31/05/2022
Trung Quốc cũng có lợi thế hơn Mỹ trong lĩnh vực phát triển thị trường số ASEAN. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã có nhiều nỗ lực thúc đẩy hợp tác kinh tế số, có thể giúp Trung Quốc và ASEAN cùng xây dựng các tiêu chuẩn thương mại số, đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Trung Quốc - ASEAN lên một tầm cao mới.
Yuan Ruichen, Nghiên cứu viên, Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, Đại học Bắc Kinh
Bài viết được đăng trên trang South China Morning Post ngày 20/5/2022.
Nhìn qua bức ảnh chung của các lãnh đạo tại Thượng đỉnh Mỹ - ASEAN ngày 12/5, nụ cười tươi của Tổng thống Biden dường như trái ngược hẳn với vẻ thận trọng của các lãnh đạo ASEAN. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ hơn, ta sẽ thấy nụ cười của Biden có nét gượng gạo trong khi lãnh đạo ASEAN có vẻ hài lòng.
Cuộc họp Thượng đỉnh đánh dấu lần đầu tiên lãnh đạo các bên gặp mặt tại Washington, DC. Biden tuyên bố: “Chúng ta không chỉ kỷ niệm 45 năm quan hệ đối tác và hữu nghị mà còn khởi động một kỷ nguyên mới trong quan hệ Mỹ - ASEAN.” Hai bên cũng thông qua Tuyên bố 28 điểm, hứa hẹn sẽ nâng cấp quan hệ lên “Đối tác Chiến lược Toàn diện” vào tháng 11/2022.
Biden đã đúng khi gọi đây là “kỷ nguyên mới” cho quan hệ Mỹ - ASEAN nhưng không muốn công nhận đặc trưng của kỷ nguyên mới này: sự bình đẳng giữa Mỹ và ASEAN.
Các nước ASEAN từ lâu đã không bằng lòng khi Mỹ hành xử ở thế “tay trên”.
Hiện tại, Mỹ tuyên bố vai trò trung tâm của ASEAN là “trọng tâm chiến lược của Chính quyền Mỹ nhằm theo đuổi tương lai mà tất cả đều mong muốn”. Mỹ cũng có biểu hiện cho thấy định hướng này sẽ được chuyển thành chính sách thiết thực. Trong kỷ nguyên mới này, Mỹ buộc phải ủng hộ tầm nhìn của ASEAN vì Mỹ cần nâng cao vai trò lãnh đạo của khu vực để cân bằng với ảnh hưởng của Trung Quốc. Thúc đẩy ASEAN “chọn bên” đã là dĩ vãng. Các nước hiện đều chuyển sang thúc đẩy vị thế chiến lược của ASEAN.
Ngoài “các nguyên tắc bình đẳng, hợp tác, tham vấn và tôn trọng lẫn nhau”, Tuyên bố chung Mỹ - ASEAN có một số điểm đáng chú ý.
Thứ nhất, các bên đạt được đồng thuận lớn hơn về xây dựng và gìn giữ trật tự khu vực. Trước đây, chủ trương của Mỹ là xây dựng một trật tự khu vực khép kín, ưu tiên lĩnh vực an ninh trong khi ASEAN ưu tiên trật tự mang tính mở và chú trọng vào lĩnh vực phát triển như đã thể hiện trong văn bản Tầm nhìn của ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (AOIP). Theo Tuyên bố chung mới đây, hai bên đặt mục tiêu thúc đẩy ổn định, thịnh vượng, hòa bình và an ninh khu vực, cho thấy Mỹ chú tâm nhiều hơn đến các lợi ích cốt lõi của ASEAN.
Thứ hai, các bên chú trọng hơn vào thúc đẩy lợi ích chiến lược tại khu vực. Trước đây, ASEAN không hào hứng với Chiến lược Ấn – Thái của Mỹ (USIPS) vì Mỹ bỏ qua vai trò trung tâm của ASEAN. Tuyên bố chung 2022 lại khẳng định: “AIOP và USIPS chia sẻ nguyên tắc cơ bản về thúc đẩy cấu trúc khu vực rộng mở, bao trùm và dựa trên luật lệ, trong đó ASEAN làm trung tâm, ngang hàng các đối tác có chung mục tiêu này”. Điều này rất đáng chú ý, cho thấy Mỹ sẵn sàng thúc đẩy tầm nhìn của ASEAN trong quá trình triển khai USIPS.
Thứ ba là kế hoạch thiết lập Đối tác Chiến lược Toàn diện Mỹ - ASEAN. Kể từ sau Chiến tranh Lạnh, quan hệ Trung Quốc – ASEAN được củng cố thành một hệ thống các kênh hợp tác đa tầng nấc. Ngày 22/11/2021, Trung Quốc và ASEAN tuyên bố nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược thành Đối tác Chiến lược Toàn diện. Hai bên cũng nhất trí hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế xanh và kinh tế số. Hệ quả là Mỹ đứng trước áp lực phải nâng cấp quan hệ với ASEAN và thực hiện các cam kết với khu vực.
Mỹ đã hứa sẽ thiết lập Đối tác Chiến lược Toàn diện Mỹ - ASEAN “có ý nghĩa, thực chất và đôi bên cùng có lợi” tại Hội nghị Cấp cao Mỹ - ASEAN lần thứ 10 vào tháng 11/2022. Khẩu hiệu này không khác gì các nguyên tắc Trung Quốc – ASEAN từng tuyên bố.
