PDF file

 

Việc gia tăng cạnh tranh gần đây giữa Trung Quốc và các nước láng giềng của nước này về chủ quyền, tài nguyên, và an ninh trong vùng biển Đông đã thu hút sự chú ý của các nhà lãnh đạo ngoại giao và quân sự Hoa Kỳ, những người luôn tìm cách thúc đẩy sự ổn định và an ninh ở các vùng biển có tính quan trọng toàn cầu này. Khi các nhà lãnh đạo Mỹ thảo luận những chính sách và chiến lược hỗ trợ ổn định khu vực, một số đã mô tả bản chất các tranh chấp phức tạp ở vùng biển Đông như là một nút rối duy nhất của những thử thách đầy cam go.Trên thực tế có thể phân chia thành ba loại tranh chấp, mỗi loại đều có những người bên liên quan, luật chơi và hoạt động chính trị riêng. Thật không may, các chính quyền ở khu vực đang theo đuổi những giải pháp một mất-một còn cho ba tranh chấp này dựa trên những tuyên bố cạnh tranh về chủ quyền và thẩm quyền pháp lý riêng biệt. Một phân tích tỉ mỉ về bản chất của mỗi tranh chấp đã mở ra những cơ hội cho nhiều cách thức hữu ích để giải quyết tranh chấp này dựa trên việc giở lại lịch sử châu Á về những nguyên tắc giải quyết vấn đề “các bên cùng thắng” dựa trên những lợi ích chung.

 

I. Ba tranh chấp

Có ba loại tranh chấp cơ bản ở Biển Đông, mỗi loại đều có các bên liên quan, luật chơi, hoạt động chính trị và các vấn đề an ninh liên quan. Những tranh chấp này đã dẫn đến sự tái diễn những căng thẳng và xung đột trong khoảng bốn mươi năm. Những sự cố nổi bật về chủ quyền bao gồm cuộc tấn công của Trung Quốc vào các lực lượng của Việt Nam Cộng Hòa tại quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974, Trung Quốc tấn công vào quân đội Việt Nam gần Đảo Chữ thập (Fiery Cross Reef) vào năm 1988, và vào năm 1995, Philippines đã hất cẳng quân đội Trung Quốc khỏi Đảo Vành Khăn (Mischief Reef). Kết quả của hàng loạt các sự kiện này là sự hợp nhất của một lập trường chính trị thống nhất của ASEAN để phản đối hành vi của Trung Quốc và để giảm bớt căng thẳng với các nước láng giềng, Trung Quốc chấp nhận bản Tuyên bố năm 2002 với ASEAN về Cách ứng xử của các bên ở Biển Đông, trong đó  bao gồm thỏa thuận để “ giải quyết các tranh chấp lãnh thổ và thẩm quyền pháp lý bằng phương pháp hòa bình mà không cần đến sự đe dọa hoặc sử dụng vũ lực…”[1] Điều tiếp theo chính là 15 năm tương đối yên tĩnh trong khu vực do Trung Quốc theo đuổi chính sách hội nhập với các nước láng giềng khu vực Đông Nam Á qua các chương trình văn hóa, thương mại, cơ sở hạ tầng và kinh tế hào phóng.

 

Hoa Kỳ nhiều lần bày tỏ thái độ trung lập đối với các kết quả liên quan đến các tranh chấp về chủ quyền và thẩm quyền pháp lý miễn là tất cả các bên tiếp tục theo đuổi các biện pháp hòa bình  trong việc giải quyết tranh chấp.Listen

Read phonetically

Dictionary - View detailed dictionary

 

Sự ổn định này đã bị phá vỡ bởi một loạt các hành động hiếu chiến của Trung Quốc. Sự bùng nổ căng thẳng gần đây ở Biển Đông lại bắt đầu khi Trung Quốc gây áp lực đối với Việt Nam và một số công ty dầu mỏ về việc thăm dò và khoan dầu ngoài khơi trên bờ biển của Việt Nam. Như Phó Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Scot Marciel đã xác nhận trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện vào tháng Bảy năm 2009 rằng: "Bắt đầu từ mùa hè năm 2007, Trung Quốc đã yêu cầu một số công ty dầu khí của Mỹ và nước ngoài ngừng việc khai thác với các đối tác Việt Nam ở Biển Đông hoặc sẽ phải đối mặt với hậu quả khôn lường trong các giao dịch kinh doanh của họ với Trung Quốc.”[2]

 

Cuộc điều trần ở Thượng viện đã được tổ chức trong bối cảnh của “Sự kiện tàu Impeccable” tháng 3 năm 2009, trong đó một tàu nghiên cứu của hải quân Mỹ đã bị những “ngư dân” Trung Quốc tấn công một cách hung hãn ở khoảng 70 hải lý ngoài đảo Hải Nam, với sự hỗ trợ của các tàu dân sự và quân sự của Trung Quốc.Listen

Read phonetically

Dictionary - View detailed dictionary

 

Những hành động này của Trung Quốc đã gây ra sự tái diễn căng thẳng trong khu vực. Đáp lại chính sách mới của Trung Quốc, Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton đã phát biểu tại Diễn đàn Khu vực ASEAN hồi tháng 7 năm 2010 như sau:

 

“Hoa Kỳ ủng hộ tiến trình ngoại giao hợp tác của tất cả các bên nhằm giải quyết những tranh chấp lãnh thổ khác nhau mà không có sự cưỡng ép nào. Chúng tôi khuyến khích các bên tiến tới thỏa thuận cho một quy tắc ứng xử toàn diện. Hoa Kỳ, như mọi quốc gia, có lợi ích quốc gia về tự do hàng hải, quyền tiếp cận mở đối với các vùng biển chung của Châu Á và tôn trọng luật pháp quốc tế ở biển Đông".Listen

Listen

Read phonetically

Dictionary - View detailed dictionary

 

Cho đến thời điểm này, thuộc tính chung duy nhất của mọi tranh chấp ở Biển Đông đó là Trung Quốc luôn là bên có liên quan đến tất cả các tranh chấp này. Tuy nhiên, sự chuyển biến của Trung Quốc trong năm 2009 theo hướng quyết đoán, thậm chí hung hãn - đặc biệt là trong nỗ lực kiểm soát các hoạt động hải quân của Mỹ ở Biển Đông –đã gây ra sự chú ý và mối quan tâm của Mỹ đến cả ba loại tranh chấp này. Nhằm tìm một con đường để trở về trạng thái ổn định khu vực như mong muốn, việc xem xét các thuộc tính của từng loại tranh chấp là vô cùng hữu ích.Listen

Read phonetically

Dictionary - View detailed dictionary


Chủ quyền. Những tranh chấp về chủ quyền liên quan đến vấn đề trong đó các quốc gia ven biển có quyền thực thi chủ quyền trên lãnh thổ tự nhiên của các đảo ở Biển Đông. Vấn đề này liên quan đến Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Philippines, Đài Loan và có thể cả Brunei.[3] . Năm 1992, Trung Quốc ra Luật Lãnh hải và Khu vực tiếp giáp, mà cụ thể là tuyên bố chủ quyền đối với từng nhóm đảo trong biển Đông - quần đảo Pratas-(Đông Sa), quần đảo Hoàng Sa (Xisha), Macclesfield Bank (Trung Sa), và quần đảo Trường Sa (Nansha). Vào năm 1947, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc bắt đầu xuất bản bản đồ với một loạt đường kẻ hình chữ U trong vùng Biển Đông để phân định biên giới biển của mình.[4] Chính phủ Trung Quốc lặp đi lặp lại đặc điểm bản đồ này sau khi Đảng Cộng sản lên nắm quyền ở đại lục vào năm 1949 và ngày nay vẫn còn được mô tả trên các bản đồ xuất bản tại Trung Quốc và Đài Loan. Tuy nhiên, bản chất của yêu sách của Trung Quốc đối với việc mở rộng vùng biển và hàng loạt đảo, bãi cát ngầm, bãi đá và đảo nhỏ nằm bên trong chín nét gạch của đường chữ U (hay còn gọi là đường lưỡi bò – nd) chưa bao giờ được định rõ. Trong số các học giả và quan chức Trung Quốc, xuất hiện bốn trường phái tư tưởng chủ đạo về ý nghĩa của đường kẻ này, nhưng chính phủ Trung Quốc duy trì một chính sách nghiên cứu mơ hồ về ý nghĩa của đường kẻ gồm chín nét này.Listen

Read phonetically

Dictionary - View detailed dictionary

 

Các vùng biển Chủ quyền. Một số nhà phân tích chính sách của Trung Quốc cho rằng vùng biển trong đường kẻ hình chữ U nên được xem là vùng biển chủ quyền của Trung Quốc, tùy theo đo đạc đầy đủ của cơ quan chức năng chính phủ có thể gọi là nội thủy hoặc lãnh hải. Ví dụ, một nhóm các nhà phân tích quốc phòng cấp cao Trung Quốc đã mô tả các lợi ích ngoài khơi của Trung Quốc như "khu vực mở rộng ra ngoài đường bờ biển lục địa của Trung Quốc nằm trong khoảng 200 hải lý (về phía đông) và 1600 hải lý (về phía nam)" hoặc xấp xỉ đến 4 độ vĩ bắc được công bố trong báo cáo năm 1935. Họ xem những "vùng biển trong phạm vi quyền tài phán này của Trung Quốc ... [là] khu vực mở rộng thuộc chủ quyền quốc gia của Trung Quốc."[5] Listen

Read phonetically

Dictionary - View detailed dictionary

 

Vùng nước lịch sử. Một số người Trung Quốc đã cho rằng khái niệm "vùng nước lịch sử” cho phép chính phủ xác nhận hợp pháp quyền kiểm soát rộng lớn đối với vùng Biển Đông.[6]  Khái niệm này là một biến thể của yêu sách đòi chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông và phản ánh quan điểm của nhiều học giả và các quan chức trọng yếu Trung Quốc rằng đường chín đoạn đó thể hiện một sự xác nhận đối với vùng nước lịch sử, hoặc “quyền sở hữu” lịch sử, hoặc ít nhất là một số loại đặc quyền lịch sử để quản lý vùng biển và lãnh hải trong địa giới của đường kẻ đó.[7] Có lẽ, tuyên bố có thẩm quyền nhất của pháp luật quốc tế về vấn đề này được ban hành vào năm 1951 bởi Tòa án Tư pháp Quốc tế trong Vụ kiện về việc đánh bắt cá, trong đó có Vương quốc Anh đã không thừa nhận tuyên bố của Tòa án Tư pháp Quốc tế Nauy về chủ quyền trên vùng biển dọc theo bờ biển hiểm trở của nước này vượt ra ngoài giới hạn ba dặm lãnh hải truyền thống tại thời điểm đó.[8] ListenRead phonetically

Dictionary - View detailed dictionary

 

