Nazery Khalid[2]Nghiên cứu viên cao cấp, Viện Hàng hải Ma-lai-xia (MIMA)

Vùng biển đặc trưng bởi sự phong phú đa dạng sinh học đáng kinh ngạc cũng như các khu vực đánh bắt cá dồi dào và được cho là có chứa nhiều mỏ tài nguyên năng lượng hydrocarbon. Các khu vực biển và các quần đảo của nó, cùng các đặc trưng hàng hải khác là chủ đề của những yêu sách chồng chéo về lãnh thổ của một số quốc gia trong khu vực. Một số bên yêu sách đã bảo vệ lợi ích của họ bằng cách thức quyết liệt, đã dẫn đến những xung đột và làm gia tăng căng thẳng trên vùng biển. Đã có lo ngại rằng nếu không được kiểm soát và giải quyết một cách hòa bình, những yêu sách trên có thể biến vùng biển này trở thành một điểm bùng phát xung đột, làm xấu đi mối quan hệ giữa các quốc gia trong khu vực và đe dọa tới sự ổn định và thịnh vượng của khu vực. Bài tham luận đã mở đầu bằng việc nhấn mạnh tầm quan trọng của vùng biển như một tuyến đường hàng hải quan trọng đối với hoạt động thương mại toàn cầu và là một tuyến đường năng lượng trọng yếu trước khi đề cập đến những yêu sách chồng chéo của một số quốc gia đối với các khu vực biển. Đồng thời cũng cảnh báo về những hành động trên mức cần thiết của các quốc gia yêu sách có thể gây ra mối đe dọa tới an ninh, sự ổn định và thịnh vượng trong khu vực và có thể dẫn tới sự hiện diện của các cường quốc bên ngoài luôn mong muốn trục lợi trong hoàn cảnh như vậy. Bài tham luận ủng hộ mạnh mẽ việc sử dụng thương mại và phát triển kinh tế như một mẫu số chung nhằm khuyến khích việc hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực, một cách thức để xoa dịu những căng thẳng nảy sinh bởi những yêu sách về vùng biển của các quốc gia. Bài tham luận nhấn mạnh việc tất cả các bên cần phải có một nhận thức chung đó là vùng biển này cũng như các khu vực của nó không thuộc về bên nào nhưng sẽ làm lợi cho tất cả.

  

Từ khóa: Biển Đông, Thương mại hàng hải, các yêu sách lãnh thổ chồng chéo

          Air yang tenang jangan disangka tiada buaya

 (Đừng tưởng rằng vùng nước lặng thì không có cá sấu)

(Tục ngữ Malay)

 

Vùng biển chiến lược, khu vực trọng yếu

 

Tầm quan trọng của Biển Đông (Biểu đồ 1) như một tuyến giao thông đường biển (SLOC)[3] đã được chứng minh rõ ràng. Vùng biển rộng lớn này trải dài suốt từ bờ biển phía tây của Xing-ga-po ở Đông Nam Á đến Đài Loan (Trung Quốc) ở Viễn Đông. Biển Đông bao gồm hơn 200 hòn đảo, rất nhiều trong số đó là các đảo chìm, các khối đá và các bãi đá ngầm, không thích hợp cho con người cư trú.[4] Vùng biển cũng được nhắc đến bởi sở hữu một hệ sinh học đa dạng phong phú đáng kinh ngạc cùng các nguồn tài nguyên biển, bao gồm các nguồn năng lượng hydrocarbon khổng lồ, các ngư trường, và 30% rặng đá san hô ngầm trên thế giới.[5] Là tuyến đường ngắn nhất giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, Biển Đông gần như là một tuyến đường hàng hải cao tốc, đóng vai trò như một cầu nối tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại giữa Trung Quốc với Ấn Độ, giữa Đông Á và Đông Nam Á với Trung Đông kể từ thời cổ đại cho đến tận ngày nay.

 

Biểu đồ 1: Bản đồ Biển Đông

 

Nguồn:http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/5/53/SouthChinaSea.png

 

Nằm vắt ngang một trong những khu vực hàng hải rộng nhất chỉ sau năm đại dương, Biển Đông có vai trò như một cầu nối thương mại Đông – Tây. Nó thúc đẩy phần lớn việc nhập khẩu nguồn dầu thiết yếu của các quốc gia khan hiếm tài nguyên ở Viễn Đông – cụ thể là Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan Trung Quốc và Hàn Quốc – chủ yếu từ Trung Đông và ngày càng tăng từ Nam Mỹ và Châu Phi. Các quốc gia này cũng nhập khẩu nguyên liệu thô và hàng hóa như khí đốt, than đá và các loại hàng hóa thiết yếu từ Nam Á, Đông Nam Á và Úc. Tất cả các loại hàng hóa được sản xuất bởi các cường quốc kinh tế châu Á này được xuất khẩu tới các đối tác thương mại của họ thông qua vùng biển trọng yếu này. Vùng biển cũng thúc đẩy các hoạt động thương mại nội vùng trong khu vực Đông Nam Á, chủ yếu là khu vực hàng hải, giữa Đông Nam Á với Đông Á. Quan trọng hơn, theo ước tính thì Biển Đông đã tạo thuận lợi đối với việc di chuyển của hơn một nửa số tàu dầu lưu thông trên thế giới và hơn một nửa số tàu buôn trên thế giới (tính theo trọng tải) hàng năm.[6]

 

Vùng biển rộng lớn này chứa đựng một trong những khu vực kinh tế năng động nhất thế giới và là khu vực có những quốc gia hàng hải hàng đầu đang nắm giữ tỉ trọng đáng kể trên thế giới về năng lực chuyên chở hàng hóa và số lượng hàng hóa lưu thông qua cảng. Dọc theo bờ Biển Đông là một số cảng côngtenơ lớn nhất và nhộn nhịp nhất trên thế giới như cảng Xing-ga-po, Hồng Kông và Cao Hùng. Biển Đông tiếp giáp với các quốc gia như Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan, Ma-lai-xi-a và Xing-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Bru-nei và Phi-líp-pin, những quốc gia có sự đóng góp quan trọng đối với thương mại hàng hải toàn cầu.

 

Tầm quan trọng to lớn và vẻ bên ngoài bình yên của Biển Đông che đậy sự căng thẳng đang âm ỉ, nảy sinh bởi những yêu sách và phản-yêu sách về lãnh thổ chồng chéo đối với các khu vực và các điểm trên biển của các quốc gia trong khu vực. Lịch sử của những xung đột lâu dài trong khu vực đã để lại di sản là những tranh chấp và căng thẳng trên vùng biển có khả năng đe dọa tới hòa bình trong khu vực. Điều đó đã vô tình tạo ra một “sân khấu” cho các cường quốc phô trương lực lượng và triển khai sức mạnh của mình. Các nhà phân tích đã bày tỏ những lo ngại rằng một ngày nào đó vùng biển sẽ trở thành một chiến trường giữa các cường quốc quân sự có ý định sử dụng ưu thế của họ và bảo vệ những lợi ích của họ. Nếu căn cứ vào những tuyên bố gần đây của một số cường quốc hải quân trong khu vực về việc tăng cường tuần tra trên những khu vực tranh chấp của vùng biển để hỗ trợ cho những yêu sách của họ, những lo ngại trên không phải không có cơ sở .[7]

 

Những diễn biến như vậy – cùng với những quan điểm không khoan nhượng của các quốc gia trong việc bảo vệ lợi ích của mình, việc công khai bác bỏ những yêu sách của các quốc gia khác, và cách giải thích bị bóp méo  về luật pháp quốc tế - đã làm tăng thêm mối lo ngại trong các quốc gia có yêu sách nhưng yếu hơn.[8] Nếu để mặc sự căng thẳng tiếp tục sôi âm ỉ thì căng thẳng đó có thể sẽ đạt đến điểm sôi và tạo ra một mối đe dọa nghiêm trọng tới sự ổn định trong vùng biển và các khu vực xung quanh nó. Điều đó cũng có thể dẫn tới sự can thiệp của các cường quốc bên ngoài, những quốc gia luôn tìm kiếm bất cứ một cơ hội để thiết lập sự hiện diện và đóng một vai trò nào đó trong khu vực này.

 

Biển Đông như một tuyến đường thương mại

 

Biển Đông nằm trên một khu vực xấp xỉ 648.000 dặm vuông[9] và có những tuyến đường chuyên chở năng lượng chiến lược nhất của thế giới, đóng góp to lớn cho hoạt động thương mại hàng hải giữa Đông Á và Nam Á, Vịnh Ba tư, châu Phi, châu Âu và châu Mỹ. Chỉ cần nhìn qua bản đồ của khu vực Biển Đông sẽ hiểu được vì sao Biển Đông có tầm quan trọng như vậy. Các quần đảo và bán đảo trong khu vực được bao bọc bởi Thái Bình Dương ở phía đông và Ấn Độ Dương ở phía tây, trong khi tuyến đường hàng hải Bắc – Nam của Biển Đông giúp nối liền Úc và Niu-di-lân với khu vực kinh tê Đông Á năng động. Do đặc thù giáp biển của phần lớn các quốc gia trong khu vực ven Biển Đông, rất nhiều hoạt động thương mại nội vùng trong khu vực cũng như giữa các quốc gia trong khu vực với các nước khác trên thế giới phụ thuộc vào tuyến đường chuyên chở trên Biển Đông. Nói một cách đơn giản, hoạt động thương mại hàng hải của khu vực Biển Đông, và rất nhiều khu vực kinh tế khác mà nó trao đổi buôn bán sẽ không thể phát triển được nếu không có sự qua lại an toàn do các tuyến đường chuyên chở trên Biển Đông đem lại.

