Các báo Vientiane Times, KPL của Lào trong hai ngày 13 - 14/10 đăng lại một số tin, bài của TTX/VN và THX/TQ viết về Hội nghị ADMM+ tại Hà Nội. Trong đó, đáng chú ý là một số bài viết của THX nhận định HN ADMM+ lần thứ nhất được xem như một diễn đàn hiệu quả giúp ASEAN và các nước Đối thoại tăng cường hợp tác an ninh và quốc phòng vì hoà bình, ổn định trong khu vực, HN ADMM+ là một dấu mốc đầy ý nghĩa trong lịch sử ASEAN, đóng vai trò quan trọng nhằm tăng cường lòng tin giữa các nước Châu Á – Thái Bình Dương  trên những vấn đề quân sự, là diễn đàn để các nước tìm kiếm điểm đồng trong hợp tác an ninh trong những năm tới. Các bài viết nêu bật quan điểm của Trung Quốc được thể hiện trong phát biểu của BT/QP Lương Quang Liệt tại Hà Nội rằng chính sách quốc phòng của Trung Quốc không nhằm mục đích thách thức hay đe doạ bất cứ ai, sự phát triển của nền quốc phòng Trung Quốc là nhằm bảo đảm an ninh của nước này và thúc đẩy hoà bình, ổn định trong khu vực; Trung Quốc ủng hộ ADMM+ tập trung vào hợp tác trên những vấn đề an ninh phi truyền thống, ưu tiên giải quyết những thách thức an ninh phi truyền thống đang đe doạ trực tiếp cuộc sống và sự thịnh vượng của người dân trong khu vực, hợp tác trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống cần được coi là điểm khởi đầu cũng như tâm điểm của hợp tác an ninh chặt chẽ hơn của ADMM+ trong tương lai; các nước tham gia ADMM+ cần cải thiện nghiên cứu về hợp tác an ninh phi truyền thống, thiết lập khuôn khổ về lý thuyết, pháp lý và thủ tục hợp tác, tăng cường chia sẻ kinh nghiệm về đào tạo, giúp đỡ về vật chất và trao đổi thông tin; Trung Quốc và Việt Nam sắp tới sẽ chủ trì một nhóm công tác cấp chuyên gia (EWG) nhằm tăng cường khả năng ứng phó với những thách thức an ninh phi truyền thống và nhóm này sẽ tập trung vào hoạt động viện trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai.

 

Trong khi đó, báo Jakarta Post ngày 12/10 lại có bài “ASEAN đối mặt với thử thách về vai trò lãnh đạo trước sự cạnh tranh Mỹ- Trung”, trong đó viết: ASEAN đang đối mặt với một thách thức lớn trong khi tổ chức HN/BT/QP ASEAN+8 với sự tham gia của các đối thủ gồm Mỹ và đồng minh Nhật Bản vốn đang có căng thẳng với Trung Quốc về tranh chấp trên biển. Diễn đàn này sẽ cho phép ASEAN rèn luyện kỹ năng ngoại giao trong việc chế ngự căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc tại biển Đông cũng như vấn đề liên quan đến 4 nước thành viên ASEAN, cùng với tranh cãi giữa Nhật Bản và Trung Quốc tại biển Hoa Đông. Những căng thẳng trên đang làm tăng mối quan tâm rằng chúng có thể làm chệch sự chú ý đối với các chương trình an ninh phi truyền thống như chống khủng bố, cướp biển và buôn người vốn đang trở thành ưu tiên tại một khu vực thường xuyên xảy ra mối đe dọa khủng bố và cướp biển. Ông Surya Dharma của Viện Tự cường Dân tộc (Lemhanas) cho rằng, các diễn đàn an ninh này nên nhằm tăng cường hợp tác giữa các thành viên và không nên xem như một phương tiện để loại trừ lẫn nhau. Sự thành công của ASEAN sẽ được đánh giá trên cơ sở những cam kết mà Hiệp hội có thể đạt được cho dù có sự khác nhau giữa các nước.

Trần Nhật (gt)

(Đề nghị chỉ được dẫn đường link mọi thông tin, bài viết  trên www.nghiencuubiendong.vn, không cắt đăng lại khi chưa có sự đồng ý của Ban Biên tập Website)