Tòa xem xét ba yếu tố liên quan sau: 1) sự phụ thuộc liền kề về địa lý của các lãnh hải đối với lãnh thổ đất liền – các phần tương ứng của bờ biển Na Uy bị lõm sâu với những đặc điểm địa lý phức tạp và ước tính khoảng 120,000 hòn đảo phụ, đảo nhỏ, bãi đá và bãi cát; 2) các mối liên hệ gần gũi một cách đầy đủ giữa cấu tạo đất liền và không gian biển để tạo cho khu vực có chế độ cai quản chủ quyền đầy đủ; và 3) lợi ích kinh tế duy nhất thuộc các quốc gia ven biển dựa trên bằng chứng rõ ràng của việc sử dụng lâu dài. Dựa trên đánh giá của mình về những yếu tố này, tòa chấp thuận mở rộng chủ quyền của Na Uy đối với các vùng biển và các đặc tính bao hàm dựa trên các tuyên bố lịch sử của nước này.Listen

Read phonetically

Dictionary - View detailed dictionary

 

Những yêu cầu đặt ra trong Vụ kiện đánh bắt cá đối với việc mở rộng chủ quyền của một quốc gia ven biển đối với không gian biển rõ ràng không hỗ trợ cho tuyên bố của Trung Quốc. Đặc biệt là không có sự phụ thuộc về địa lý chặt chẽ giữa biển và đất liền ở khu vực này. Quả thực, các đặc tính đất liền không quan trọng nên từ lâu đã được xem như là mối nguy hiểm về hảng hải hơn là một khu vực khai thác. Ngoài ra, chính các đảo nhỏ cũng phân tán tương đối rộng rãi so với các đặc tính đất liền ở dọc theo bờ biển Na Uy. Như vậy, việc thiếu đất liền vững chắc để tạo cơ hội cho cư dân bản địa sinh sống và sự hiện diện không thường xuyên của ngư dân và thương nhân đã cho thấy rõ rằng khu vực này là không có được một quy chế quản lý đầy đủ chủ quyền. Theo đó, yêu cầu của Trung Quốc đối với vùng nước lịch sử chỉ nhận được sự ủng hộ yếu ớt dựa trên các cơ sở này.

 

Liên quan đến vấn đề lợi ích kinh tế duy nhất, Trung Quốc đã có đầy đủ bằng chứng về sự tiếp xúc của ngư dân, thương nhân và quan chức chính phủ với các đảo của Biển Đông trong nhiều thế kỷ, nhưng ghi chép lịch sử cũng phản ánh rằng Việt Nam cũng có những tài liệu tương tự về sự tiếp xúc với các đảo này và cả hai nước đều không có một hồ sơ về việc sử dụng thường xuyên, độc quyền, và sự phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên biển Đông. Những người dân Philippines, Malaysia và Indonesia cũng duy trì sự tiếp xúc với các hòn đảo này trong việc hỗ trợ các hoạt động đánh bắt cá truyền thống và hỗ trợ thương mại địa phương. Vì vậy, không có bằng chứng ủng hộ cho bất kỳ lợi ích kinh tế duy nhất nào của Trung Quốc, hoặc bất kỳ quốc gia đơn lẻ nào trong và xung quanh các đảo của Biển Đông. Hơn nữa bằng chứng đã chứng minh điều ngược lại - rằng các vùng biển ở Biển Đông và hải đảo rải rác, đảo nhỏ, bãi đá và bãi san hô trong vùng biển này trong nhiều thế kỷ qua chính là khu vực đánh cá chung và các tuyến đường kinh doanh của tất cả cư dân trong khu vực. Thật vậy, việc sử dụng chung lâu dài này cho thấy rằng thay vì được giám sát như là một khu vực có chủ quyền, Biển Đông đã phát triển như là một khu vực sở hữu chung trong đó tất cả các bên theo đuổi lợi ích của mình mà không sợ bị quấy rối bởi các cơ quan chức năng của các quốc gia ven biển khác.Listen

Read phonetically

Dictionary - View detailed dictionary

 

Tuyên bố chủ quyền đối với đảo. Một số học giả và các nhà hoạch định chính sách của  Trung Quốc xem đường chữ U như  một sự tuyên bố xác nhận chủ quyền trên tất cả các đảo, bãi đá, cồn cát, san hô và thuộc tính đất khác khắp vùng biển của Biển Đông, và đối với bất cứ điểm đất liền nào, và cho đến giới hạn mà luật biển quốc tế cho phép các quốc gia ven biển được yêu sách dựa trên chủ quyền đối với các hòn đảo với kích thước nhỏ bé này. Ít nhất ở bề ngoài, tuyên bố của Trung Quốc về chủ quyền đối các đảo và phạm vi quyền tài phán bắt nguồn từ luật này là hợp pháp bởi vì chúng tuân thủ những quy định chung của Công ước Liên Hợp quốc về Luật biển và các khía cạnh khác của luật biển. Tuy nhiên, một loạt các vấn đề cơ bản làm suy yếu những yêu sách của Trung Quốc, bao gồm một thực tế là Việt Nam, Malaysia, Philippines và Đài Loan đều tuyên bố xác lập chủ quyền đối với một vài hoặc tất cả các đảo ở Biển Đông. Từ sự cố Mischief Reef (Đá vành khăn) năm 1995 giữa Trung Quốc và Philippines, các bên nguyên đơn đều trong trạng thái tĩnh, mỗi bên chiếm một số điểm.

 

Tất nhiên, Trung Quốc cũng chiếm giữ và quản lý toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, mặc dù Việt Nam vẫn duy trì việc tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo này. Trường Sa là một trường hợp phức tạp ở nhiều khía cạnh. Từ năm 1996, Việt Nam đã chiếm đóng hoặc kiểm soát khoảng 22 điểm, Trung Quốc 10 điểm, Philippines 8 điểm, Malaysia 4 điểm, và Đài Loan 1 điểm.[9] Để hỗ trợ cho một tuyên bố chủ quyền đối một hòn đảo, luật pháp quốc tế đòi hỏi một quốc gia ven biển phải chứng minh được sự chiếm đóng có hiệu quả hoặc sự quản lý và kiểm soát liên tục.[10]  Trên cơ sở đó, tuyên bố của Trung Quốc rằng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa mà nước này không hề chiếm đóng hoặc quản lý và kiểm soát một cách có hiệu quả đã không được luật pháp quốc tế hỗ trợ. Điều tương tự cũng đúng với những tuyên bố của các bên khác về chủ quyền đối với một điểm nào đó mà họ không thực sự chiếm đóng. Một số nhà quan sát kết luận sai rằng những tuyên bố không phải của Trung Quốc đều chỉ dựa vào những tuyên bố của các nước Châu Âu từ thời thuộc địa. Trong thực tế, những tuyên bố của các quốc gia Đông Nam Á ít nhất phần nào đó biểu hiện được sự liên hệ của cư dân ven biển với các đảo và vùng biển trên Biển Đông trong nhiều thế kỷ và nhận thức quốc gia rằng luật pháp quốc tế cần phải bảo vệ những lợi ích đó.Listen

Read phonetically

Dictionary - View detailed dictionary

 

Lợi ích an ninh. Cuối cùng, một quan điểm thứ tư của Trung Quốc rằng đường kẻ hình chữ U phản ánh lợi ích an ninh hàng hải lâu dài của Trung Quốc ở Biển Đông và rằng những lợi ích an ninh này phải được pháp luật bảo vệ. Người Trung Quốc từ lâu đã xem Vịnh Bột Hải, Hoàng Hải, Biển Hoa Đông, và Nam Hải (Biển Đông) là cái được gọi là "các vùng biển gần'- như những khu vực lợi ích chiến lược cốt yếu và một phần của một chu vi phòng thủ tuyệt vời được thành lập trên đất và trên biển để bảo vệ phần đông dân số Trung Quốc và các trung tâm kinh tế dọc theo bờ biển. Theo một Thiếu tướng Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc gần đây đã nói rằng, Biển Đông bao gồm một phần "vành đai ổn định chiến lược" của hàng hải Trung Quốc.[11]Listen

Read phonetically

Dictionary - View detailed dictionary

 

Sự quả quyết của Trung Quốc về yêu sách đối với các vùng nước trong “các vùng biển gần" của nước này đã phát triển song song với quy mô của lực lượng hải quân và dịch vụ hàng hải của họ và từ chính các lực lượng này. Theo như một nhà phân tích Trung Quốc nói, "Hải quân chỉ là một trong những phương tiện bảo vệ quyền và lợi ích hàng hải của chúng tôi ... phương tiện chính là dựa vào pháp luật, luật pháp quốc tế và luật trong nước." Để thực thi các luật này và lợi ích chủ quyền của chúng tôi trên biển, "trong những năm gần đây chúng tôi đã bắt đầu tiến hành tuần tra định kỳ để bảo vệ quyền của chúng tôi ở Biển Hoa Đông và Nam Hải (Biển Đông)."[12] Như vậy, một số người Trung Quốc nhận thấy luật pháp quốc tế kết hợp với sức mạnh hàng hải đang phát triển như một phương tiện để thiết lập vùng đệm an ninh biển được mong muốn từ lâu đối với toàn bộ "vùng biển gần," bao gồm cả Biển Đông. Việc luật pháp quốc tế không bảo vệ lợi ích an ninh của một quốc gia ven biển nằm ngoài khu vực lãnh hải chật hẹp đã không ngăn cản những người ủng hộ Trung Quốc tìm cách thay đổi các quy tắc đó.Listen

Read phonetically

Dictionary - View detailed dictionary

 

Quyền tài phán. Loại tranh chấp thứ hai liên quan đến phân định ranh giới phạm vi quyền tài phán giữa các vùng biển liền kề, bao gồm cả vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Trung Quốc làm phức tạp những tranh chấp này thông qua tuyên bố mơ hồ của chính quyền đối vời không gian biển trong một đường chữ U 9 đoạn, nhưng rõ ràng là yêu sách này bao gồm các khía cạnh về phạm vi quyền tài phán cũng như các khía cạnh về chủ quyền.[13] Quyền tài phán theo luật pháp quốc tế không ngang bằng với chủ quyền đầy đủ trong đó quyền tài phán không bao gồm cùng một mức độ thẩm quyền tuyệt đối và độc quyền để cai trị tất cả các vấn đề liên quan tới nhà nước. Cũng giống như chủ quyền, phạm vi quyền tài phán là sự phản ánh của quyền lực nhà nước trong phạm vi ranh giới nhất định, nhưng khái niệm phạm vi quyền lực bao hàm việc áp dụng quyền hành nhà nước chỉ đối với một tập hợp đối tượng đã được hạn chế và quy định. Tất cả các bên tranh chấp liên quan vấn đề chủ quyền cũng đồng thời liên quan đến các tranh chấp về quyền tài phán, ví dụ thêm về Indonesia, nước đã tuyên bố một khu đặc quyền kinh tế kéo dài từ đảo Natuna chồng lấn với đường kẻ 9 gạch của Trung Quốc.Listen

Read phonetically

Dictionary - View detailed dictionary

[14]

