông qua đối ngoại, giải quyết hoà bình các tranh chấp thông qua đàm phán và đảm bảo an ninh khu vực thông qua hợp tác. DOC năm 2002 được ký kết nhằm giải quyết các vấn đề Biển Đông và năm 2003 hai bên đã ra Tuyên bố chung về Hợp tác trong Lĩnh vực An ninh phi truyền thống, theo đó hoạt động hợp tác tích cực trong các vấn đề xuyên quốc gia sẽ được thực hiện. Một Bản ghi nhớ về Hợp tác trong các Lĩnh vực An ninh phi truyền thống được ASEAN và Trung Quốc ký kết tháng 1 năm 2004. ASEAN và Trung Quốc cũng đã thực hiện một số cuộc tham vấn không chính thức cấp Bộ trưởng về Tội phạm xuyên quốc gia từ năm 2005. Trong Tuyên bố chung tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN – Trung Quốc tại  năm 2006, họ tuyên bố cam kết cùng hợp tác trong việc đảm bảo an ninh hàng hải trong khu vực; và thúc đẩy hợp tác khu vực về quản lý thiên tai và sẵn sàng đối phó với các tình huống khẩn cấp, bao gồm cả việc tái thiết sau thiên tai và các nỗ lực hồi phục sau thiên tai, trong đó ASEAN đóng vai trò đi đầu. Tất cả các cam kết này đã đặt một nền tảng vững chắc cho tiến trình hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAn trong các vấn đề an ninh.

 

     5.                 Các cơ chế hiện có

 

     Các cơ chế hiện tại đã cung cấp những kinh nghiệm thành công cho việc tăng cường hợp tác trong khu vực Biển Đông. Hiện tại, các Diễn đàn về Hợp tác kinh tế khu vực xung quanh Vịnh Bắc Bộ, và Hợp tác kinh tế khu vực châu thổ sông Châu Giang, và dự án hiện đang thực hiện về Tam giác phát triển Sing-Johore-Riau giữa In-đô-nê-xia, Malai-xi-a, và Sing-ga-po, đã đặt nền móng cho việc thúc đẩy phát triển hợp tác kinh tế khu vực. Nếu ba chương trình hợp tác nêu trên có thể sát nhập trong khi thúc đẩy hợp tác giữa Trung Quốc và Việt Nam, giữa Trung Quốc và Philipin thì “khu vực hợp tác kinh tế tam giác” sẽ được định hình.Với việc xây dựng kế hoạch và xây dựng tuyến đường sắt xuyên Châu Á, khu vực hợp tác kinh tế có thể sát nhập vào Vùng hợp tác kinh tế tiểu khu vực Sông Mêkông (GMS), một hành động sẽ đóng góp rất lớn vào việc xây dựng khu vực Mậu dịch Tự do Trung Quốc – ASEAN và sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của các nước và các khu vực trong khu vực Biển Đông.[23]

 

     IV.            Kết luận

 

     Các nỗ lực chung đã được đưa ra nhằm thúc đẩy hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau ở khu vực Biển Đông. Tuy nhiên, bên cạnh hoạt động hợp tác kinh tế, hoạt động ở các lĩnh vực khác ở chừng mực nào đó còn rải rác, không có sự trao đổi nhiều vềt thông tin mặc dù cũng đạt được một số thành tựu nhất định. Điều đó làm giảm hiệu quả chung của tất cả các nỗ lực. Trong khi đó, các hành động đơn phương ở khu vực Biển Đông sẽ tác động tiêu cực đến hoà bình và an ninh khu vực bởi vì các hành động này đi ngược lại ý chí của tất cả các bên liên quan như đã được chỉ rõ trong DOC 2002 rằng “cách thức, phạm vi và địa điểm, liên quan đến việc hợp tác song phương và đa phương, sẽ được nhất trí bởi các Bên liên quan trước khi thực hiện các hành động thực tế.” Là một khu vực biển nửa kín, bất cứ hành động nào ở Biển Đông cũng có thể ảnh hưởng đến đời sống của người dân ở đó. Vì quyền lợi của người dân, trước khi đạt được giải pháp cuối cùng về các tranh chấp lãnh thổ, cần phải thúc đẩy hợp tác trong theo các khuôn khổ đã được thoả thuận giữa các nước có liên quan để phối hợp các hoạt động trong các lĩnh vực như an ninh hàng hải, Bảo vệ môi trường biển, Nghiên cứu khoa học biển và hợp tác phát triển các nguồn tài nguyên biển. Để đạt được mục tiêu biến Biển Đông thành một “vùng biển của hoà bình và biển của hợp tác”, cần đề xuất về một tổ chức hợp tác tiểu khu vực Biển Đông, nhờ đó có thể tăng cường hợp tác và phối hợp các hoạt động.