 

Vận chuyển hàng hóa (theo trọng tải) trên Biển Đông vốn có đặc trưng chủ yếu là chuyên chở nguyên liệu thô tới các quốc gia Đông Á, nhưng tỉ trọng các loại hàng hóa đóng côngtenơ hiện cũng đang tăng nhanh. Khu vực này bao gồm một số quốc gia thương mại hàng đầu trên thế giới, gồm có Trung Quốc, Đài Loan Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, những quốc gia này xuất khẩu tất cả các loại hàng hóa được sản xuất đến các nước khác trên thế giới và nhập khẩu nhiều loại nguyên liệu thô để đáp ứng nhu cầu của số dân khổng lồ và sự bùng nổ của nền kinh tế. Hiện tượng tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu từ bên ngoài đã dẫn đến các hoạt động sản xuất và lắp ráp vô cùng nhộn nhịp ở khu vực Biển Đông, khu vực có chi phí sản xuất thấp hơn so với các khu vực phát triển hơn về kinh tế. Điều này, cùng với tốc độ công nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng ở các quốc gia trong khu vực Biển Đông, đã thúc đẩy sự phát triển của hoạt động thương mại bằng côngtenơ trong khu vực lên đến mức độ chóng mặt.

 

Bởi vậy không mấy ngạc nhiên khi Biển Đông được đề cập đến đầy ấn tượng trong cán cân thương mại hàng hải của thế giới với sự đóng góp của khu vực này vào đội tàu buôn thế giới (xem Bảng 1). Việc tăng trưởng kinh tế ấn tượng của các nền kinh tế trong khu vực đã thúc đẩy năng lực chuyên chở của đội tàu buôn của các quốc gia trong khu vực nhằm mục đích mở rộng quy mô các hoạt động kinh doanh của họ, đồng thời tăng cường năng lực chuyên chở hàng hóa của tàu buôn của các quốc gia nhằm hỗ trợ cho hoạt động thương mại ngày càng tăng của họ.

 

Bảng 1: Năng lực chuyên chở của đội tàu buôn của một số quốc gia ở Biển Đông 2008 

 

Quốc gia

Tổng năng lực chuyên chở của đội tàu 2008

triệu tấn (DWT)

Tỷ lệ phần trăm trên thế giới

(tính tới ngày 1 tháng 1 năm 2008)

Trung Quốc

84,882

8,18

Đặc khu hành chính Hồng Kông

33.424

3,22

Xing-ga-po

28,632

2,76

Đài Loan (Trung Quốc)

26,150

2,52

Ma-lai-xi-a

11,167

1,08

In-đô-nê-xi-a

7,258

0,70

Việt Nam

4,586

0,44

Thái Lan

4.022

0,39

Thế giới

1.038,297

 

Nguồn : UNCTAD (2008)

 

Tỷ trọng áp đảo trong hoạt động chuyên chở hàng hóa trên toàn cầu, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của khu vực Biển Đông như một trung tâm vận tải và thương mại đường biển chủ chốt. Trước đây trọng tâm của thương mại hàng hải và vận tải hàng hóa nằm ở phía tây, thì nay trọng tâm này đã dịch chuyển về phía đông, một phần là do tốc độ công nghiệp hóa nhanh chóng và sự tăng trưởng kinh tế đáng kinh ngạc của các quốc gia trong khu vực Biển Đông. Sự bùng nổ của thương mại toàn cầu trước khi xảy ra cuộc suy thoái toàn cầu hiện tại, cùng các chính sách ủng hộ doanh nghiệp, sự phát triển nhanh chóng của thương mại và các cơ sở hạ tầng hàng hải, toàn cầu hóa và tự do hóa đã góp phần vào sự phát triển bùng nổ của thương mại đường biển ở khu vực Biển Đông trong thập kỷ trước.

 

Các giai đoạn tăng trưởng kinh tế khác nhau trong khu vực – cụ thể là sự tăng trưởng của Nhật Bản và Hàn Quốc kể từ sau thế chiến thứ II, việc Xing-ga-po và Hồng Kông nổi lên như những trung tâm vận tải thương mại quan trọng, và sự trỗi dậy của “các con hổ châu Á” như Ma-lai-xia-a và Thái Lan – tất cả diễn ra đồng thời cùng với sự phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực vận tải đường biển và năng lực chuyên chở hàng hóa để hỗ trợ cho hoạt động thương mại ngày càng phát triển của họ. Việc Trung Quốc nổi lên như một siêu cường kinh tế đã thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động thương mại đường biển và sự phát triển trong lĩnh vực hàng hải ở Biển Đông và các khu vực lân cận. Rất nhiều quốc gia trong khu vực Biển Đông ngày càng nhận thức rõ hơn về sự cần thiết của việc tự lực cánh sinh trong vận tải hàng hóa như một phương thức để nâng cao tính cạnh tranh thương mại của họ. Các quốc gia đang phát triển cũng quan tâm tới sự cần thiết trong việc thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) để thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, và giảm sự phụ thuộc của họ vào những con tàu đóng tại các xưởng đóng tàu nước ngoài và các dịch vụ hàng hải do các công ty nước ngoài cung cấp.

 

Khu vực Biển Đông chiếm phần lớn nhất trong nhu cầu của thế giới đối với các hạng mục hàng hóa, và đã đóng một vai trò quan trọng trong việc đẩy mức giá cước của các hãng vận tải hàng hóa tăng cao kỷ lục trong năm 2008.[10] Việc chuyên chở các hạng mục hàng khô, cụ thể là than đá và quặng sắt từ Úc và Bra-xin, và ngũ cốc tới các quốc gia châu Á đông dân cư, đang phát triển nhanh và khan hiếm năng lượng, cũng góp phần khuyến khích sự phát triển của vận tải hàng hóa đường biển trước khi xảy ra cuộc suy thoái toàn cầu. Nhu cầu tăng cao của các quốc gia trong khu vực đối với số lượng lớn hàng khô như ngũ cốc để đáp ứng cho dân số đang tăng của họ, các hạng mục hàng hóa như quặng sắt và than đá để hỗ trợ cho quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng và các công việc xây dựng, dẫn đến sự phát triển tương ứng của năng lực chuyên chở hàng hóa đường biển. Tự do thương mại, việc phát triển các cơ sở hạ tầng thương mại và hàng hải, nhu cầu của người tiêu dùng tăng lên và xu hướng của các công ty đa quốc gia (MNCs) mở rộng các hoạt động của họ đến những quốc gia trong khu vực, đã cùng kết hợp thúc đẩy sự phát triển của hoạt động thương mại bằng côngtenơ, lưu lượng hàng hóa thông quan và vận tải đường biển trong khu vực. Về hàng hóa nói chung, nhu cầu khổng lồ của khu vực Biển Đông đối với các hạng mục như hàng đông lạnh, hàng hóa đặc biệt, và tuyến hành trình ngày càng phổ biến của tàu bè trên vùng Biển Đông đã góp phần vào việc nâng cao năng lực chuyên chở của các tàu hàng hóa nói chung.

 

Các cảng biển và lĩnh vực vận tải đường biển ở Biển Đông đã có sự phát triển nhanh chóng, cũng như số lượng các hoạt động thương mại song phương của các quốc gia trong khu vực, các hoạt động thương mại bên trong khu vực và giữa khu vực với các khu vực kinh tế khác tiếp tục phát triển với tốc độ đầy ấn tượng. Một số quốc gia trong khu vực đã lọt vào danh sách những quốc gia hàng hải hàng đầu thế giới, nhờ vào sự phát triển của đội tàu buôn và lượng hàng lưu thông qua cảng, cùng với việc gia tăng số lượng các hoạt động thương mại với các đối tác thương mại chính của họ. Số lượng tàu cập bến các cảng trong khu vực khu vực, trong đó rất nhiều tàu được sử dụng trong hoạt động thương mại nội vùng của khu vực, đã tăng lên đáng kể trong những năm qua.

 

Những hoạt động thương mại nội vùng của khu vực và việc xúc tiến các sáng kiến về thương mại và vận tải hàng hóa ở trong khu vực Biển Đông như Hội đồng Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC), Khu vực Tự do Thương mại ASEAN và Khu vực tăng trưởng Đông Á gồm Bru-nei, In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Phi-líp-pin ngày càng phát triển  đã có tác động quan trọng đến sự tăng trưởng của thương mại hàng hải và sự phát triển của các cơ sở hạ tầng hàng hải trong khu vực. Đã có sự đầu tư đáng kể dành cho lĩnh vực hàng hải trong khu vực Biển Đông nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại của các quốc gia ven biển; điều đó không gây ngạc nhiên khi xét đến những đặc trưng về địa lý, thành phần thương mại và đặc điểm kinh tế của các quốc gia trong khu vực Biển Đông’.