Hai nguồn chính của tranh chấp về quyền tài phán tại biển Đông là ranh giới của các vùng đặc quyền kinh tế quốc gia khác nhau và khu vực thềm lục địa trong đó mỗi quốc gia có thể thực hiện thẩm quyền của mình. Trong giới hạn địa lý nêu trong Điều 76 (biên giới đã xác định), các quốc gia ven biển được cấp các đặc quyền (quyền lực nhà nước) để điều tiết việc thăm dò và khai thác các nguồn tài nguyên dưới đáy biển, mặc dù tính pháp lý của không gian biển ở thềm lục địa vẫn không thay đổi (một tập hợp đối tượng được hạn chế và quy định). Như vậy, luật pháp quốc tế tạo ra thẩm quyền hạn chế cho các quốc gia ven biển trong một vùng xác định được gọi là thềm lục địa.Listen

Read phonetically

Dictionary - View detailed dictionary

 

Tương tự như vậy, một trong những sáng kiến quan trọng của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển đó là quy định thẩm quyền lực của quốc gia ven biển ra một không gian biển ngoài lãnh hải, một khái niệm đã được phát triển liên tục trong suốt thế kỷ 20.  Phần V của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển đã thiết lập thẩm quyền của quốc gia ven biển đối vời một vùng duyên hải rộng lớn của không gian biển được biết đến như là vùng đặc quyền kinh tế, có thể mở rộng đến 200 hải lý từ đường cơ sở của quốc gia ven biển (biên giới đã được xác định), trong đó các quốc gia ven biển có "quyền chủ quyền" đối với các nguồn tài nguyên cộng với các quyền tài phán có liên quan (quyền lực nhà nước độc quyền), đối với mục đích quản lý nguồn tài nguyên đó (một tập hợp đối tượng được hạn chế và xác định).  Vì vậy, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển đã hoàn thành việc tạo ra các quy chế quyền tài phán về tài nguyên ở vùng biển duyên hải. Theo đó, loại tranh chấp thứ hai này về cơ bản là do bất đồng của quốc gia về quyền tài phán trên vùng Biển Đông để tìm kiếm và khai thác tài nguyên trên và dưới thềm lục địa của Biển Đông và trong các vùng nước của nó.Listen

Read phonetically

Dictionary - View detailed dictionary

 

Những yêu sách quyền tài phán không rõ ràng của Trung Quốc. Tất cả các quốc gia có đường bờ biển giáp với Biển Đông đều tuyên bố chủ quyền đối với một thềm lục địa và một vùng đặc quyền kinh tế, tuy nhiên rất hiếm có một phân định ranh giới thực tế nào giữa những khu vực ven biển được thực hiện.[15]  Tuyên bố về đường chín đoạn của Trung Quốc đặc biệt cho thấy một vấn đề lớn về giải quyết những tranh chấp này bởi vì ngoài việc dựa vào đường kẻ này như là một cơ sở khẳng định chủ quyền, các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc cũng đề cập đến nó như là cơ sở cho yêu sách quyền tài phán của Trung Quốc trên Biển Đông. Như đã nói ở trên, một số học giả và quan chức  Trung Quốc khẳng định rằng khái niệm về quyền lịch sử (như là một thay thế cho yêu sách của Trung Quốc với các vùng biển lịch sử trên Biển Đông) được áp dụng như một cơ sở cho việc kiểm soát quyền tài phán của Trung Quốc đối với không gian biển trong giới hạn đường kẻ gồm chín vạch đó. Khái niệm về vùng biển lịch sử chỉ được đề cập vắn tắt nhất trong Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển nhưng vẫn tồn tại trong luật tập quán quốc tế liên quan đến các vịnh. Nó cho phép các quốc gia ven biển tuyên bố thẩm quyền mở rộng đối với không gian biển hoặc hải đảo khi tuyên bố của các quốc gia ven biển là công khai và có từ lâu đời, có tính độc quyền, và được chấp nhận rộng rãi bởi các quốc gia khác.

 

Tuyên bố quyền lịch sử về quyền hạn trên vùng biển ở Biển Đông của Trung Quốc bị làm suy yếu nghiêm trọng bởi những tuyên bố tương tự, chồng chéo từ phía Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Indonesia, chưa kể đến tuyên bố song song mà Đài Loan thực hiện riêng rẽ. Điều này chứng tỏ rằng dù những tuyên bố về thẩm quyền Biển Đông có thể có từ lâu đời như thế nào, rõ ràng chúng không phải là độc quyền hoặc được chấp nhận rộng rãi bởi các quốc gia khác. Tuy nhiên, luật pháp Trung Quốc khẳng định các quyền lịch sử như là cơ sở của quyền tài phán trên Biển Đông.  Luật Khu đặc quyền kinh tế và Thềm lục đại của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1998 tuyên bố một vùng đặc quyền kinh tế xuất phát ra từ tất cả các lãnh thổ Trung Quốc bao gồm tất cả các lãnh thổ liên quan của Trung Quốc được xác định trong Luật Lãnh hải năm 1992, trong đó, như đã nói ở trên, cụ thể bao gồm từng nhóm đảo trong Biển Đông. Như vậy, kết hợp lại, trong hai điều luật này Trung Quốc khẳng định một khu đặc quyền kinh tế và do đó kiểm soát thẩm quyền đối với gần như toàn bộ khu vực biển Đông trong đường chữ U.Listen

Read phonetically

Dictionary - View detailed dictionary

 

Ngoài sự mơ hồ và thiếu tính cụ thể, còn nhiều vấn đề trong cách tiếp cận của Trung Quốc đối với quyền tài phán ở Biển Đông. Ví dụ, chỉ một số ít các đảo trên Biển Đông đủ điều kiện có lãnh hải mười hai hải lý theo tiêu chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Một điểm yếu khác trong yêu sách của Trung Quốc về thẩm quyền trên Biển Đông dựa trên sự khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với các bãi đá và cồn cát là Trung Quốc đã phản đối những tuyên bố tương tự của Nhật Bản về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa xung quanh đảo Okinotorishima, một đảo san hô nhỏ ở Thái Bình Dương khoảng 1.050 hải lý về phía nam Tokyo.[16] Luật quốc tế ngăn chặn việc một quốc gia tuyên bố các quyền hợp pháp nếu nước đó phản đối những các tuyên bố tương tự của các quốc gia khác. Như vậy, cả các quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển lẫn quyền lịch sử đều không phải là nguồn pháp lý đặc biệt thuyết phục mà Trung Quốc có thể dùng làm căn cứ cho yêu sách của mình.Listen

Read phonetically

Dictionary - View detailed dictionary

 

Những tuyên bố về quyền tài phán của các quốc gia khác. Trái ngược hoàn toàn với tuyên bố của Trung Quốc, những tuyên bố về quyền tài phán của Việt Nam và Malaysia phù hợp nhiều hơn với luật pháp quốc tế. Ví dụ như, Việt Nam tuyên bố một vùng đặc quyền kinh tế "là tiếp giáp với lãnh hải Việt Nam và hình thành cùng với lãnh hải một khu vực 200 hải lý từ đường cơ sở dùng để đo bề rộng của lãnh hải Việt Nam." [17] Bên cạnh sự rõ ràng về ranh giới của tuyên bố này, Việt Nam cũng quy định các mức độ quyền tài phán quốc gia của nước này.[18] Tuyên bố về quyền tài phán của Việt Nam bám sát được gần như từng câu từ trong yêu cầu của các điều 57 và 56 tương ứng của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển, mặc dù cần lưu ý rằng đường cơ sở của Việt Nam được coi là quá rộng.[19]Listen

Read phonetically

Dictionary - View detailed dictionary

 

Đạo luật về khu đặc quyền kinh tế của Malaysia năm 1984 đưa ra tuyên bố quyền tài phán tương tự đối với khu đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. [20]  Ngoài ra, bản đệ trình chung của Malaysia và Việt Nam lên Ủy Ban về Giới hạn của thềm lục địa cũng tạo một tuyên bố hợp lý cho một thềm lục địa mở rộng ngoài các vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý theo như Điều 76 của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển..[21]  Bản đệ trình này đã sử dụng đường cơ sở của mỗi quốc gia ven biển là điểm khởi đầu và đo đạc 200 hải lý mà không quan tâm đến bất kỳ điểm đảo nào. Liên quan đến quần đảo Trường Sa, Việt Nam và Malaysia thực hiện những cách tiếp cận hợp pháp tuân theo Điều 21 của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển liên quan đến cơ chế quản lý các hải đảo và phù hợp với phán quyết pháp lý gần đây, đối lập với các phương pháp tiếp cận khác nhau của Trung Quốc. Cụ thể là các phương pháp tiếp cận của Malaysia-Việt Nam thừa nhận rằng các đảo nhỏ, rạn san hô và bãi cát ngầm ở phần phía nam của Biển Đông là quá nhỏ để hình thành cơ sở cho một tuyên bố đối với một vùng đặc quyền kinh tế hay một thềm lục địa thuộc thẩm quyền của họ (hay bất cứ quyền tài phán nào khác đối với một lãnh hải).Listen

Read phonetically

Dictionary - View detailed dictionary

 

Một khía cạnh quan trọng khác trong những tuyên bố của Malaysia và Việt Nam là chúng đều được cụ thể và công khai. Chúng thể hiện sự lựa chọn của mỗi chính phủ trong việc giải thích luật pháp quốc tế liên quan đến thẩm quyền của họ trên vùng biển ngoài khơi như thế nào. Chúng cung cấp một cơ sở đàm phán, thảo luận, và thậm chí là kiện tụng của các quốc gia khác không cùng chung quan điểm. Chúng không dựa vào sức mạnh quân sự hay kinh tế để quyết định vấn đề. Theo những cách này, các phương pháp tiếp cận Malaysia-Việt Nam cung cấp một cơ sở cho một giải pháp ổn định đối với bất kỳ tranh chấp nào, đó là nhận xét của Tòa án Quốc tế trong vụ kiện đánh bắt cá đã được nói ở trên.Listen

Read phonetically

Dictionary - View detailed dictionary

 

Chính phủ Philippines đã xác lập đường cơ sở quần đảo cho các đảo chính trong luật được hoàn chỉnh năm 2009 và đệ trình lên Liên Hợp Quốc.[22]  Đạo luật này cũng tuyên bố một quy chế riêng biệt không cụ thể đối với quần đảo Trường Sa, được gọi là quần đảo Kalayaan và đối với bãi cát ngầm Scarborough. Philippines cũng duy trì một tuyên bố về vùng đặc quyền kinh tế dựa trên Tuyên cáo của Tổng thống năm 1978.[23] Các vùng đặc quyền kinh tế của Philippines mở rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở, được xác lập công khai theo đạo luật năm 2009. Như vậy, đối với những hòn đảo chính, Philippines đã thực hiện một tuyên bố cụ thể và công khai liên quan đến giới hạn của vùng đặc quyền kinh tế của nước này.