 

     Tăng cường hợp tác kinh tế trong khu vực Biển Đông là cơ sở của sự phát triển Khu vực Mậu dịch Tự do Trung Quốc-ASEAN (CAFTA) và Cơ chế Trung Quốc-ASEAN, cũng như việc xác định mục tiêu hội nhập Khu vực Hợp tác Kinh tế GMS, Khu vực Hợp tác kinh tế Sông Châu Giang, và Tam giác Phát triển Sing-Johore-Riau. Chính vì vậy, hợp tác kinh tế trong khu vực Biển Đông sẽ được thực hiện phù hợp với Cơ chế Trung Quốc-ASEAN vì mục tiêu làm phong phú nội dung hợp tác trong khuôn khổ CAFTA. Tăng cường hợp tác đồng thời cũng góp phần làm giảm các tranh chấp ở Biển Đông, bảo đảm hoà bình và an toàn hàng hải ở khu vực Biển Đông nhằm tạo những điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy hợp tác hơn nữa.

 

     Trung Quốc sẽ luôn luôn tuân thủ các nguyên tắc tham vấn hữu nghị trên cơ sở bình đẳng, cùng lợi ích và có đi có lại, và phát triển chung trong tiến trình tham gia và thúc đẩy hợp tác kinh tế ở khu vực Biển Đông. Chính sách ngoại giao của Trung Quốc trong quan hệ với các nước láng giềng là “xây dựng mối quan hệ và đối tác hữu hảo với các nước láng giềng” trong khi điểm xuất phát trong chính sách của nước này là “thực hiện chính sách xây dựng láng giềng thân thiện, an ninh và thịnh vượng”. Trung Quốc sẽ tham gia các nỗ lực chung  cùng với các nước láng giềng nhằm nâng cao mức sống và thúc đẩy sự phát triển chung trong khu vực để đảm bảo hoà bình, an ninh và ổn định của khu vực./.

 

Li Jianwei, Phó giám đốc, Viện nghiên cứu Biển Nam Trung Hoa, Hải Nam, Trung Quốc 

Download bản PDF

   



[1] Điều 1 của Tuyên bố về Bộ luật ứng xử Biển Đông 2002 chỉ ra rằng các nguyên tắc chi phối các bên trong việc giải quyết các vấn đề Biển Đông bao gồm Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Công ước về Luật Biển của LHQ năm 1982, Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á, Năm Nguyên tắc cùng Tồn tại Hoà bình, và các nguyên tắc khác của Luật Quốc tế đã được công nhận toàn cầu được coi là những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo quan hệ giữa các quốc gia. Trong khi đó, Điều 4 nhấn mạnh việc không sử dụng vũ lực và đàm phán và tham vấn thân thiện lẫn nhau.

[2] 11 bên ký kết bao gồm Trung Quốc và 10 nước ASEAN là Brunêi, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, Lào, Ma-lai-xi-a, Mi-an-ma, Phi-lip-pin, Sing-ga-po, Thái lan, và Việt Nam.

[3] Chín tỉnh phía Nam của Trung Quốc là Quảng Đông, Phúc Kiến, Giang Tây, Khu tự trị Quảng Tây, Hải Nam, Hồ Nam, Tứ Xuyên, Vân Nam, Quế Châu.

[4] Tính toán dựa trên các số liệu ở Bảng 1.