 

Trong những năm qua, sự phát triển mạnh mẽ của các cảng biển và các hoạt động vận tải đường biển trong khu vực đã nhấn mạnh giá trị của lĩnh vực hàng hải đối với sự thịnh vượng kinh tế xã hội của khu vực. Các cảng biển, các hoạt động vận tải đường biển, và các dịch vụ phụ trợ hàng hải được nhìn nhận như những nhân tố cơ bản thúc đẩy các hoạt động thương mại của khu vực, do đó quyết định đến sự thịnh vượng của khu vực và sự sung túc của những cư dân ở đó. Mặc dù sự phát triển trong thương mại hàng hải và lĩnh vực vận tải đường biển trong khu vực Biển Đông đã bị chững lại do khủng hoảng tín dụng và suy thoái kinh tế toàn cầu, một điều chắc chắn là kim ngạch thương mại và nhu cầu về vận tải đường biển sẽ khởi sắc ngay sau khi thị trường tài chính phục hồi và nền kinh tế thế giới quay trở lại quỹ đạo. Theo một ước tính thì có tới 80% hoạt động thương mại của thế giới được thực hiện thông qua chuyên chở bằng đường biển,[11] và với việc khu vực Biển Đông nắm giữ thị phần chủ chốt trong thương mại toàn cầu, viễn cảnh tương lai của thương mại hàng hải và lĩnh vực vận tải đường biển trong khu vực sẽ đầy hứa hẹn.

 

Biển Đông như một tuyến đường năng lượng trọng yếu

 

Các tài liệu khác nhau đã được thẩm định, cho rằng một phần ba hoạt động thương mại về dầu trên thế giới đã đi qua Biển Đông.[12] Biểu đồ 2 nêu bật tầm quan trọng của Eo biển như một tuyến đường năng lượng trọng yếu và điểm nút lưu thông dầu thô giữa Vùng Vịnh và các nền kinh tế ở Đông Á, cũng đi qua Biển Đông.
 

Biểu đồ 2: Những tuyến đường chuyên chở dầu thô của thế giới

Nguồn : Eo biển, Các tuyến đường biển và những eo biển hẹp: Địa lý chính trị chiến lược về hàng hải trong phân phối dầu mỏ, được  truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2009 tại địa chỉ:http://people.hofstra.edu/faculty/Jean-paul_Rodrigue/downloads/CGQ_strategicoil.pdf

 

Việc Trung Quốc nổi lên như một cường quốc kinh tế đã tạo ra nhu cầu khổng lồ về dầu mỏ và khí đốt để đáp ứng cho sự phát triển bùng nổ về kinh tế và việc sở hữu các phương tiện chở khách ngày càng tăng của nước này. Quốc gia đông dân này đứng thứ hai trong số những quốc gia tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất trên thế giới và đứng thứ ba trong số những quốc gia nhập khẩu ròng “vàng đen” lớn nhất trên thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ và Nhật Bản.[13] Như vậy, nhu cầu rất lớn đối với những loại hàng hóa này đã buộc Trung Quốc buộc phải nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt từ những nơi xa xôi như Châu Phi và Châu Mỹ La-tinh để đảm bảo việc cung cấp đầy đủ và giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn cung dầu truyền thống từ Trung Đông. Do đó, Đông Á đã nổi lên như một trung tâm chính  của các hoạt động nhập dầu thô, một sự thật được phản ánh thông qua sự lưu thông đông đúc của các tàu chở dầu trên Biển Đông.[14]

 

Mặc dù Biển Đông là một vùng biển giàu năng lượng, phần lớn nhu cầu năng lượng của khu vực được bảo đảm bằng nguồn nhập khẩu, đặc biệt từ Trung Đông, các quốc gia Châu Phi và các quốc gia giàu tài nguyên năng lượng ở Biển Đông như Ma-lai-xi-a và In-đô-nê-xi-a. Theo ước tính có tới 80% lượng dầu thô mà Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan sử dụng được chuyên chở qua Biển Đông.[15] Biển Đông cung cấp tuyến đường chính cho phép vận chuyển phần lớn nguồn dầu nhập khẩu này, đặc biệt từ Vùng Vịnh, tới những quốc gia trên. Do nhu cầu năng lượng của khu vực tăng lên để đáp ứng sự phát triển dân số của mình, phục vụ công nghiệp hóa và sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, nên sự phụ thuộc của khu vực vào nguồn dầu nhập khẩu sẽ ngày càng tăng. Theo ước tính, nhu cầu dầu mỏ từ Trung Đông sẽ tăng 2,7% hàng năm từ 14,8 lên 29,8 triệu thùng mỗi ngày  vào năm 2030, trong đó Trung Quốc chiếm tới một nửa nhu cầu này.[16] Điều này sẽ nâng cao hơn nữa tầm quan trọng và giá trị chiến lược của Biển Đông như một tuyến đường năng lượng trên biển giúp thúc đẩy việc vận chuyển phục vụ cho nhu cầu năng lượng trong khu vực.

 

Bàn cờ với thế cờ bí không mong muốn.

 

Nơi từng là một vùng đất rộng bao la từ thời xa xưa, thì nay trở thành những lục địa và những quốc gia. Cùng với sự xuất hiện các lục địa và quốc gia sẽ là những đường biên giới hạn chế sự qua lại và nhiều lợi ích đan xen gây ra sự bất hòa giữa các quốc gia. Các cường quốc đang hưng thịnh luôn tìm cách xâm chiếm các quốc gia khác để mở rộng lãnh thổ và giành quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên tự nhiên và phong phú, không sẵn có ở đất nước họ.
 

Sự tìm kiếm lãnh thổ và những xung đột về ranh giới diễn ra không chỉ riêng trên đất liền. Các quốc gia đưa ra những yêu sách của họ về đường biên giới cả ở trên biển như một cách thức để khuếch trương sức mạnh và sử dụng ưu thế của họ. Dường như chỉ có duy nhất biển cả về khái niệm vẫn còn được coi là một vùng rộng lớn không bị phân cách bởi đường biên giới và các điểm nút chiến lược vốn nhận thấy rõ hơn ở trên đất liền. Sự thực là biển cả, cũng giống như đất liền, đã tạo ra sân chơi cho các quốc gia đòi chủ quyền đối với các khu vực biển. Trong khi theo đuổi các lợi ích quốc gia của mình, các quốc gia đã đặt sang một bên sự thiện chí, ngoại giao, và thậm chỉ là cả sự tôn trọng đối với nhu cầu và mối quan tâm của các quốc gia khác. Thật đáng buồn khi câu châm ngôn xưa “đất có thể phân chia, nhưng biển phải liền một khối” chỉ còn lại như một ý kiến viển vông hơn là một tuyên bố thực tế.

 

Một số khu vực hàng hải trên thế giới tiềm tàng nguy cơ bùng phát xung đột giữa các quốc gia theo đuổi lợi ích hàng hải còn lớn hơn nguy cơ ở Biển Đông. Tuy nhiên, vùng biển rộng lớn này ngày càng thu hút sự chú ý mạnh mẽ của quốc tế bởi khu vực này giống như một bàn cờ với thế cờ bí không mong muốn trong trận đấu của các cao thủ. Bối cảnh lịch sử và tầm quan trọng về chiến lược, chính trị và kinh tế của Biển Đông đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều quốc gia. Có một vị trí cực kỳ chiến lược theo quan điểm về quân sự và chính trị, và sở hữu một số lượng lớn nguồn năng lượng hydrocacbon dồi dào, không có gì ngạc nhiên khi khu vực Biển Đông đã trở thành chủ đề của những yêu sách và những phản bác yêu sách dồn dập của một số quốc gia. Những ưu tiên an ninh cạnh tranh trên vùng biển này cũng góp phần làm tăng thêm căng thẳng ở Biển Đông và đe dọa cán cân quyền lực trong khu vực.[17]

 

Trong những năm qua, một số sự kiện và những yêu sách lãnh thổ cho thấy căng thẳng đã xuất hiện ở Biển Đông. Một số căng thẳng đã dẫn đến những vụ đụng độ chết người giữa lực lượng hải quân của các bên, trong khi một số căng thẳng khác tiếp tục âm ỉ đến mức nhiều nhà phân tích lo ngại rằng chẳng bao lâu những căng thẳng này sẽ trở thành xung đột lớn. Người ta lo ngại rằng việc xuất hiện tàu chiến ở Biển Đông của những quốc gia kiên quyết bảo vệ lợi ích của họ sẽ dẫn đến việc quân sự hóa vùng biển này. Điều này cùng với những yêu sách thái quá, quan điểm không khoan nhượng, lập trường quân sự hiếu chiến và lịch sử của sự thù địch lâu dài giữa một số quốc gia có yêu sách đã tạo lên một hỗn hợp rất dễ cháy, có thể châm ngòi cho những xung đột nghiêm trọng ở Biển Đông.