 

Liên quan đến tuyên bố về thềm lục địa, Philippines lưu giữ trong hồ sơ với Liên Hợp Quốc Tuyên Cáo của Tổng thống nước này năm 1968, trong đó yêu sách một thềm lục địa "kéo dài tới độ sâu của các vùng biển liền kề [của Philippines] cho phép việc khai thác các nguồn tài nguyên, bao gồm các sinh vật sống thuộc loài không di cư.” [24] Cách diễn đạt đã lỗi thời về giới hạn quyền tài phán của tuyên bố về thềm lục địa của Philippines này xuất phát từ định nghĩa đã xuất hiện trong Công ước về Thềm lục địa năm 1958, các quy định trong đó đã được cập nhật bởi Điều 76 Công ước Liên Hợp Quốc. [25]  Ngoài ra, Philippines đã thực hiện một tuyên bố về một thềm lục địa mở rộng ở biển Philippines, nhưng không phải ở biển Đông. Philippines có thể làm rõ hơn các yêu sách về quyền tài phán của mình đối với một thềm lục địa bằng cách đưa ra tuyên bố phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển. Thêm vào đó, chính phủ Philippines nên tuyên bố công khai những yêu sách, nếu có, về thẩm quyền pháp lý trên vùng biển mà nước này vẫn gìn giữ, dựa trên tuyên bố chủ quyền đối với một số đảo của quần đảo Trường Sa và rạn san hô Scarborough. Các bước này sẽ thúc đẩy sự ổn định bằng cách loại bỏ các yếu tố mơ hồ và thúc đẩy các cuộc đàm phán hoặc cuộc phân xử dựa trên luật pháp quốc tế.Listen

Read phonetically

Dictionary - View detailed dictionary

 

Tóm lại, những tuyên bố thẩm quyền của Malaysia và Việt Nam đã được công khai và tuyên bố đầy đủ chi tiết. Những tuyên bố của Philippines đang được làm rõ hơn nhưng vẫn cần tiếp tục cải thiện hơn nữa yếu tố này. Cần phải làm cho những tuyên bố của Brunei trở nên dễ tiếp cận một cách công khai hơn bằng cách đặt chúng trong mối liên hệ với Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, những tuyên bố về quyền tài phán của Trung Quốc đối với Biển Đông vẫn còn mập mờ và chưa được công khai và vì thế đã góp phần gây ra sự bất ổn định trong khu vực và đặt ra vấn đề cho tất cả quốc gia có tàu bè lưu thông trên các đường biển của Biển Đông.

 

Vấn đề kiểm soát. Loại tranh chấp thứ ba liên quan đến kiểm soát không gian biển, và cơ bản là về việc giải thích chính xác luật pháp quốc tế liên quan đến sự cân bằng của quốc gia ven biển và các quyền cũng như nghĩa vụ quốc tế trong các vùng đặc quyền kinh tế  và các vùng nước ven biển khác. Tranh chấp này chủ yếu chỉ liên quan đến Trung Quốc và Hoa Kỳ, nhưng nhiều nước khác trên toàn thế giới cũng có lơi ích và quyền lợi trong kết quả của sự việc này do họ liên quan đến việc Trung Quốc nỗ lực thay đổi những chuẩn mực quốc tế về tự do hàng hải cho các mục đích quân sự và để quay trở lại sự cân bằng của các quốc gia ven biển và các quyền quốc tế tại các vùng ven biển đã được thương lượng trong quá trình phát triển của các điều khoản của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển.

 

Điều này dẫn đến một loạt các cuộc đối đầu giữa tàu của chính phủ Mỹ và Trung Quốc ở Biển Đông giữa năm 2001 và năm 2009 mặc dù căng thẳng nảy sinh đáng lẽ có thể đã được kiềm chế từ phương diện chính trị và quân sự. Trung Quốc đã kết thúc chính sách chung của 'những va chạm có kiểm soát ", tuy nhiên vào 08 tháng 3 năm 2009 khi tàu hải quân Mỹ USNS Impeccable (T-AGOS 23) chạm trán với năm tàu của Hải quân PLA gồm một tàu tình báo, một tàu tuần tra ngư trường của chính phủ, một tàu Dịch vụ Giám sát Hàng hải của Cơ quan quản lý Hải dương học Chính phủ, và hai tàu đánh bắt cá nhỏ. [26]

 

Theo như quan sát của tất cả ba tàu của chính phủ Trung Quốc, những tàu đánh bắt cá nhỏ đã di chuyển một cách nguy hiểm trong phạm vi 8 mét trước mặt con tàu Impeccable và sau đó đột ngột dừng lại. Điều này buộc Impeccable phải hành động khẩn cấp để tránh va chạm. Ngoài ra, người Trung Quốc trên chiếc tàu đánh bắt cá được sử dụng một cái móc sắt để cố gắng làm đứt cáp kéo của tàu Impeccable. [27] Những hành động này của Trung Quốc vi phạm các quy chuẩn quốc tế liên quan đến trách nhiệm thực hiện quyền lợi  liên quan đến việc điều khiển tàu biển và đã hình thành sự can thiệp trái pháp luật với các tàu có chủ quyền của quốc gia khác. Tàu Impeccable đã rời hiện trường để giảm căng thẳng nhất thời, nhưng đã quay trở lại vài ngày sau đó đúng vị trí đó cùng với một tàu chiến Mỹ, USS Chung Hoon (DDG). [28] Như vậy, sự leo thang của Trung Quốc từ mô hình trước đây đã làm tăng tranh chấp về vấn đề hàng hải từ 'sự va chạm có kiểm soát' thành 'cuộc xung đột gần,' do đó khơi dậy sự chú ý chiến lược mới của Mỹ đến vùng Biển Đông và đến các quy chuẩn quốc tế về việc kiểm soát tự do hàng hải cho mục đích quân sự trong các vùng đặc quyền kinh tế.Listen

Read phonetically

Dictionary - View detailed dictionary

 

Việc tạo ra các vùng đặc quyền kinh tế năm 1982 bởi Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển như là một khu vực mở rộng ra ngoài lãnh hải tối đa là 200 hải lý tính từ bờ biển của một quốc gia ven biển là một thỏa hiệp đầy đủ cân bằng giữa lợi ích của các quốc gia ven biển trong việc quản lý và bảo vệ tài nguyên biển và  lợi ích của các quốc gia sử dụng hàng hải trong việc bảo đảm các quyền tự do hàng hải ngoài khơi và các chuyến bay trên biển, kể cả cho mục đích quân sự. Như vậy, trong khi ở các vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia ven biển đã được trao quyền chủ quyền đối với các nguồn tài nguyên và thẩm quyền ban hành luật liên quan đến các nguồn tài nguyên đó, để đảm bảo sự tham gia của các cường quốc hàng hải thì quyền tự do hàng hải trên biển cả vẫn được đặc biệt duy trì cho tất cả các quốc gia.

 

Tuy nhiên, Trung Quốc đã liên tục cố gắng để thay đổi thỏa hiệp được cân bằng một cách chu đáo này bằng cách đưa ra những tuyên bố bao quát về sự bảo vệ hợp pháp lợi ích an ninh của nước này, đặc biệt là trong vùng biển Đông. Ví dụ, một tuyên bố của một phát ngôn viên quân đội Trung Quốc liên quan đến quyền tự do hàng hải quốc tế ở biển Đông là điển hình. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Đại tá Geng Yansheng, phát biểu: "Phù hợp với những yêu cầu của luật pháp quốc tế, chúng tôi sẽ tôn trọng tự do qua lại của tàu hoặc máy bay từ các nước có liên quan mà tuân theo luật pháp quốc tế.[29] Listen

Read phonetically

Dictionary - View detailed dictionary

 

Khi bị buộc giải thích sự khác biệt giữa "việc qua lại" và "hàng hải", các quan chức cấp cao Trung Quốc đã tuyên bố rằng chính phủ Trung Quốc không phản đối việc tàu Hải quân Mỹ đi qua các vùng đặc quyền kinh tế Trung Quốc trên đường đến một địa điểm khác. Tuy nhiên, khi những con tàu này tiến hành diễn tập, thu thập tình báo hay các dữ liệu quân sự hữu ích khác, hoặc thực hiện các hoạt động khác hơn là chỉ đơn thuần đi qua biển, các quan chức này cho rằng những tàu này đã vi phạm luật pháp quốc tế và pháp luật quốc gia của Trung Quốc.Listen

Read phonetically

Dictionary - View detailed dictionary

 

Tuy nhiên, Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton đã làm rõ tại Diễn đàn khu vực ASEAN vào tháng Bảy năm 2010 rằng trong vùng biển Đông, Hoa Kỳ sẽ không chấp nhận những giới hạn của Trung Quốc về các quyền tự do hàng hải cho các mục đích quân sự. Bà nói rằng Hoa Kỳ, cũng giống như mọi quốc gia, có "một lợi ích quốc gia trong tự do hàng hải, tiếp cận mở đối với các vùng biển chung của Châu Á, và tôn trọng luật pháp quốc tế ở biển Đông."[30]Listen

Read phonetically

Dictionary - View detailed dictionary

 

II. Ba mục tiêu. Trung Quốc đang theo đuổi ba mục tiêu chính trong vùng biển Đông và Đông Nam Á đó là hội nhập khu vực, khai thác các nguồn tài nguyên, và tăng cường an ninh.  Hành động của Trung Quốc trong bốn thập kỷ qua được hiểu rõ hơn trong mối quan hệ với những chiến lược thay thế của nước này để đạt được những mục tiêu trên.Listen

Read phonetically

Dictionary - View detailed dictionary

 

Hội nhập khu vực. [31] Hội nhập khu vực giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á là một ưu tiên đối với Trung Quốc như là một phần trong chính sách tổng thể “Trỗi dậy Hòa Bình”. Do đó, hội nhập khu vực với các quốc gia khu vực biển Đông gồm cả hai khía cạnh chính trị và kinh tế. Để đạt được tăng trưởng, một quốc gia rất cần có đường biên giới hòa bình để nguồn tài nguyên có thể được dành cho phát triển kinh tế hơn là phát triển quân đội và các hệ thống phòng thủ biên giới.[32] Theo đó, để tập trung năng lượng trong nước vào việc tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, Trung Quốc bước vào  vào một thời kỳ tạm dừng chiến lược liên quan đến đối đầu dùng vũ lực trên quần đảo Trường Sa bắt đầu vào  giữa những năm 1990 và sau khi thất bại chính trị mà Trung Quốc phải chịu sau khi sự cố Mischief Reef (Đá Vành Khăn).

 

Chiến lược mới này được theo đuổi từ cuối những năm 1990 đến tháng Ba năm 2009 mang lại một số tiến bộ lớn đối với Trung Quốc trong đó các cơ hội hội nhập chính trị và kinh tế khu vực với Trung Quốc được các quốc gia Đông Nam Á chào đón rộng rãi vì các nước này đã đẩy mạnh sự tăng trưởng kinh tế toàn khu vực và phục vụ cho đối trọng cân bằng với các cường quốc khác, chẳng hạn như Hoa Kỳ.

