01/10/2019
Năng lực chiến đấu của Trung Quốc trong các kịch bản xung đột trên biển ngày càng củng cố khi hải quân nước này đã hạ thủy chiếc tàu chiến lưỡng cư đầu tiên ngày 25/9.
Trên trang web phiên bản Tiếng Anh của mình, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc cho biết chiếc tàu khổng lồ, đặt tại một bến tàu ở Thượng Hải, là chiếc đầu tiên thuộc kiểu tàu chiến lưỡng cư lớp Type 075 của Trung Quốc. Giới phân tích cho biết động thái này là một tín hiệu khác thể hiện sự gia tăng sức mạnh của hải quân Trung Quốc.
Carl Schuster, một cựu thuyền trưởng của Hải quân Mỹ hiện là trợ giảng tại Đại học Thái Bình Dương Hawaii, nhận định: “Động thái này nhấn mạnh sự phô trương sức mạnh biển của Trung Quốc và củng cố những tham vọng và sức mạnh chiến đầu lưỡng cư".
Các tàu chiến lưỡng cư – đôi khi còn được gọi là các bãi đáp trực thăng – có thể được mô tả là những tàu sân bay nhỏ được thiết kế cho các cuộc tấn công trên đảo hoặc bờ biển.
Trung Quốc hiện chưa công bố các chi tiết về kích thước và năng lực của chiếc tàu mới này. Tuy nhiên, nhìn chung, các kiểu tàu sân bay thường có khả năng chứa hàng chục máy bay chiến đấu – với trường hợp của tàu lớp Type 075 là các máy bay trực thăng – cùng với hàng trăm lính bộ, xe cộ và các trang thiết bị của họ. Các tàu này có các vũng đậu tàu ở bên trong cho phép chuyển số binh lính nói trên sang các tàu nhỏ hơn để đưa lên bờ.
Ông Schuster nói thêm: “Các tàu lớp Type 075 không chỉ giúp họ củng cố đáng kể năng lực tấn công, mà còn đem lại cho lực lượng thủy quân lục chiến khả năng tấn công thẳng đứng và năng lực không chiến di động”.
Hải quân Mỹ và Nhật Bản cũng đang cho các tàu chiến lưỡng cư hoạt động tại Thái Bình Dương. Chiếc USS Wasp vừa được đưa ra khỏi khu vực trong tháng này, sau 18 tháng hoạt động ở ngoài khơi Nhật Bản. Theo một tuyên bố của Hải quân Mỹ, nó sẽ được thay thế bởi một chiếc USS lớn hơn vào cuối năm nay.
Nhật Bản hiện có hai tàu sân bay trực thăng lớp Izumo, với chức năng tương tự các tàu tấn công lưỡng cư.
Các tàu của Mỹ có thể chở được máy bay chiến đấu, máy bay F-35B có năng lực hạ cánh thẳng đứng và cất cánh nhanh. Nhật Bản cũng đang lên kế hoạch trang bị cho các tàu của mình khả năng chuyên chở máy bay F-35B. Còn Trung Quốc chưa có một máy bay chiến đấu có khả năng hạ cánh thẳng đứng như chiếc F-35B. Tuy nhiên, Schuster cho rằng khả năng là Trung Quốc đang phát triển loại máy bay này và chiếc Type 075 có kích thước phù hợp để trở thành loại máy bay đó.
Trong tuyên bố về việc hạ thủy chiếc tàu chiến lưỡng cư mới của mình ngày 25/9, quân đội Trung Quốc nhấn mạnh rằng vẫn còn một số việc phải làm để hoàn thiện chiếc tàu này trước khi nó được đưa vào hoạt động thực sự. Quân đội Trung Quốc tuyên bố: “Trong giai đoạn tiếp theo, các kỹ sư sẽ bắt đầu trang bị và tối ưu hóa các trang thiết bị của tàu, tiếp đó sẽ tiến hành các cuộc thử nghiệm neo đậu và hoạt động trên biển".
Tuy nhiên, bất chấp những điều này, giới phân tích lưu ý đến nhịp độ điên cuồng của hải quân Trung Quốc trong nỗ lực xây đóng tàu. Joseph Trevithick và Tyler Rogoway viết trên trang blog The War Zone: “Chiếc tàu này được hạ thủy chỉ 5 tháng sau khi những bức ảnh về việc xây dựng sống tàu được công bố. Tốc độ mà Trung Quốc có khả năng tiến hành hoạt động xây dựng con tàu này cũng đáng kinh ngạc như kích thước của nó vậy”.
Trong một báo cáo thường niên về tình hình quân sự Trung Quốc trình lên Quốc hội và được công bố hồi tháng 5, Bộ Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh rằng Trung Quốc là quốc gia đóng tàu hàng đầu thế giới. Họ chạy đua số lượng chứ không quan tâm chất lượng khi sản xuất hàng loạt tàu khu trục và tàu ngầm tiên tiến, và hiện họ đang có một tàu sân bay tự sản xuất trong nước được thực nghiệm trên biển và một tàu khác đang trong quá trình xây dựng.
Báo cáo của Lầu Năm Góc còn lưu ý rằng chiếc Type 075 mới này sẽ gia nhập một hạm đội gồm 8 tàu lưỡng cư lớp Type 071 nhỏ hơn tại các vùng đậu tàu. Các tàu này có mặt sàn để máy bay cất cánh khá hạn chế và chỉ đủ chỗ cho khoảng 4 trực thăng. Báo cáo còn nhấn mạnh về cách Trung Quốc cải tạo và cải tiến các năng lực chiến đầu lưỡng cư cũng như mở rộng quy mô lực lượng thủy quân lục chiến của mình.
Schuster dự đoán Trung Quốc tổng cộng sẽ xây dựng ba tàu lớp Type 075 để tiến hành các cuộc diễn tập và mang những lá cờ của Trung Quốc đi vào Ấn Độ Dương sang châu Phi, và có thể là Địa Trung Hải nữa./.
Theo “CNN”
Mỹ Anh (gt)
Trong hai ngày 16-17/11/2022, Học viện Ngoại giao đã tổ chức các Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 14 về chủ đề “Biển hoà bình – Phục hồi bền vững”.
Sáng ngày 16/11/2022, Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 14 do Học viện Ngoại giao, phối hợp tổ chức cùng các đối tác đồng bảo trợ trong và ngoài nước, đã khai mạc tại Đà Nẵng với chủ đề “Biển Hòa Bình – Phục hồi bền vững”.
Ngày 12-13/9/2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã phối hợp với Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội tổ chức Khóa học Nâng cao Năng lực Biển lần thứ hai thuộc khuôn khổ Trung tâm Ngoại giao Biển (MDC).
Ngày 23/9, Học viện Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức tọa đàm trực tuyến An ninh biển và Luật pháp quốc tế ở Biển Đông.
Ngày 19/8/2021, Học viện Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Anh và Quỹ Konrad Adenauer Stiftung (KAS), Đức tại Hà Nội tổ chức Đối thoại Biển lần thứ 7 (trực tuyến) với chủ đề “Đánh giá các vấn đề biển đang nổi lên từ góc độ luật pháp quốc tế”.
Thông cáo báo chí: Bộ trưởng Quốc phòng Vương quốc Anh Robert Ben Lobban Wallace thăm và thảo luận tại Học viện Ngoại giao Việt Nam, ngày 22/7/2021)