 

Việc các quốc gia khác nhau sử dụng những cái tên khác nhau cho Biển Đông và các quần đảo của nó đã nhấn mạnh sự khác biệt sâu sắc về quan điểm, lập trường và lợi ích đối với vùng biển. Mặc dù được biết đến trên toàn thế giới với các tên Tiếng Anh của mình, Biển Đông vẫn chính thức được gọi là Bien Dong ở Việt Nam, trong khi người Phi-líp-pin gọi khu vực Biển Đông thuộc lãnh hải của mình là Dagat Luzon (Biển Luzon). Quần đảo tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản được gọi là Senkaku theo cách gọi của Nhật Bản, và là đảo Điếu Ngư ở Trung Quốc.

 

Mặc dù phần lớn các quốc gia ven biển ở Biển Đông là các bên tham gia Công ước Luật biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS) 1982, họ đã không thể sử dụng Công ước để giải quyết những tranh chấp về chủ quyền trên vùng biển. Các hướng dẫn ghi trong UNCLOS về tình trạng pháp lý của các quần đảo, các thềm lục địa, các vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ), các vùng biển kín và các giới hạn về lãnh thổ, đều kêu gọi các quốc gia có những yêu sách chồng chéo về lãnh thổ hãy giải quyết những tranh chấp với thiện chí và bằng đàm phán.[18] Đáng tiếc là, lời kêu gọi này không phải lúc nào cũng được tuân thủ bởi các bên tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Một số thậm chí đã có những hành động dẫn đến tổn thất và làm gia tăng sự căng thẳng trên vùng biển.

 

Một số vụ xung đột quân sự trên biển liên quan đến các quốc gia có yêu sách đối với khu vực Biển Đông từ giữa những năm 1970 cho đến những năm 1990 đã được liệt kê trong Bảng 2.[19] Đây là một lời nhắc nhở nghiêm khắc rằng vùng biển dễ bị tổn hại như thế nào nếu xảy ra những tranh chấp, chúng sẽ làm xấu đi những mối quan hệ tốt đẹp giữa các quốc gia trong khu vực và là mối đe dọa nghiêm trọng tới an ninh và sự đoàn kết của khu vực. Sự căng thẳng ở trên biển có thể là một trở ngại đối với việc lưu thông thông suốt của thương mại đường biển quốc tế và sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực. Một Biển Đông thanh bình thì không chỉ là khát vọng của các quốc gia trong khu vực vốn phụ thuộc rất lớn vào vùng biển như một chiếc cầu nối cho các hoạt động thương mại và sự tăng trưởng kinh tế của họ, mà còn là mong mỏi của cả cộng đồng quốc tế vốn phụ thuộc vào hành trình suôn sẻ của các tàu buôn để thúc đẩy các hoạt động thương mại toàn cầu.

 

Bảng 2: Những đụng độ quân sự tại Biển Đông trong những năm 1970-1990 

 

Ngày

Các nước tham gia

Hành động quân sự

1976

Trung Quốc, Việt Nam

 

Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa từ Việt Nam

1988

Trung Quốc, Việt Nam

Hải quân Trung Quốc và Việt Nam đụng độ ở đảo đá Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao thuộc quần đảo Trường Sa. Một số tàu của Việt Nam bị đánh chìm và hơn 70 thủy thủ Việt Nam thiệt mạng

1992

Trung Quốc, Việt Nam

Việt Nam tố cáo Trung quốc khoan thăm dò dầu khí ở các vùng biển của Việt Nam ở Vịnh Bắc Bộ. Việt Nam còn tố cáo Trung quốc đưa quân đến Bãi Đại Lục. Trung Quốc bắt dữ hơn 20 tàu vận tải của Việt Nam vận chuyển hàng hóa từ Hồng Kông trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 9

1994

Trung Quốc, Việt Nam

 

Trung Quốc và Việt Nam có những đối đầu về hải quân trong vùng lãnh hải được quốc tế công nhận là của Việt Nam ở lô thăm dò dầu khí 133, 134, và 135. Trung Quốc yêu sách chủ quyền đối với khu vực này và coi đây là một phần của lô Vạn An Bắc 21 (Việt Nam gọi là Bãi Tư Chính) '-21 (WAB-21).

1995

Trung Quốc, Phi-líp-pin

Trung Quốc chiếm đóng dải đá ngầm Vành Khăn được Phi-líp-pin tuyên bố chủ quyền. Quân đội Phi-líp-pin đã đánh đuổi người Trung Quốc và phá hủy các dấu mốc của Trung Quốc

1995

Đài Loan, Việt Nam

Đài Loan bắn pháo vào tàu cung ứng của Việt Nam

1996

Trung Quốc, Phi-líp-pin

3 tàu lớn của Trung Quốc đọ súng với tàu chiến của hải quân Phi-líp-pin trong vòng 90 phút đồng hồ ở gần đảo Compones

1997

Trung Quốc, Phi-líp-pin

 

Hải quân Phi-líp-pin ra lệnh cho một xuồng máy và hai tàu đánh cá Trung Quốc phải rời bãi cạn Scarborough. Ngư dân Phi-líp-pin phá hủy dấu mốc của Trung Quốc và cắm cờ Phi-líp-pin lên đó. Trung Quốc cử ba tàu chiến để khảo sát các đảo Panata và Kota do Phi-líp-pin chiếm đóng

1998

Trung Quốc, Phi-líp-pin

Hải quân Phi-líp-pin bắt giữ ngư dân Trung Quốc vì đã xâm phạm vào bãi cạn Hoàng Nham

1998

Phi-líp-pin, Việt Nam

Bộ đội Việt Nam bắn vào tàu cá của Phi-líp-pin gần bãi đá Pigeon


Nguồn: An ninh toàn cầu, lấy ngày 3 tháng 11 năm 2009 từ http://www.globalsecurity.org/military/world/war/spratly-clash.htm

 

Vẫn còn tồn tại một số những tình huống khác - một số sự kiện thậm chí còn lôi kéo các cường quốc bên ngoài tham gia, điều này góp phần làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông. Những sự kiện đó bao gồm:

 

1.            Các tranh chấp đang diễn ra đối với quần đảo Senkaku hay còn gọi là quần đảo Điếu Ngư giữa Nhật Bản, Đài Loan và Phi-líp-pin

2.            Các tranh chấp đang tiếp diễn giữa Nhật Bản và Nga về quần đảo Ku-rin.
3.            Lực lượng không quân Trung Quốc đã ngăn chặn một máy bay do thám của Mỹ khi đang trinh sát trên vùng trời Biển Đông và buộc máy bay này phải hạ cánh xuống đảo Hải Nam
4.            Lập tiền đồn hải quân và căn cứ quân sự ở các hòn đảo và các bãi đá đang tranh chấp. Đây được coi là hành động khiêu khích của các bên tranh chấp đối với các hòn đảo này
5.            Một số quốc gia yêu cầu tàu thuyền của các nước khác phải xin phép khi đi qua ở những khu vực trên Biển Đông mà họ coi là lãnh thổ của mình
6.            Sự đe dọa giữa Trung Quốc và Đài Loan đối với phong trào ủng hộ độc lập trên hòn đảo mà Trung Quốc cho là lãnh thổ của mình, và sự dính líu của Mỹ trong vấn đề này
7.            Tranh chấp giữa In-đô-nê-xi-a, Trung Quốc, Đài Loan về vùng biển gần quần đảo Natuna
8.            Tranh chấp giữa Trung Quốc, Đài Loan và Phi-líp-pin về mỏ khí Malampaya và Camago và bãi cạn Hoàng Nham
9.            Yêu sách chủ quyền của Ma-lai-xi-a , Căm-pu-chia, Thái Lan và Việt Nam đối với một số khu vực ở Vịnh Thái Lan
10.        Yêu sách chủ quyền của Xing-ga-po và Ma-lai-xi-a dọc eo biển Johore và eo biển Xing-ga-po
 

Các nhà phân tích và các nhà quan sát bày tỏ lo ngại sâu sắc rằng nếu những tình huống này không được giải quyết, Biển Đông có thể sẽ trở thành điểm nóng tiềm tàng. Cam kết của các bên  nhằm giải quyết các tranh chấp lãnh thổ trên biển không làm giảm bớt lo sợ về sự bùng nổ xung đột ở Biển Đông. Những diễn biến mới đây như việc Phi-líp-pin tuyên bố hồi tháng hai năm 2009 rằng một số khu vực ở Biển Đông là lãnh thổ của họ[20], và sự đối đầu căng thẳng giữa năm tàu lớn của Trung Quốc và một tàu hải quân Mỹ, Impeccable[21] vào tháng ba năm 2009, nhắc nhở các nước về những căng thẳng nghiêm trọng  có thể xảy ra ở Biển Đông.