 

Để tạo thuận lợi cho các khía cạnh chính trị của hội nhập khu vực, Trung Quốc đã cam kết nhiều mối quan hệ chính trị với ASEAN. Tuy nhiên, có lẽ các khía cạnh thành công nhất của việc Trung Quốc theo đuổi hội nhập khu vực là các chương trình phát triển kinh tế, thương mại, và cơ sở hạ tầng. Ví dụ, thương mại hai chiều đã tăng vọt trong hai thập kỷ qua, từ dưới 8 tỷ USD vào năm 1991 đến 106 tỷ USD trong năm 2004 và đến 231 tỷ USD trong năm 2008. Con số cuối cùng còn cao hơn so với thương mại giữa các quốc gia ASEAN và Mỹ trong cùng một năm, đó là lên đến 172 tỷ USD. Trong nhiều năm, ASEAN đã có được thặng dư thương mại với Trung Quốc tuy nhiên đã bị suy giảm trong những năm gần đây. Để bù lại, Trung Quốc đồng ý tăng cường đầu tư song phương trong khu vực lên 60% trong hai năm.

 

Ngoài ra, Trung Quốc còn hỗ trợ các dự án cơ sở hạ tầng chủ yếu trong khu vực. Một trong những dự án đó là hành lang kinh tế Nam Ninh-Singapore, tập trung vào việc xây dựng một hệ thống giao thông đường sắt tích hợp kết nối Nam Ninh, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Phnom Penh, Bangkok, Kuala Lampur, và Singapore. Một dự án thứ hai là Tiểu vùng khu vực sông Mê Kông tương tự nối Côn Minh ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc với Singapore qua đường sắt cao tốc. Khó khăn hơn cho Trung Quốc để đạt được trong sáng kiến hội nhập khu vực của nước này là tập trung vào phát triển Vịnh Bắc Bộ và Sáng kiến Hải Nam. Các sáng kiến này bao hàm thách thức rõ ràng vì chúng liên quan đến các khu vực trong đó vấn đề chủ quyền và thẩm quyền vẫn còn trong tranh chấp.Listen

Read phonetically

Dictionary - View detailed dictionary

 

Một số nhà bình luận cho rằng nhiều sáng kiến của Trung Quốc trong việc hỗ trợ hội nhập khu vực về cơ bản bao hàm chiến lược "quả chín", trong đó thời gian thuộc về phía Trung Quốc. Theo dòng suy nghĩ này, những nỗ lực hội nhập khu vực được tiến hành nhằm đóng băng các tranh chấp và tạo điều kiện chính trị khu vực thuận lợi trong khi Trung Quốc gia tăng sức mạnh kinh tế và quân sự. Một khi đã đạt được mức độ cao của sự phát triển tương đối,Listen

Read phonetically

Dictionary - View detailed dictionary

 

Nếu ... [Trung Quốc] tiếp tục đẩy mạnh những tuyên bố mở rộng trong vùng biển Đông một các mạnh mẽ, các đảo và không gian biển kèm theo của chúng có thể sẽ đơn giản rơi vào tay nước này như “quả chín rụng”. Ít nhất là [Trung Quốc] sẽ thống trị vấn đề và giành được phần mồi của một con sư tử trong bất kỳ sự dàn xếp nào.[33] 

 

Một số người Trung Quốc tin rằng các mục tiêu Trung Quốc đầu tư đáng kể vào Đông Nam Á và chính sách của Trung Quốc nhằm đóng băng các tranh chấp là để tìm kiếm lòng biết ơn, hoặc có lẽ tác dụng đòn bẩy để đạt được kết quả là các quốc gia khác sẵn sàng bỏ qua việc tuyên bố chủ quyền đối với Biển Đông dưới sự giúp đỡ của Trung Quốc. Tuy nhiên, sự kiện gần đây cho thấy rằng các quốc gia Đông Nam Á mong muốn rằng  không có một thế lực lớn nào đạt được quá nhiều ảnh hưởng đối với khu vực, bao gồm cả Trung Quốc.  Như vậy, trong một lắc dao động ngược từ những năm 1990 đã khiến các nước ASEAN chào đón sự gắn kết khu vực ngày càng lớn của Trung Quốc, để bù đắp ảnh hưởng khu vực ngày càng tăng của Trung Quốc hiện nay, các nước Đông Nam Á luôn hoan nghênh sự chú ý của các cường quốc bên ngoài, trong đó có Hoa Kỳ, một phần để đảm bảo rằng các cuộc đàm phán về tranh chấp Biển Đông được tiến hành trên một cơ sở hợp lý và bình đẳng.

 

Kiểm soát tài nguyên.[34]  Ngoài việc hội nhập khu vực, Trung Quốc cũng theo đuổi mục tiêu tăng cường an ninh nguồn tài nguyên lâu dài bằng cách đảm bảo sự kiểm soát đối với hầu hết  các nguồn sinh vật và phi sinh vật trên Biển Đông. Theo như một nhà bình luận Trung Quốc phát biểu rằng, "Thách thức chủ yếu hiện nay đất nước chúng ta đang đối mặt là gì? Đó là vấn đề về các nguồn tài nguyên. "[35]  Và Phó Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Xa bờ Quốc gia Trung Quốc (CNOOC)  Zhou Shouwei đã nói," Việc khám phá dầu khí xa bờ và đặc biệt là ở tầng nước sâu có ý nghĩa quan trọng đối với việc bổ sung thêm nguồn tài nguyên dầu mỏ của Trung Quốc và của thế giới. "[36]

Nguồn tài nguyên đánh bắt cá cũng quan trọng đối với lãnh đạo Trung Quốc. Một xuất bản của chính phủ công bố rằng:

Bản ... Hiệp định Trung-Việt về nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ đã nhanh chóng giới hạn các không gian làm việc cho ngư dân của đất nước chúng ta. Những khó khăn mới cho đội tàu bị truy đuổi của chúng ta chắc chắn sẽ hình thành thảm họa này nối tiếp thảm họa khác. [Các thoả thuận như vậy] không chỉ làm tình hình trở nên tồi tệ hơn mà còn có khả năng rằng nó có thể liên quan đến bất ổn xã hội tại các thị trấn và làng mạc ven biển.[37]

Listen

Read phonetically

Dictionary - View detailed dictionary

 

Trên thực tế, Hải quân Trung Quốc nhận thấy tầm quan trọng của sức mạnh biển như một khía cạnh của an ninh các nguồn tài nguyên.

 

Trong thế kỷ mới, các đại dương là ... kho tàng chiến lược của tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho sự phát triển bền vững của nhân loại.  Sự khai thác và sử dụng triệt để của con người đối với đại dương và việc quản lý chung các đại dương phù hợp với pháp luật cơ bản là một sự tái phân phối quyền và lợi ích hàng hải của thế giới. Bất cứ ai có đầu tư lớn nhất trong các đại dương, bất cứ ai có khả năng khai thác các đại dương lớn nhất, và bất cứ ai kiểm soát các đại dương sẽ có lợi thế hơn và sẽ đạt được sự thịnh vượng nhiều hơn từ biển, và rằng đất nước đó sẽ giàu có và mạnh mẽ. Vì vậy một điều hoàn toàn chắc chắn rằng các đại dương sẽ trở thành một đấu trường quan trọng cho cuộc đấu tranh chính trị, kinh tế và quân sự quốc tế cũng như một mục tiêu quan trọng trong cuộc đấu tranh của mỗi quốc gia về quyền và lợi ích.[38]

 

Có lẽ mục đích chính của tác giả này là biện minh cho sự mở rộng lực lượng hải quân của Trung Quốc. Tuy nhiên, việc ông đã chọn việc sử dụng những tranh luận như vậy về an ninh nguồn tài nguyên và tầm quan trọng của kiểm soát quốc gia đối với các tài nguyên biển là dấu hiệu cho thấy nhận thức của tác giả về sự lo lắng trong nhân dân và lãnh đạo Trung Quốc đối với tiềm năng cung cấp thực phẩm và năng lượng cho hơn 1,3 tỷ người, đặc biệt là kỳ vọng ngày càng tăng lên song song với vị thế kinh tế của Trung Quốc. Do đó, một mục tiêu quan trọng đối với Trung Quốc là để đảm bảo việc tiếp cận các nguồn tài nguyên của Biển Đông.

 

Tăng cường an ninh. Mục tiêu thứ ba của Trung Quốc dường như là để tăng cường sự kiểm soát trên biển Đông nhằm tạo ra một vùng đệm an ninh hàng hải nhằm bảo vệ các trung tâm dân số lớn, khu công nghiệp, và các điểm văn hóa phong phú của khu vực phát triển ven biển phía đông Trung Quốc.Listen

Read phonetically

Dictionary - View detailed dictionary

 

Theo như một Thiếu tướng Hải quân Trung Quốc nghỉ hưu đã nói:

 

Vùng biển của Trung Quốc là những lá chắn chiến lược ban đầu cho an ninh quốc gia. Khu vực ven biển là tiền tuyến của sự tăng trưởng trong việc phát triển kinh tế và phát triển xã hội dân sự của Trung Quốc. Khu vực phát triển nhất của Trung Quốc nằm dọc theo bờ biển ... Khu vực ven biển cũng là vùng dân số lớn nhất so với bất kỳ vùng nào trên cả nước, sự tập trung cao nhất vào ngành công nghiệp công nghệ cao, và nền văn hóa hiện đại nhất. Nếu quốc phòng ven biển rơi vào nguy hiểm, Các trung tâm chính trị, kinh tế trọng yếu của Trung Quốc sẽ phải đối mặt với các mối đe dọa từ bên ngoài. Trong bối cảnh chiến tranh hiện đại, kỹ năng quân sự như tấn công chính xác tầm xa ngày càng phát triển, điều này làm cho vùng ven biển trở nên có ý nghĩa hơn nhiều đối với việc bảo vệ tổ quốc như là một khu vực cung cấp chiều sâu chiến lược và thời gian quý giá cho việc cảnh báo  sớm. Tóm lại, khu vực ven biển là cửa ngõ cho toàn bộ an ninh quốc gia của Trung Quốc.[39]Listen

Read phonetically

Dictionary - View detailed dictionary

 

Ý tưởng cho rằng Trung Quốc cần phải kiểm soát các vùng biển duyên hải dựa trên cách tiếp cận cổ điển địa chiến lược của một quốc gia mà an ninh gắn liền với cả đất liền và biển cả. Các nước đó thường tuân theo một chiến lược an ninh có thể cân bằng sức mạnh trên biển và đất liền để phát triển các vòng tròn đồng tâm của tầm kiểm soát, ảnh hưởng, và phạm vi chiến lược xung quanh khu vực trung tâm của lợi ích quốc gia trọng yếu. [40] Do đó, Biển Đông, biển Hoa Đông và Hoàng Hải-được gọi là 'các vùng biển gần'- thể hiện những khu vực mà các nhà chiến lược Trung Quốc tin rằng họ cần phải phát triển kiểm soát quân sự nhằm loại trừ mối đe dọa bên ngoài và qua đó để nâng cao mức độ an ninh cho khu vực ven biển của Trung Quốc.