[5] Điều 74 (3) Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển UNCLOS 74(3) viết, “Cho tới khi ký kết thoả thuận quy định tại khổ 1 (ám chỉ hiệp định phân định vùng đặc quyền kinh tế), các Quốc gia có liên quan, trên tinhthần hiểu biết và hợp tác, sẽ nỗ lực tham gia vào các thoả thuận tạm thời dựa trên tình hình thực tế và trong khoảng thời gian chuyển giao này, không được gây nguy hiểm hoặc cản trở việc ký kết thoả thuận cuối cùng. Các thoả thuận như vậy sẽ được thực hiện trên cơ sở không có định kiến về việc phân định cuối cùng. Và Điều 83 (3) của Công ước cũng có những quy định tương tự liên quan đến việc phân định thềm lục địa.

[9] Trong Tuyên bố chung, hai nước đã In the joint communiqué, both countries nhắc lại các nỗ lực nhằm bảo đảm hoà bình và ổn định ở khu vực Biển Đông nhằm thực hiện các hành động tiếp theo của DOC 2002. Hai nước ủng hộ các quốc gia liên quan đến vấn đề BIểN ĐÔNG nhằm “gác lại tranh chấp và thăm dò các hoạt động phát triển chung.” Trong khu vực có tranh chấp ở Biển Đông. http://my.china-embassy.org/chn/zt/zmgxzywj/t299205.htm. 

[12] Alice D. Ba, “Trung Quốc và ASEAN: Tái định hướng Quan hệ cho châu Á thế kỷ 21” Asian Survey, Vol. XLIII, No. 4, 2003, tr.629,

[13] John Ravenhill, “Liệu Trung Quốc có phải là mối đe doạ về kinh tế đối với Đông Nam Á?” Asian Survey, Vol. Issue 5, 2006, tr.664.

[14] Hasjim Djalal, “Thay đổi khí hậu, Mực nước biển, và ảnh hưởng của chúng đến In-đô-nê-xia” Bài trình bày tại Hội thảo lần thứ  19 về Quản lý Xung đột tiềm tàn ở Biển Đông,  11-14 tháng 11, 2009.

[15] Joshua H. Ho, “Phản ứng của khu vực đối với mối đe doạ của Cướp biển, khủng bố hàng hải ở eo biển Malaca và Sing-ga-po” Bài trình bày tại Hội thảo An ninh Hàng hải, Trung Quốc, 2005, trang 3.

[17] Alice D. Ba, “Trung Quốc và ASEAN: Tái định hướng Quan hệ cho Châu Á thế kỷ 21”Asian Survey, Vol. XLIII, No. 4, 2003, tr.639.

[18] PEMSEA bao gồm Bali and Sukabumi of Indonesia; Batangas, Bataan and Cavite của Philippines; Chonburi, Thailand; Danang and Quang Nam của Việt Nam; Cảng Klang, Malaysia; Xiamen và biển Bohai của Trung Quốc; Vịnh Manila; Vịnh Thái Lan và eo biển Malacca.

[19] John F. Bradford, “Thay đổi làn sóng chống cướp biển ở Đông Nam Á” Asian Survey, Vol. 48, Issue 3, 2008, p. 482.

[20] 17 nước của ReCAAP bao gồm: Cộng hoà nhân dân Bangladesh, Cộng hoà Ấn độ, Cộng hoà Inđônêixia, Nhật bản, Hàn Quốc, Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Maylaysia, Liên bang Myanma, Vương quốc Nauy, Cộng hoà Philipin, Cộng hoà Singapo, Cộng hoà xã hội dân chủ Srilanka, Vương quốc Thái Lan, Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

 

[21] Andrew Chau, “ Cộng đồng An ninh và Đông Nam á: Úc, Mỹ, và Chiến lược chống khủng bố của ASEAN.Asian Survey, Vol. 48, Issue 4, tr. 634.

[22] Malsindo đề cập đến 3 nước Malaysia, Singapore and Indonesia.

[23] Shicun, Wu and Jianwei, Li, “Thúc đẩy hợp tác kinh tế ở khu vực Biển Đông: Quan điểm của Trung quốc” Bài trình bày tại Hội thảo Quốc tế về “Biển Đông: Đảm bảo năng suất đại dương, Cộng đồng hàng hải và khí hậu” tại Kuantan, Malaysia, 25-29 tháng 11 2008.