 

Trường Sa: quần đảo của sự phẫn nộ

 

Trong số những tranh chấp đang diễn ra ở Biển Đông, không có tranh chấp nào có nguy cơ bùng nổ lớn như những tranh chấp trên quần đảo Trường Sa (biểu đồ 3).  Quần đảo này bao gồm hầu hết các hòn đảo ở Biển Đông và còn được gọi là quần đảo Biển Đông. Mặc dù các hòn đảo và các bãi đá của quần đảo Trường Sa nằm ở vị trí xa xôi và gần như không có điều kiện cho con người sinh sống, nhưng quần đảo Trường Sa vẫn là khu vực đặc biệt quan trọng  không chỉ bởi các nguồn tài nguyên thiên nhiên và sự đa dạng về sinh học mà còn bởi nó là một trong những tuyến đường giao thông hàng hải quan trọng nhất thế giới và giá trị to lớn của nó về địa-chính trị và địa- chiến lược.

 

Biểu đồ 3: Bản đồ quần đảo Trường Sa

 


Nguồn:http://naijapinoy.files.wordpress.com/2008/03/300px-spratly_islands.png

 

Vị trí địa-chiến lược của vùng biển quan trọng này đòi hỏi các bên liên quan phải hết sức kiềm chế, cẩn trọng trong các biện pháp ngoại giao, hợp tác chặt chẽ với nhau và đặc biệt chú ý tránh để tình hình vốn đã căng thẳng trở nên bùng nổ. Vấn đề đáng lo ngại là một số nước yêu sách chủ quyền một cách mạnh mẽ, không ngần ngại tiến hành những hành động quân sự đơn phương và thậm chí còn sử dụng vũ lực gây chết người và đòi hỏi chủ quyền đối với toàn bộ các khu vực chồng lấn đã được hầu hết các nước khác trong khu vực tuyên bố chủ quyền. Vấn đề  rắc rối là ở chỗ một số nước yêu sách chủ quyền đã diễn giải Luật Biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS) khác đi khi đưa ra những yêu sách của mình ở Biển Đông và kiên trì lập trường về những yêu sách của mình. Xung đột dưới bất kỳ hình thức và cấp độ nào xuất hiện ở Biển Đông đều không có lợi cho các nước trong khu vực và trên thực tế không có lợi cho cả các quốc gia khác phụ thuộc vào hòa bình, ổn định và tự do hàng hải trong khu vực.

 

Biểu đồ 4 chỉ ra yêu sách của một số nước đối với các hòn đảo và các dải đá ngầm trên quần đảo Trường Sa. Một số nước đưa ra yêu sách chủ quyền dựa trên vùng đặc quyền kinh tế của mình, một số nước dựa vào cơ sở lịch sử không rõ ràng, trong khi một số nước khác do lợi ích về địa-chiến lược và những ý đồ của họ đã đưa ra yêu sách chủ quyền nhằm sở hữu nguồn khí đốt và nguồn cá dồi dào ở khu vực.[22] Mặc dù các nước đã sử dụng những lập luận mang tính pháp lý để đòi hỏi chủ quyền, song họ vẫn có những quan điểm khác nhau về UNCLOS mà tích cực là nghi ngờ, phóng đại, còn tồi tệ hơn là làm cho tình hình trở nên phức tạp hơn và không đúng sự thật. Đồng thời, họ tạo cớ khiến có thể bùng nổ thành  xung đột nghiêm trọng nếu không được giải quyết một cách sáng suốt, thận trọng.


 

Biểu đồ 4: Các nước đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa

 

 

Nguồn: lấy ngày  4 th áng 11 năm 2009 từ http://www.pcij.org/blog/wp-content/uploads/2008/03/spratlys-claims.jpg

 

Điều đáng mừng là một số nước đã nỗ lực giải quyết tranh chấp và đòi hỏi chủ quyền ở những vùng chồng lấn trong khu vực Biển Đông một cách hòa bình và hữu nghị. Ví dụ, Ma-lai-xi-a và Thái Lan đã thiết lập quyền khai thác chung để cùng khai thác mỏ khí trong một khu vực ở Vịnh Thái Lan nơi cả hai nước đều có lợi ích. Ma-lai-xi-a và Xing-ga-po cũng đã giải quyết được những tranh chấp của họ tại Tòa án Quốc tế (ICJ)  đối với đảo Pulau Batu Puteh hay còn gọi là đảo Pedra Branca (đảo Đá trắng), nơi hội tụ những đường ranh giới qua eo biển của Nhà nước Hồi giáo Johore của Ma-lai-xi-a và eo biển Xing-ga-po. Các nước thành viên ASEAN cũng đưa ra các biện pháp xây dựng lòng tin thông qua các diễn đàn khu vực như Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) và Đối thoại Shangri-La với sự tham gia của các Bộ trưởng Quốc phòng của các nước thành viên ASEAN nhằm  tăng cường hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở các vùng biển trong khu vực. Trong những năm 1990, In-đô-nê-xi-a đã tổ chức nhiều cuộc Hội thảo không chính thức nhằm thảo luận những vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông với mục đích lôi kéo các bên liên quan để tìm ra những giải pháp đa phương hữu nghị cho vấn đề tranh chấp. Các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc đã đồng ý ký Tuyên bố về Cách ứng xử của các Bên ở Biển Đông nhằm bảo đảm các tranh chấp được giải quyết thông qua các kênh ngoại giao và không leo thang thành xung đột quân sự.[23]

 

Mặc dù tình hình thực sự đáng lo ngại do những yêu sách lãnh thổ chồng lấn và những toan tính quân sự hiếu chiến ở Biển Đông, nhưng điều đáng khích lệ là đã có nhiều nỗ lực để củng cố quan hệ giữa các Bên và giảm bớt căng thẳng giữa các nước trong khu vực. Ngay cả các Bên đòi hỏi chủ quyền trước đây đã từng có những đụng độ trên biển gây chết người nay cũng cam kết giải quyết mâu thuẫn bằng con đường ngoại giao. Ví dụ, Trung Quốc đã đạt được tiến bộ trong các cuộc đàm phán với Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam để giải quyết vấn đề nguồn cá ở Biển Đông thông qua việc quản lý nghề cá chung và những nỗ lực bảo tồn nguồn cá.[24] Đây là bước đi đúng hướng nhằm xây dựng lòng tin giữa các bên có lợi ích ở Biển Đông và điều này làm giảm bớt sự thù địch. Đó là một tia hy vọng để các quốc gia kiềm chế ở Biển Đông và hành động hướng tới các giải pháp hòa bình cho các vấn đề còn đang tranh cãi do những yêu sách chủ quyền và bảo vệ lợi ích của họ ở Biển Đông.

 

Thúc đẩy thương mại trên biển là một trụ cột của sự thịnh vượng trên Biển Đông

 

Mặc dù là một khu vực thương mại biển quan trọng, nhưng có một thực tế ảm đạm là Biển Đông phải đối mặt với quá nhiều thách thức, thử thách khả năng thiết lập một khu vực thương mại quốc tế an toàn, bảo đảm và thuận tiện. Những căng thẳng giữa các nước đòi hỏi chủ quyền làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới tự do hàng hải của các tàu thương mại quốc tế và có thể có tác động tiêu cực đối với sự ổn định và thịnh vượng về kinh tế-xã hội trong và ngoài khu vực.

 

Vì vậy, có một lập luận mạnh mẽ ủng hộ thương mại coi đó là một trụ cột nhằm xây dựng và tăng cường sự thịnh vượng ở Biển Đông và các vùng phụ cận. Cách tiếp cận này mang lại cơ hội tốt nhất cho các quốc gia đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ gác những khác biệt về lịch sử, chính trị và chiến lược sang một bên để cùng hợp tác với nhau. Do hầu hết các nước trong khu vực dựa vào thương mại để thúc đẩy phát triển kinh tế, nên họ cần chú ý tăng cường thương mại với nhau và với các đối tác thương mại khác. Các nỗ lực cần phải dựa trên cơ sở sử dụng Biển Đông làm động lực cho tăng trưởng kinh tế thay vì là nơi để các bên tranh cãi với nhau.

 

Sự phụ thuộc về kinh tế ngày càng gia tăng giữa các quốc gia ở khu vực Biển Đông đòi hỏi các nước này phải chủ động nắm bắt những cơ hội và vượt qua những thách thức nảy sinh từ những mối quan hệ luôn thay đổi trong thương mại biển ở khu vực và toàn cầu. Khi các rào cản thương mại được dỡ bỏ và môi trường kinh doanh trở nên tự do hơn, các nước ở khu vực Biển Đông sẽ không còn suy nghĩ theo kiểu cũ và cách hành động một cách biệt lập. Hơn bao giờ hết, họ cần hợp tác để thúc đẩy hoạt động thương mại, thúc đẩy cạnh tranh nhằm thu hút thương mại và đầu tư hơn nữa trong khu vực.

 

Có thể nhận thấy một xu hướng rất rõ ràng là các thỏa thuận thương mại ở khu vực Biển Đông đòi hỏi phải mở cửa nền kinh tế để có thể hội nhập kinh tế và thương mại sâu rộng hơn trong khu vực. Điều này sẽ tạo ra cạnh tranh ở mức độ cao hơn đối với các nước trong khu vực và các nước công nghiệp biển nhằm thu hút đầu tư thương mại ngày càng tăng. Trong bối cảnh đó, rõ ràng là các bên tranh chấp ở Biển Đông cần phải gác khác biệt sang một bên, hợp tác chặt chẽ với nhau để đạt được những mục tiêu chung vì hòa bình, thịnh vượng và ổn định. Biển Đông có thể là con đường dẫn tới sự thịnh vượng thay vì là nguồn gốc gây mất ổn định, nếu các quốc gia duyên hải mong muốn như vậy.