 

Tuy nhiên, những hành động gần đây của Trung Quốc nhằm tăng cường an ninh của mình bằng cách cạnh tranh với các quốc gia khác về chủ quyền, quyền tài phán và kiểm soát trên vùng biển Đông không hề tính đến lợi ích của các quốc gia khác. Vì vậy, bắt đầu từ tháng Ba năm 2009, khi Trung Quốc thay đổi chiến lược khu vực của mình đi từ hội nhập và hợp tác về tài nguyên sang cạnh tranh về lợi ích chủ quyền và an ninh, thay vì gặt hái những lợi ích chính trị như đã đạt được từ hơn một thập kỷ hợp tác, nước này đã để cho "quả chín" bị thối rữa trên cây. Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc cần ghi nhớ rằng hội nhập khu vực, kiểm soát tài nguyên, và tăng cường an ninh là những mục tiêu chung của tất cả các nước trong khu vực và rằng sự hợp tác vừa qua đã mang lại những kết quả đáng kể hoàn toàn không giống với kết quả là sự chuyển biến sang hướng cạnh tranh gần đây. Như vậy, các giải pháp hai bên đều thắng (thắng-thắng) tập trung vào lợi ích chung có nhiều triển vọng hơn so với các giải pháp thắng-thua dựa trên cạnh tranh về  chủ quyền, quyền tài phán, và kiểm soát.

 

III. Tư tưởng Tianxia (Thiên hạ) mới

Mức độ chồng chéo lợi ích giữa TQ và các nước ĐNA ở biển Đông quả là đáng kể. Sự kết hợp về mặt địa chính trị và kinh tế đã đem lại nhiều lợi ích cho mỗi quốc gia. Mỗi quốc gia đều quan tâm đến sự phát triển bền vững của nguồn cá dồi dào và các nguồn sinh vật sống ở Biển Đông. Mỗi quốc gia đều có nền kinh tế đang phát triển và có nhu cầu ngày càng tăng tương tự đối với hydrocarbon (chất hoá học hữu cơ) để phục vụ cho chính quốc gia mình. Mỗi nước đều quan tâm đến an ninh quốc gia, điều này phần nào phụ thuộc và an ninh khu vực ngoài biển khơi. Điều đáng chú ý đó là một trong những lý do chính dẫn đến thất bại trong việc tăng cường lợi ích từ Biển Đông đó là cách giải quyết tranh chấp khi các cơ chế lựa chọn giải pháp đều là thắng-thua: quả đúng vậy, chủ quyền lãnh thổ và thầm quyền pháp lý - những cơ chế đảm bảo lợi ích an ninh quốc gia ở khu vực Biển Đông đều là giải pháp thắng-thua.

 

Vì các quần đảo và rặng đá ngầm ở Biển Đông từ nhiều thế kỷ nay luôn mở rộng cửa đón chào các ngư dân và thương lái đến từ các quốc gia ven biển như Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia và Philipinnes – mỗi một quốc gia đều phát triển mối liên hệ và quan tâm nhất định đối với những quần đảo này. Tương tự như vậy, trong nhiều thế kỷ, khu vực nhiều cá luôn mở rộng cho người dân đánh bắt cá mà không phải lo sợ bị ngăn cấm hay áp chế từ nước khác. Ngay cả khi Trung Quốc cho rằng quốc gia này đã thực thi chủ quyền đối với các quần đảo và lãnh hải trong giai đoạn này, đây là tính chủ quyền dựa trên tianxia (thiên hạ) – nghĩa là Hoàng đế có quyền cai quản tất cả mọi thứ ở hạ giới. Một yếu tố của tianxia cần khôi phục lại đó là chủ quyền cần được thực thi một cách nhẹ nhàng và vì lợi ích của các quốc gia Đông Nam Á. Các vị hoàng đế đều hiểu rằng điều mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc thời nay dường như đã quên đó là khi quyền lực khoan dung, quyền lực của họ sẽ được tôn trọng; khi quyền lực chỉ thu hẹp mang tính cá nhân, quyền lực đó đáng bị lo ngại. Đo đó, việc quay lại với những chính sách hoà hợp lợi ích chung sẽ thành công hơn phương pháp thắng-thua mà hiện nay các bên đang theo đuổi.

 

Để tiến triển hiệu quả, việc cần làm là hướng tới lối tư duy tianxia[41] hợp thời trong thế kỷ 21, theo đó các giải pháp cho Ba Tranh Chấp cần tìm ra đó là là ‘có lợi đôi bên’, phương pháp tiếp cận dựa trên lợi ích phù hợp với tất cả và không loại trừ ai.[42]  Một nơi thích hợp để bắt đầu thảo luận và tiếp cận những lợi ích chung đó là thông qua Bộ Quy tắc Ứng xử Biển Đông, trong đó tất cả các bên đều đồng ý với phương án tiếp cận hoà bình trong việc giải quyết nhiều tranh chấp hiện vẫn đang đe doạ hoà bình trong khu vực.

 

Tư tưởng Tianxia mới về Chủ quyền. Trong suốt những năm từ 1975 đến 1995, quan điểm cứng nhắc của Trung Quốc trong việc chấm dứt chủ quyền của các quốc gia khác đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã khiến các quốc gia Đông Nam Á liên minh về chính trị và quân sự chống lại Trung Quốc. Thậm chí trong suốt 15 năm qua, các chính sách của Trung Quốc chủ yếu tập trung vào việc tạo đòn bẩy trong chính trị và kinh tế nhiều hơn trong quân sự nhưng đã thất bại vì họ vẫn duy trì quan điểm tập trung vào sự thống trị của người Trung Quốc đối với những khu vực mà trong lịch sử chưa bao giờ Trung Quốc kiểm soát được hoàn toàn, đây cũng là nơi người dân bản địa đã có truyền thống tự cai trị đất nước. Chính sách này đã thất bại bởi lẽ nó có thể chấm dứt lợi ích của các quốc gia khác trong khu vực đối với việc sử dụng phần lãnh thổ của Quần đảo Trường Sa vì mục đích thương mại, nghiên cứu, tăng cường an ninh quốc gia và khu vực và du lịch. Điều này cho thấy những đề xuất trước đó về việc chia sẻ “quyền sở hữu” trong khu vực đối với các quần đảo nên được xem xét lại.

 

Một đề xuất đã từng được Mark Valencia, John Van Dyke và Noel Ludwig đưa ra nhằm thiết lập một hình thức “chủ quyền khu vực” đối với các quần đảo – nghĩa là chia sẻ chủ quyền đối với các quần đảo cho các quốc gia trong khu vực để ngăn chặn sự xâm nhập của các nước khác.[43] Chủ quyền khu vực, được xác lập trên cơ sở thoả thuận giữa các bên đòi quyền lợi, có thể thực thi thẩm quyền này trên quần đảo, hải phận và không phận. Việc chia sẻ chủ quyền lãnh thổ có thể diễn ra dưới nhiều hình thức, nhưng nên dựa trên cơ sở kết hợp các yếu tố như dân số, độ dài đường bờ biển và mở rộng việc sử dụng ở thời điểm hiện tại và trong lịch sử - các yếu tố này đều được luật pháp quốc tế công nhận và coi như cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp lãnh hải. Điều này cũng cho phép các quốc gia đòi quyền lợi biển trong khu vực tiếp tục theo đuổi lợi ích trên lãnh thổ tự nhiên của Biển Đông thông qua một cơ chế chính trị được thiết lập nhằm quản lý hiệu quả lãnh thổ của mình.

 

Một ví dụ thứ hai có thể đưa ra xem xét đó là quy chế của đảo Svalbard, nằm ở giữa biển bắc của Na uy và đảo Greenland. Để giải quyết tình trạng không rõ ràng của đảo Svalbard và để tránh xung đột quốc tế đối với nguồn tài nguyên của đảo, các nước liên quan đã tham dự hội nghị Paris sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất để cùng đàm phán Hiệp ước Spritsbergen ngày 9 tháng 2 năm 1920. Hiệp ước này trao chủ quyền chính cho Na Uy, nhưng với những quyền liên quan đến nguồn tài nguyên đối với tất cả các bên tham gia kí kết. Những bên tham gia kí kết hiệp ước ban đầu gồm có Úc, Canada, Đan Mạch, Pháp, Ý, Nhật, Hà Lan, Na Uy, Thuỵ Điển, Vương quốc Anh và Mỹ. Liên bang Xô Viết kí năm 1924 và Đức năm 1925 và hiện nay có hơn 40 nước tham gia kí kết trong đó có Trung Quốc.[44] Khi Hiệp ước có hiệu lực vào ngày 14 tháng 8 năm 1925, Na Uy có chủ quyền đối với đảo Svalbard với điều kiện tất cả các bên có quyền được săn bắt cá và “tự do bình đẳng tiếp cận và đi vào khu vực này vì bất kỳ lí do nào [và] tiến hành các hoạt động biển, công nghiệp, mỏ và thương mại mà không gặp bất kỳ sự cản trở nào trên cơ sở bình đẳng tuyệt đối.”[45] Phương pháp sáng tạo này đối với chủ quyền, hài hoà lợi ích chung của các bên với sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, đã góp phần vào an ninh khu vực thông qua việc tránh được xung đột, quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên sinh vật và phi sinh vật, và góp phần hiệu quả vào nghiên cứu khoa học quốc tế. Do đó, đây có thể được coi là một mô hình tiềm năng đối với việc đưa ra một quyết định đàm phán trong tranh chấp xung quanh quần đảo Trường Sa.

