I. Động thái của các quốc gia

+ Trung Quốc:

Ván cờ giữa các nước lớn trong cuộc ganh đua chiến lược tại Biển Đông” của Chử Hạo. Kể từ 2009 tới nay, vấn đề Biển Đông đã trở thành tiêu điểm quan trọng để một số nước cân bằng sự trỗi dậy của Trung Quốc. Cùng với thời điểm tổ chức Hội nghị cấp cao Đông Á 10+8 sắp đến gần, một số nước cảm thấy dịp “trổ tài” đã đến, ván cờ chiến lược của các bên xoay quanh vấn đề Biển Đông cũng được nâng cấp nhanh chóng. Có thể nói, cùng với sự can dự của Nhật Bản và Ấn Độ, ván cờ chiến lược Biển Đông đã vượt lên một tầm cao mới. Hai nước Việt Nam, Philíppin đều biết rằng chủ trương và thực lực của mình đều khó có thể đối chọi với Trung Quốc nên đã ra sức thúc đẩy ASEAN hoá vấn đề Biển Đông[1].

“Lấy kế ‘liên hoành’ để phá vỡ âm mưu ‘hợp tung’ ở Biển Đông” của Lâm Lợi Dân, Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế hiện đại Trung Quốc. Nếu âm mưu hợp tung hình thành thì Biển Đông sẽ xuất hiện cục diện Việt Nam, Philíppin liên kết với các nước ngoài khu vực như Mỹ, Nhật, Ấn độ, Úc đối phó với Trung Quốc. Thứ nhất, Trung Quốc cần ngăn cản không cho Mỹ can thiệp. Thứ hai, tiếp tục làm tốt công tác đối với các nước có đòi hỏi chủ quyền trực tiếp, nhất là Việt Nam và Philíppin, nhằm giải quyết triệt để. Thứ ba, đối với việc Nhật, Ấn độ và Úc lấy cớ “hợp tung” để dựa vào ASEAN và Mỹ thực hiện kiềm chế Trung Quốc trỗi dậy, từ đó trục lợi, cũng cần phân biệt đối xử.[2]

“Công ty Exxon Mobile đưa ra thông tin phát hiện thấy dầu khí vào thời điểm quan trọng, phối hợp với chính phủ Mỹ kích động các bên tranh chấp”. Ngày 25/10, công ty Exxon Mobile công bố đã phát hiện thấy dầu khí tại lộ 119 ở vùng biển ngoài khơi Trung bộ Việt Nam. Trên thực tế công ty này đã phát hiện dầu khí trước đó 2 tháng. Mặc dù chính phủ Mỹ không lộ diện trong việc các công ty dầu khí của Mỹ hợp tác với chính phủ Việt Nam, nhưng thực tế các công ty này có mối liên hệ rất chặt chẽ với chính phủ Mỹ. Xét ở góc độ nào thì thông tin trên cũng rất không có lợi đối với nỗ lực làm dịu tình hình Biển Đông của Trung Quốc[3].

Thủ tướng Nhật can thiệp vào tranh chấp trên biển. Trong cuộc phỏng vấn với tạp chí Financial Times (FT), ông Noda đã kêu gọi các bên liên quan cùng phối hợp để thuyết phục giới quân sự theo đường lối ngày càng cứng rắn của Trung Quốc tuân thủ các quy định biển chung. Ông Liu Jiangyong, Phó Giám đốc của Viện quan hệ quốc tế cho rằng: (1) những bình luận của ông Noda là hoàn toàn vô căn cứ bởi chính sách nhất quán của chính phủ Trung Quốc là giải quyết tranh chấp với các nước láng giềng thông qua các biện pháp hòa bình; (2) Nhật Bản không có quyền dạy Trung Quốc cách giải quyết các tranh chấp tại Biển Đông; (3) Lợi ích ngày càng tăng của Nhật Bản tại Biển Đông bắt nguồn từ chính sách “chia rẽ Trung Quốc” của Nhật Bản. Tuy nhiên, một chính sách bị bóp méo như vậy sẽ không đem lại cho Nhật Bản lợi ích dài hạn [4].

“M không mun xung đt quân s Bin Đông” ca Long Tao. Sau khi hợp tác với Việt Nam, Mỹ lại tiếp tục tiến hành tập trận quân sự trên Biển Đông với Philíppin từ 17-28/10/2011. Mục tiêu chiến lược của Mỹ ở Biển Đông là tiếp tục duy trì thực trạng không chiến tranh nhưng cũng không hòa bình. Trung Quốc luôn muốn hòa bình nhưng Mỹ và các nước khác đang lợi dụng điều này như công cụ để ép Trung Quốc hiện nay. Trung Quốc cần dừng việc khăng khăng theo chính sách hòa bình hiện nay khi mà các nước khác liên tục thách thức đường giới hạn của Trung Quốc hết lần này đến lần khác. Chỉ khi Trung Quốc mạnh thực sự và kiên quyết thì các nước khác mà đang chỉ biết đến lợi ích an ninh của mình sẽ phải ngừng thách thức và quay trở lại quan hệ hữu nghị và đối tác với các nước láng giềng [5]

“Nghi ngờ thiện chí thực hiện thỏa thuận về vấn đề Biển Đông của Việt Nam” của Trịnh Trạch Dân, phó nghiên cứu viên Viện nghiên cứu Nam Hải (Trung Quốc). Từ đầu thế kỷ 21 đến nay, Lãnh đạo cấp cao hai nước Việt-Trung đã nhiều lần đạt được nhận thức chung về vấn đề Biển Đông nhưng thực hiện được rất ít. Việt Nam luôn xích lại gần Mỹ nhằm tranh giành Biển Đông. Lần này, Việt Nam một mặt ký Thỏa thuận nguyên tắc với Trung Quốc, đồng thời lại ký với Ấn Độ thỏa thuận hợp tác khai thác dầu khí ở Biển Đông, ngang nhiên đưa vấn đề Biển Đông vào Tuyên bố chung Việt-Ấn. Điều này rõ ràng không phù hợp với tinh thần của Thỏa thuận. Do đó, thiện chí thực hiện Thỏa thuận này của Việt Nam đáng bị nghi ngờ[6].

Đọc toàn bộ Bản tin tại đây




[1] Trung Quốc thời báo 01/11/2011

[2] Thời báo hoàn cầu ngày 31/10/2011

[3] Mạng Sina ngày 1/11/2011

[4] Japanese PM wades into sea rows, http://www.globaltimes.cn/NEWS/tabid/99/ID/681814/Japanese-PM-wades-into-sea-rows.aspx

[5]US has no stomach for South China Sea military clash, http://www.globaltimes.cn/NEWS/tabid/99/ID/681576/US-has-no-stomach-for-South-China-Sea-military-clash.aspx
[6] Mạng Hoàn cầu ngày 2/11/2011