 

Các sáng kiến trong khu vực như AFTA và APEC, và thành công của các Hiệp định thương mại tự do song phương giữa các quốc gia trong khu vực Biển Đông là những minh chứng cho thực tế và tính khả thi trong việc đạt được lý tưởng cao quí về một khu vực hòa bình và thịnh vượng.  Không có lý do gì mà các quốc gia không hợp tác  với nhau nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và giải quyết các tranh chấp trên biển trên tinh thần hữu nghị và bình đẳng.

 

Để đạt mục tiêu này, cần phải thực hiện một chính sách ngoại giao thương mại biển- không giống như chính sách “ngoại giao bóng bàn” - có tác dụng như một cuộc tấn công mềm để tất cả các quốc gia ven Biển Đông cùng đoàn kết với nhau. Khi một số nhà Ngoại giao Mỹ tới Trung Quốc chơi bóng bàn năm 1971 với những người đồng nhiệm Trung Quốc, đã mở ra một thời kỳ mới trong quan hệ Mỹ-Trung. Thật dễ dàng nhận thấy, điều đó đã giúp làm tan băng quan hệ Mỹ-Trung kéo dài suốt thời kỳ chiến tranh lạnh.

 

Những gì cần thiết nhằm giảm bớt căng thẳng ở khu vực Biển Đông không đơn giản như những trận đấu bóng bàn. Vị trí và hoàn cảnh ở Biển Đông ngày nay phức tạp hơn thế rất nhiều. Cần phải có những biện pháp ở tầm vĩ mô nhằm làm dịu căng thẳng và mở ra một chương mới trong quan hệ giữa các quốc gia đang khôn khéo để giành ưu thế ở khu vực Biển Đông. Trước hết, các nước này phải tìm ra được một cơ sở chung để cùng nhau hợp tác và tập hợp lại vì mục tiêu chung là thiết lập hòa bình và ổn định ở khu vực Biển Đông.

 

Cơ sở chung ở đây có thể sẽ là thương mại- liều thuốc tiên cho khu vực Biển Đông. Xúc tiến thương mại là một mục tiêu chung dễ dàng nhất mà các nước trong khu vực Biển Đông có thể hợp tác. Trên cơ sở hợp tác trong khu vực nhằm gia tăng thương mại, các nước sẽ tìm thấy tiếng nói chung nhằm hướng các nỗ lực của mình tới những giải pháp mang tính tích cực, xây dựng hơn . Điều đó giúp các nước đoàn kết với nhau chứ không chia rẽ họ.

 

Về phương diện này, các nước trong khu vực Biển Đông cần cam kết các biện pháp xây dựng lòng tin nhằm thúc đẩy thương mại và tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các hoạt động thương mại ở Biển Đông.

 

Các hoạt động đó bao gồm:

 

1.            Thiết lập một Hội đồng hợp tác Kinh tế thương mại nhằm thúc đẩy các hoạt động thương mại kinh tế hơn nữa trong khu vực Biển Đông

2.            Phát triển các chiến lược chung nâng cao năng lực cạnh tranh trong khu vực về hải cảng, vận tải biển, sửa chữa và đóng tàu nhằm đáp ứng những nhu cầu về thương mại dịch vụ biển nhằm đối phó với sự cạnh tranh khốc liệt của những khu vực kinh tế khác.
3.            Chia sẻ hạ tầng giao thông biển an toàn nhằm đảm bảo cho các tàu thương mại qua lại trên biển một cách an toàn nhất.
4.            Áp dụng các biện pháp chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường nhằm đối phó với những hiểm họa môi trường có thể xảy ra đe dọa môi trường biển.
5.            Tiến hành các dự án nghiên cứu, khảo sát khoa học trong các khu vực có lợi ích chung của các nước đặc biệt là trong các khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học.
6.            Tiến hành khảo sát chung nhằm tìm ra những nguồn dầu khí và thiết lập những cơ chế khai thác chung trong các vùng tranh chấp giàu nguồn năng lượng nhằm thương mại hóa các nguồn năng lượng trên cơ sở công bằng và bình đẳng giữa các nước.
7.            Đạt được những thỏa thuận để cùng nhau quản lý các nguồn cá, như thỏa thuận giữa Nhật Bản và Trung Quốc, nhằm đảm bảo rằng các nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có của biển được khai thác một cách bền vững và thân thiện về môi trường.
8.            Tuân thủ các nguyên tắc của Luật pháp quốc tế, các công ước quốc tế và các thông lệ ngoại giao tránh các xung đột và tìm kiếm các giải pháp hòa bình cho các xung đột.
9.            Hợp tác trên cơ sở song phương và đa phương tuần tra trên biển nhằm ngăn chặn nạn cướp biển, buôn lậu và khủng bố.
10.        Phát triển du lịch sinh thái biển ở những khu vực phù hợp như dịch vụ lặn, du lịch tàu biển, du lịch bằng thuyền buồm.
 

Là một trung tâm hàng đầu về thương mại, Biển Đông giữ vai trò chủ đạo về thương mại biển, nó không chỉ đáp ứng nhu cầu đi lại và vận tải biển quốc tế mà còn đáp ứng được lợi ích của các nước trong khu vực. Các nước công nghiệp biển trong khu vực cần vươn lên nhằm thúc đẩy nền kinh tế và thương mại của các nước này phát triển hơn nữa và tận dụng lợi thế vị trí chiến lược ở Biển Đông. Cạnh tranh thương mại và đầu tư ngày càng nóng lên trong môi trường hoạt động xuyên biên giới đang gia tăng hiện nay. Vì vậy, điều quan trọng đối với các quốc gia phụ thuộc thương mại lẫn nhau trong khu vực Biển Đông là phải liên tục xây dựng năng lực của mình, đầu tư vào nguồn nhân lực, tăng cường năng lực cạnh tranh nhằm gia tăng kim ngạch thương mại trong khu vực, tận dụng ưu thế thương mại và vận tải biển ở khu vực Biển Đông.

 

Để đối mặt với những động lực và thực tiễn mới của môi trường thương mại tự do hóa hơn, điều quan trọng là phải có sự hỗ trợ về thể chế để khuyến khích những nỗ lực củng cố lợi thế so sánh của khu vực biển Đông so với các khu vực kinh tế khác. Có thể đạt được điều đó trên cơ sở hợp tác chặt chẽ và phối hợp giữa các nước và tổ chức trong khu vực biển Đông trong việc lập kế hoạch, thực thi và giám sát các chính sách tác động đến thương mại và giao thông. Một thể chế mạnh sẽ là cơ sở vững chắc cho sự phối hợp nỗ lực để cải thiện thương mại và thực hiện giao thông thương mại. Cần phải kiên trì hướng tới ngăn chặn đối đầu và xung đột xuất phát từ những lợi ích địa chiến lược.

 

Mối quan hệ giữa các dòng chảy thương mại và các mối liên kết đầu tư đã giúp đẩy mạnh thương mại trong khu vực biển Đông và khuyến khích các mối quan hệ kinh tế giữa các nước trong khu vực và với các đối tác thương mại của họ ở những nơi khác. Giữa giữa sự vận hành của các nền kinh tế mở trong khu vực và nền kinh tế toàn cầu đã tồn tại một mối tương quan, như đã được nhấn mạnh bởi dòng chảy thương mại ngày càng tăng giữa khu vực và các đối tác thương mại của nó, đặc biệt là liên kết thương mại và kinh tế giữa khu vực biển Đông và các khu vực phát triển hơn mà phần lớn FDI xuất phát từ đó giúp tạo động lực cho sự phát triển của các nền kinh tế đang phát triển trong khu vực Biển Đông.

 

Trước dự báo về khối lượng thương mại lớn hơn trong khu vực Biển Đông trong những năm tới, các nước trong khu vực cần sẵn sàng tăng cường các liên kết thương mại với nhau và với các khu vực kinh tế khác. Điều đó là cần thiết vì thương mại đóng vai trò ảnh hưởng ngày càng tăng trong việc quyết định sự thịnh vượng kinh tế và dòng chảy thương mại khu vực trong tương lai. Rõ ràng là cơ hội thương mại và kinh tế biển ở khu vực Biển Đông sẽ được định hình bởi những tiến triển toàn cầu và khu vực. Vì vậy, điều quan trọng có ý nghĩa sống còn đối với các nước là phải chú ý sát sao các chuyển biến, xu hướng và các vấn đề ảnh hưởng đến thương mại, kinh tế và các ngành kinh doanh biển. Để duy trì tính cạnh tranh thương mại của mình và vị trí là khu vực hàng hải tầm cỡ toàn cầu, chính phủ và các công ty kinh doanh phải làm gia tăng sức hấp dẫn của khu vực với tư cách là khu vực thương mại và là điểm đến của FDI, và tăng cường tính cạnh tranh của họ để quản lý khối lượng thương mại ngày ngày càng tăng và để tồn tại được trước cuộc tấn công dữ dội của cạnh tranh ở cấp độ toàn cầu.