 

Tư tưởng Tianxia mới về Quyền tài phán. Có rất nhiều ví dụ về những thể chế hợp tác nhằm chia sẻ quyền tài phán đối với tài nguyên biển và có thể áp dụng hiệu quả đối với Biển Đông, bao gồm các quốc gia ở phía Đông và Đông Nam châu Á. Khu vực đánh cá chung của Việt Nam và Trung Quốc ở Vịnh Bắc Bộ là một ví dụ về phương pháp tiếp cận đối với việc chồng chéo các quyền tài phán, chia sẻ lợi ích chung và lâu dài.[46] Các yếu tố có ích trong thoả thuận này bao gồm các khu vực phân định ranh giới của luật trong nước, khu vực hợp tác quản lý với cơ sở pháp lý chung và một thoả thuận quản lý hợp tác.[47]

 

Theo thoả thuận này, Uỷ ban hỗn hợp ngư nghiệp - Joint Fishery Committee (JFC) đã được thành lập bao gồm đại diện của mỗi bên. Hợp tác cùng nhau, các bên quản lý những công việc chung như nghiên cứu nghề cá, tư vấn với các thành viên trong ngành cá và những gợi ý liên quan đến hạn ngạch đánh bắt của các loài khác nhau. JFC có thẩm quyền trong việc kết hợp các phương pháp bảo tồn và quản lý nhằm đảm bảo cho các đàn cá không bị đe doạ nghiêm trọng khi săn bắt quá nhiều. Các quyết định được đưa ra trên cơ sở đồng thuận, điều này giúp thúc đẩy sự thống nhất giữa các bên. Trong những phiên họp hàng năm, JFC thực hiện một “phương pháp quản lý khối lượng” nhằm định ra tổng lượng được phép đánh bắt (TAC) đối với mỗi loài áp dụng với một vài loại trọng tâm và số lượng tàu lớn có thể đánh cá. Tổng lượng được phép đánh bắt được dựa trên tình trạng của mỗi loài, độ mở rộng của hoạt động đánh bắt cá truyền thống, ảnh hưởng của các phương pháp đánh bắt hiện đại và ảnh hưởng của kỹ thuật quản lý.[48]

 

Có một tổ chức đa phương có thể được coi như mô hình mẫu cho Biển Đông đó là Tổ chức Nghề cá Tây Bắc Đại Tây Dương (NAFO). NAFO quản lý lượng cá ngoài biển khơi trong khu vực giàu tài nguyên cá ở bên ngoài EEZ của các quốc gia ven biển trong khu vực Tây Bắc Đại Tây Dương. “Mục tiêu của NAFO là góp phần thông qua tư vấn và hợp tác nhằm sử dụng được nguồn cá tốt nhất, quản lý và bảo tồn hợp lý nguồn tài nguyên cá trong Vùng quy định của Công ước.”[49] Công ước lập ra một Hội đồng Ngư nghiệp với mục đích “sử dụng tài nguyên cá tốt nhất” và áp dụng hạn ngạch đánh bắt cá hàng năm trên cơ sở tư vấn của Hội đồng Khoa học. Hạn ngạch đánh bắt cá mỗi năm, theo từng loài, do Hội đồng của các thành viên xác định, có cân nhắc đến các mô hình đánh bắt cá truyền thống và cộng đồng dân cư ven biển, những người sống chủ yếu là nhờ nguồn tài nguyên cá trên biển.

 

Hội đồng cũng chịu trách nhiệm trong việc áp dụng “các phương pháp quốc tế trong quản lý và thực thi quy định”, theo đó mỗi quốc gia thành viên có thể tham gia vào quy định thực hiện hạn ngạch chung.[50] Các phương pháp thực thi quy định chung bao gồm 1) sử dụng hệ thống bắt buộc để giám sát tàu đánh cá thông qua vệ tinh theo dõi để cập nhật vị trí của tàu mỗi lần sau vài giờ, 2) một chương trình giám sát bắt buộc theo đó, mỗi tàu đánh cá trong khu vực quy định buộc phải mang lên tàu một thiết bị giám sát độc lập và công bằng để theo dõi tất cả các hoạt động đánh cá và báo cáo nếu có bất cứ vi phạm nào, và 3) và một chương trình thanh tra và giám sát hỗn hợp, theo đó các bên tham gia ký kết thường xuyên tráo đổi “thanh tra đại diện” (hiện nay là Canada và Liên minh Châu Âu) để giám sát việc các tàu cá của các bên tham gia ký kết có nghiêm túc thực hiện các quy định và gửi báo cáo những trường hợp vi phạm lên chính phủ của bên tham gia kí kết có tàu cá vi phạm để điều tra sâu hơn và xử lý hành chính hoặc đưa ra pháp luật.[51] Kế hoạch phát triển rất tốt của NAFO trong việc điều hoà lợi ích đa phương trong nghề cá và việc thực thi quy định chung có thể coi là một mô hình có lợi đôi bên đối với Hướng tư duy Tianxia trong hợp tác ngư nghiệp ở Biển Đông.

 

Tư tưởng Tianxia mới về Sự kiểm soát

Điều gì đã xảy ra tại Hà Nội trong Diễn đàn khu vực ASEAN mùa hè vừa? Hoa Kỳ và các nước ASEAN đã nói rõ với Trung Quốc rằng tuyên bố của nước này là không bền vững theo luật quốc tế, động lực chính trị trong khu vực, và chính trị của các cường quốc lớn. Một Báo cáo đã được xuất bản về các xích mích đang tăng lên trong khu vực về vấn đề an ninh và  mong muốn của các quốc gia trong khu vực cho thấy sự quan tâm mới của Mỹ tới tình hình an ninh Đông Nam Á. Theo như một học giả quốc phòng của Úc  nói, "Xuyên suốt từ đầu tới cuối, Trung Quốc đang chứng kiến sự thay đổi không khí vô cùng lớn. ... Ý niệm về các mối đe dọa của Trung Quốc, do những nỗ lực riêng của chính nước này, đang được hồi sinh "[52] Trong suốt những căng thẳng này, Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton đã có cơ hội để nhắc nhở các bên tham gia vào Diễn đàn khu vực ASEAN rằng tự do hàng hải vì tất cả các mục đích, bao gồm các hoạt động quân sự, là một lợi ích quốc gia trọng yếu của Mỹ và là lợi ích của tất cả các nước phụ thuộc vào tuyến đường biển mở và an toàn này. Thật vậy, "tất cả" bao gồm cả Trung Quốc. Và chính điều này từ rất lâu đã gây bối rối cho các nhà phân tích an ninh của Mỹ về việc Trung Quốc đã theo đuổi một chính sách hướng tới luật pháp quốc tế mà dường như phần lớn dựa trên các mục tiêu khu vực và xung đột với lợi ích toàn cầu rộng lớn hơn của Trung Quốc.Listen

Read phonetically

Dictionary - View detailed dictionary

 

Ẩn trong mối quan tâm của các quốc gia khác về quan điểm luật pháp quốc tế của Trung Quốc là câu hỏi Trung Quốc sẽ trở thành một cường quốc như thế nào khi nước này  tiếp tục lớn mạnh? Liệu quốc gia này có sử dụng sức mạnh đang tăng để giành lấy lợi ích riêng của mình bất chấp  lợi ích của các quốc gia khác? Nếu vậy, con đường thắng-thua này ắt sẽ dẫn đến xung đột. Hoặc liệu Trung Quốc sẽ thực hiện vai trò lãnh đạo tích cực hơn trong cấu trúc hiện tại các chuẩn mực, thể chế, và luật pháp quốc tế và tìm cách phát triển các giải pháp thắng-thắng cho các vấn đề về chồng chéo lợi ích hay không? Liệu cuối thế kỷ 21 có chứng kiến một Hoa Kỳ mạnh mẽ, một Trung Quốc mạnh mẽ, hay một Hoa Kỳ và Trung Quốc cùng mạnh mẽ, một quan hệ đối tác khu vực hướng đến những lợi ích an ninh phi truyền thống là hướng tiếp cận thắng-thắng chứa đựng động lực về các lợi ích chung giữa những căng thẳng trong quan hệ quốc tế.

 

Kết luận

Ba tranh chấp trong biển Đông là nguồn cơn của sự bất ổn định và thậm chí là xung đột trong hơn bốn thập kỷ qua. Chỉ từ khi bị phản ứng tiêu cực đối với sự cố Mischief Reef năm 1995 và sự chuyển đổi của Trung Quốc sang chính sách để tập trung hơn vào hội nhập khu vực và phát triển nguồn tài nguyên chung mới có một giai đoạn hòa bình tương đối. Hòa bình và an ninh trong tương lai ở Biển Đông đòi hỏi tất cả các nước trong khu vực  phải duy trì tập trung vào lợi ích chung, hơn là chỉ theo đuổi lợi ích  quốc gia mình. Điều này sẽ bao gồm cam kết có sửa đổi của tất cả các nước trong khu vực để tập trung vào hội nhập chính trị, kinh tế và thương mại và phát triển chung của nguồn tài nguyên sinh vật và phi sinh vật biển đã hình thành một di sản chung của châu Á.  Các quốc gia nằm ngoài khu vực mà có lợi ích trong khu vực, trong đó có Hoa Kỳ, có thể cung cấp hỗ trợ và giúp đỡ đầy ý nghĩa trong những nỗ lực này.Listen

Read phonetically

Dictionary - View detailed dictionary

 

Đạt được một tình hình ổn định khu vực lâu dài đòi hỏi các cách tiếp cận mới. Những mưu cầu hiện tại về chủ quyền, quyền tài phán và việc kiểm soát đang dựa trên cách tiếp cận thắng-thua mà có thể dẫn đến một sự dàn xếp chỉ dựa trên quyền lực, nhưng những dàn xếp này có thể không phải là cuối cùng vì chúng không quan tâm đến lợi ích chung lâu dài của những quốc gia khác. Ngày nay là một thời đại kêu gọi tất cả các bên phải phát triển các hình thức mới của phương pháp giải quyết vấn đề thắng-thắng. Những phương pháp tiếp cận này liên quan đến quyền lực chia sẻ, hơn là quyền lực độc quyền, và tập trung vào lợi ích chung, hơn là chạy theo cách tiếp cận dân tộc chủ nghĩa chỉ đáp ứng nhu cầu của quốc gia đó. Chỉ có hình thức tư duy mới, tư tưởng Tianxia mới này mới đảm bảo rằng diễn biến của các sự kiện thế kỷ 21 không lập lại sự đối đầu và xung đột mà đã từng thống trị tất cả các sự kiện trong thế kỷ 20.

GS. Peter Dutton, Viện nghiên cứu Biển Trung Quốc, Học viện Hải quân Hoa Kỳ

Bản quyền thuộc NCBĐ

Tải bản PDF tại đây


[1] Để biết thêm chi tiết, xem John M. Macdonald, ‘Artificial Reef Debate: Habitat Enhancement or Waste D



[2] Jason Folkmanis, “China Warns Some Oil Companies on Work with Vietnam, U.S. Says,” Bloomberg, July 16, 2009, trên trang http://www.bloomberg.com/apps/news?pid=newsarchive&sid=ak.lQfnkDStU.

[3] Joshua P. Rowan, “The U.S.-Japan Security Alliance, ASEAN, and the South China Sea Dispute,” Asian Security, Vol. XLV, No. 3, May/June 2005, pp. 414, 419-429.

[4] Li Jinming and Li Dexia, “The Dotted Line on the Chinese Map of the South China Sea: A Note,” Ocean Development and International Law, Volume 34 (2003), p. 287-95.

[5] Wang Shumei, Shi Jiazhu, and Xu Mingshun, “Carry Out the Historic Mission of the Army and Establish the Scientific Concepts of Sea Rights,” Zhongguo Junshi Kexue (China Military Science), Beijing, February 1, 2007, p. 139-46 (OSC CPP20070702436003).

[6] “South China Sea: Controversies and Solutions—Interview with Liu Nanlai,” Beijing Review, Beijing, June 4-10, 2009.

[7] Hong Nong, Viện Quốc gia về Nghiên cứu Biển Đông, thuyết trình được trình bày tại trường Đại học Haiwai và Trung tâm nghiên cứu chiến lược Châu Á - Thái Bình Dương, Honolulu, 1/10/2010.