Thứ tư, tiềm năng hợp tác trong tương lai giữa Trung Quốc và Mỹ gia tăng. Trước yêu cầu của các thành viên ASEAN, hai chữ “Trung Quốc” không xuất hiện trong toàn văn tuyên bố chung với Mỹ. Động thái này vừa tránh nhạy cảm cho Mỹ vì vị thế bá chủ của Mỹ đang sụt giảm, vừa mở không gian cho phép Mỹ và Trung Quốc cùng tồn tại trong khu vực.
Ngoài ra, tuyên bố chung cũng đề cập đến các vấn đề như chống Covid-19, giải quyết biến đổi khí hậu, duy trì khu vực không có vũ khí hạt nhân, tăng cường kết nối, hợp tác hàng hải và phát triển công nghệ. Các nội dung trên mang nhiều nét tương đồng với nội dung quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Trung Quốc – ASEAN.
Nhìn chung, Thượng đỉnh lần này tương đối có lợi cho ASEAN. Đây có thể là lý do lãnh đạo ASEAN tỏ vẻ hài lòng thay vì tươi cười miễn cưỡng trong tấm ảnh chung.
Về phần mình, Trung Quốc tuyên bố ủng hộ hợp tác khu vực. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Triệu Lập Kiên ngày 13/5 phát biểu: “Trung Quốc và ASEAN không theo đuổi trò chơi tổng bằng không và không thúc đẩy đối đầu giữa các khối. Trung Quốc hoan nghênh tất cả các sáng kiến hợp tác với điều kiện các sáng kiến thúc đẩy khu vực phát triển lâu dài - bền vững và thịnh vượng chung”.
Trong tương lai, ASEAN nên đặt mục tiêu: i) hiện thực hóa AIOP và ii) kết nối Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc với USIPS của Mỹ. Điều này sẽ cho phép ASEAN phát triển nhờ xây dựng trật tự khu vực mang tính bao trùm.
Về mặt phát triển, Mỹ đã hứa sẽ “thúc đẩy đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng tiêu chuẩn cao, minh bạch, các-bon thấp và thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bao trùm và bền vững”. Tuy nhiên, Mỹ khó đáp ứng nhu cầu kết nối thực chất của ASEAN và sẽ cần khoản chi phí lớn. Trong khi đó, cơ sở hạ tầng lại là lợi thế của Trung Quốc. Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) có thể hỗ trợ, thúc đẩy hợp tác giữa BRI và Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN 2025 (MPAC 2025), đồng thời mở rộng phạm vi đầu tư sang kinh tế số và kinh tế xanh.
Trung Quốc cũng có lợi thế hơn Mỹ trong lĩnh vực phát triển thị trường số ASEAN. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã có nhiều nỗ lực thúc đẩy hợp tác kinh tế số, có thể giúp Trung Quốc và ASEAN cùng xây dựng các tiêu chuẩn thương mại số, đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Trung Quốc - ASEAN lên một tầm cao mới.
Người dịch: Lê Thanh Long
Hiệu đính: Đỗ Hoàng
Bộ Tứ có thể tổ chức nhiều hội nghị thượng đỉnh nhưng khó đem lại kết quả thực chất nếu thiếu tầm nhìn chiến lược rõ ràng và chương trình nghị sự phù hợp.
Trung Quốc không muốn đưa khu vực biên giới với Ấn Độ trở về trạng thái trước xung đột, ngăn cản Ấn Độ vươn lên trên trường quốc tế, coi Ấn Độ là đối tượng dễ bị cưỡng ép. Mặt khác, dù chính phủ Ấn Độ vẫn thận trọng tiếp cận vấn đề Eo biển Đài Loan tại các diễn đàn quốc tế, nhưng mối quan hệ hai bên...
Truyền thông Trung Quốc gần đây đăng bài viết tựa đề “Chiến lược mơ hồ hay chiến lược rõ ràng: Thế tiến thoái lưỡng nan của Mỹ về vấn đề Đài Loan” của tác giả Chen Feng, biên tập viên báo Người Quan sát. Bài báo kết luận, chính sách mơ hồ về vấn đề Đài Loan không phải do Mỹ chủ động lựa chọn, mà là sự...
Khi cạnh tranh Mỹ - Trung trở nên căng thằng, có thể sẽ xảy ra những cuộc chiến ủy nhiệm ở những mức độ khác nhau trên khắp châu Á.
Ngày 14/5/2021, Đại học Thanh Hoa Trung Quốc phối hợp cùng Đại học Bắc Kinh và Đại học Nhân dân tổ chức tọa đàm với chủ đề “Trật tự quốc tế thời kỳ hậu Covid”. Tại tọa đàm, Giám đốc Cơ sở trao đổi nhân văn Trung - Mỹ, Học viện Quan hệ quốc tế, Đại học Bắc Kinh Giả Khánh Quốc đã có bài phát biểu về 3...
Trung Quốc đang làm tốt hơn và nhiều hơn Mỹ trong cuộc cạnh tranh ảnh hưởng tại Đông Nam Á, dù chính quyền Biden giành được nhiều thiện chí của các nước trong khu vực. Hai cuốn sách xuất bản gần đây là “Dưới bóng con rồng: Đông Nam Á trong kỷ nguyên Trung Quốc” của tác giả Sebastian Strangio và “Dưới...