 

Các doanh nghiệp, các hãng vận tải, các chủ thể hoạt động  trong lĩnh vực hàng hải và các bên có lợi ích ở khu vực Biển Đông vốn phụ thuộc vào thương mại, cần tận dụng lợi thế của vị trí chiến lược và các nền kinh tế năng động trong khu vực, cộng với định hướng thương mại nhằm tạo ra ngày càng nhiều họat động thương mại và kinh tế. Có nhiều bằng chứng về những mạng lưới thương mại được hình thành ngày càng nhiều giữa các nước trong khu vực Biển Đông nhờ việc tự do hóa thương mại lớn hơn và dỡ bỏ các rào cản thương mại trong khu vực. Các nước trong khu vực cần sử dụng địa thế, tình hình xã hội-kinh tế và chính trị và những tiến triển trong lĩnh vực biển làm đòn bẩy nhằm liên kết chặt chẽ và gia tăng thương mại với nhau một cách công bằng vì lợi ích của tất cả các nước. Điều đó sẽ không làm tổn hại đến các nỗ lực phát triển các mối quan hệ xã hội-kinh tế chặt chẽ trong khu vực, điều có thể về phần mình, dẫn đến thương mại nhiều hơn và thịnh vượng xã hội-kinh tế lớn hơn trong khu vực

 

Lĩnh vực biển đã đóng vai trò quan trọng thúc đẩy thương mại và tăng trưởng kinh tế trong khu vực Biển Đông. Sự gia tăng số lượng cảng, dịch vụ vận tải biển, nhà máy đóng tàu và các ngành phụ trợ khác đã giúp các nước trong khu vực thúc đẩy quan hệ kinh tế -thương mại chặt chẽ hơn với nhau và với các đối tác thương mại ở khu vực khác. Việc tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực biển để mua tài sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng năng lực, phát triển nguồn nhân lực và tăng cường năng suất và cấp độ dịch vụ sẽ đóng góp cho thương mại và tăng trưởng kinh tế khu vực. Điều đó sẽ có lợi cho một khu vực ủng hộ thương mại mở và nâng cao vị thế của nó với tư cách một khu vực thuận lợi cho kinh doanh và đầu tư và là một khu vực thương mại biển chủ đạo. Điều đó cũng sẽ tăng cường nhận thức về mục tiêu chung giữa các nước trong khu vực Biển Đông về việc sử dụng biển để duy trì sự thịnh vượng kinh tế-xã hội thay vì đối xử với nhau theo kiểu thù địch.

 

Trên phương diện này, các quốc gia và các chủ thể ở Biển Đông cần tiếp tục phấn đấu để cung cấp cơ sở hạ tầng tương ứng, năng lực tương ứng và mức dịch vụ cao với giá cạnh tranh nhất. Trong khu vực, nơi sự biến động của hàng hóa, tư bản, đầu tư và dịch vụ, sự liên kết giữa các phương thức vận tải đang trở nên ngày càng hội nhập, các quốc gia xung quanh Biển Đông cần đánh giá lại các ưu tiên hàng đầu của họ và điều chỉnh cho phù hợp với thực tế mới theo hướng xây dựng một nền kinh tế khu vực tự do hóa, liên kết và cạnh tranh hơn.

 

Đối mặt với sự phức tạp ngày càng tăng xuất phát từ rất nhiều thách thức và những tiến triển nhanh chóng trong thế giới ngày nay và trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu gay gắt, điều quan trọng sống còn là các quốc gia trong khu vực hợp tác và cộng tác để tạo ra ngày càng nhiều thương mại và thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế mạnh hơn giữa họ. Thách thức đối với các chủ thể ở Biển Đông, những nước đang đứng ở tuyến đâù thương mại trong khu vực, là tận dụng lợi thế vị trí chiến lược của khu vực, chính sách thương mại mở và hướng ngoại của các quốc gia trong khu vực, thương mại hàng hóa và cơ sở hạ tầng vận tải, dân số lớn và thu nhập tính trên đầu người ngày càng tăng để chuyển các lợi thế đó thành khối lượng thương mại lớn hơn.

 

Trước sự cạnh tranh ngày càng tăng giữa các quốc gia để thu hút FDI và giữa các cảng biển nhằm lôi kéo các tuyến vận tải hàng hải, hàng hóa vận chuyển, nước nào không cung cấp được chuỗi đầy đủ các dịch vụ cần thiết làm cho thương mại trở nên suôn sẻ và hiệu quả, nước đó sẽ bị các nhà đầu tư xa lánh và các cảng của họ sẽ bị các tuyến hàng hải quốc tế bỏ qua. Vì thế, điều quan trọng sống còn là các quốc gia phụ thuộc vào thương mại ở khu vực Biển Đông phải nỗ lực để phát triển các cơ sở hạ tầng hỗ trợ như các cảng và dịch vụ, vận tải hàng hải để duy trì tính cạnh tranh và xử lý khối lượng thương mại ngày càng tăng.

 

Thực vậy, khu vực đang đối mặt với sự cạnh tranh khắc nghiệt từ phía các quốc gia ở các khu vực kinh tế khác vì FDI và có thể tiếp tục để tuột khỏi tay nguồn vốn này hơn nữa. Chìa khóa để thu hút FDI và thương mại nhiều hơn vào khu vực là phải có cơ sở hạ tầng biển và các dịch vụ thuận tiện cho thương mại có hiệu quả và có thể tiếp nhận các tầu buôn ngày càng lớn hơn và xử lý hiệu quả khối lượng lượng thương mại lớn. . Đối với các quốc gia trong khu vực phụ thuộc nặng nề vào vận tải biển để thúc đẩy phần lớn hoạt động thương mại quốc tế của họ, điều cần thiết là phải phát triển các dịch vụ về biển nhằm gia tăng kim ngạch thương mại và biến khu vực Biển Đông thành điểm đến thu hút đầu tư và thương mại. Điều này có thể được thúc đẩy thông qua các sáng kiến song phương và đa phương hoặc có thể sử dụng các cơ chế hợp tác ASEAN và APEC. Hợp tác chặt chẽ về kinh tế có thể tạo sự  thân thiện trong khu vực, từ đó có thể làm giảm căng thẳng,  giúp ngăn cản các quốc gia đối xử với nhau một cách thù địch.

 

Kết luận: Quản lý xung đột và duy trì sự thịnh vượng

 

Từ xa xưa, Biển Đông đã được biết đến qua các giai đoạn phát triển thương mại biển và sự đi lại của con người giúp tạo nên bức tranh xã hội-chính trị, văn hóa, kinh tế và chiến lược trong các khu vực xung quanh biển Đông. Nói một cách đơn giản, biển Đông giống như một bảng màu cung cấp màu sắc để giúp vẽ lên bức tranh của các vùng duyên hải.

 

Là một vùng biển trải dài theo khu vực thương mại và các đường biên giới quan trọng của nhiều nước với hàng trăm nghìn dân sinh sống, Biển Đông có vai trò đa chức năng rất quan trọng: là khu vực chiến lược, có khả năng tăng trưởng kinh tế, nơi cung cấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn sinh sống của con người. Và một trong những vấn đề quan trọng này là bảo đảm an toàn, an ninh và thịnh vượng khu vực, điều này không chỉ bắt nguồn từ triển vọng kinh tế mà còn bắt nguồn từ quan điểm môi trường. Biển Đông không thể là một chiến trường đe dọa lợi ích kinh tế của các quốc gia ven biển và cộng đồng quốc tế, càng không phải là nơi có thể khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có để rồi hủy hoại môi trường. Các vụ đụng độ quân sự gia tăng ở Biển Đông sẽ dẫn đến hậu quả là các thế lực bên ngoài lợi dụng tình hình này dưới chiêu bài “cân bằng quyền lực” để can thiệp vào khu vực.

 

Như vậy, cốt lõi của vấn đề là phải giải quyết các tranh chấp chủ quyền ở các khu vực chồng lấn trên biển bằng các biện pháp hoà bình, hữu nghị. Để làm được điều này đòi hỏi phải huy động tất cả các kênh ngoại giao và các quốc gia phải đối xử với nhau theo cách làm sao để các tranh chấp không leo thang thành các cuộc xung đột. Bởi xung đột và các hành động quân sự mạnh ở khu vực Biển Đông sẽ không có lợi cho bất kỳ một quốc gia nào.  Điều đó gây cản trở hoạt động thương mại trên các tuyến hàng hải trọng yếu và có thể gây ra những hệ quả bất lợi cho đời sống của con người, đó là chưa kể đến những mối đe dọa nguy hiểm đối với hệ sinh thái biển. Ngoài ra, các mối đe dọa an ninh biển khác như ô nhiễm, đánh bắt cá bất hợp pháp, cướp biển, buôn lậu và thậm chí là khủng bố cần được giải quyết và ngăn chặn để bảo đảm rằng Biển Đông đáp ứng được  yêu cầu của các quốc gia vùng duyên hải và luôn là khu vực an toàn cho các hoạt  động quốc tế.