[8] Vụ kiện đánh bắt cá (Anh và Na uy) vụ xét xử ngày 18 tháng 12 năm 1951, Báo cáo Tòa á Quốc tế 1951, trang. 116.

[9] Mark J. Valencia, Jon M. Van Dyke, and Noel A. Ludwig, Sharing the Resources of the South China Sea, University of Hawaii Press (Honolulu: 1999), plate 1.  Lưu ý rằng những tuyên bố về chiếm hữu và kiểm soát trên các đảo của quần đảo Trường Sa là khác nhau, ví dụ có thể xem Rowan, “The U.S.-Japan Security Alliance, ASEAN, and the South China Sea Dispute,” n. 1 như trên, về một vài quan điểm khác.

[10] Arbitral Award of His Majesty the King of Italy on the Subject of the Difference Relative to the Sovereignty over Clipperton Island (France v. Mexico), January 28, 1931, American Journal of International Law, Vol. 26, (1932), p. 390; Arbitral Award Rendered in Conformity with the Special Agreement Concluded on January 23, 1925, Between the United States of America and the Netherlands Relating to the Arbitration of Differences Respecting Sovereignty over the Island of Palmas (Miangas), April 4, 1928, in American Journal of International Law, Vol. 22 (1928), p. 867; The Minquiers and Ecrehos Case (France/United Kingdom), 1953 International Court of Justice 47; Land, Island and Maritime Frontier Dispute (El Salvador/Honduras; Nicaragua intervening), 1992 Điều khoản 351 của Luật pháp Quốc tế.

[11] “Major General: ‘South China Sea is China’s Core Interest’ is Not an Official Policy,” China Review News, October 12, 2010, http://www.chinareviewnews.com.

[12] “China’s Maritime Rights and Navy,” Shijie Zhishi (World Knowledge), Beijing, January 1, 2009 (OSC CPP20090123587001).

[13] Mark J. Valencia, Jon M. Van Dyke, and Noel A. Ludwig, Sharing the Resources of the South China Sea, University of Hawaii Press (Honolulu: 1999), p. 77.  Các tác giả chỉ ra rằng: “Trung Quốc dường như đã phát triển chính sách ba không để đối phó với vấn đề quần đảo Trường Sa – không có tuyên bố chi tiết, không có thỏa thuận đa phương, và không quốc tế hóa vấn đề này bao gồm cả việc không liên kết với các cường quốc bên ngoài”. Chính sách của Trung Quốc dường như vẫn không thay đổi trong suốt 11 năm qua.

[14] Trong một bản tuyên bố về đường kẻ gồm 9 gạch gần đây, xem lá thư của Phái Đoàn thường trực của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Liên Hợp Quốc gửi tới ông  Ban Ki-Moon, New York, 7/5/2009 (CML/18/2009), trên trang http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/mysvnm33_09/chn_2009re_mys_vnm_e.pdf

[15] Bảng yêu sách quyền tài phán biển (tính đến ngày 31/7/2010), http://www.un.org/Depts/los/LEGISLATIONANDTREATIES/PDFFILES/table_summary_of_claims.pdf.  Về yêu sách của Đài Loan, xem CIA World Fact Book, Maritime Claims, at https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/fields/2106.html.

[16] “China Dismisses Japan’s Claim of Tiny Atoll in Pacific, Xinhua (on line),” January 19, 2010.

[17] Statement on the Territorial Sea, the Contiguous Zone, the Exclusive Economic Zone and the Continental Shelf of 12 May 1977, trên trang: http://www.un.org/Depts/los/LEGISLATIONANDTREATIES/PDFFILES/VNM_1977_Statement.pdf.

[18] Statement on the Territorial Sea, the Contiguous Zone, the Exclusive Economic Zone and the Continental Shelf of 12 May 1977, trên trang: http://www.un.org/Depts/los/LEGISLATIONANDTREATIES/PDFFILES/VNM_1977_Statement.pdf.

[19] Limits in the Sea, No. 99, Straight Baselines: Vietnam, United States Department of State, Bureau of Intelligence and Research, December 12, 1983, trên trang: http://www.state.gov/documents/organization/58573.pdf.

[20] Exclusive Economic Zone Act, 1984, Act No. 311 An Act pertaining to the exclusive economic zone and certain aspects of the continental shelf of Malaysia and to provide for the regulations of activities in the zone and on the continental shelf and for matters connected therewith, trên trang http://www.un.org/Depts/los/LEGISLATIONANDTREATIES/PDFFILES/MYS_1984_Act.pdf

[21] Malaysia-Socialist Republic of Vietnam, Joint Submission to the Commission on the Limits of the Continental Shelf Pursuant to Article 76, paragraph 8 of the United Nations Convention on the Law of the Sea 1982 in respect of the southern paert of the South China Sea, Executive Summary,, 5/2009, có tại đường dẫn http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/mysvnm33_09/mys_vnm2009excutivesummary.pdf.

[22] Republic of the Philippines Public Act No. 9522, available at: http://www.un.org/Depts/los/LEGISLATIONANDTREATIES/PDFFILES/phl_2008_act9522.pdf.

[23] Presidential Decree No. 1599 of 11 June 1978 establishing an Exclusive Economic Zone and for other purposes, available at: http://www.un.org/Depts/los/LEGISLATIONANDTREATIES/PDFFILES/PHL_1978_Decree.pdf

[24] Presidential Proclamation No. 370 of 20 March 1968 Declaring as Subject to the Jurisdiction and Control of the Republic of the Philippines all Mineral and other Natural Resources in the Continental Shelf, có tại đường dẫn: http://www.un.org/Depts/los/LEGISLATIONANDTREATIES/PDFFILES/PHL_1968_Proclamation.pdf

[25] Convention on the Continental Shelf, Geneva, April 29, 1958, có tại đường dẫn: http://untreaty.un.org/ilc/texts/instruments/english/conventions/8_1_1958_continental_shelf.pdf.

[26] Captain Raul Pedrozo, U.S. Navy, “Close Encounters at Sea: The USNS Impeccable Incident, Naval War College Review, Vol. 62. No. 3, Summer 2009, p. 101.

[27] Mark MacDonald, “U.S. Navy Provoked South China Sea Incident, China Says,” New York Times, March 10, 2009, có tại đường dẫn: http://www.nytimes.com/2009/03/10/world/asia/10iht-navy.4.20740316.html.

[28] Ann Scott Tyson, “Destroyer to Protect Ship Near China,” Washington Post, March 13, 2009, có tại đường dẫn: http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/content/article/2009/03/12/AR2009031203264.html.

[29] Ben Blanchard, “China Says Will Respect South Seas Navigation Freedom,” Reuters, July 31, 2010, có tại đường dẫn: http://www.abs-cbnnews.com/global-filipino/world/07/30/10/china-says-will-respect-south-seas-navigation-freedom.

[30] Donald K. Emmerson, PacNet #45, China’s ‘Frown Diplomacy’ in Southeast Asia, Pacific Forum CSIS, October 6, 2010, có tại đường dẫn: http://csis.org/files/publication/pac1045.pdf.

[31] Tôi chân thành cám ơn người đồng nghiệp Nan Li đã cung cấp nhiều thông tin cho phần này.

[32] M. Taylor Fravel, Strong Borders, Secure Nation: Cooperation and Conflict in China’s Territorial Disputes, Princeton University Press (2008).

[33] Mark J. Valencia, Jon M. Van Dyke, and Noel A. Ludwig, Sharing the Resources of the South China Sea, University of Hawaii Press (Honolulu: 1999), p. 87.

[34]  Tôi gửi lời cảm ơn tới đồng nghiệp Lyle Goldstein đã cung cấp nhiều thông tin cho phần này.

[35] Zhang Wenmu, China Report, August 2009, p.28, (CMSI Translation).

[36] Bình luận được đăng tải trên trang web của công ty, 10/6/2010.

[37] Fisheries Management: Focusing on a Rights-Based Regime, 2006.

[38] “Fifth Stroll Around the World Expo—A Blue Water Navy: Imaginings in the World Expo Garden, Dangdai Haijun, August 1, 2010, p.28. (OSC TranslationCPP20100928090014).

[39] Peng Guangqian, “China’s Maritime Rights and Interests,” in Dutton, Peter (ed.) Military Activities in the EEZ: A U.S.-China Dialogue on Security and International Law in the Maritime Commons, China Maritime Studies #7, Naval War College Press, Newport (2010, forthcoming).

[40] H.J. MacKinder, “The Geographical Pivot of History,” The Geographical Journal, Vol. XXIII, No. 4, (1904).

[41] Tôi xin cám ơn Giáo sư  Alan Carlson của trưởng Đại học Cornell về việc sử dụng lại đoạn này.

[42] Ma Xiaotian Speaks at Xinagshan Forum, China Review News (on line), October 22, 2010, available at www.chinareviewnews.com.

[43] Mark J. Valencia, Jon M. Van Dyke, and Noel A. Ludwig, Sharing the Resources of the South China Sea, University of Hawaii Press (Honolulu: 1999), Chapter VIII.

[44] Treaty between Norway, The United States of America, Denmark, France, Italy, Japan, the Netherlands, Great Britain and Ireland and the British overseas Dominions and Sweden concerning Spitsbergen signed in Paris 9th February 1920, có tại đường dẫn: http://www.lovdata.no/traktater/index.html.

[45] Treaty between Norway, The United States of America, Denmark, France, Italy, Japan, the Netherlands, Great Britain and Ireland and the British overseas Dominions and Sweden concerning Spitsbergen signed in Paris 9th February 1920, có tại đường dẫn: http://www.lovdata.no/traktater/index.html, Article 3.

[46] Yu, Yunjun and Yongtong Mu, "The new institutional arrangements for fisheries management in Beibu Gulf," Marine Policy, Volume 30, Issue 3, May 2006, pp. 249-260.

[47] Thao, Nguyen Hong, "Maritime Delimitation and Fishery Cooperation in the Tonkin Gulf," Ocean Development & International Law, Vol. 36, (2005) pp. 25-44,

[48] David Rosenberg, “Managing the Resources of the China Seas: 
China's Bilateral Fisheries Agreements with Japan, South Korea, and Vietnam,” The Asia-Pacific Journal: Japan Focus (online), có tại đường dẫn: http://www.japanfocus.org/-David-Rosenberg/1789

[49] Thông tin về Tổ chức nghề cá Tây Bắc Đại Tây dương có tại đường dẫn: http://www.nafo.int/about/frames/about.html.

[50] Convention on Future Multilateral Cooperationin the Northwest Atlantic Fisheries, Article XI.

[51] Convention on Future Multilateral Cooperationin the Northwest Atlantic Fisheries, Regulations, có tại đường dẫn: http://www.nafo.int/fisheries/frames/regulations.html

[52] Edward Wong, “China’s Disputes in Asia Buttress Influence of U.S.,” New York Times, September 23, 2010.