 

Trong khi các sáng kiến như Tuyên bố về Cách ứng xử của các Bên ở Biển Đông và sự hợp tác giữa các quốc gia nhằm quản lý nguồn cá đáng được hoan nghênh, còn rất nhiều việc phải làm nhằm tăng cường hợp tác và hiểu biết giữa các quốc gia ven biển để  tránh các xung đột và duy trì sự thịnh vượng của khu vực. Về phương diện này, phát triển kinh tế, thương mại  thực tế là động cơ mạnh mẽ cho các quốc gia ở Biển Đông có chung số phận và mục tiêu thúc đẩy thương mại và đạt được những thành tựu về kinh tế xã hội, hợp tác với nhau thay vì đối đầu nhau.

 

Các quốc gia ven biển ở khu vực Biển Đông, đặc biệt là các quốc gia vẫn còn thắc mắc về những yêu sách lịch sử và những vụ việc trong quá khứ  cần phải nhận thức rằng sự phụ thuộc lẫn nhau về thương mại và kinh tế có ý nghĩa sống còn đối với sự  tồn tại và phát triển kinh tế. Đơn giản, họ  không thể để sự khác biệt và tham vọng chiến thắng bằng mọi giá và vượt lên trên lý trí của họ. Vận mệnh chung của họ nằm ở Biển Đông. Nhiệm vụ của họ là sử dụng sức mạnh của biển như công cụ hợp tác thay cho sự thù địch.

 

Nazery Khalid, Nghiên cứu viên cao cấp, Viện Hàng hải Ma-lai-xi-a (MIMA).
 
Download bản PDF


[1] Bài tham luận được trình bày tại Hội nghị Quốc tế về Biển Đông: Hợp tác vì Sự phát triển An ninh Khu vực tại Hà Nội: Từ ngày 26 đến ngày 27 tháng 11 năm 2009.

[2] Những ý kiến đưa ra hoàn toàn mang tính cá nhân và không phản ánh quan điểm chính thức của Học viện. Bài báo nhằm mục đích đưa ra một bài nghị luận mang tính học thuật khách quan về Biển Đông và không có ý đại diện cho bất kỳ quan điểm chính trị nào liên quan đến biển trong bất kỳ tình huống nào.

[3] Khái niệm về đường vận tải biển mô tả đường biển tạo điều kiện thuận lợi cho kim ngạch thương mại lớn và được các tàu thương mại sử dụng nhiều. Đường biển đó còn có giá trị chiến lược cao từ góc độ quân sự và bao gồm các điểm thắt nút có thể đóng trong trường hợp xảy ra xung đột, ô nhiễm và cuộc tấn công vào các con tàu. 

[4] South China Sea : Background (March 2008).  . Retrieved October 23, 2009 from Energy Information Administration website : http://74.125.153.132/search?q=cache:dzk497f64sMJ:www.eia.doe.gov/emeu/cabs/schina.html+south+china+sea+area&cd=3&hl=en&ct=clnk&gl=my

[5] The South China Sea (2009).  Retrieved October 23, 2009 from WWW The South China Sea Virtual Library : http://community.middlebury.edu/~scs/intro.html 

[6] Như  trên.

[7] Trung Quốc tăng cường sức mạnh hải quân (2009, April 17).  Retrieved October 26, 2009 from British Broadcasting Corporation Online : http://news.bbc.co.uk/2/hi/8003515.stm

[8] Như trên. Có tin Trung Quốc coi những yêu sách của các quốc gia khác ở khu vực có nhiều dầu ở Biển Đông nơi mà Trung Quốc cũng có lợi ích là “những yêu sách lãnh thổ không có căn cứ”.

[9] Burgess,  P. (2003).  The politics of the South China Sea : Territoriality and international law. Security Dialogue, 34(1). March 2003. Retrieved November 12, 2009 from : :http://www.southchinasea.org/docs/Burgess,%20Politics%20of%20the%20South%20China%20Sea-Territoriality%20and%20.pdf

[10] Baltic Dry Index, chỉ số chuẩn cho biết hiệu suất thương mại hàng hóa vận tải trên biển đạt mức kỷ lục của mọi thời đại là 11.793 điểm vào ngày 20 tháng 5 năm 2008. 


[11] UNCTAD (2008).  Review of Maritime Transport.  Geneva : UNCTAD.  xiv.

[12] See Burgess (2003).

[13] China energy profile  (October 13, 2009).  Retrieved October 23, 2009 from Energy Information Administration : http://tonto.eia.doe.gov/country/country_energy_data.cfm?fips=CH


[14] Theo UNCTAD, việc phát triển Đông và Nam Á lý giải cho 424.8 triệu tấn hàng bốc dỡ. Điều này phản ánh nhu cầu năng lượng gia tăng của khu vực và phát triển thương mại xuyên khu vực Nam-Nam.

[15] Country analysis brief : South China Sea (2008).  Retrieved November 17, 2009 from Energy Information Administration: http://www.eia.doe.gov/cabs/South_China_Sea/Background.html

[16] Oil gas resources and terminals in South China Sea (May 9, 2006). In Oil & Gas Articles. Retrieved November 5, 2009 from :  http://www.oilgasarticles.com/articles/474/1/Oil-Gas-Resources-and-Shipping-Terminals-in-South-China-Sea/Page1.html

[17] For a succinct analysis on the military interests in the South China Sea, see Rosenberg, D. (April 13, 2005), Dire straits : Competing security priorities in the South China Sea.  In Japan Focus. Retrieved November 12, 2009 from Japan Focus : http://japanfocus.org/-David-Rosenberg/1773

[18] Điều 279 (Nghĩa vụ giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình) trong Phần XV về Giải quyết tranh chấp (Khoản 1 – Các Quy định chung) của UNCLOS viết: “Các quốc gia sẽ giải quyết các tranh chấp giữa họ liên quan tới việc giải thích hoặc áp dụng Công ước này bằng các biện pháp hòa bình theo Điều 2, Đoạn 3, của Hiến Chương Liên Hợp Quốc, và do đó, sẽ tìm kiếm một giải pháp bằng các biện pháp như đã nêu trong Điều 3, Đoạn 2 của Hiến Chương này”. See Division for Ocean Affairs and the Law of the Sea, Office of Legal Affairs (1983), The Law of the Sea, Hampshire, UK : Palgrave Macmillan, 129.

[19] Xung đột quân sự ở Biển Đông (2009).  Retrieved November 3, 2009 from GlobalSecurity.org : http://www.globalsecurity.org/military/world/war/spratly-clash.htm

[20] Năm 2009, chính phủ Phi-líp-pin công bố đạo luật 2009 tuyên bố chủ quyền đối với khu vực bao gồm hơn 50 đảo nhỏ, bãi cạn và bãi đá được Trung Quốc gọi là các đảo Nam Sa còn Phi-líp-pin gọi là nhóm đảo Kalayan. Việc thông qua đạo luật và sự phản đối mạnh mẽ của Trung Quốc và sau đó đã tạo ra thách thức nghiêm trọng đối với Manila và Bắc Kinh trong việc tuân thủ Tuyên bố về Ứng xử của các Bên ở Biển Đông được ký kết giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002.

[21] Tùy theo bên đưa tin, Impeccable hoặc là “khiêu khích”, hoặc là bị tàu của Trung Quốc “quấy rối”. Xem McDonald, M. (March 10, 2009).  Hải quân Mỹ khiêu khích ở biển Đông , Trung Quốc nói. New York Times.  Retrieved November 11, 2009 from New York times Online : http://www.nytimes.com/2009/03/10/world/asia/10iht-navy.4.20740316.html. Cũng xem De Luce, D. (March 10, 2009). Tàu Trung Quốc “quấy rối” USNS Impeccable ở biển Đông’.  Agencie France-Press Retrieved November 11, 2009 from News.com.au : http://www.news.com.au/story/0,27574,25164890-401,00.html

[22] Ví dụ: Trung Quốc tin rằng Trường Sa là phần lãnh thổ chủ quyền không thể tách rời của họ dựa trên sự khám phá được thực hiện dưới triều Hán, thế kỷ thứ II. Để đọc thêm về chủ đề này, xem, ví dụ Jianming, S. (1996). Territorial aspects of the South China Sea Island disputes. In Nordquist, M. H. & Moore, J.N. (eds.), Security flashpoints : Oil, islands, sea access and military confrontation, The Hague: Martinus Nijhoff Publishers, 1998. 139-218.  See also Jianming, S. (2002).  China's sovereignty over the South China Sea Islands : A historical perspective. Chinese Journal of International Law, 2002(1), 94-157

[23] Có thể xem tuyên bố ở trang web của ASEAN:  http://www.aseansec.org/13163.htm

[24] Rosenberg, D. (June 30, 2005). Managing the resources of the China Seas:  China's bilateral fisheries agreements with Japan, South Korea, and Vietnam.  In Japan Focus. Retrieved November 12, 2009 from Japan Focus : http://japanfocus.org/-David-Rosenberg/1789